Đức ông Nicola Bux, thần học gia
TT (National Catholic Register, 27/6/2017, Edward Pentin) - "Để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại trong Giáo Hội đối với giáo huấn và thẩm quyền của Giáo hoàng, Đức Giáo hoàng phải tuyên bố đức tin, khẳng định Công giáo là gì và sửa lại những lời nói và hành động 'nghi ngờ và sai lầm' đã được giải nghĩa theo cách phi Công giáo." Đây là lời của Đức ông Nicola Bux, một nhà thần học được tôn trọng và là nguyên cố vấn cho Bộ Giáo lý Đức tin trong thời giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI.
Trong cuộc phỏng vấn sau đây với Register, Đức ông Bux giải thích rằng Giáo hội đang "khủng hoảng trọn vẹn đức tin" và rằng những cơn bão của sự phân rẽ Giáo hội đang trải qua là do sự từ bỏ - "sự bỏ rơi tư tưởng Công giáo".
Các bình luận của Đức ông Bux được đưa ra sau khi có tin 4 hồng y dubia (nghi ngờ), xin làm rõ về Tông thư Amoris Laetitia, đã viết thư cho Đức Giáo hoàng ngày 25 tháng 4 xin ngài cho một cuộc tiếp kiến riêng nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời. Các hồng y bày tỏ mối quan tâm về "tình hình nghiêm trọng" của các hội đồng giám mục và các giám mục đưa ra các diễn giải khác nhau về tài liệu, một số trong họ nói là phá vỡ giáo huấn của Giáo Hội. Họ đặc biệt quan tâm đến sự nhầm lẫn sâu sắc này đã gây ra, đặc biệt là đối với các linh mục. "Đối với nhiều người Công giáo, thật không thể tin nổi rằng Đức Giáo hoàng đang yêu cầu các giám mục đối thoại với những người có tư duy khác [ví dụ như Kitô hữu không phải là Công giáo], nhưng không muốn gặp mặt với các hồng y trước, là những người cố vấn chính của mình. Đức ông nói thêm: "Nếu Đức Giáo hoàng không bảo vệ giáo lý, ngài không thể áp đặt kỷ luật."
***
Những liên quan về sự 'hỗn độn giáo lý', mà người ta thấy đang xảy ra, ảnh hưởng đến linh hồn các tín hữu và linh mục?
Hậu quả đầu tiên của sự bất chính về giáo lý đối với Giáo Hội là sự chia rẽ, do sự từ bỏ, là sự bỏ rơi tư tưởng Công giáo, như được định nghĩa bởi Thánh Vincent Lerins: Semod quod, quod ubique, quod ab omnibus credur (Điều đã được tin ở mọi nơi, thì luôn được tin trọn vẹn). Thánh Irenaeus của Lyon, người gọi Chúa Giêsu Kitô là "Thầy của sự hiệp nhất", đã chỉ ra những kẻ dị giáo rằng mọi người đều tuyên xưng những điều tương tự, nhưng không phải ai cũng có ý tương tự. Đây là vai trò của Huấn Quyền, dựa trên chân lý của Chúa Kitô: mang mọi người trở lại với sự hiệp nhất Công giáo.
Thánh Phaolô khuyến khích Kitô hữu đồng tâm và nói chuyện với sự nhất trí. Ngày nay thánh nhân sẽ nói gì? Khi các hồng y im lặng hoặc cáo buộc các đồng nghiệp của họ; khi các giám mục đã từng nghĩ, nói và viết - scripta manent! [Văn bản vẫn còn] - theo cách Công giáo, nhưng rồi nói ngược lại vì lý do nào đó; khi các linh mục thử thách truyền thống phụng vụ của Giáo Hội, thì việc sa ngã được hình thành, tách rời khỏi tư tưởng Công giáo. Đức Phaolô VI đã tiên đoán rằng "tư tưởng phi Công giáo này trong Công giáo mai ngày sẽ trở thành lực lượng mạnh nhất. Nhưng nó sẽ không bao giờ tượng trưng cho tư duy của Giáo Hội. Một đàn chiên nhỏ phải được giữ lại, dù có nhỏ đến thế nào đi nữa" (Đối thoại với J. Guitton, 9.IX.1977).
Sự liên can nào mà 'tình trạng hỗn độn giáo lý' gây ra cho linh hồn các tín hữu và giáo sĩ?
Sách Tông đồ Công vụ khuyên chúng ta phải trung thành với giáo lý cách chắc chắn, thanh thản và thuần khiết: dựa trên Chúa Giêsu Kitô chứ không phải trên các quan điểm thế gian (x. Titô 1,7-11; 2,1-8). Sự kiên trì trong việc dạy dỗ và tuân phục giáo lý dẫn dắt linh hồn đến sự cứu rỗi đời đời. Giáo Hội không thể thay đổi đức tin và đồng thời yêu cầu các tín hữu trung thành với nó. Thay vào đó, Giáo hội buộc phải hướng về Lời Chúa và Truyền Thống.
Vì thế, Giáo Hội nhớ lại phán đoán của Chúa: "Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!" (Ga 9,39). Đừng quên rằng, khi một người được thế giới hoan nghênh, nó có nghĩa là một người thuộc về nó. Thật vậy, thế gian yêu chính nó và ghét những thứ không thuộc về nó (x. Ga 15,19). Mong Giáo hội Công giáo luôn nhớ rằng Giáo hội chỉ bao gồm những người chuyển đổi theo Đức Kitô dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; mọi người đều được tấn phong cho giáo hội (x. Lumen Gentium 13), nhưng họ không phải là một phần của giáo hội cho đến khi họ được cải đạo.
Làm thế nào có thể được giải quyết vấn đề này tốt nhất?
Vấn đề là: Ý kiến của Đức Giáo hoàng có trên ngai toà của Phêrô, theo như được mô tả trong Lumen Gentium 18 và được soạn thảo trong giáo luật? Đối mặt với sự nhầm lẫn và sa ngã, Đức Giáo hoàng nên làm nên sự khác biệt - như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã làm - giữa những gì ngài nghĩ và nói với tư cách cá nhân, học giả và những gì ngài nói trong cương vị là Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo. Rõ ràng: Đức Giáo hoàng có thể diễn tả những ý tưởng của mình như là một học giả về những vấn đề khó giải quyết mà Giáo hội không xác định, nhưng ngài không thể tuyên bố dị giáo, thậm chí là riêng tư. Nếu không nó sẽ giống nhau.
Tôi tin rằng Đức Giáo hoàng biết rằng mọi người tin Chúa - những người hiểu rõ luật lệ của đức tin hay giáo điều, cung cấp cho mọi người tiêu chuẩn để biết niềm tin của Giáo Hội là gì, điều mà mọi người đều tin và ai là người phải lắng nghe - có thể thấy được ngài nói và hoạt động theo cách Công giáo, hay đã đi ngược lại ý nghĩa đức tin của Giáo hội. Ngay cả một tín hữu cũng có thể kiềm chế nó. Vì vậy, bất cứ ai nghĩ rằng nghi ngờ [dubia] với Đức Giáo hoàng không phải là dấu hiệu của sự vâng lời, 50 năm sau Vatican II, mối liên hệ giữa ngài [Đức Giáo hoàng] và toàn thể Giáo Hội. Sự tuân phục Đức Giáo hoàng chỉ phụ thuộc vào thực tế là người đó bị ràng buộc bởi học thuyết Công giáo, với đức tin mà người đó phải không ngừng tuyên xưng trước Giáo hội.
Chúng ta đang trong một cuộc khủng hoảng hoàn toàn về đức tin! Do đó, để ngăn chặn các chia rẽ đang tiến hành, Đức Giáo hoàng Phaolô VI vào năm 1967 đã phải đối mặt với các lý thuyết sai lầm đang lưu hành ngay sau khi bế mạc Công đồng - phải đưa ra Tuyên xưng Đức tin, minh xác những gì là Công giáo và sửa những từ ngữ và hành động không rõ ràng và sai lầm - của chính mình và của các giám mục - rằng chúng đã được hiểu theo cách phi Công giáo.
Nếu không, sẽ là lố bịch, trong khi tìm kiếm sự hiệp nhất với các Kitô hữu không Công giáo hoặc thậm chí để hiểu biết những người không phải Kitô hữu mà việc từ bỏ và chia rẽ lại đang được nhen nhúm trong Giáo hội Công giáo. Đối với nhiều người Công giáo, thật không thể tưởng tượng được rằng Đức Giáo hoàng đang yêu cầu các giám mục đối thoại với những người có tư duy khác, nhưng không muốn gặp các hồng y là cố vấn chính của mình. Nếu Đức Giáo hoàng không bảo vệ giáo lý, ngài không thể áp đặt kỷ luật. Như Đức Gioan Phaolô II đã nói, Đức Giáo hoàng phải luôn luôn hoán cải, để có thể củng cố anh em của mình, theo những lời của Chúa Kitô nói với Phêrô: "Etutem conversus, confirmma fratres tuos" (Một khi đã trở lại, hãy củng cố anh em mình)."