Đừng đợi khi gặp một nỗi đau rồi mới nhớ đến một lời ước nguyện!
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15439
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
LINH ĐẠO
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 28/08/2013 1:08:01 SA)
A  A  A
Augustinô - Nhà thần học của mọi thời đại
Thánh Augustinô là Tiến sĩ của Hồng ân. Ngài là một thiên tài, cho dù thiên tài đi chăng nữa đối với Thiên Chúa cũng chẳng là gì. Tuy nhiên, một thiên tài bậc thánh mang ý nghĩa là mọi điều đối với con người thông linh của Thiên Chúa. Sự Khoan Hồng có thể đã cho ngài trở thành một người thầy và người yêu tinh thần vĩ đại. Sự cải đạo của ngài bộc lộ lòng khoan hồng quảng đại của Thiên Chúa. Một trong những câu nói lừng danh của ngài: “Lạy Chúa, hãy ban cho con những gì Người mong muốn ở con và yêu cầu ở con những gì mà Người mong muốn.”

Ngài được gọi là Tiến sĩ của Hồng ân vì sự biến đổi kỳ diệu của ngài khỏi tội lỗi để phụng sự mọi sự việc của Thiên Chúa. Ngài đã phục vụ Giáo hội ở Phi châu nhiều năm với tư cách là giám mục của tình yêu chân chính. Mẹ ngài, Thánh nữ Monica, không bao giờ ngưng nguyện cầu cho ngài: một mẫu mực cao quý.

Những ai đam mê tội lỗi, xa lánh Giáo hội hoặc những nguyên tắc đúng đắn, hoặc cặp bạn cặp bè với những người trái với luân thường đạo lý, có một tấm gương tuyệt vời từ con người vô vàn tội lỗi này đã trở nên thánh thiện. Ngài đã nhận thức được qua lời cầu nguyện, thay đổi tâm hồn và sự tác động thiêng liêng của Thánh Ambrose và những người xung quanh, chiếm lĩnh khả tín một cuộc sống của tình yêu và phục vụ hướng tới tha nhân thay thế một cuộc sống của tình yêu vị kỷ.

Thánh Augustinô (354-430), Tiến sĩ của Hồng ân, lễ kỷ niệm 28-8.

Bạn có cảm thấy khó khăn để giữ lòng mình được thuần khiết, tinh sạch và trong sáng? Có lẽ Giáo Hội thông qua những tác phẩm của Augustinô có thể khai sáng bạn một cách minh định. Tuy ngài đã sống cách chúng ta một thời gian dài, nhưng những chân lý của Ngài cũng như những thông điệp của các bậc thánh bắt nguồn từ Đức Kitô, tuy “xưa nhưng không cũ”.

Thánh Augustinô dạy rằng giữ lòng mình được thanh sạch đòi hỏi phải hết sức nghiêm túc đối với những người đã và chưa lập gia đình. Hằng ngày, những hình ảnh, biểu tượng yêu kiều, quyến rũ cứ liên tục đập vào mắt chúng ta khiến chúng ta say mê, thích thú. Chúng ta hãy đối mặt với nó, thiên Chúa đã tạo những điều thiện hảo, giữa những thứ ấy có thân xác con người.

Về phương diện giới tính, mặc nhiên có một sự hấp dẫn mãnh liệt giữa những người cùng hoặc khác giới. Nếu không là vậy, duyên cớ gì khiến người ta kết thân nhau, hẹn hò, và cảm nhận được giá trị hiện hữu của con người và cuối cùng đi đến hôn nhân.

Chúng ta không thể so sánh việc Thánh Augustinô đã chung sống với một phụ nữ ngoài giá thú qua nhiều năm mà có thể làm theo để mong khỏi bị lên án. Chúng ta phải để lương tâm của chúng ta và Giáo Hội trở thành sư hướng dẫn tối ưu. Và hãy nên nhớ rằng, Augustinô, lúc đó, chưa được cải đạo và vẫn sống phóng túng không hề bị ràng buộc bởi những giá trị của Giáo Hội. Ngài sống vì mình chứ không phải vì Thiên Chúa. Ngày nay, khi đọc lại những tác phẩm của ngài, chúng ta biết mình nên làm gì để có thể tránh được những mối hiểm họa, những cạm bẫy vô hình mà Thánh Augustinô đã vấp phải.

Khát vọng tình dục là món quà của Thiên Chúa ban cho chúng ta. Còn việc chúng ta điều khiển, chế ngự hay trải nghiệm mọi cảm giác thế nào về mặt tinh thần hay thể chất đều là những món quà để chúng ta đáp lại Ngài. Có lẽ bản năng tình dục mạnh mẽ gần như bản năng sinh tồn của con người. Chúng ta ai cũng cần được thuần khiết, trong sạch, bất kể là độc thân hay có vợ, có chồng. Giữ mình trong sạch không có nghĩa là phải sống độc thân. Trong sạch là một điều thiêng liêng. Chúng ta có quyền tạo những lối sống khác nhau, miễn sao giữ được sự thuần khiết, trong sạch và thánh thiện tùy theo lối sống của mình. Bất kỳ lối sống nào không trong sáng, không thuần khiết và không hướng thiện, thậm chí nó thoả mãn được những lợi ích cá nhân, đều không làm đẹp lòng Thiên Chúa vì nó không dẫn đến sự thiên liêng, vị tha và lương thiện tràn đầy. Chúng ta không có cớ gì để lao vào thoả mãn dục vọng cho dù điều đó chẳng phương hại đến bất kỳ ai. Chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa chính và tà. Chính là những việc làm theo ý của Thiên chúa. Người ban cho chúng ta quyền tự do để xác định Đúng - Sai mà hành động, nhưng chúng ta thường không để ý đến điều này - trừ khi nào bản thân chúng ta hoàn toàn chân thực, chính trực và thuần khiết.

Tuy giai đoạn của Augustinô đạo đức con người bị suy đồi, nhưng rồi thời đại của chúng ta có hơn kém gì chăng? Người nào có được tấm lòng trong sạch, nhìn tạo vật bằng ánh mắt tinh tuyền tức là đang nhận được ân sủng của Thiên Chúa. Ngài có thể ban phát món quà cao quý ấy ngay lâp tức, và cũng có thể đến phút cuối của một đời người vất vả đấu tranh. Món quà ấy, tự thân là một chiến thắng chủ yếu. Duy nhất với lời cầu nguyện, cung kính, kiên trung và những giới hạn đạo đức mà Giáo Hội răn dạy, hoặc Thiên Ý thì chúng ta mới có được một tâm hồn trong sạch, một trí tuệ minh mẫn và một thân thể lành mạnh.

Hôn nhân là để dành cho những ai muốn chia sẻ tình yêu thương, cuộc sống và cảm giác thể xác. Nó là một bí tích, một lễ ban phước duy nhất được cho đi và nhận lại đồng thời. Hầu hết moi người đều có thiên hướng kết hôn. Hôn nhân là món quà của tiếng gọi thiêng liêng. Nó thể hiện sự kết hợp bền bỉ giữa những cá thể, tượng trưng cho sự hiệp nhất của Thiên Chúa. Sản phẩm của hôn nhân chính là sự ra đời của đứa con. Bởi vậy vợ chồng cần được giác ngộ trong việc sinh con cái. Về một đứa trẻ có ra đời hay không cũng đã có số phận định đoạt. Thiên Chúa biết rõ nhất. Chúng ta cần minh triết trong vấn đề này.

Khi người Do Thái nêu câu hỏi với Chúa Giêsu vì sao Moses cho phép tiến hành thủ tục ly hôn, Chúa Giêsu bảo họ rằng bởi vì sự vô tâm. Người giải thích và nói thêm rằng vào buổi sơ khai, Thiên Chúa có ý định tạo người đàn ông và người đàn bà là một, không thể tách rời nhau được. Nhưng sau đó Người buộc phải tách họ riêng ra do có những lý do ngoại lệ, như là bởi thói dâm dục. Chúa Giêsu bảo Phêrô rằng những gì con người không thể thực hiện được nếu không có ân sủng của Thiên Chúa thì với Thiên Chúa, họ có thể thực hiện được.

Khi một người được ơn gọi để dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa, người đó phải tuyên thệ giữ mình trong sạch. Độc thân là một trong những yêu cầu phải có. Độc thân cũng là một món quà của Thiên Chúa, được cho và nhận một cách tự nhiên. Giáo Hội coi trọng cả hai tình trạng hôn nhân và độc thân. Với cả hai, sự trong sạch đều được đề cao - và sự trong sạch đều phù hợp với cả độc thân lẫn hôn nhân. Sự trong sạch phải xuất phát từ tâm trí, khả năng sáng tạo và ký ức. Trong sạch còn thể hiện ở thái đô, sự nhận thức và ý định. Riêng thể xác được trong sạch chỉ là một hình thức. Vấn đề này được nói rõ và nhấn mạnh trong những giáo huấn của Giáo Hội và những tiến sĩ. Trước kia đã có phát sinh những đề nghị về sự tùy chọn đối với vấn đề độc thân, nhưng Đức Gioan Phaolô II đã giải thích rõ và khi đó, Giáo Hội đã phủ nhận yêu cầu này.

Nhờ vào những giọt nước mắt và lời cầu nguyện của mẹ mình, Thánh nữ Monica cùng với lời thuyết giảng và sự dẫn dắt của Thánh Ambrose mà Augustinô đã tìm được ân sủng và sự ưu ái nơi Thiên Chúa. Tuy vậy, trước khi đó Ngài phải nỗ lực. Ngài sẵn lòng đọc Kinh Thánh và lắng nghe lời Chúa. Đó là bài học cổ động mà chúng ta học tập trong lúc chúng ta cầu nguyện. Điều này đòi hỏi sư vâng lời, chịu lụy và cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận nhưng định hướng và lời khuyên bảo tinh thần. Augustine lãnh nhân hồng ân Thiên Chúa không phải đơn giản. Ngài đã tự cầu nguyện, cùng, và với những lời cầu nguyện, những giọt nước mắt, những cố công gắng sức từ những người bên ngoài. Giống như người mẹ và những góa phụ khác đã làm, Monica cũng đã có một ảnh hưởng về sự gieo mầm lớn lao cho sự cải đạo của con trai bà. Ân Chúa đến với chúng ta như một món quà thông qua lời cầu nguyện của chúng ta và của những người đứng bên ngoài. Tuy vậy, mỗi người chúng ta phải tự cầu nguyện cho mình trước.

Augustinô lúc ấy luôn ở trong tình trạng bất ổn. Những người mà ngài giao du đều hạn chế về mặt đạo đức. Ngài đã thừa nhận mình suy nghĩ và hành động phi đạo đức. Ngài đọc sách “xấu”. Điều này, khiến ngài xa lánh Giáo Hội. Tội lỗi là một thứ xấu xa chết chóc. Các thói hư tật xấu của ngài khiến ngài có thể tử đạo vì luân lý.

Sinh thời, Augustinô rõ ràng quá tự phụ như bao thanh niên khác. Để làm rõ điều này, chúng ta thấy rằng ngài đã sống trong một thời kỳ suy đồi đạo đức. Ngài xa lánh Giáo Hội, chịu tác động bởi những thói hư tật xấu. Cũng giống như thời đại ngày nay, những tác động trang lứa có thể dễ dàng làm xói mòn những chuẩn mực đạo đức. Khi ấy Augustinô nói rằng ngài chẳng thẹn gì so với chúng bạn vì những sự sa đọa của ngài xem ra chưa bằng họ. Thậm chí ngài còn bịa ra những việc mà mình chưa từng làm bao giờ để khỏi mang tiếng nhu nhược bởi sự ngây thơ trong trắng đáng chế nhạo.

Cùng với sự suy thoái về đạo đức ta thấy rõ niềm tin của Augustinô cũng bị tuột dốc. Sánh như sự thuần khiết đối với Thiên Chúa, ánh mắt lệch lạc thường nhìn mọi thứ không nhận ra chân lý, và chối bỏ chân lý khi nhận ra chân lý. Đây là một điều đáng trách và thiệt thòi về mặt tâm linh, vì Thiên Chúa từ chối ban phát và rồi chúng ta xa lánh Thiên Chúa. Là một tình trạng đáng sợ và không thể chấp nhận khi ta phủ nhận niềm hạnh phúc an lạc nơi Đấng Tối Cao.

Augustinô cũng như bất cứ ai lầm lỗi, thưc hiện điều xấu xa, tạo thói quen thiếu lành mạnh, ở bất cứ thời đại nào đều phải trải qua những mức độ khác nhau của sự dung tục, bần tiện, hẹp lượng, quỷ quyệt, cố chấp, hận thù, ganh ghét, vô tâm và thiếu hẳn niềm tin trong sáng. Tất cả những thứ đó len lỏi vào lương tâm và nhận thức của con người tạo nên bi kịch, phiền muôn, chán chường, thái độ lệch lạc, bất hảo với đời rồi dẫn đến ý nghĩ thất bại, tuyệt vọng, cuối cùng đi đến cái chết. Đó là một vòng luân hồi nghiệt ngã. Nó bóp nghẹt, vùi dập số phận con người với những thứ xấu xa, độc ác một cách liên hoàn không thể tưởng. Nó khiến chúng ta ái ngại mỗi khi hồi tưởng đến sự hiện hữu của Cha trên Trời. Những cuộc đời bị mất hết niềm tin, bị vô minh ngự trị là những cuộc đời đáng thương nhất. Sự tàn nhẫn và cay cú của thảm kịch này là đương sự trở lại thành nô lệ của tội lỗi đeo bám dính chặt vào mình, không lối thoát mà cũng chẳng hay biết; nhưng phần nào đó họ cứ tưởng mình đang sống trong sự thanh thản, lạc quan. Quả là đáng sợ, chua xót khi sống mà như đã chết. Nếu có một từ nào thích hợp để mô tả nó, không thể khác hơn được, Địa Ngục!


Bởi vì thiếu tình yêu chân thành mà con người đã tạo ra nhiều nỗi khiếp sợ kinh hoàng cũng như thảm kịch suy đồi đạo đức và tâm linh. Điều này có thể làm cho chúng ta lo âu, bất mãn, buồn bực và rối ren - thay vì được sống trong trạng thái hân hoan và an bình với lòng nhân ái và đức hạnh sẵn có.

Trong trạng thái này, người ta thấy thật khó để nói rằng người ta lo buồn vì tội lỗi. Trong thực tế, người ta biện hộ tội lỗi như sự cần thiết, nhu cầu, hoặc một điều tất yếu. Nhờ có tội ta mới biết có ân huệ, và nhờ ân huệ ta mới biết đâu là tôi lỗi. Augustinô là một người trên đường tìm lối thoát. Ngài vốn bị bế tắc như con sự tử bị nhốt trong cũi sắt khóa chặt không thể tự nhìn tâm hồn mình vì không điểm tựa và cũng không can đảm. Ngài vẫn âm thầm với nội tại, câm lặng trong tâm hồn của ngài vì tội lỗi ngăn trở ngài. Tội lỗi đã dẫn lối đưa đường để bạn tìm đến với ma quỷ, để tiếp tục làm tôi tớ, nô lệ cho hành động của chính mình trong ngục tù bởi sự lựa chọn của bạn trên trần thế. Cuối cùng, chỉ mình Thiên Chúa biết.

Vì tội lỗi, chúng ta không chỉ có thể chối bỏ chính mình mà còn xa lánh những người mà chúng ta yêu thương nhất. Nhà thần học Augustinô đã xa lìa người mẹ xác thịt của mình, Thánh nữ Monica và xa lánh cả người mẹ tinh thần - Thiên Chúa. Ngài chỉ còn một mình, vướng mắc, loay hoay xoay xở. Ngài đến Roma để phổ biến tài hùng biện, rồi sau đó sang Milan. Chính nơi đây, ngài được gặp Thánh Embrose, vị linh mục được Thiên Chúa giao sứ mệnh kềm toả để cảm hoá Augustinô trở lại với đời sống tâm linh mãi mãi.

Không chỉ có Augustinô được cảm hóa mà chính ngài cũng nối tiếp sự nghiệp của tiền nhân để trở thành điểm tựa cho nhiều tiến sĩ thần học hậu sinh, trong đó có Thánh Têrêsa của Avila. Đơn cử, Thánh Têrêsa đã cảm động khi đọc tác phẩm nổi tiếng của Augustinô, “Tự thú” (Confessions). Và đó là tác nhân khiến bà thay đổi đời sống hẹp hòi vốn dĩ của mình. (Vậy trong chúng ta còn có điều gì ti tiện nhỏ nhoi mà cản trở chúng ta trên bước đường hội nhập với Thiên Chúa chăng?) Teresa hiểu ra rằng Thiên Chúa đã đi vào trái tim và linh hồn Augustine bằng ân sủng thiêng liêng. Và qua nhiều năm, ân sủng ấy đã làm thay đổi con người Augustinô từ kẻ tội lỗi trở nên thánh thiện. Têrêsa cũng nhận ra rằng dù con người chúng ta tốt đẹp và thánh thiện đến đâu cũng đi từ lầm lỡ đến hoán cải trong suốt cuộc đời. Chúng ta phải nỗ lực và không có điểm dừng cho đến khi nào Thiên Chúa cho phép. Mỗi một ngày mới, chúng ta cũng cần đổi mới.

Các nhà thần học và những môn đệ danh tiếng của những tiên tri, Thánh Gioan Tẩy Giả đều cho rằng, chúng ta phải loại bỏ nhiều thứ và rồi để Thiên Chúa ban thêm nhiều thứ cho chúng ta. Chúng ta cần ân huệ, cần đức hạnh và sự thánh thiện của cuộc sống. Tất cả những điều đó đều đòi hỏi sự kiên trì, phải thay đổi tâm tính, sự hối lỗi vì đã không thể phục vụ nhiều hơn cho Thiên Chúa cũng như sám hối những lỗi lầm đã qua. Những ngày lễ kỷ niệm cho Phép Rửa đến ngay sau khi lễ kỷ niệm Thánh Augustinô vào ngày 28-8 và không ngoài nhiều lý do.

Thánh Gioan nhận được ân sủng của Thiên Chúa nhờ Maria trước lúc ngài chào đời. Thánh Augustinô muộn hơn. Lời cầu nguyện của Giáo Hội về ngày lễ kỷ niệm Thánh Augustinô nói tôi sẽ hát lên về sự cứu rỗi của ngài. Niềm vui của sự cứu rỗi là niềm vui khác lạ và chúng ta phải thừa nhận nó. Khi được hoán cải từ kẻ tội lỗi trở nên thánh thiên thì đó là ngày vui tuyệt diệu để vui mừng, tưởng niệm và hát khen. Những ai đã từng giũ được tội lỗi sẽ cảm nhận được điều đó, và sống trong sự tự do của Thiên Chúa. Đó là lý do mà Thánh Augustinô tán thành câu nói: hãy yêu thương và sống theo cách bạn có thể. Người ta nói rằng những ai đã cảm nhận được ánh sáng tâm linh đều phải trải qua thời kỳ ảm đạm của tâm hồn. Điều này không sai, bất kỳ chúng ta đề cập đến sự ảm đạm tâm hồn hay thể xác.

So sánh Thánh Gioan, con người thánh thiện này, Augustinô, một con người tội lỗi lúc bấy giờ, theo cách nghĩ nào đó, đây là sự so sánh giữa cái siêu phàm và cái hài hước lố bịch. Nhưng dù sao, một khi đã dâng tình yêu lên Thiên Chúa, tất cả đều trở về thiên tính.Cũng khi Thiên Chúa ban cho ta trở thành thánh lúc hơi thở cuối cùng. Người đã chứng thực điều này qua tên trộm “nhân đạo”, Thánh Dismas. Ông đã chết bên cạnh Chúa Giêsu trên thập giá vào thứ Sáu Tuần Thánh. Trước khi trút hơi thở cuối cùng Người đã phán với Dismas: “Từ nay, con sẽ ở cùng ta trên Thiên Đàng.”

Chúng ta cần hướng ánh mắt và tâm hồn của chúng ta nơi Chúa Giêsu đê gửi gắm đức tin của mình bất kể những tội ác, lỗi lầm và thiếu sót trước kia. Khi chúng ta củng cố đức tin của chúng ta hằng ngày hoặc được chết như Thánh Dimas, chúng ta cần phải nhân biết Chúa Giêsu. Người là Chúa Trời và là Đấng Cứu Độ của chúng ta, người mà đã phải chịu chết vì những hành vi của chúng ta. Người đã hiến dâng cuộc đời thuần khiết, tinh tuyền của mình cho cuộc đời đầy tội lỗi của chúng ta.

Hãy xem những dòng sau đây những gì mà đã được chắt lọc từ một cuốn sách hay nhất của Giám mục Hippo: “Nhưng, khi tôi yêu Ngài, những gì làm tôi yêu? Không phải đường nét diễm kiều của thể xác, không phải những tiết điệu uyển chuyển dịu dàng, không phải nét rạng rỡ long lanh từ đôi mắt, không phải những giai điệu ngọt ngào của lời ca trong từng phong cách, không phải hương ngát tự muôn hoa và mỡ màng hương vị, không phải manna và mật ngọt, lại càng không phải là đôi tay để ôm ấp trong những cái ôm hôn nhục dục - với những thứ ấy, không làm cho tôi yêu, khi tôi yêu Thiên Chúa của tôi. Mà tôi phải yêu điều gì đó giống như một tia sáng, một giọng nói, một mùi hương, của ăn ấp ủ trong sâu thẳm thân xác tôi - nơi ấy một thứ ánh sáng miên viễn chiếu soi, và có những âm thanh không bao giờ tắt lịm, còn có mùi hương mà gió không thể mang đi, mùi vị mà thưởng thức qua rồi không ngao ngán và là nơi có sự gắn bó mà không có sự thỏa mãn nào lấp đầy và chia sớt được nó. Đó chính là điều tôi yêu, khi tôi yêu Thiên Chúa.” (Trích từ cuốn thứ 10 trong Confessions).

Augustinô trở thành tín đồ Kitô giáo năm 33 tuổi. Năm 36 tuổi, ngài trở thành linh mục, và năm 41 tuổi làm giám mục. Ôi! Rõ ràng ảnh hưởng từ nguồn hứng khởi thuyết giảng, ngài đã cầu nguyện, đọc và tìm hiểu Kinh Thánh và lắng nghe lời Chúa. Những việc này rất ý nghĩa cho sự mở mang, phát triển tâm linh. Những nỗ lực và việc làm đó đã hoán cải mạnh mẽ thể xác và linh hồn ngài. Nhiều người còn nhớ câu nói nổi tiếng mà ngài đã thốt ra: “Đến bây giờ con mới biết yêu Ngài, ôi Đấng Tạo Hoá, xa xưa mãi mãi vẫn còn mới mẻ.” Chúng ta không thể nào quên được những lời: “Tâm hồn chúng con chẳng lúc nào yên ổn, lạy Chúa, cho đến khi được yên nghỉ trong Ngài.”

Thánh Augustinô hầu như được coi như là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Kitô giáo cổ điển và là nền tảng tư duy Tây phương. Dòng tu ngài thành lập đã phổ biến đến 52 quốc gia trên thế giới.

Mỗi thân xác và linh hồn của chúng ta cần được trợ lực bởi ân sủng. Ân sủng không chỉ dành cho linh hồn. Thể xác cũng có những quy luật và thiên hướng của nó. Khi phạm phải lỗi lầm, chúng ta làm nô lệ và rồi lệ thuộc vào thân xác. Sau đó chúng ta bị lún sâu và chịu sự điều khiển của sự ham muốn thể xác hơn những gì mà linh hồn chúng ta cần. Chúng ta thường bị suy nghĩ và cảm xúc xen lẫn rối bời. Cuối cùng, chúng ta trở nên mất tự chủ với những gì chúng ta nghĩ chúng ta cần hơn với những gì mà Thiên Chúa muốn dành cho chúng ta và mong đợi từ chúng ta.

Sau khi cải đạo ngài được rửa tội và sống với cậu con trai 15 tuổi người mà ngài hằng yêu quý. Tuy nhiên, con cậu trai của ngài chẳng sống được bao lâu. Trước khi Augustinô nghĩ đến việc trở thành một linh mục, ngài sống khổ hạnh khoảng ba năm, hãm mình và cầu nguyện và thực hiện những hoạt động nhân đức. Nhờ biết chế ngự đam mê để đi tìm chân lý. Ngài mới có thể có đủ sáng suốt để phân biệt được “yêu để sống và sống để yêu.” Thực sự ngài muốn cả hai. Nhưng Chúa Giêsu đã nói với Ngài và chúng ta rằng không thể chọn cả hai con đường. Và cho đến khi Augustinô được dâng mình cho Chúa, ngài mới tìm được ân sủng bội phần.

Những hướng đi của Thần Khí có tác động đến cảm xúc hơn những con đường của nhục thể vì nó quyến rũ, hứng khởi và đam mê con người từ sâu thẳm vô hình đối với độ sâu không thể dò phía bên kia những giấc mơ có thể của chúng ta. Thánh Thần của thiên Chúa thỏa mãn cho chúng ta với sự an bình và làm vui chúng bằng cảm xúc, thể lý và tâm lý. Vì sao? Vì quyền năng và khả năng vô biên của Thiên Chúa. Ngài có thể tác động đến chúng ta và thoả mãn mọi cảm xúc và tình cảm của linh hồn và thể xác. Sức mạnh của Thần Khí là một vương quốc huyền bí nhưng thực tế và kỳ thú. Nó ở một nơi phồn vinh, tràn ngập êm ả và mê say, tưng bừng và hoan lạc đáng tận hưởng no nê thể xác và linh hồn. Nó ban cho chúng ta lòng nhân ái, niềm hân hoan, sự yên ổn và nhiều hồng ân khác mà Thần Khí lộng lẫy của Thiên Chúa sẻ chia.

Những ai ban phát tình yêu chân thực sẽ có được trái ngọt, con những ai chỉ biết yêu thương giả tạo sẽ thu về những trái đắng. Chúa Giêsu nói rằng qua xem xét quả chúng ta sẽ biết được ai như thế nào! Khát vọng dành cho Thiên Chúa sẽ sưởi ấm bạn trong an bình. Mọi khát vọng khác chỉ làm bạn nóng lên. Ngọn lửa này sẽ làm chúng ta khó chịu, bất mãn chốn trần gian nhưng lại là ngọn lửa sưởi ấm, thắp sáng một cuộc sống bất diệt và không thể nào tắt lịm. Bởi lẽ xa rời Thiên Chúa là nỗi đau không sao tả xiết so với bất kỳ sự đau đớn thể xác nào. Ngài yêu Thiên Chúa và mọi thụ tạo cách mãnh liệt. Hồng ân đã cho phép ngài phân biệt sự khác nhau và sự khác nhau đó bộc lộ và trút đầy cho ngài hồng ân của Thiên Chúa.

Sự cải đạo của ngài thật thú vị, kịch tình và bộc phát đến nỗi làm lu mờ và giảm đến mức tối thiểu vai trò giám mục xuất chúng của ngài tại Hippo, Phi châu, trong vòng 35 năm.

Tấy cả mọi người đều cần sự cảm hoá. Việc này diễn ra liên tục, nhẹ nhàng đối với người này, và có thể là kịch tính đối với người kia. Chúng ta phải trả giá bằng sự bất tiện nào đó hoặc một vài nguyên nhân nào đó, và đôi khi phải đánh đổi cả sự sống của chúng ta. Thiên Chúa thử thách chúng ta tuỳ theo sự nhẫn nại và lòng khoan dung của mỗi người.

Với tư cách giám mục, Thánh Augustinô đã dàn xếp tranh cãi của Pelagain về việc phủ nhận học thuyết tội nguyên thuỷ. Theo học thuyết này, Ơn Chúa không cần thiết cho sự cứu rỗi. Thiết nghĩ, Thánh Augustinô, “Tiến sĩ của Hồng ân”, thiếu gì những những khoan hồng nữa? Cũng như những tiến sĩ thuộc thế hệ trước, ngài đẩy lùi sự phản đạo, các học thuyết ngụy tạo và những sai lầm như của Manecheans và Donatists bằng những tác phẩm kiệt suất cùng đời sống thánh thiện của ngài.

Một sự đánh dấu khác nữa và cũng là bài học tối quan trọng cho chúng ta có thể học được qua sự cống hiến vĩ đại của Thánh Augustinô, đó là sự phản đối hình phạt tử hình. Đây là một vấn đề nhức nhối của thời đại mà chúng ta được nghe tranh cãi hàng ngày ở khắp nơi và các phương tiện truyền thông đại chúng.

Dù còn tại thế hay tạ thế, khát vọng thiêng liêng của Thánh Augustinô cũng dành cho Thiên Chúa và nhân loại. Di sản của ngài là tất cả những hồng ân mà nhờ đó, những ai lầm lỗi có thể cầu nguyện để được thành thánh. Ngài vẫn thường khuyến khích chúng ta đọc vá lắng nghe Kinh Thánh, và hơn hết là thành tâm cầu nguyện cho chính mình và cho tha nhân. Dẫu tội lỗi chúng ta có chồng chất đến đâu thì ở Thên Chúa vẫn giàu lòng vị tha thương sót. Thiên Chúa lúc nào cũng sẵn lòng ban tặng ân sủng đến chúng ta, cũng như Thánh Augustinô - một Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, nhưng lại càng ưu tiên đối với người tội lỗi.

Augustinô, một người cải đạo theo Thiên Chúa giáo, một học giả, tiến sĩ Hội Thánh và là nhân vật trọng yếu của lịch sử Thiên Chúa giáo, Ngài đã qui tụ được đoàn thể có đời sống tâm linh, cầu nguyện, tu học tại Tagaste (nay là Suok Ahras, Algeria) năm 388. Sau khi thụ phong năm 391, ngài thành lập một tu viện dành cho thường dân, và năm 395 cho các giáo sĩ tại Hippo Regius (nay là Annaba, Algeria). Sau đó, ngài phác thảo ra Quy luật của Cuộc sống (Rule of Life). Những thế kỷ sau đó, vào ngày 16-12-1243, Đức Thánh Cha Innocent IV mời gọi một số cộng đồng ẩn sĩ từ Tuscany thành lập một dòng tu riêng dựa trên Chuẩn Mực của Thánh Augustinô phát thảo. Đến tháng 3-1244, hiệp hôi này được chính thức công bố, đánh dấu sự khởi đầu dòng tu của Thánh Augustinô.

Hiện có rất nhiều kinh sách viết về đế tài ân sủng của thiên Chúa. Vì sao Augustinô được công nhận là Tiến sĩ của Hồng ân? Chỉ có Thiên Chúa mới biết rõ. Có lẽ do lấy lại niềm tin nơi Thiên Chúa và tranh đấu cùng việc mô tả sinh động về những nỗ lực của ngài. Khi sinh ra chúng ta vốn mang tội thuôc bản tính Con Người, không như lúc chúng ta còn sống ở “vườn địa đàng”, mà đang ở trạng thái “vô thập toàn”. Chúng ta có thiên hướng bướng bỉnh, bât tuân và chống đối. Nếu như điều này xảy đến với các thiên thần, thì cớ gì mà con người chúng ta, đang sống trong thời kỳ thử thách của Thiên Chúa mà có thể khác được? Nói cho cùng, không có ơn Chúa chúng ta không hoàn thiện được. Tất cả chúng ta đều được sinh ra để rồi phải chết đi. Đó là hình phạt của sự đền tội. Tội lỗi là cuộc đời không có Thiên Chúa, bởi nó đã chết về mặt tâm linh. Nó đáng sợ bởi nó đã làm cho chúng ta xa lánh Thiên Chúa. Sự khác nhau giữa chúng ta và các thiên thần là chúng ta có thêm một cơ hội nhờ vào lòng vị tha và lời cầu nguyên của Đấng Cứu Thế sau khi chúng ta bị trục xuất khỏi “vườn địa đàng”. Chúa Giêsu đã huỷ diệt tội lỗi và cái chết.

Chúng ta càng tin vào ơn ban Thiên Chúa thì sự mầu nhiệm của Thiên Chúa đối với chúng ta càng bao la bấy nhiêu. Nhiều người cho rằng mình quá tồi tệ không thể nào quay về cùng Thiên Chúa. Nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa rất công bình. Bất cứ ai hướng thiện đều có một cuộc sống vĩnh cửu. Chúng ta có quyền chọn lựa cuộc sống này hoặc chối bỏ nó vì chúng ta được phép tự do chọn lựa. Chúng ta có đầy đủ những món quà từ Thiên Chúa cho phép chúng ta hiểu biết về Đấng sáng tạo ra mình. Thế nhưng bản tính loài người lại dễ dàng sa ngã và yếu đuối đáng thương khi thiếu ơn Thiên Chúa. Bởi lẽ, mỗi ngày qua đi chúng ta cần nên tinh tấn hơn. (Chúng ta biết làm gì để chúng ta khiêm nhường.) Chúng ta cũng nên biết chắc rằng việc Đấng Cứu Thế muốn chúng ta tin tưởng và đón nhận sự tế độ thiêng liêng sẽ luôn đến với những ai lầm lạc chứ không phải chỉ đến với những ai lương thiện.

Đấng Cứu Thế của nhân loại ban phát ân sủng toàn vẹn nhất. Đây là thứ mà Thánh Augustinô đã cầu xin và được lãnh nhận. Chúng ta cũng có đủ cơ hội giống như vậy. Chúng ta có thể van xin, kêu gọi, thỉnh cầu Thiên Chúa cứu vớt chúng ta trong những lúc yếu mềm sa ngã. Chúng ta có thể không được công nhận tiến sỹ vinh dự như Thánh Augustinô, nhưng chúng ta đều được ban tặng ân huệ để thay đổi bản tính vốn có và trở về với Thiên Chúa. Chúng ta có sự chọn lựa ngang bằng với các thiên thần. Hãy biết chọn lựa sáng suốt và để ơn Chúa soi sáng chúng ta, cho dù đang ở đâu, vì sao và đã bao lần chúng ta đánh mất ân huệ của Người. Đây là lý do Giáo Hội phổ biến Bí tích Hoà Giải đến chúng ta. Khi chúng ta hào hợp với Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta được cứu rỗi. Lại một lần nữa, lời nguyện cầu của Giáo Hôi ca ngợi đề tài “Hát cứu độ”. Ngay cả chính Chúa Giêu cũng nhắc đi nhắc lại điều này khi nhắc về niềm vui của con người tội lỗi được cải đạo trong số 99 người thiện hảo xung quanh.

Chúa đến với Augustinô cũng như Ngài muốn đến với mỗi chúng ta bằng một cứu cánh thiêng liêng. Không khác gì Augustinô, chúng ta đôi lúc cuồng nhiệt và bấn loạn. Chúng ta giận dữ, chúng ta tị hiềm hay trở nên lười biếng, chậm chạp. Một số người trong chúng ta tham thực hay hưởng thụ thái quá. Ham muốn dục vọng và ham mê ăn uống, nếu không được lưu tâm và thanh lọc, sẽ huỷ diệt chúng ta. Như một bài hát nổi tiếng đã phô diễn, hồng ân chợt đến là hồng ân đích thực:

“Thruoght many dangers, toils and snare I hve already come;
‘tis grace hac brought me safe thus far, and grace will lead me home.
When we’ve benn there (heaven) ten thousand years bright, shining as the sun,
We’ve less days to sing God’ praise than when we first begun.”


(Qua bao gian nan, cay đắng rồi cạm bẫy một thời;
Đó là hồng ân mang ta đến yên bình đích thực bấy lâu, và dẫn ta trở lại bên Người.
Nhớ lúc đó mấy ngàn năm qua tựa soi sáng ánh hồng,
Tôn vinh Chúa con mãi reo vang lời hát ngợi khen tự ngàn đời.)

Augustinô là Tiến sĩ của Hồng ân nhưng có lẽ số người nhận được ân sủng như ngài lại ngoài sức tưởng tượng của chúng ta bội lần vì Thiên Chúa luôn sẵn dành lòng vị tha và thương yêu vô bờ bến bằng cứu cánh thiêng liêng. Tự nhận lỗi lầm, tự vấn lương tâm và không che giấu những thất bại của mình thì đó đích thực là con đường đi đến một cuộc sống bình yên và hoan lạc. Augustinô và các vị tiến sĩ khác đều nhắc đi nhắc lại điều này và khuyến khích chúng ta phải luôn khiêm nhường, sống trung thực và hằng ngày cầu nguyện cùng Thiên Chúa.

Cũng như những tiến sĩ khác, Thánh Augustinô xác định rằng Maria là mẹ của Giêsu, “thậm chí với linh hồn hơn với thể xác”. Maria được tràn đầy ơn phúc và những tiến sĩ Hội Thánh đều cho rằng Bà là Mẹ Thiên Chúa.

Ở phương Tây, Thánh Augustinô xuất hiện là người cha và là tiến sĩ Hội Thánh đầu tiên và là người đã khẳng định rằng Mẹ Maria đã tuyên thệ về sự đồng trinh. Bà đã thai sinh Đấng Cao Trọng. Giáo Hội tạo ra chúng ta. Maria liền trước Giáo Hội về mặt này. Tất cả những tín đồ trung thành Kitô giáo đều chia sẻ tình mẫu tử tinh thần của Giáo Hội qua việc tự dâng hiến trọn lòng mình cho Thiên Chúa. Mỗi một sự dâng hiến trinh nguyên, của mọi giới tính, kết hôn hay độc thân, nam hay nữ, có thể trải nghiệm tình mẫu tử tinh thần sai trái ngọt này.

Mẹ Thiên Chúa là cả hai vừa là chị vừa là mẹ chúa Giêsu. Chúa Giêsu cũng nói y như vậy. Tất cả đều ở trong Tin Mừng. Theo một cách hiểu khác, nếu Mẹ Maria là môn đệ của Chúa Giêsu sẽ lại thích hợp hơn. Sự chúc phúc của đức tin là sự siêu việt đối với sự chúc phúc của tình mẫu tử.

Theo Thánh Augustinô, một nhân đức khác của Maria là sự nhu mì và khiêm nhừng cao cả. Bà đã thể hiện phẩm hạnh và nghĩa cử cao đẹp của mình thông qua Tin Lành cùng cuộc đời ẩn dật của Bà. Điều này đặc biệt thể hiện qua tuổi thanh xuân của Bà ở đền thờ qua hôn nhân, qua Lễ Truyền Tin, qua việc tìm thấy Chúa Giêsu trong đền thờ và qua tiệc cưới Cana. Khi đọc và suy ngẫm những Tin Mừng ta thấy Maria luôn khiêm cung bản thân mình thật thấp hơn tự nó. Bà đã từng là người hầu, người giúp việc, môn đệ và là một tín đồ xuất sắc. Augustinô nói rằng Mẹ Maria trong trắng khiết trinh, không được biết đến và cũng không được người đương thời sủng ái. Thiên Chúa định cho Bà dần dần hiện thân. Trong suốt thế kỷ này, Mẹ Maria đã và đang đến thăm chúng ta không biết bao lần, vô điều kiện.

Augustinô cũng cho chúng ta thấy Thiên Chúa không cần một người phụ nữ để cho chúng ta để có một Giêsu bằng xương bằng thịt. Khi Thiên Chúa tạo ra người đàn ông đầu tiên, Ngài đã không cần phải có người đàn bà. Vì Ngài được tạo ra mà không cần phải có sư kết hợp nào của đàn ông. Ngài đã được sinh ra bởi Mẹ Maria để nói lên tình yêu thương vô bờ, không phân biệt của Ngài dành cho tất cả. Sự hiện thân của Thiên Chúa đã tôn vinh cả hai giới tính. Thông qua người đàn bà, phẩm độc được truyền qua người đàn ông để dụ dỗ họ. Điều này cùng dễ dàng có thể quay ngược lạ. Đó là chuyện bình thường. Sự cứu rỗi đến với người đàn ông có thể từ người đàn bà tạo ra họ dưới ơn Thiên Chúa.

Maria là Mẹ của hồng ân, là người ban phát ân huệ và là người mẹ nhân từ của Giêsu, của Augustinô và của mỗi chúng ta. Ảnh hưởng của Đức Mẹ và ân sủng của Thiên Chúa đã đến với giám mục xứ Hippo. Quyền năng và ơn Chúa, nhờ Mẹ Maria, đã được ban đến Augustinô. Bà tiếp tục sứ mệnh này đối với mỗi người chúng ta trước Thiên Chúa. Bà sẽ thường xuyên lên tiếng để chúng ta có được Thiên ân khi chúng ta cầu nguyện, khẩn thiết nài van.

Augustinô không chỉ là nhà thần học chân chính vĩ đại của Tây phương, ngài hẳn còn là một trong những thiên tài vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ngài có một sự cảm thông sâu sắc với mọi cảnh ngộ của con người. Và cảm nhận được khát vọng mãnh liệt của họ đối với Thiên Chúa. Ngài là người phát ngôn của chúng ta. Chúng ta có thể lên tiếng như Augustinô rằng: “Cho đến bây giờ con mới biết yêu Người, ôi Đấng Tạo Hoá - xa xưa mà vẫn hằng mới mẻ.”

Khi mà tình yêu của tâm hồn đã được đan kết với lối sống thực tế và thói quen hằng ngày của Augustinô, ngài nói: “Hãy yêu thương và làm những gì bạn có thể.” Khi và chỉ khi đó, vị giám mục thánh thiện này mới phân biệt được giữa “yêu để sống và sống để mà yêu”. Tình yêu thiêng liêng của Augustinô dâng lên Thiên Chúa tự nó cũng hoá thành tình yêu thuần khiết ban tặng cho muôn loài. Ngài đã trích lời Kinh Thánh nói với mọi ngừơi: “Các bạn cũng là thánh.” Ngài chuẩn bị trọn vẹn hành trang cho chúng ta bằng việc khuyên bảo chúng ta hãy yêu Thiên Chúa và muôn loài một cách vô vi. Augustine cũng được xem là Tiến sỹ của những Tiến sỹ hoặc là bậc thầy của những tiến sĩ. Khi chúng ta được ân sủng của Thiên Chúa, trở thành Tiến sĩ Hồng ân, chúng ta sẽ được biết - cũng như vị giám mục xứ Hippo đã nhận biết, rằng tình yêu của Thiên Chúa là vô bờ, vô biên. Fr. Christoper, người có tên trong nguồn tư liệu cho chúng ta biết bạn của Augustinô là Pisidius, nhà viết tiểu sử, đã nói rằng chúng ta có thể hiểu thêm về Thánh Augustinô từ những điều ngài đã thể hiện và thực hiện cho Thiên Chúa, hơn những gì ngài đã để lai qua những tác phẩm của mình.
 
Jos. Tú Nạc, NMS
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Augustinô - Nhà thần học của mọi thời đại

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   101 tin bài trong LINH ĐẠO
  Thánh Augustinô - Những trích dẫn bất hủ | Jos. Tú Nạc, NMS
  Thánh nữ Monica: Người phụ nữ của đức tin và gia đình | Jos. Tú Nạc, NMS
  Linh đạo giáo dân | Lm. Giuse Phạm Quốc Văn, OP
  Thánh Gioan Brébeuf và các bạn tử đạo trong công cuộc truyền giáo cho người Huron ở Bắc Mỹ |
  Thánh Kateri Tekakwitha - Bông huệ của dân Mohawk | + Gm. Cosma Hoàng Văn Đạt, SJ
  Thánh Giacomo Berthieu, S.J. - Nhà truyền giáo nhiệt thành | Minh Triệu, S.J.
  Danh ngôn Thánh John Mary Vianney | CGM
  Tâm sự với Cha Inhã | Lm. Antôn-Phaolô, SJ
  Kateri Tekakwitha, Chân phước thổ dân Mỹ sắp được phong thánh, truyền cảm hứng cho khách hành hương | BBT
  Charles de Foucauld - Một mẫu gương truyền giáo |
  Nhân sinh quan của Thánh Inhã qua thuật ngữ “Cura Personalis” | Nguyễn Phước Bảo Ân, S.J.
  Phong thánh cho Chân phước Pedro Calungsod | Trầm Thiên Thu
  Kateri Tekakwitha: Vị thánh thổ dân đầu tiên của Bắc Mỹ | Cao Nguyên
  Thầy Anphong Rodriguez - vị thánh khiêm nhu
  Tây Ban Nha: Phong chân phước cho Nữ tu Maria dello Sposalizio | Trầm Thiên Thu
  ĐTC phong thánh cho Nt. Bonifacia Rodriguez, Lm. Luigi Guanella và ĐGM Guido Maria Conforti | Trầm Thiên Thu
  “Con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu với người trẻ hôm nay | J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
  Bí quyết nên thánh: Làm việc nhỏ với tình yêu lớn | Lm. Nguyễn Thành Long
  Bài ca dâng Mẹ | Nt. Anh Thư, OP
  Sống thánh giữa đời | Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ngày 22 tháng 10 năm Giáp Thìn
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@