Giá như chúng ta ngừng cố gắng để cảm nhận hạnh phúc, chúng ta có thể có được thời gian tốt đẹp.

Edith Wharton (1862-1937)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15457
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
SUY TƯ » Các Bài Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 09/04/2020 8:49:27 CH)
A  A  A
Tiếng gọi của thinh lặng
Covid-19 rồi sẽ qua đi, chắc chắn là như thế, nhưng lòng biết ơn và sống biết ơn là những giá trị còn mãi với thời gian.

Rôma thường ngày nhộn nhịp là vậy, nhưng những ngày này đâu đâu cũng thấy một sự tĩnh mịch lạ thường: đường phố vắng tanh, thỉnh thoảng vài bóng người chợt vụt qua cách vội vã rồi khuất sau những dãy nhà im lìm, đâu đó tiếng mòng biển kêu trên mái nhà dường như văng vẳng hơn mọi khi. Rôma, trái ngược với vẻ sầm uất của một điểm đến du lịch hàng đầu, những ngày phong toả do Covid-19 dường như đang khoác lên mình vẻ bên ngoài của một thành phố bỏ hoang.

Nhưng trong cái thinh lặng ấy, nếu lắng nghe, ta sẽ nghiệm rõ tiếng kêu khẩn thiết: hãy xem và suy gẫm. Đó là sự tương phản của những gì là sự thường và bất thường, của ổn định và thăng trầm, của vĩnh cửu và vô thường. Sự tương phản ấy cũng chính là cuộc sống của con người, giờ đây, trước mối đe doạ của dịch bệnh, càng trở nên minh chứng cho sự vô thường mà nhiều khi, vì nhiều lý do, chúng ta ngại đối diện.

Sự thường ai chẳng mong mọi sự tốt đẹp, từ đời sống vật chất đến tinh thần, ai ai cũng cầu bình an sung túc, an lành mạnh khoẻ, công việc êm đẹp và sự nghiệp thăng tiến… Thế nhưng, trong rất nhiều trường hợp thực tế, dường như có một sự lãng quên những điều tốt đẹp ấy vì tất cả được coi là sự thường, là đương nhiên, là tất yếu.

Có thể dễ dàng hình dung lối suy nghĩ phổ biến của nhiều người là: tôi đầu tư thời gian công sức cho công việc để có tiền nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu kia và một khi đã đầu tư thì tất yếu phải được bù đắp thoả đáng. Công bằng thôi! Và từ đó tự cho mình cái quyền được hưởng tất cả những “sự thường” ấy đến độ không coi đó là điều phải bận tâm, vì nó quá thường. Cuộc sống cứ thế trôi nếu không đến ngày sự thường bị đảo lộn, và ngày đó có thể là những ngày này.

Một khi cái “sự thường” bị đảo lộn, cái bất thường như cơn lũ cuốn phăng mọi điều mà con người vẫn thường tự cho mình cái quyền quyết định và hưởng dùng. Khi đó con người chợt nhận ra những gì được xem là “sự thường” lại không thường tí nào. Một cái bắt tay gặp gỡ, mà nhiều khi bị từ chối hay thực hiện cách hời hợt, giờ đây lại đang được khao khát biết bao; một cuộc họp mặt đơn sơ giữa những người bạn, mà đôi khi bị cho là nhàm chán, giờ đây lại là một ao ước khó thực hiện (dù không phải là vĩnh viễn); nếu ai từng nhận ra hình ảnh rất đời thường của ông bố nắm tay đứa con gái nhỏ đến trường giữa dòng đời tấp nập, giờ đây chỉ có thể chờ đợi để có thể trân trọng giây phút ấy hơn…

Chính cái bất thường đánh thức chúng ta khỏi rơi vào lối mòn quen thuộc của thụ hưởng và tâm lý an toàn. Chính cái rối loạn do Covid-19 gây ra cho thế giới giúp con người nhận ra mình đã quá coi thường những “sự thường” kia. Sự tĩnh lặng từ Rôma cho tới Paris, London hay những nơi hẻo lánh của Việt Nam là tiếng gọi rõ nét hơn bao giờ hết cho con người thời đại nhận ra chính mình và lối sống của mình.

Gần đây trên các mạng xã hội lưu truyền câu chuyện như sau:

Một bệnh nhân Covid-19 phải nhập viện điều trị, bác sĩ cho bệnh nhân thở ôxy. May mắn thay bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và được xuất viện. Ngày xuất việc, bệnh nhân nhận được hoá đơn viện phí là 500 USD. Cầm tờ hoá đơn, bệnh nhân bật khóc. Thấy vậy, vị bác sĩ bèn nói:

- Ông cứ yên tâm, số tiền này ông có thể trả dần được, không phải trả hết một lần đâu.

Bệnh nhân trả lời:

- Không phải tôi không có tiền, tôi có thể trả hết một lần, nhưng tôi nhận ra tôi được cho thở ôxy ít ngày mà tốn 500 USD, trong khi Chúa cho tôi hít thở hơn 70 năm nay miễn phí mà tôi chẳng bao giờ để ý.

Câu chuyện trên đây là một trong những “sự thường” mà có lẽ con người ít để ý nhất, đơn giản bởi nó được coi là tất yếu. Nhưng như kinh nghiệm của vị bệnh nhân trong câu chuyện trên, con người thường chỉ nhận ra khi bị cái bất thường ảnh hưởng và de doạ. Trong sách Linh Thao, bài cầu nguyện cuối cũng Thánh Inhã gợi ý là chiêm niệm để được tình yêu. Trong đó, thao viên được mời gọi chiêm ngắm những ơn lành đã lãnh nhận, đặc biệt là những ơn chúng ta hay quên nhất. Quên không phải do trí nhớ kém, nhưng do thái độ coi mọi “sự thường” là quá thường, không cần bận tâm. Đó là những quà tặng chúng ta hưởng dùng mỗi ngày mà không cần bận tâm, đó là quà tặng ánh nắng, không khí, nước sạch, gia đình, bạn bè, công việc… tất cả không phải là ngẫu nhiên.

Điều Thánh Inhã muốn nhắm tới là chúng ta cần ý thức khi hưởng dùng những “sự thường” ấy với sự biết ơn. Biết ơn Tạo Hoá và biết ơn tha nhân. Một người sẽ chẳng bao giờ thể hiện bác ái yêu thương với đồng loại nếu trước tiên người đó chưa bao giờ được yêu thương hay chưa bao giờ cảm nghiệm được thế nào là quan tâm chăm sóc.

Khó có thể đòi hỏi một người điều mà người ấy không có. Việc quên đi ân huệ Chúa ban có thể dẫn tới những thiếu vắng đó: thiếu vắng tình thương yêu, bác ái, trách nhiệm, tình người… Khi nào con người còn coi những “sự thường” kia là quá thường, khi đó sự vô ơn còn ngự trị trong con tim và do vậy khó có thể thực thi bác ái và trách nhiệm đối với tha nhân.

Giữa những đe doạ của đại dịch Covid-19, nhiều người đã có thể mất kiên nhẫn trước những trường hợp thiếu trách nhiệm với cộng đồng khi vô tình hay cố ý trở thành nguồn lây nhiễm cho nhiều người khác. Trước thực tế ấy, con người tự hỏi đâu là ý thức, đâu là trách nhiệm… và rất nhiều câu hỏi khác được đặt ra và dường như câu trả lời chỉ là sự im lặng của vô tâm, và chắc chắn từ tận sâu thẳm là sự vô ơn.

Sẽ quá vội vàng nếu kết luận họ thiếu tình thương và trách nhiệm, dù thực tế rất có thể như thế, nhưng có vấn nạn khác lớn hơn đó là sự vô ơn, quên đi những gì mình được hưởng dùng là quà tặng, hay vì một lý do nào đó tự cho mình cái quyền tự quyết trên tất cả những quà tặng ấy. Một khi đã không chính mình cảm nghiệm và sống thái độ biết ơn, thì thật khó để sống biết ơn và thể hiện tình thương và trách nhiệm đối với tha nhân. Và sẽ khó có thể sống biết ơn nếu trước tiên không nhận ra và cảm nghiệm mình được yêu thương bằng ân sủng và quà tặng mỗi ngày. Cái “sự thường” hay bị coi là tầm thường ấy cần được nhìn nhận và trân trọng đúng theo ý nghĩa và giá trị của nó.

Nạn dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng đến mọi ngõ ngách của thế giới, sẽ còn biết bao nhiêu khu phố, làng xóm rơi vào tĩnh lặng của lệnh phong toả. Trong cái tĩnh mịch ấy, tiếng gọi kia lại vang vọng hơn bao giờ hết, tiếng gọi của thinh lặng đánh thức lòng biết ơn nơi con người, biết ơn về những “sự thường” mỗi ngày, biết ơn về những điều nhỏ bé nhưng chứa đầy tình người, biết ơn về những hy sinh âm thầm đem lại an vui cho cộng đồng. Biết ơn trở thành căn cội cho bác ái yêu thương và trách nhiệm.

Covid-19 rồi sẽ qua đi, chắc chắn là như thế, nhưng lòng biết ơn và sống biết ơn là những giá trị còn mãi với thời gian.

Mai Kha, SJ
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Tiếng gọi của thinh lặng

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   1544 tin bài trong SUY TƯ » Các Bài Khác
  Bài suy niệm Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha soạn | Vatican News
  Kinh Thánh hiến Ukraine và Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria | TT
  Nhân danh Chúa, tôi yêu cầu các bạn: hãy dừng cuộc thảm sát này lại! | TT
  Đức tin của Phêrô tăng trưởng như thế nào? | Đức ông Charles Pope
  Sứ điệp Giáng Sinh 2021 | ĐTC Phanxicô
  Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh lễ Vọng Giáng Sinh 24/12/2021 | TT
  Bài giảng Thứ Sáu Tuần Thánh của ĐHY Raniero Cantalamessa | J.B. Đặng Minh An
  Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đền thờ Thánh Phêrô |
  Bài suy niệm Mùa Chay thứ tư của ĐHY Cantalamessa | ĐHY Cantalamessa
  Thánh Giuse: Người ước mơ | + ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt
  Bài suy niệm Mùa Chay thứ ba cho Giáo triều của ĐHY Cantalamessa | TT
  Bước qua Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu: Suy ngắm Đàng Thánh giá trực tuyến |
  Bài giảng Mùa Chay thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa
  ĐHY Cantalamessa nói về tội lớn nhất của Giuđa Iscariốt
  Ăn chay có ích gì? | Cao Nguyên
  Các bài học từ Trường Thánh Giuse | Cha Roger Landry - Cao Nguyên dịch
  Ánh sáng vĩnh cửu của Giáng Sinh | Cao Nguyên dịch
  Bài giảng Mùa Vọng thứ ba của ĐHY Raniero Cantalamessa
  Nguyên văn Bài giảng Mùa Vọng thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa
  Bài giảng Mùa Vọng thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa | Ngọc Yến
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@