Các tham luận khoa học vào ngày
13/01/2016 tại TP. Qui Nhơn về “BÌNH ĐỊNH VỚI CHỮ QUỐC NGỮ” đã làm sáng
tỏ nhiều vấn đề và gạt bỏ những thành kiến, theo ông Phan Huy Lê, được
gọi là gượng ép và không có khoa học.
[1]“Chữ Quốc
ngữ” tựa như một dòng sông có nhiều con suối nhỏ hợp lưu tạo thành Dòng
Sông Lớn. Dòng sông “Chữ Quốc ngữ” đó nay mang lại nhiều lợi ích cho dân
nước Việt nam. Có thể ví “Chữ Quốc ngữ” còn tựa như cây cổ thụ vẫn còn
xanh tươi, mang nhiều hoa trái tròn trĩnh, thơm phức làm tươi mát lòng
dạ người đất Việt; tựa như toà nhà được xây dựng đặt trên nền tảng vững
chắc là niềm tin tôn giáo, trong môi trường văn hoá Việt Nam do nhiều
cộng đồng góp sức, được những con người lỗi lạc tổng hợp như kiến trúc
sư, như công trình sư, như người “tập đại thành”
[2] Chữ Quốc
ngữ xuyên suốt hàng thế kỷ thực hiện. Những hình ảnh trên phần nào được
tổng hợp trong thuật ngữ “KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CHỮ QUỐC NGỮ”.
Trong
tầm nhìn tổng thể, chúng tôi mạo muội trình bày đâu là “NỘI LỰC SÁNG
TẠO VÀ BẢO TỒN “CHỮ QUỐC NGỮ” dọc dài thời gian 400 năm đến nay.
I. THUẬT NGỮ “KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CHỮ QUỐC NGỮ”Thuật ngữ “KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CHỮ QUỐC NGỮ” có thể xa lạ với một số người, nên cần được minh định.
Thật ra, nếu có dịp nghiên cứu về mặt “Suy tư Tôn giáo”
[3] hay “Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên”
[4], chúng ta có thể đối chiếu và sẽ rõ về nội hàm thuật ngữ “KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CHỮ QUỐC NGỮ” là gì.
KHÔNG GIAN VĂN HOÁ bao gồm nhiều khía cạnh:
+ Chủ thể của “Không gian Văn hoá Chữ Quốc ngữ” là con người, là cộng đồng có niềm tin, có văn hoá đã sản sinh ra nó.
+ Nơi sáng tạo ra “Chữ Quốc ngữ”.
+ Xuyên suốt thời gian từ mới cưu mang đến ngày hôm nay theo từng giai đoạn.
+ Nhiều yếu tố bộ phận như: dấu hiệu chữ viết được Latinh
hoá, có một số dấu hiệu chữ Bồ Đào Nha hay các ứng dụng chữ hy lạp
trong tự điển Việt Bồ La; Phép Giảng Tám Ngày, các tự điển như của Đức
cha Pigneau de Béhaine, của Đức cha Taberd…
[5]; nhà in, các nhà trường
đào tạo chữ quốc ngữ trong các trường, các loại hình văn học nghệ thuật
được nảy sinh mạnh mẽ tạo nên một không gian văn hóa của người Việt Nam,
của dân tộc Việt Nam gắn kết với nhau…
Bài biên soạn chúng tôi
sắp trình bày sau đây dựa trên một số tư liệu của Lm. Nguyễn Khắc Xuyên
và Phạm Đình Khiêm, trong sách có tựa đề “Giáo sĩ Đắc Lộ và Tác phẩm
Quốc ngữ đầu tiên”, NXB Tinh Việt Văn Đoàn năm 1961; quyển “Lịch sử Đàng
Ngoài” (Histoire Du Royaume Tunquin) của Alexandre de Rhodes”, Bản Việt
ngữ của Hồng Nhuệ, Bản pháp ngữ của Henri Albi), Tủ sách Đại kết, 1994;
tư liệu khác của một số nhà nghiên cứu về “Chữ Quốc ngữ và Môi trường Bình Định” vào ngày 13/01/2016 tại TP. Qui Nhơn và các tư liệu khác.
II. NỘI LỰC SÁNG TẠO VÀ BẢO TỒN “CHỮ QUỐC NGỮ”1.
Việc Latinh hoá các hệ thống chữ viết không dùng mẫu tự Latinh đã trở
thành thông dụng và được xem như “truyền thống” của các thừa sai Dòng
Tên để truyền giáo.
Rất lâu trước khi một số các linh mục Dòng
Tên vào đất Việt để truyền giáo, vấn đề hoà nhập văn hoá trong ngôn ngữ
“chữ viết “đã được đặt ra từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Nhưng
“Dòng Tên và công cuộc Latinh hoá các ngôn ngữ phương Đông” như thế nào?
+
TS. Trần Quốc Anh * ĐH Santa Clara, California, đã trình bày đề tài “Dòng Tên
và Công cuộc Latinh hoá các Ngôn ngữ phương Đông” như sau (xin trích
đoạn):
“Khi
các giáo sĩ Dòng Tên theo thương nhân người Bồ đến Viễn Đông họ nhanh
chóng nhận thấy các dân tộc phương Đông như Nhật Bản và Trung Hoa có một
nền văn minh khá cao. Để công cuộc truyền giáo được hiệu quả, họ phải
học ngôn ngữ bản địa và soạn sách vở bằng ngôn ngữ ấy để truyền đạt tư
tưởng Kitô giáo. Nhưng việc học tiếng Nhật tiếng Hoa, không hề dễ dàng.
Các dân tộc Đông Á đã có những loại chữ viết riêng rất khó học khó nhớ,
mà nhìn vào thì không thể phát âm được. Trong quá trình học ngôn ngữ,
các nhà truyền giáo phải phiên âm bằng ngôn ngữ của họ. Ở thế kỷ 16-18,
tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chung cho các giáo sĩ Dòng Tên ở Á châu vì
các trụ sở truyền giáo của dòng lúc ấy được đặt ở Goa và Macau, là các
lãnh địa của người Bồ.
Khi
các giáo sĩ Dòng Tên đến truyền giáo ở Nhật, họ gặp nhiều trở ngại với
hệ thống chữ viết của người Nhật bao gồm hệ thống katakana, hiragana và
kanji. Để học nói và viết tiếng Nhật, họ sáng tạo cách ghi âm tiếng Nhật
bằng mẫu tự Latinh, gọi là romaji (Lamã tự). Trong khoảng những năm
1564 hoặc 1567, Duarte da Silva đã soạn một cuốn ngữ pháp và từ điển
Nhật-Bồ, Bồ-Nhật. Sau đó Alessandro Valignano (1538-1606) tiếp tục cải
cách phương pháp học tiếng bản địa và cho ra đời cuốn Từ điển Bồ-Nhật
năm 1585 bằng văn bản viết tay. Đến năm 1591, dòng Tên ở Nhật đã có
xưởng in tại Amacusa để xuất bản một số sách bằng chữ romaji. Năm 1595
cuốn Từ điển La-Bồ-Nhật (Dictionarium Latino- Lusitaneum ac Japonicam)
ra đời. Đến năm 1603 thì xưởng in ở Nagasaki phát hành cuốn Từ điển
Nhật-Bồ (Nippo Jisho, Vocabulario da lingoa de Iapam). Năm sau, quyển
Ngữ pháp Nhật ngữ (Arte grammaticae Japonicae Linguae) của Joaõ
Rodrigues (1561/62-1633/34) cũng ra đời ở Nagasaki. Cùng một tinh thần
đó, giáo sĩ Michele Ruggieri (1543-1607) và Matteo Ricci (1552-1610) ở
Macau đã soạn Từ vựng Bồ-Hoa trong những năm 1585-1589 dưới dạng bản
thảo. Đến năm 1626, giáo sĩ Nicholas Trigault (1577-1628) cũng cho ra
mắt cuốn phương pháp học tiếng Trung Xĩrú ẽrmù 2ĩ: Tây nho Nhĩ mục Tư)
còn gọi là Ầm Vận Kinh. Đây là từ điển sắp âm vận Hoa ngữ theo chữ cái
Latinh. Các cuốn từ điển của Ruggieri-Ricci và Trigault được các nhà
truyền giáo ở Trung Hoa chép lại và chuyền tay nhau sử dụng cho đến thế
kỷ 19.
Macau
ở thế kỷ 17-18 là trung tâm truyền giáo của Dòng Tên tại Viễn Đông, nơi
các giáo sĩ dừng chân, liên lạc, tập trung, học tập trước khi lên đường
đi Nhật Bản, Trung Hoa, Đàng Trong, Đàng Ngoài, Champa, Cao Miên, Thái
Lan…
Tuy
hoạt động các đoàn truyền giáo mang tính đặc thù của từng địa phương,
nhưng họ thống nhất về tinh thần và phương thức truyền giáo, bao gồm
chia sẻ kinh nghiệm học tập ngôn ngữ. Vì vậy có thể nói là công cuộc
Latinh hoá tiếng Việt ít nhiều chịu ảnh hưởng của các cuộc chế tác văn
tự Latinh cho tiếng Nhật tiếng Hoa.”[6]
+
Ông Petrus Paulus Thống, trong bài tham luận “Chữ Quốc ngữ và môi
trường bình định”, nhấn mạnh đến điểm các vị thừa sai Dòng Tên truyền
giáo, có xu hướng đến việc “Latinh hoá các hệ thống chữ viết không dùng
mẫu tự Latinh, đã trở thành thông dụng và được xem như “truyền thống”
của các thừa sai Dòng Tên.” (Xin trích)
“Việc
Latinh hoá các hệ thống chữ viết không dùng mẫu tự Latinh đã trở thành
thông dụng và được xem như “truyền thống” của các thừa sai Dòng Tên. Các
vị thừa sai này khi đến truyền giáo ở một nơi xa lạ nào thì đầu tiên
hết là học ngôn ngữ của địa phương đó và Latinh hoá các hệ thống chữ
viết ở đó để tiện dùng trong việc truyền giáo, đồng thời tiến hành soạn
từ điển và ngữ pháp ngôn ngữ của địa phương sở tại. Các từ điển và ngữ
pháp thường căn cứ theo mẫu các sách từ điển và ngữ pháp của tiếng
Latinh.”[7]
2. Động lực và mục đích tạo ra “Chữ Quốc ngữ”: truyền giáo, dạy giáo lýKhi
các thừa sai đặt chân lên đất nước Nhật cũng như đến đất nước Việt là
nhằm mục đích truyền giáo, dạy giáo lý. Để tránh những sai sót, hiểu
lầm, cắt nghĩa đạo lý cho chính xác, các ngài học hỏi, tìm cách áp dụng
phiên âm tiếng địa phương bằng các ký tự theo mẫu tự Latinh, cũng như
một số của Bồ Đào Nha, hay Hylạp để diễn tả âm sắc độc đáo của tiếng
Việt Nam.
[8]+ Ông Petrus Paulus Thống, trong bài tham luận “Chữ Quốc ngữ và Môi trường Bình Định”, cũng khẳng định về điểm này như sau:
“Có
điều ít người biết hoặc không chịu biết là Chữ Quốc ngữ (CQN) ban đầu
chỉ là chuyện nội bộ của người Công giáo. Trước tiên, việc sáng tạo ra
CQN là để các vị thừa sai dùng cho dễ; chỉ “lưu hành nội bộ”. Chữ Nôm
khó học, khó viết, muốn học Chữ Nôm, trước phải học Chữ Hán, Chữ Nôm lại
“khổ đọc”, phần lớn là phải “đọc đoán mò”. Sau rồi CQN mới được dùng
cho việc in ấn sách vở kinh kệ của người Công giáo (…).”[9]
+
Ông Huỳnh Văn Mỹ trong bài tham luận, “Khởi nguyên của Chữ Quốc ngữ”,
đề cập mục đích của việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ hồi đầu thế kỷ thứ
XVII, đã nghĩ đến việc dùng mẫu tự Latinh ký âm tiếng Việt cho đôi bên
học hỏi ngôn ngữ của nhau cũng để tiện việc giảng đạo, để thuận lợi cho
sứ vụ truyền giáo của mình.
Xin trích dẫn:
“Làm
nên Chữ Quốc ngữ từ mẫu tự Latinh là một kỳ công khi tiếng Việt từ lâu
được ký âm bằng chữ Hán và tiếp theo là chữ Hán Nôm. Từ nhu cầu cần
thiết cho công việc, các giáo sĩ Dòng Tên (1) đạo Công giáo từ phương
Tây sang nước ta truyền đạo hồi đầu thế kỷ thứ 17 đã nghĩ đến việc dùng
mẫu tự Latinh ký âm tiếng Việt để tiện cho đôi bên học hỏi ngôn ngữ của
nhau.
“Theo
Lm. Đỗ Quang Chính, S.J., tác giả sách Lịch sử Chữ Quốc ngữ
(1620-1659), từ đầu thế kỷ thứ 17, các giáo sĩ Dòng Tên đến Nhật Bản
truyền đạo đã thành công trong việc dùng mẫu tự Latinh để ký âm và làm
nên chữ Nhật mới romaji - chữ Nhật Latinh hoá - hồi cuối thế kỷ thứ 16.
Bởi vậy, khi đến Việt Nam, các giáo sĩ Dòng Tên đã vận dụng cách làm này
để ký âm tiếng Việt và làm nên chữ Việt mới để thuận lợi cho sứ vụ
truyền giáo của mình. Nhưng các giáo sĩ đến đây dù tất cả đều am hiểu
một số ngôn ngữ châu Âu, với họ lúc đầu tiếng Việt quả là rất khó học,
vì đã đơn âm lại có thanh dấu, rất khó trong việc phát âm, một âm chỉ
cần đọc nặng-nhẹ một tí là sẽ có nghĩa hoàn toàn khác nhau. “Khi vừa đến
Đàng Trong, nghe người Việt nói chuyện với nhau, nhất là giữa nữ giới,
tôi có cảm tưởng như mình nghe chim hót và tôi đâm thất vọng vì nghĩ
rằng không bao giờ học được tiếng Việt”, giáo sĩ Alexandre de Rhodes
(gọi tắt là Đắc Lộ) - người đến Hội An (Quảng Nam) và ở lại cư sở (2)
Thanh Chiêm (cách cảng thị Hội An chừng 7 km về hướng tây) vào cuối năm
1624 để truyền đạo, kể lại. Nghe cũng như nói trọn một câu tiếng Việt có
nhiều từ hẳn là khó, nhưng với câu chỉ vài từ vẫn không dễ vì cách phát
âm theo đúng với thanh dấu rất tế nhị. Vẫn giáo sĩ Đắc Lộ kể, một giáo
sĩ ở cùng với ông đã nhờ người giúp việc đi chợ mua cá về dùng bữa.
Nhưng vì cách phát âm của vị giáo sĩ không chuẩn, bà giúp việc thay vì
mua cá lại mua về một thúng cà. Biết mình đã đọc sai từ cá thành từ cà,
vị giáo sĩ liền xin lỗi người giúp việc. Còn một vị giáo sĩ khác thì lại
làm đám trẻ trong nhà mình hoảng sợ và bỏ chạy tán loạn khi ông nhờ
người trong nhà mình đi chém (chặt, đốn) tre nhưng ông lại đọc là đi
chém trẻ!
“Cũng
khó khăn không ít với các giáo sĩ Dòng Tên thời ấy trong việc học tiếng
Việt là vấn đề ngữ pháp tiếng Việt khác hẳn với những ngôn ngữ châu Âu
của họ về cú pháp, về số ít/số nhiều, về giống đực/giống cái, về việc
không chia động từ chính trong câu. Bởi vậy giáo sĩ G. Philippo de
Marini cho rằng lúc mới học tiếng Việt thì mọi điều đều lạ thường, khiến
người học thấy rối trí, lẩn quẩn trong việc đặt sao cho đúng tiếng
trong mỗi câu và phân biệt âm thanh để hiểu được ý nghĩa.
“Nhưng,
vượt qua khó khăn bước đầu, rồi khám phá ra sự “du dương hòa điệu”,
“giống như bản nhạc liên hồi” của tiếng Việt - như các giáo sĩ
Cristophoro Borri và Đắc Lộ nhận xét, ai có khiếu âm nhạc thì việc học
tiếng Việt không khó. Nhờ vậy, qua miệt mài học hỏi, luyện tập, nhiều
giáo sĩ - trong đó có Francisco de Pina (người Bồ Đào Nha), C. Borri
(người Ý) và Đắc Lộ (người Pháp) - đã nhanh học được tiếng Việt.
“Vạn
sự khởi đầu nan. Và sự khởi đầu của một công trình, một cuộc cách mạng
ngôn ngữ càng rất khó khăn. Lm. Đỗ Quang Chính đã trân trọng chia lịch
sử buổi đầu của việc hình thành chữ Quốc ngữ 1620-1648 thành hai giai
đoạn: 1620-1626 và 1631-1648.
“Quả
là khá nhanh và sớm khi từ năm 1620 đến 1626, nền móng “ngôi nhà” Quốc
ngữ đã đặt được những viên đá tảng cơ bản, bởi các giáo sĩ Dòng Tên chỉ
mới đặt chân đến đất Quảng Nam (thuộc xứ Đàng Trong) vào đầu năm 1615,
trải nhiều lao đao trong việc lập cư sở truyền đạo. Từ cư sở Hội An -
1615, rồi đến cư sở Nước Mặn (tỉnh Bình Định) - 1618 và cư sở Thanh
Chiêm (Quảng Nam) - 1623, với nỗ lực học tiếng Việt bền bĩ, các giáo sĩ ở
đây đã từng bước Latinh hoá được một số từ tiếng Việt về tên đất, tên
người cùng những từ ngữ bản xứ với chiều hướng ngày càng tiến bộ.
“Từ
tiến bộ này, ở giai đoạn hai (1631-1648) trong các bản văn và sách của
mình, giáo sĩ Đắc Lộ đã viết rời các từ và nhóm từ Việt, đa phần vẫn
chưa có dấu, nhưng thỉnh thoảng ông lại cũng viết liền các từ về địa
danh, nhân danh cũng như đánh dấu thanh cho một vài từ. Đáng nói là việc
đưa các thanh dấu Hy Lạp (huyền, sắc, ngã) vào để tạo dần sự hoàn chỉnh
âm vận cũng như thêm chữ “đ” vào bộ mẫu tự La tinh cho Quốc ngữ của
giáo sĩ Gaspar d’Amaral (người Bồ Đào Nha). Đàng tlaõ (Đàng Trong),
Đàng ngoày (Đàng Ngoài), Đàng tlên (Đàng Trên), nhà thượng đày (nhà
thượng đài), nhà huỵen (nhà huyện), oũ Khỏũ (ông Khổng/Khổng tử), đức
vương (đức vương), tế kỳ đạo (tế kỳ đạo), chuá tũ, chuá dũ, chuá quành
(Chúa Tung, Chúa Dũng, Chúa Quỳnh/tên các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài),
Thíc ca (Thích Ca), chợ thũi (chợ Thuỷ), bà đô đốc hạ (bà đô đốc Hạ),
Sãy (sãi/sư sãi), thầy (thầy/thầy giảng), sướng ( thầy giảng Sướng),
đôủ thành (Đông Thành/tên một tu sinh) đàng ngoài (Đàng Ngoài)... là một
ít trong số những từ được Lm. Đỗ Quang Chính trích từ các tường trình
về hoạt động truyền giáo ở Đàng Ngoài của giáo sĩ G. d’Amaral viết vào
những năm 1632, 1637 cho thấy vị giáo sĩ này đã đưa việc chế tác Chữ
Quốc ngữ tiến một bước rất dài chỉ trong thời gian rất ngắn.”[10]
III. CHỮ QUỐC NGỮ HÌNH THÀNH VÀ KIỆN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN VĂN HOÁ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁOVì
nhu cầu truyền đạo và sống đạo của cộng đồng người có niềm tin tôn giáo
Kitô giáo vào thời kỳ đầu thế kỷ XVII và do sự thúc bách khẩn thiết đó,
Toà Thánh đã cho phép Bộ Truyền giáo ngưng việc in ấn các văn kiện khác
để đầu tư vào việc in ấn 2 quyển sách quan trọng Chữ Quốc ngữ rất tốn
phí và khó nhọc phải đúc các chữ in thích hợp: tự điển Việt Bồ La và
Phép Giảng Tám Ngày.
+ T.S. Trần Quốc Anh: “Ngày 5-2-1651 Linh
mục F. Piccolomineus Bề trên cả Dòng Tên cho phép xuất bản cuốn Từ điển
Annam-Bồ-Latinh. Sau đó mấy tháng sách giáo lý song ngữ La tinh-Việt
Phép Giảng Tám Ngày cũng nhận được phép ấn hành do Linh mục Gossus
Nickel, quyền Bề trên Cả Dòng Tên ký ngày 8-7-1651. Tháng 10-1651, Bộ
Truyền giáo ra lệnh cho nhà in của bộ tạm ngưng hết các việc khác để in
cho xong hai quyển sách này. Việc in ấn khá phức tạp vì nhà in phải đúc
riêng các phông (font) chữ Việt, và Rhodes phải theo dõi kỹ càng từng
công đoạn in vì tầm quan trọng của sách giáo lý và từ điển. Cả một cuốn
từ điển phức tạp như thế mà chỉ sai sót khoảng 250 từ tiếng Việt trong
hơn 9.000 từ thì quả là một kỳ công đáng phụ.”
[11]+ Ông Huỳnh Văn Mỹ, trong tham luận “Khởi nguyên của Chữ Quốc ngữ”, trình bày tiếp. (Xin trích)
“Được
in và xuất bản tại La Mã năm 1651, Tự điển Việt-Bồ-La và Phép giảng tám
ngày, theo Lm Đỗ Quang Chính, được giáo sĩ Đắc Lộ viết ở Áo Môn khoảng
từ năm 1637 đến 1645. Là bởi, theo vị linh mục dày công nghiên cứu về
lịch sử chữ Quốc ngữ này, từ năm 1636 về trước, Đắc Lộ viết Quốc ngữ còn
sai về dấu, viết các từ liền nhau trong khi hai quyển sách này được
viết khá đúng so với cách viết ngày nay. Chính trong những khoản thời
gian ở lại Áo Môn (xen kẽ với thời gian đến và ở lại Đàng Trong truyền
đạo) từ năm 1640 đến 1645 Đắc Lộ đã biên soạn hai quyển sách này.
“Nhận
thấy ý nghĩa và giá trị của hai quyển sách cho sứ vụ truyền đạo ở một
đất nước có vị trí to lớn trên bản đồ truyền giáo của giáo hội - đặc
biệt là qua tường trình của giáo sĩ C. Borri hồi năm 1631, Tòa Thánh La
Mã đã cho phép Bộ Truyền giáo - vốn mới được thành lập từ giữa năm 1622 -
in ấn và xuất bản ngay. Ấn loát sách chữ Việt lần đầu là một việc làm
tốn nhiều công sức. Với các thanh dấu mới, cách ghép vần khác hẳn với
chữ viết của các nước dùng mẫu tự La tinh trong vùng vốn đã quen thuộc,
để có thể in được Chữ Quốc Ngữ, xưởng in của Bộ Truyền giáo đã phải đúc
khuôn chữ in mới. Và điều chắc chắn là Đắc Lộ phải nhọc nhằn tham gia
hầu hết các công đoạn vốn có trong ấn loát cùng với người của xưởng in
để cho ra bản in như ý muốn cho hai quyển sách.
“Với
gần 500 trang, Tự điển Việt-Bồ-La, lúc đầu giáo sĩ Đắc Lộ chỉ soạn bằng
hai loại Chữ Quốc Ngữ và Bồ Đào Nha. Về sau, theo ý các vị bề trên ở La
Mã, ông soạn thêm phần chữ Latinh vào để tiện cho người Việt học tiếng
Latinh. Về chữ Bồ, vì từ cuối thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17, đây là ngôn
ngữ châu Âu quan trọng, được phổ dụng ở các nước Ba Tây, Ấn Độ, Mã Lai,
Thái Lan, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản - là những nơi có
thương nhân Bồ, các giáo sĩ phương Tây đến buôn bán, truyền đạo; nhà vua
Bồ Đào Nha được hưởng quyền bảo trợ cho những giáo đoàn truyền giáo ở
những nơi này.
“Để
tiện cho người Âu châu học tiếng Việt, Đắc Lộ đã dụng công viết riêng
phần ngữ pháp tiếng Việt bằng tiếng Latinh đặt ở đầu sách. Dẫn giải về
chữ và vần, dấu nhấn và các dấu, về danh từ, đại danh từ, động từ,và cả
đến cú pháp, phần ngữ phápViệt ngữ đặt ở Tự điển Việt-Bồ-La chắc chắn đã
tốn nhiều công sức của vị giáo sĩ này.
“Phép
giảng tám ngày - công trình về giảng dạy giáo lý - được Đắc Lộ viết
bằng hai thứ chữ Quốc ngữ-La tinh. Nhà nghiên cứu Võ Long Tê dẫn theo Lm
Nguyễn Khắc Xuyên, quyển sách nổi danh về truyền dạy giáo lý này được
Đắc Lộ biên soạn hay khởi thảo từ những năm 1627-1629. Điều có thể tin
được là sách này được soạn thảo trong kinh nghiệm truyền giáo, được sao
chép tay bằng chữ Quốc ngữ hay chữ Nôm để thông dụng trong các giáo
đoàn, sau này được Đắc Lộ bổ túc trước khi được in ấn. “Với Tự điển
Việt-Bồ-La, Ngữ pháp tiếng Việt và Phép giảng tám ngày, chữ Quốc ngữ
được điển chế và thí nghiệm trong phạm vi sáng tác. Một nền văn học công
giáo bằng Chữ Quốc ngữ chính thức bắt đầu với giáo sĩ Alexandre de
Rhodes” - nhà nghiên cứu Võ Long Tê nhận định.”[12]
1. Động lực để phát triển và bảo lưu Chữ Quốc ngữa. Niềm tinCác
nước như tại nước Nhật, hoặc từ năm 1578, 1579, 1586 Thừa sai Dòng Tên
Henrique Henriques (1520-1600) người Bồ Đào Nha đã Latinh hoá hệ thống
chữ viết Tamil và đã xuất bản những sách như: THAMBIRAN VANAKKHAM
(DOCTRINA CHRISTAM EN LINGUAR TAMUL), KIRISITHIYAANI VANAKKHAM, FLOS
SANCTORUM. Đặc biệt ông đã xuất bản cuốn Ngữ pháp tiếng Tamil ARTE
MALAUAR và cho lưu hành nội bộ một cuốn Từ vựng Tamil Bồ Đào Nha, như đã
trình bày trên đã không kéo dài được lâu. Trong khi đó chữ quốc ngữ tồn
tại đến ngày hôm nay như gia sản văn hóa chữ viết của đất nước. Tại sao
có sự khác biệt như thế? Có thể chữ quốc ngữ dễ đọc, để quảng bá… Nhưng
còn một yếu tố khác vững chắc, đó là lòng tin của người Kitô giáo Việt
Nam.
b. Đời sống đạo và nhu cầu của người Kitô giáo Việt Nam: kinh sách đạoThật
vậy, việc lưu giữ và cải tạo Chữ Quốc ngữ theo truyền thống giảng dạy
đạo lý trong các cơ sở tôn giáo, trong thánh lễ, tại tư gia của người có
niềm tin vào Thiên Chúa, tạo nên một nền Văn học Nhà Đạo, nếu xét về
ngữ pháp dùng từ ngữ phổ cập trong dân gian đại chúng. Dù phải trải qua
nhiều cuộc chinh chiến và bị bách hại, như năm 1888, Nhà In Làng Sông,
Toà Giám mục Đông Đàng Trong bị thiêu cháy, Giáo phận cố giữ sách vở
sách, chuyển đi một số và sau đó phục hồi nhà in khác; số khác bị thiệu
rụi. Vì nhu cầu tôn giáo các vị hữu trách trong địa phận cho lập nhà in
trong suốt thời gian qua. Năm 1945, Chiến tranh Thế giới lần II cũng làm
tiêu hao thư viện gồm nhiều sách quý tại Tu viện Thiên An Huế: thất
thoát mất rất nhiều sách. Nhưng, niềm tin tôn giáo cần được nuôi dưỡng
qua các bài giáo lý, giảng dạy cho mọi thành phần dân Chúa suốt thời
gian gần 400 năm.
2. Nhà in tại Địa phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) - Sách vở văn hoáÔng
Nguyễn Thanh Quang trình bày trong tham luận có tiêu đề “Nhà in Làng
Sông – Một trong ba trung tâm truyền bá Chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Việt
Nam. (Xin trích đoạn)
a. Nhà in“Việc
cấm đạo vốn đã có từ thời các chúa Nguyễn, khi khoan khi nhặt theo mức
độ quan hệ buôn bán (thuận lợi hoặc khó khăn) với người phương Tây, nhất
là người Bồ Đào Nha. Đến thời Nguyễn Ánh – Gia Long, do nể tình Linh
mục Bá Đa Lộc và người Pháp giúp lên ngôi Hoàng đế nên mới khoan hoà.
Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị trở lại cấm đạo, thời Tự Đức lại càng dữ
dội, khắc nghiệt hơn. Trong khi, việc truyền giáo bị nghiêm cấm và đời
sống của giáo dân bị đe doạ, thì sách vở truyền đạo vẫn tiếp tục ra đời.
Hậu bán thế kỷ XIX, một số nhà in của các giáo phận được thành lập, các
loại sách đạo, sách đời bằng Chữ Quốc ngữ xuất hiện nhiều.
Nghề
in đúc (typô) đầu tiên du nhập vào Việt Nam tại Sài Gòn Năm 1861, tất
cả máy, chữ, mực in, giấy và công nhân kỹ thuật được đưa từ Paris (Pháp)
sang. Tờ báo Quốc Ngữ đầu tiên là Gia Định Báo, xuất bản số đầu tiên
ngày 15/4/1865, đến năm 1910 đình bản [1], do Trương Vĩnh Ký làm Chủ
nhiệm. Bên cạnh một số nhà in của chính quyền thực dân Pháp, sử dụng in
công văn giấy tờ phục vụ chính sách xâm lược của chúng, lúc bấy giờ còn
có một số nhà in của Giáo hội Thiên Chúa giáo. Ba nhà in sách Quốc Ngữ
đầu tiên Việt Nam là: ở Nam kỳ có Nhà in Nhà Chung / Tân Định (Sài Gòn)
của Giáo phận Tây Đàng Trong (khu vực Sài Gòn-Gia Định và các tỉnh Biên
Hoà, Định Tường, Vĩnh Long); ở Trung kỳ có Nhà in Làng Sông / Qui Nhơn
(Bình Định) của Giáo phận Đông Đàng Trong (từ Quảng Nam đến Bình Thuận
và Tây Nguyên) và ở Bắc kỳ có Nhà in Kẻ Vĩnh / Ninh Phú (Hà Nội) của
Giáo phận Tây Đàng Ngoài (khu vực Hà Nội và phía Tây sông Hồng).
Tại
Địa phận Tây Đàng Trong, nhà in được xây dựng năm 1867 [2] tại sở quản
lý Nhà Chung (Sài Gòn): Imprimerie de la Mission (Nhà in Nhà Chung),
dưới thời Giám mục Jean Clause Miche, do Linh mục Donatien Eveillard
thực hiện. Đến năm 1874, Linh mục Donatien Eveillard chuyển nhà in về
Tân Định [3]. Quyển sách sớm nhất hiện biết của Nhà In Sài Gòn (Tân
Định) bằng tiếng Pháp: “Syllabaire annamite pour apprendre à lire le
latin, l’annamite et le chiffres (Vần An Nam để đọc tiếng La tinh,
tiếng An Nam và các số), in năm 1867 và những quyển Sách Bổn
(Catéchismes).[4]
Theo Báo cáo năm 1873
của Giám mục Puginier, Địa phận Tây Đàng Ngoài có một nhà in thạch bản
và hai nhà in typô (Kẻ Vĩnh, Kẻ Sở / Ninh Phú, Kẻ Lõi) một dành cho các
sách Latinh, một dành cho các sách Việt Nam (Quốc ngữ). Hiện nay được
biết, ngoài quyển “Bổn giảng về bảy phép cực trọng chúa Jesu đã lập”,
nhà in địa phận Tây Đàng Ngoài, năm 1882 và “Từ điển An Nam - La tinh”
(Dictionarium Annamatico - Latium) của J.S. Theurel, Nhà In Ninh Phú
1877, hiện còn quyển sách kinh Quốc ngữ sớm hơn là quyển “Lễ phép và Chữ
đỏ” in tại Nhà In Ninh Phú Đường, năm 1875.
Tiểu Chủng viện Làng
Sông xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIX, ngày nay thuộc thôn Quảng Vân
xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Toà giám mục và Nhà in
của Địa phận Đông Đàng Trong cũng được xây dựng tại Tiểu Chủng viện Làng Sông sau đó.
Báo cáo tình hình Giáo phận Đông Đàng Trong năm 1873 của Giám mục Charbonnier có ghi: giáo phận có 3 nhà thuốc và 1 nhà in
[5].
Và Báo cáo hiện tình giáo phận Đông Đàng Trong năm 1885 của Giám mục
Van Camelbeck Hân, về những thiệt hại nhân sự và cơ sở vật chất do Văn
Thân như sau: “Cơ sở vật chất bị phá huỷ 17 cô nhi viện, 10 phước viện, 4
nông trại, 2 tiểu chủng viện, 2 nhà phát thuốc, 1 nhà in…”
[6]Căn
cứ các báo cáo này, nhà in của giáo phận Đông Đàng Trong – nhà in Làng
Sông có trước thời điểm năm 1872, bị phá hỏng năm 1885. Và có thể, nhà
in Làng Sông được xây dựng vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ
XIX, ra đời trước nhà in của giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) và nhà
in của Giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội)!
Năm 1904, nhà in Làng Sông được Giám mục Damien Grangeon Mẫn cho tái thiết và giao cho Linh mục Paul Maheu làm giám đốc
[7].
Mémorial, Mission de Quinhon số 109, Juillet 1914, thông báo một số qui
định về in ấn của Giám mục Damien Grangeon Mẫn: …nhà in bấy lâu nay
chưa đủ của mà thưởng kẻ đặt sách vở cho cân xứng; nên ta chưa nghị định
điều gì về sự thưởng và việc in; nay nhờ ơn Chúa giúp, nhà in đã khá
thạnh, thì ta quyết ít điều như thế này:
1. Nhà in có lãnh in sách gì của ai, dầu là của người bổn đạo thường, thì định công thưởng người ấy thế này:
a. In lần đầu thì sẽ thưởng 20 bổn, mỗi lần sau 10 bổn.
b. Một ngàn (1.000) bổn in đầu hết, hễ lợi 100, sẽ thưởng 20, còn bao nhiêu nữa, in mấy lần nữa, thì cứ lợi 100 thưởng 10.
2.
Mỗi lần in ra, thì sẽ cứ bình giá Cố coi nhà in đã định và Bề trên đã
ưng nhận, mà phỏng tính sẽ lợi được bao nhiêu, mà định phần kẻ chép
sách; tiền bạc ấy sẽ giao trụm liền một lần cho tiện.
3. Mãn 10 năm thì kẻ chép sách chẳng còn đặng thưởng gì nữa, chỉ mỗi lần in lại thì sẽ được 10 bổn mà thôi…
b. Trường dạy đạo và dạy văn hoá+ Nói về đạo thánh cùng phong hoá cho trẻ nhỏ đạo ngoại xem
“Ấy
vậy trong lúc bây giờ đâu đó có trường dạy chữ quấc ngữ: ta khuyên các
Cha rán làm sách vở, nói về đạo thánh cùng phong hóa cho trẻ nhỏ đạo
ngoại xem…
[8]“Linh mục Paul Maheu là người rất thông
thạo về kỹ thuật in ấn trước khi sang Việt Nam. Linh mục Paul Maheu trực
tiếp điều khiển nhà in Làng Sông từ năm 1904 đến năm 1913; tháng 5 năm
1913, ông về Pháp chữa bệnh và ở đó mãi đến năm 1919 mới trở lại Bình
Định tiếp tục quản lý nhà in. Từ năm 1904 đến 1945, ngoài Paul Maheu,
còn có các nhân vật “sáng giá” khác quản lý nhà in Làng Sông / Qui Nhơn:
Linh mục Perreaux, Linh mục Charles Dorgeville. Linh mục Charles
Dorgeville là một giáo sư dạy tiếng Latinh, một chuyên viên cơ khí tài
năng, một thợ điện lành nghề, và nhất là một công trình sư. Chính ông là
tác giả các công trình lớn của Địa phận Đông Đàng Trong, trong đó có
Tiểu Chủng viện Làng Sông.
Từ khi Paul Maheu làm Giám đốc năm
1904 đến năm 1945, là thời kỳ cực thịnh của Nhà In Làng Sông / Qui Nhơn.
Với những người quản lý nhà in giỏi về kỹ thuật, hệ thống máy in trang
bị mới, khổ rộng và hiện đại nhất lúc bấy giờ, một số lượng sách, báo
rất lớn đã được nhà in xuất bản. Trong năm 1922, Nhà In Làng Sông đã in
18.000 tờ báo định kỳ, 1.000 bản sách các loại, 32.000 ấn phẩm khác,
riêng Báo Lời thăm mỗi tháng 2 số, mỗi số ra 1.500 bản và phát hành cả
Đông Dương. Tổng cộng ấn phẩm của Nhà In Làng Sông / Qui Nhơn trong năm
lên đến 63.185 ấn phẩm với 3.407.000 trang in.
[9][13]
+ Hệ thống nhà trường: dạy học văn hoá và dạy giáo lýĐịa
phận Đông Đàng Trong (Qui-nhơn) qua những lá thư mục vụ cho thấy Giáo
hội đã cổ vũ mở trường học dạy văn hoá và có chương trình dạy giáo lý
tại họ đạo. Phương thế lan toả và bảo lưu được chữ quốc ngữ không thể
không nói đến ngoài hàng giáo sĩ còn nữ tu, thầy giảng, thầy giáo dạy
Chữ Quốc ngữ tại họ đạo địa phương. Cộng đồng người tín hữu có thể nói
như là chất kết nối nhiều thế hệ: họ học đạo, đọc sách đạo và dạy lại
cho con cái. Khi vì chiến cuộc, họ bỏ nhà cửa, ruộng vườn đi di tản đến
nơi khác và họ vẫn tiếp tục dạy kinh sách, giáo lý cho con học. Họ cần
học chữ quốc ngữ như phương thế biết đạo thánh Chúa và dạy cho con cái
sống niềm tin của mình. Có thể nói “không gian bảo lưu vững chắc cho Chữ
Quốc Ngữ” đến ngày hôm nay là cộng đồng Giáo hội địa phương.
+
Ông Nguyễn Quang Thanh, tham luận có tựa đề “Bình Đinh- Nơi có phong
trào dạy và học “Quấc ngữ” mạnh nhất “Đông Đàng Trong” trong những năm
đầu thế kỷ XX” đã ghi lại thư chung của Đức cha Đamianô. Lá thư có viết:
…
“Từ năm 1910-1930, giáo dục Quốc ngữ được hình thành có tính chất hệ
thống. Ngoài hệ thống trường công lập của Nhà nước, còn có hệ thống tư
thục trường do Giáo hội Thiên Chúa giáo thành lập. Tờ Mémorial de Qui
Nhơn – Bản thông tin hàng tháng của Giáo phận “Đông Đàng Trong” (tính từ
Đà Nẵng đến Bình Thuận và Tây Nguyên) tổng kết vào trang cuối năm bằng
tiếng Pháp xen tiếng Việt / Quốc ngữ, được in tại Nhà In Làng Sông / Qui
Nhơn và cũng là nơi đặt Toà Giám mục (nay thuộc xã Phước Thuận, Tuy
Phước, Bình Định), tháng 5 năm 1924 có in bức thơ của Giám mục Đamianô:
“Thơ chung về sự lập trường Chữ Quấc ngữ”. Trong thơ chung, Giám mục
Đamianô viết: “Cách hơn mười năm nay, Ta đã ra thơ chung rao truyền việc
lập trường sơ học. Chẳng may xảy ra cuộc chinh chiến cả thế bên Tây,
trong Địa phận nhiều nơi thiếu các Cha coi sóc; kế tiếp gặp mấy năm cơ
cẩn, nhiều chỗ phải thiếu thốn mọi bề; nên việc lập trường phải đình lại
chưa thành.
Nay
nhờ ơn Chúa đoái thương, đâu đó an cư lạc nghiệp, mọi nơi đều thơ thới;
nên Ta quyết định buộc một địa hạt phải lập ít nữa là một trường tại
nơi sở chính, đặng trẻ em nam nữ tựu tới học hành.
Ta
xét suy thấy những nơi đã có trường dạy, và trẻ em tới học chuyên cần,
thì được nhiều điều hữu ích; nhờ đó mà trẻ nhỏ được rõ thông đạo lý;
được mở trí khai tâm, được nết na đằm thắm từ khiêm; được lễ nghi khôn
ngoan khuôn phép…
Vậy
cho lập trường và cho mau thành sự, thì Ta cho các cha sở được phép lấy
của họ và của công-nhu mà lo… cùng bớt những cuộc tốn hao vô ích, để
của mà làm việc nầy ích hơn. Còn bổn đạo ai dư ăn dư để, nhứt là kẻ có
con cho đi học, thì khuyên ai nấy hãy lấy lòng rộng rãi mà cúng giúp
trong việc lập trường nuôi thầy dạy.
Còn những nhà nghèo không đủ của nuôi cho con ăn học, thì hãy xin Cha sở liệu cách giúp.
Mỗi
năm Cha sở và chức việc phải khai về việc trường học trong hạt mình lập
được mấy trường, học trò nam nữ bao nhiêu…, hầu Ta rõ việc này đã tấn
phát thể nào. Lại Ta sẽ đặt một cha đi giám tra các trường trong Địa
phận…
Sau
hết các thầy, các chú nhà trường đã về thế gian, hãy vui lòng lãnh việc
dạy dỗ trong mấy trường này. Dầu có ăn lộc tháng, song vì có lòng tốt
giúp anh em, nên ra công giáo huấn luyện tập lễ nghi, thì có công nghiệp
rất trọng… Ấy vậy Ta hết lòng trông cậy việc này sẽ tấn phát, thì sẽ
làm ích cho con nít giáo hữu mọi bề, nên mới viết thơ chung này cho anh
em tuân cứ.”
Ngoài ra, để đôn đốc các linh mục quản xứ, thư chung của Giám mục Đamianô cũng đã có:
“Lời
riêng cùng các Cha”: “Các Cha đã rõ việc học hành sanh ích lợi cho trí
khôn mà phong hoá; còn sự dốt nát làm hại cho tâm tư thói phép; thế thì
các Cha cũng hết lòng ao ước cho con chiên các cha khỏi chữ ngu si;
không biết chữ Nho, thì cũng thông Quấc ngữ mà học thiên học sách.
Vã Toà Thánh cũng hằng thúc giục các đấng giám mục lo lập trường trong Địa phận đặng dạy dỗ các trẻ thơ. Lại cách mấy năm nay Toà
áp việc giảng đạo buộc các Đấng ấy mỗi năm khi khai sổ Địa phận mình,
thì phải khai đã lập được mấy trường dạy trẻ nhỏ, và số nam nữ nhập học
được bao nhiêu. Vì vậy phần ta phải vâng ý Toà Thánh, nên tống Thơ chung
nầy truyền cho các Cha lo lập trường cho kíp, và đến kỳ khai sổ cũng
phải khai mọi việc về trường học nữa.
Vậy thì các Cha hãy lo lập
trường dạy trong Địa hạt. Mà hễ lập rồi, phải năng tới lui xem xét coi
thầy giáo có ân cần luyện tập cho học trò hay không; và trẻ nhỏ có siêng
năng học hành hay biếng trễ. Khi thấy đứa giỏi, hãy ban khen ban
thưởng; còn biết đứa làm biếng trớ trinh ngang đầu cứng cổ, thì quở phạt
tùy nghi.
Ta quyết chắc, nếu các cha sẵn lòng lo, thì việc học hành mau chóng thạnh.
Những
nơi trẻ nhỏ tựu trường học được cả năm, như các trường tổng, thì càng
hay; bằng chẳng thì các Cha liệu những tháng nào tiện hơn mà dạy.
Những
đứa nghèo nàn không thể học được, thì các cha liệu thế; như bắt nó tới
học ít nhiều hồi đầu hôm, hoặc xuất của họ của công-nhu mà giúp nó học,
ít nữa là cho nó đọc sách vừa xuôi.
Khi lập trường rồi, mà chưa
kiếm ra thầy dạy, thì các Cha dùng các thầy đang giúp Địa phận dạy đỡ ít
lâu; song phải liệu kiếm thầy dạy cho mau, kẻo bê việc khác…”
+ Mở trường dạy Chữ Quốc ngữ“Đồng
thời việc đăng tải thơ kêu gọi, khuyến khích mở trường dạy chữ Quốc ngữ
của Cha Bề trên, Mémorial de Qui Nhơn cũng đăng tải hướng dẫn vị trí
quy hoạch, thiết kế xây dựng trường, cách thức tổ chức lớp học và đáng
chú ý là nội dung chương trình giảng dạy theo qui chuẩn giáo dục toàn
diện, khoa học của phương Tây khá cụ thể:
Vị
trí xây dựng trường phải là nơi đi lại thuận tiện, cao ráo để tránh lụt
lội, ưu tiên trường hướng về hướng Đông để đón không khí trong lành, xa
chợ búa để tránh tiếng ồn. Phòng học có kích thước: 6,5m x 6,5m hoặc
5,5m x 6,5m, không có cột ở giữa phòng, trần nhà cao 4,5m, tường sơn màu
trắng và hàng năm phải sơn lại, gạch ngói xây dựng phải thích hợp. Về
hướng mặt trời phải có hành lang có mái che đủ rộng để ánh sáng không
chiếu dọi vào. Phải có nhiều cửa sổ và cửa lớn để phòng có đủ ánh sáng.
Học sinh không được ngồi đối diện với ánh sáng, không ngồi còng lưng.
Sân chơi phải đủ rộng, trồng cây có bóng mát, mặt sân cứng và có độ dốc
để không đọng nước. Phòng học phải có ba lối đi rộng 0,5m (một lối đi
chính giữa, hai lối đi hai bên). Bàn học sinh có độ nghiêng vừa phải, có
chiều rộng 0,5m cho mỗi học sinh và có ba loại bàn chiều cao thích hợp
tầm vóc của học sinh…”[14]
Hướng
dẫn việc mở trường dạy Chữ Quốc ngữ của Giáo phận Đông Đàng Trong đăng
trong Mémorial de Qui Nhơn năm 1927 (tr. 64-68; 74-82) tổng quát như
sau:
a. Hướng dẫn chung
b. Về quy chuẩn phòng lớp1.
Địa điểm; 2. Phòng lớp (kích thước phòng); 3. Sân chơi; 4. Chỗ trọ; 5.
Nước uống; 6. Nhà vệ sinh; 7. Bảng đen; 8. Bàn giáo viên; 9. Tủ; 10.
Dụng cụ (hình, bảng vẽ…); 11. Toát yếu về đo lường; 12. Sổ sách: sổ cái,
sổ kêu tên (điểm danh).
c. Về việc giảng dạy tại lớp
1.
Sách học; 2. Chuẩn bị giáo án; 3. Chương trình cho mỗi môn học; 4. Cách
giảng dạy; 5. Vở học; 6. Sửa bài tập; 7. Cách phạt sửa dạy; 8. Hình
phạt; 9. Lời phê; 10. Khen thưởng (học tập, hạnh kiểm…).
d. Về các môn học
1.
Tập viết; 2. Bài đọc quốc ngữ; 3. Bài đọc tiếng pháp (chỉ đề cập đến
bài nầy sau bài Quốc ngữ và sau khi đã nhận biết một số từ thường dùng);
4. Bài đọc thường thức; 5. Chính tả; 6. Từ vựng; 7. Tập viết; 8. Toán
(số học); 9. Đo lường; 10. Hình học; 11. Thường thức; 12. Địa lý; 13.
Lịch sử; 14. Hội họa; 15. Đạo đức”.[15].
IV. CHỮ QUỐC NGỮ HÌNH THÀNH TRONG KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI - TÂY NGUYÊN1. Ông Tạ Văn Thông, trong bài tham luận “Chữ Quốc ngữ và Chữ viết các Dân tộc thiểu số ở Bình Định”, nhận xét về một số đặc điểm của chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như sau:
“Tình
hình chữ viết của các dân tộc ở nước ta khá đa dạng, phong phú, xét về
nguồn gốc, sự hình thành, tự dạng. Nhiều dân tộc đã có chữ viết, một số
dân tộc có nhiều hơn một hệ thống chữ viết, một số dân tộc lại chưa có
chữ. Một số hệ chữ viết có lịch sử trên dưới nghìn năm. Chữ Thái cổ,
Chăm cổ, Khơ Me dựa trên tự dạng Sanskrit. Chữ cổ của người Tày, Nùng,
Cao Lan, Ngạn, Dao… thuộc dạng chữ vuông, bắt nguồn từ chữ Hán, có
truyền thống vài thế kỷ. Nhiều hệ chữ viết khác, được chế tác gần đây,
dựa trên tự dạng Latinh (…).
“Các
hệ thống chữ viết “mới” (còn gọi là: các chữ viết từ dạng Latinh): Đây
là các hệ thống chữ viết có lịch sử không dài, được chế tác trên cơ sở
các kí hiệu của chữ Latinh – có tự dạng Latinh: chữ Gia Rai, Ê Đê, Cơ
Ho), Pa Cô - Ta Ôi, Bru - Vân Kiều, Cơ Tu, Ra Glai, Tày – Nùng, Mường,
Thái, Ba Na, Hrê, Chăm (Hroi)… Các hệ chữ viết tự dạng La Tinh của các
dân tộc thiểu số ở nước ta ra đời trong những thời kì khác nhau. Một số
bộ chữ ra đời trước năm 1945 (Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho); phần lớn hệ
thống chữ ghi âm, căn cứ trên các kí hiệu chữ Latinh, được chế tác sau
năm 1960.”[16]
2. Những công việc các vị thừa sai cần làm đầu tiên khi đặt chân lên vùng dân tộc Tây NguyênChữ
viết theo mẫu tự Latinh thuận lợi cho việc phiêm âm các tiếng dân tộc
tại vùng Tây Nguyên, nhất là tiếng dân tộc Bahnar, Sơ Đăng hoặc Jrai.
Ngay từ tiếp cận đầu tiên với dân tộc Tây nguyên, các vị thừa sai vượt
qua mọi khốn khó khi học tiếng bản địa, không có sách, không có thông
dịch viên, phải tìm tòi nghiên cứu và đúc kết chữ tiếng Bahnar để hiểu
và dạy giáo lý.
[17]Lịch sử của các vị thừa sai lên
vùng Tây Nguyên phải trả một giá rất đắt với muôn nghìn khó khăn, anh
hùng được cha Dourisboure thuật lại trong tác phẩm của ngài có tựa đề
“Les sauvages Bahnars” và được cha Simonet ghi lại trong quyển có tựa đề
“La Mission des Grandes Plateaux”.
1. Cha Bề trên Combes
phụ trách loan báo Tin Mừng cho cư dân Bahmar Jơlơng tại Kon Kơxâm tả
ngạn sông Đăk Bla (xã Hà Tây, tỉnh Gialai bây giờ) trong thư của ngài
gửi cho các cha trong ban Giám đốc Chủng viện Hội Thừa sai, ngày 29
tháng 09 năm 1853 như sau (xin trích) :
“Con rất muốn miêu tả
thật chi tiết về những vùng đất mà cho đến nay chưa một ai biết đến.
Nhưng vì quá bận bịu trong việc học thổ ngữ để dịch kinh nguyện và các
bài giáo lý; đàng khác, bị cắt ngang bỡi những cuộc viếng thăm thường
xuyên của anh em dân tộc, vì thế hôm nay con cũng không thể cung cấp cho
quí cha điều gì khác ngoài những cái nhìn khái quát nhất và vô trật tự
về sắc dân mà con đang rao giảng Tin Mừng, cũng như các bộ tộc sống
chung quanh.”
a. Học thổ ngữ
Việc
các vị thừa sai học thổ ngữ là ưu tiên hàng đầu. Đây là phương tiện để
tiếp xúc với cư dân bản địa, là chiếc cầu nối giữa người với người trong
đời thường, giữa hai tâm hồn trong đời sống giáo dục và tâm linh. Vấn
đề học thổ ngữ không có thông dịch, không có tự điển giúp đỡ thật là vất
vả!
Để có thể truyền giáo cho người sắc tộc thì phải biết ngôn
ngữ của họ. Việc trước tiên phải làm là học tiếng. Cha Dourisboure, tác
giả cuốn Dân Làng Hồ, kể lại kinh nghiệm như sau:
“Trên
đời này, ít có điều gì khó hơn là học một ngôn ngữ mà không có sách vở,
không có tự điển, không có sách ngữ pháp, không có người thông dịch; và
nhất là những người nói ngôn ngữ đó lại là những người dân khốn khổ,
hiểu biết hạn chế, trí khôn chậm phát triển.” (DOURISBOURE, Dân Làng Hồ,
NXB Đà Nẵng, 2014, tr. 77). Vậy phải bắt đầu từ đâu? Cha Dourisboure
viết tiếp: “Chúng tôi lên nhà rông để học vài ba từ Bahnar. Mỗi người
cầm bút chì và một mảnh giấy, ngay khi tưởng là đã nắm được nghĩa của
một từ thì vội ghi lại.”“Đến
lúc anh em dân tộc đã đi rẫy hoặc đi ngủ, thì ba anh em chúng tôi họp
lại để so sánh những điều đã ghi lại, và thống nhất những điều mà chúng
tôi đã học được, hoặc tưởng là đã hiểu được.” (Sđd, tr. 79). Việc
học tiếng Bahnar chỉ là bước đầu, về sau, với các trung tâm truyền giáo
cho các sắc tộc khác nhau, các vị thừa sai cũng phải học cho biết các
thổ âm khác nữa.
b. Chữ viết với nhu cầu truyền giáoCha
vị thừa sai tại Vùng Tây Nguyên dần dần lập ra tự điển bằng ký hiệu chữ
Latinh. Riêng cha Dourisboure đã tạo được quyển từ điển“DICTIONNAIRE
BAHNAR-FRANÇAIS”, NXB. Hồng-Kông, 1889.
Sứ mạng chính yếu của các
vị thừa sai là rao giảng Lời Chúa, nền luân lý Công giáo. Do đó, các vị
thừa sai cần thấu hiểu ngôn ngữ nói và tạo ra ngôn ngữ viết như phương
thế tối cần thiết cho sứ vụ của mình. Cha Dourisboure xác định điều đó
như sau:
“Thế
mà rao giảng Đạo, để giải thích tín lý cao siêu trong một thổ âm nghèo
nàn thì phải biết tường tận thổ ngữ đó. Cho nên một trong những phận sự
thiết yếu của người thừa sai là học cho rành ngôn ngữ mà ông phải dùng
để giảng dạy, ban phép giải tội, hành xử nhiệm vụ thừa tác… Một trong
những phương tiện đầu tiên là phải nói thông thạo ngôn ngữ của những
người mà mình muốn rao giảng Tin Mừng.”[18]
Với
cố gắng vượt mức trong thời gian ngắn, các ngài đã đủ để nghe để nói,
để giảng dạy. Đồng thời các ngài ổn cố lại được lối phiên âm cho tiếng
nói dựa trên một số nguyên tắc ngữ học, hoặc trên thực tế, dùng âm sắc
của tiếng nói. Các ngài vừa học vừa nghiên cứu cách phiên âm ra chữ viết
tiếng Bahnar.
Khi Linh mục Dourisboure lên ở KONTRANG một mình
vào năm 1852 giữa những anh em dân tộc, với thổ ngữ xa lạ, ngài cảm thấy
một nỗi buồn da diết. Lúc đó ngài bắt đầu học tiếng Sơđang rất cần cho
giao dịch và dạy giáo lý. Tạm trú tại nhà ông LAM, được sự giúp đỡ tận
tình của ông, con cái và người nhà, ngài biết vừa đủ thổ ngữ.
Năm
1853, tức là sau 2 năm mày mò học tiếng, các thừa sai đã có những bản
kinh và giáo lý cho các dự tòng đầu tiên. Tác giả Dân Làng Hồ cho biết:
“Tôi
đã bắt đầu biết kha khá thổ ngữ thông dụng ở Kon Trang. Còn Cha Combes
đã soạn xong tập giáo lý nhỏ bằng tiếng Bahnar và đã dịch xong các kinh
mà mỗi Kitô hữu phải biết và phải đọc. Đến lượt mình, tôi dịch lại công
trình nhỏ bé của ngài sang tiếng Sơđăng.”[19] Và cứ như thế, các cộng đoàn Kitô giáo dần dần phát triển trên Miền Truyền giáo Tây Nguyên.
2. Dạy đọc và dạy viết cho người dân tộc
a. Chữ BahnarSau
một thời gian ở vùng Sơđang-Rơngao, cha Doursiboure trở lại vùng
Bahnar. Ngài có dịp nghiên cứu tiếng Bahnar với mục đích phiên âm tiếng
Bahnar cho chuẩn như chữ phổ thông cho cả vùng truyền giáo. Ngài cố gắng
trong thời gian dài để hoàn thành một quyển TỰ ĐIỂN BAHNAR – FRANÇAIS
dựa trên những nguyên tắc ngữ học rất khoa học in tại HongKong năm 1889.
Sau đó, cha Vialleton viết sách giáo lý tiếng Bahnar (in tại HongKong
năm 1894) bằng mẫu tự la tinh với một số dấu hiệu đặc biệt khác để thích
hợp phiên âm tiếng bản địa[20]. Đây là những thành quả trong một quá
trình làm việc tập thể gồm các vị thừa sai, các thầy giảng, một số anh
em dân tộc giúp tạo nên chữ viết tiếng bản địa bằng mẫu tự Latinh.
[21]Trong
khi đó Cha Bề trên COMBES cũng tạo chữ viết cho tiếng Bahnar theo một
hướng khác: phiên âm tiếng nói theo cách phát âm nói.
Như vậy,
trong quyển tự điển Bahnar – Français, Cha Dourisboure đã hiệu chính
được nhiều tiếng dân tộc Bahnar và tìm thấy ý nghĩa thích hợp dùng trong
việc soạn giáo lý và trong phụng vụ.
3. Về mặt tôn giáo của người dân tộc
“Về
mặt tôn giáo, người Bahnar tin vào rất nhiều thần linh, có lợi hay gây
hại cho con người. Theo họ, mỗi ngọn núi, mỗi con sông, mỗi tảng đá, mỗi
cây to, tắt một lời, mỗi loại đều có thần linh riêng của mình. Còn ý
nghĩ về một Đấng cao cả, Đấng tối thượng và là Đấng tạo dựng muôn loài,
thì dường như không có, hay ít ra con không nhận thấy điều đó. Nếu hỏi
họ con người bỡi đâu mà có, thì họ chỉ có thể trả lời rằng đó là một vị
cha chung của nhân loại được cứu khỏi một trận lụt lớn nhờ chui vào một
cái thùng (…) Linh hồn thì bất tử, khi lìa khỏi xác nó sẽ đi lang thang
một thời gian quanh các mồ mả và các núi đồi lân cận. Nó thường hiện ra
ban đêm làm người ta khiếp sợ, rồi biến mất hút vào vực sâu tăm tối ở
phương Nam. Đó là điểm hẹn chung của các linh hồn sau khi chết. Đây là
tất cả những gì người Bahnar biết về số phận của chúng ta ở cõi đời sau;
tương lai đối với họ là một huyền nhiệm mà họ chẳng cần tìm hiểu, duy
chỉ có hiện tại là điều thu hút toàn bộ tâm trí họ và họ chẳng còn muốn
quan tâm đến điều gì khác nữa.”[22]
Chữ Jrai. Linh
mục GIOAN BAOTIXITA NICOLAS, MEP cũng đã biên soạn tập giáo lý dự tòng
và một số kinh bằng tiếng Jrai vào đầu thế kỷ XX với tựa đề “CATÉCHISME
EN JRAI”.
[23]b. Chữ Quốc ngữTrong quyển “Mở Đạo Kon Tum”, của hai tác giả P. Ban và S. Thiệt đề cập việc dạy chữ cho trẻ người dân tộc:
“Cuối
năm 1884, cha Bề Trên Truyền xuống Annam tình cờ gặp thầy Hương đã dạy
tiếng Annam cho người. Thầy trò gặp nhau mừng rỡ chuyện vãn thiết tình;
bấy giờ cha Bề trên hỏi thầy có muốn lên Mọi giúp việc giảng đạo chăng?
Thầy bèn thưa: nếu Bề trên có sai đi, thì cũng bằng lòng (…) Đến Touer
gặp cha Cảnh xuống rước; qua ngày sau đến Kon Tum ai nấy mới vui mừng,
vì đã trải qua hiểm nguy khốn khó. Người An nam và Mọi đều tỏ lòng kính
trọng tử tế, thết đãi thầy Hương cách vui vẻ. Thầy nghỉ ít bữa đoạn bắt
đầu dạy chữ cho trẻ Mọi. Nên người Mọi khỉ sự biết chữ là từ đó. Đến sau
thầy đã trở về An Nam chịu chức thầy cả và qua đời bình an tại Lòng
Sông.”[24]Cũng ngay từ bình minh cuộc truyền
giáo Tây Nguyên, ngoài việc dạy giáo lý cho người dân tộc bằng chữ dân
tộc, mà còn quan tâm dạy sách bổn, giáo lý bằng tiếng quốc ngữ cho thanh
thiếu niên người kinh và mở nhiều trường tại địa sở dạy văn hóa bằng
tiếng quốc ngữ
[25], chưa kể thành lập trường đào tạo giáo phu
từ năm 1908 (Nhà In Cuênot Kontum) in Nguyệt san Hlabar Tơbang từ năm
1911 và một số nguyệt san tiếng Quốc ngữ từ năm 1933 như Nguyệt san
“Chức Dịch Thư Tín” (từ năm 1933 – 1939) (Nhà In Trường Cuênot) dành cho
Ban chức việc…
Việc dạy giáo lý, niềm tin Kitô hữu và đời sống đạo của cộng đồng dân Chúa là
NỘI LỰC SÁNG TẠO VÀ BẢO TỒN “CHỮ QUỐC NGỮ” TRONG KHUNG CẢNH
“KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CHỮ QUỐC NGỮ”.
Kontum 28/01/2016
Lm. Gioankim Nguyễn Hoàng Sơn
--------------------------
[1]
+ Linh mục Nguyễn Trường Thăng chia sẻ trong Hội thảo khoa học tại
Qui-nhơn ngày 13/01/2016 như sau: “Qua cuộc hội thảo khoa học Bình Định
và Chữ Quốc ngữ, qui tụ nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu với trên 80 bài
tham luận cho thấy, đã đến lúc kết thúc việc đưa lên sách giáo khoa
những thành kiến đã được khép lại. Ai có âm mưu này, thủ đoạn nọ, hãy
nêu đích danh, không hồ đồ, vơ đũa. Hội thảo hình như cũng mong có những
ý kiến phản biện, đã gài “cò mồi” để cử tọa lên tiếng, nhưng chỉ thấy
im lặng, các vị lên tiếng lại “bênh vực” triệt để. Nên nhớ họ không phải
là thuộc nhóm “ca tô”.
+ Đỗ Hữu Nghiêm, NGUỒN: http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/08/ac-lo-alexandre-de-rhodes-mot-nhan-inh.html
“ĐẮC LỘ - ALEXANDRE DERHODES: MỘT NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP “
[2] Bài tham luận của Petrus Paulus Thống: “Chữ Quốc Ngữ và Môi Trường Bình Định”.
[3]
https://www.vinabook.com/canh-vuc-than-linh-tieu-luan-ve-doi-song-noi-tam-p36990.html[4] Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/khong-gian-van-hoa-cong-chieng-tay-nguyen[5]
Trích bài tham luận của Petrus Paulus Thống: “Chữ Quốc ngữ và Môi
trường Bính Định” có đoạn: “Dictionarium Annamiticum Lusitanum Latinum”
của Alexandre de Rhodes chỉ có Chữ Quốc Ngữ, thì cuốn “Dictionarium
Anamitico Latinum” của Pigneau de Béhaine và cuốn “Dictionarium
Anamitico Latinum” của Jean Louis Taberd có Chữ Nôm in ấn rất đẹp và
“bền vững”, nhất là cuốn của J.L. Taberd.
[6] T.S. Trần Quốc Anh * ĐH
Santa Clara, California trong chuyên đề “Các Giáo sĩ Dòng Tên và Công
Cuộc La Tinh Hóa Tiếng Việt ở Thế Kỷ 17-28”, Bài thuyết trình tại hội
thảo khoa học “Bình Định và Chữ Quốc Ngữ” Quy Nhơn, 13//1/2016.
- Xin xem tư liệu của L.M. Nguyễn Khắc Xuyên và Phạm Đình Khiêm, trong sách có tựa đề: “Giáo sĩ Đắc Lộ và Tác phẩm Quốc ngữ đầu tiên”, NXB Tinh Việt Văn Đoàn năm 1961”, trang XL-XLII.
[7]
Trích bài tham luận của Petrus Paulus Thống: “Chữ Quốc ngữ và Môi
trường Bình Định”, đã đề cập cụ thể; “(…) thời kỳ cuối thế kỷ XVI đầu
thế kỷ XVII lúc bấy giờ Dòng Tên Tỉnh Dòng Nhật Bản bị chi phối bởi Bồ
Đào Nha nên việc La tinh hóa và soạn từ điển và ngữ pháp đương nhiên
chịu ảnh hưởng sâu đậm ngôn ngữ, chữ viết Bồ Đào Nha. Dĩ nhiên cũng có
ảnh hưởng phần nào của các ngôn ngữ khác như Ý, Pháp, vì các vị thừa sai
không phải tất cả đều là người Bồ Đào Nha; cũng có những vị là người Ý,
người Pháp, nhưng có điều chắc chắn là các vị không phải người Bồ Đào
Nha đó đều rành tiếng Bồ Đào Nha. Trường hợp Việt Nam, việc La tinh hóa
chữ viết, có thể nói được là đi sau, học tập hai “đàn anh” Tamil và Nhật
Bản. Từ năm 1578, 1579, 1586, thừa sai Dòng Tên Henrique Henriques
(1520-1600) người Bồ Đào Nha đã Latinh hoá hệ thống chữ viết Tamil và đã
xuất bản những sách như: THAMBIRAN VANAKKHAM (DOCTRINA CHRISTAM EN
LINGUAR TAMUL), KIRISITHIYAANI VANAKKHAM, FLOS SANCTORUM. Đặc biệt ông
đã xuất bản cuốn Ngữ pháp tiếng Tamil ARTE MALAUAR và cho lưu hành nội
bộ một cuốn Từ vựng Tamil Bồ Đào Nha. Nhưng có thể nói người có ảnh
hưởng trực tiếp và trở thành mẫu mực cho các thừa sai Dòng Tên ở Việt
Nam trong việc La tinh hóa chữ viết và làm những cuốn Ngữ pháp và Từ
điển chính là Thừa sai Dòng Tên người Bồ Đào Nha João Rodrigues
(1558-1634). Cụ thể ông đã La tinh hóa hệ thống chữ viết Nhật Bản và
xuất bản cuốn Từ vựng Nhật-Bồ Đào Nha VOCABULARIO DA LINGOA JAPAM (năm
1603) với khoảng 30000 mục từ và cuốn Ngữ pháp tiếng Nhật ARTE DA LINGOA
DE JAPAM DIUIDIDA EM TRES LIVROS (năm 1604). Như vậy chữ viết Tamil
cùng với chữ viết Nhật Bản đã được La tinh hóa hoàn chỉnh từ rất sớm
nhưng cũng sớm đi vào quên lãng. Một dẫn nhập dài dòng nhưng cần thiết
để thấy sự độc đáo và hi hữu của CQN”.
[8] T.S. Trần Quốc Anh * ĐH
Santa Clara, California: “Để công cuộc truyền giáo được hiệu quả, họ
phải học ngôn ngữ bản địa và soạn sách vở bằng ngôn ngữ ấy để truyền đạt
tư tưởng Kitô giáo.”
[9] Như trên: Trích bài tham luận của Petrus Paulus Thống.
[10] Trích trong bài tham luận của Huỳnh Văn Mỹ, “Khởi nguyên của Chữ Quốc ngữ”.
* Chú thích :
(1) S.J : Dòng Tên là dòng tu lấy tên theo tên Chúa Giêsu - Dòng Chúa Giêsu (Societas Jesu, được viết tắt là S.J.).
(2) Theo hiến pháp Dòng Tên, cư sở (residentia) là khu nhà lớn có nhiều tu sĩ ở và có các hoạt động tông đồ khác nhau.
[11] x. Tham luận đã dẫn của T.S. Trần Quốc Anh.
[12] Trích trong bài của Huỳnh Văn Mỹ, “Khởi nguyên của Chữ Quốc ngữ”.
[13]
x. Nguyễn Thanh Quang, NHÀ IN LÀNG SÔNG – MỘT TRONG BA TRUNG TÂM TRUYỀN
BÁ CHỮ QUỐC NGỮ VÀ VĂN HỌC QUỐC NGỮ ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM.
Chú dẫn(1) Hoàng Xuân Việt, Tìm hiểu Lịch sử Chữ Quốc ngữ, Nxb Văn hoá-Thông tin, 2007, tr. 392.
(2) MGR. ISIDORE COLOMBERT, Archives.mep, Rapport des Évêques, Rapport n0 8, Cochinchine Occidentale, le 15 octobre 1893.
(3)
http://archives.mepasie.org, Rapport des Évêques, Rapport n0 8
MGR.ISIDORE COLOMBERT, Cochinchine Occidentale, le 15 octobre 1893.
(4) http://archives.mepasie.org, Donatien Éveillard (1835-1883) Fiche Individuelle, la fiche biographique, Numéro: 795
(5) http://archives.mepasie.org. Rapport des Évêques, Rapport n0 41, Mgr Charbonnier, Cochinchine Orientale, 1873.
(6) http://archives.mepasie.org, des Éveques, Rapport n0 288, MGR. Van Camelbecke, Cochinchine Orientale, 1885.
(7)
Gérard Moussay et Brighitte, Répertoire des Membres de la Société des
MEP 1659-2004, Paris 2004, Paul André Maheu (2170), p. 320.
(8) Mémorial, Mission de Quinhon, số 109, Juillet 1914, p. 46-48.
(9) http://archives.mepasie.org. Rapport des Évêques, Rapport n0 553. MGR.
Gallioz, Chapitre VI, Groupe des Missions de Cochinchine et du Cambodge
Xin xem thêm bài tham luận của Petrus Paulus Thống: “Chữ Quốc ngữ và Môi trường Bính Định”, có đoạn viết về nhà in như sau:
“(…) Nước Mặn, nói riêng, Bình Định nói chung, là một trong những cái
nôi CQN, điều này không có nghĩa đó chỉ là nơi khởi đầu của CQN mà
thôi. Bình Định đã cụ thể hoá CQN qua những sản phẩm in, qua nhà in. Chúng tôi muốn nói đến Nhà In Làng Sông, về sau còn gọi là Nhà In Qui Nhơn.
Căn cứ các báo cáo của các Giám mục Puginier, Charbonnier, Camelbecke,
thì nhà in của Giáo phận Đông Đàng Trong, tức nhà in Làng Sông, phải có
trước thời điểm năm 1872, và nhà in này đã bị phá hỏng năm 1885. Và có
thể, nhà in Làng Sông còn có trước nhà in của Giáo phận Tây Đàng Trong
(Sài Gòn), tức nhà in Tân Định (1867) và các nhà in của Giáo phận Tây
Đàng Ngoài (Hà Nội), tức các nhà in Kẻ Vĩnh (còn gọi Ninh Phú), Kẻ Lõi,
Kẻ Sở vì những chứng liệu sau đây. Năm1844, phần đất phía Nam của Giáo
phận Đàng Trong đã được tách ra để làm Giáo phận mới là Giáo phận Tây
Đàng Trong, tức Sài gòn. Năm 1850, phần đất Cao-Miên lại được tách ra
làm Giáo phận Nam-Vang. Phần còn lại gọi là Giáo phận Đông Đàng Trong
gồm lãnh thổ từ sông Gianh đến Phan Thiết; Toà Giám mục đặt tại Nước
Mặn (Gò Thị). Và Tiểu Chủng viện Làng Sông được thành lập năm 1863.
Thông thường thì ở mỗi Giáo phận các cơ sở chính vẫn là toà giám mục,
nhà thờ, nha xứ, nhà lẫm, nhà chung, nhà trường (tức chủng viện), nhà
phước, nhà in, nhà thuốc, nhà thương, nhà mồ côi… và tất cả thường đi
chung với nhau.
Sau Văn Thân, Toà Giám mục Đông Đàng Trong và cơ
sở Nhà Chung được xây dựng lại năm 1891. Tiểu Chủng viện Làng Sông, ngày
nay thuộc thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình
Định, thành lập năm 1863, được xây cất năm 1892. Năm 1925, Tiểu Chủng
viện Làng Sông được xây cất lại gồm hai gian nhà gạch xây, mái lợp ngói,
có tầng lầu, thay thế bốn nhà tranh cũ. Nhà in nằm trong khuôn viên của
Tiểu Chủng viện. Công việc xây cất trong hai năm. Lễ Khánh Thành vào
ngày 21 tháng 9 năm 1927. Kiến trúc sư là Linh mục Charles Dorgeville và
quản đốc là Thầy Hoà thuộc Hội Thầy Giảng.”
[14] Thư chung ( tháng 5 năm 1924) của Giám mục Đamianô.
[15] Ông Nguyễn Quang Thanh, “Bình Đinh - Nơi có phong trào dạy và học
“Quấc ngữ” mạnh nhất “Đông Đàng Trong”. trong những năm đầu thế kỷ XX ».
[16] Xin xem: Tạ Văn Thông, trong bài tham luận “Chữ Quốc ngữ và Chữ viết các Dân tộc Thiểu số ở Bình Định” ngày 13/01/2016.
[17] x. Dourisboure, “Dân Làng Hồ” (Les sauvages Bahnars) MEP, in Paris 1873; Bản dịch có tựa đề “Dân Làng Hồ”, NXB Đà Nẵng 2014. Chương VIII, trang 77-79.
[18] Id chương VIII, tr. 78.
[19] Id, tr. 122.
[20] Dictionnaire Bahnar – Français của cha P.X Dourisboure, MEP in tại HONGKONG năm 1889; quyển sách giáo lý về “Cuộc đời tại thế của Chúa Giêsu”(JEJU KRITÔ)
bằng tiếng Bahnar của cha Vialleton Truyền, in tại HONGKONG năm 1894.
[21] Xin đọc thêm bài nghiên cứu của Linh mục Nguyễn Hoàng Sơn:
“DICTIONNAIRE BAHNAR-FRANÇAIS”, NXB. Hồng-Kông 1889, của Linh mục
DOURISBOURE (MEP). Đường dẫn
http://giaophankontum.com/Tu-Lieu-155_%E2%80%9CDICTIONNAIRE-BAHNARFRANCAIS%E2%80%9D-NXB-HongKong-1889-cua-Linh-muc-DOURISBOURE-MEP.aspx
[22] Id, “Dân Làng Hồ”, trang 302-303.
[23] Xin đọc thêm bài nghiên cứu của Linh mục Nguyễn Hoàng Sơn về chữ viết tiếng Jrai, đường dẫn:
http://giaophankontum.com/Ky-Su-35_Mot-van-ban-co-bang-tieng-Jrai.aspx
[24]
Sđd, P. Ban và S. Thiệt, “Mở Đạo Kon Tum”, đã chuẩn nhận do Đức Giám
mục Tông toà, Kontum ngày 10 tháng 02 năm 1933,Nhà in Qui Nhơn năm 1933,
(Đoạn thứ Hai Mươi Mốt, Thầy Hương lên Mọi) trang 222-224.
[25] Xin
xem “Les Missions Catholiques D’Indochine, năm 1933: Trường của Sư huynh
Thánh Giuse (70 học sinh); 05 trường tiểu học (175 học sinh), 1 trường
giáo phu cho người Bahnar (100 học sinh).
Theo thống kê trong
“Les Missions Catholiques En Indochine”, MEP năm 1939: Địa phận Kontum
ngoài chủng viện thừa sai Kontum, còn 01 trường giáo phu (100 học sinh);
17 trường tiểu học (578 học sinh).