Tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15439
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
SUY TƯ » Các Bài Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 14/12/2020 1:17:38 SA)
A  A  A
Bài giảng Mùa Vọng thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa
ĐHY Raniero Cantalamessa giảng Mùa Vọng (AFP or licensors)
Hôm thứ Sáu 11/12, Đức Hồng y Raniero Cantalamessa tiếp tục bài giảng Mùa Vọng thứ hai trước Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma. Đức Hồng y nhấn mạnh đến mối tương quan giữa niềm tin vào sự sống đời đời và công cuộc rao giảng Tin Mừng và con đường nên thánh.

Đức Hồng y bắt đầu bài giảng bằng đoạn trích từ sách Tiên tri Isaia. Ngài nói: “Hãy an ủi, an ủi dân Ta” (Is 40,1) là những lời của Ngôn sứ Isaia trong bài đọc thứ nhất của Chúa Nhật II Mùa Vọng. Đây là một lời mời gọi hay đúng hơn là một mệnh lệnh hướng đến các mục tử của Giáo hội. Hôm nay, trong niềm tin vào Đức Kitô, chúng ta muốn đón nhận lời mời gọi này và suy niệm về việc loan báo lời an ủi.

Vẫn tiếp tục đi từ tình trạng thực tế của đại dịch, mà cả thế giới đang phải trải qua, vị Giảng thuyết Phủ Giáo hoàng hướng đến một cái nhìn tích cực. Theo Đức Hồng y, cuộc khủng hoảng có thể là một cơ hội để tái khám phá với niềm an ủi rằng có một điểm dừng, một tảng đá vững chắc, và trên tảng đá này, sự hiện hữu của chúng ta được đặt lên.

Thật vậy, qua trải nghiệm về sự mong manh của phận người, là người có đức tin, chúng ta có thể nói về sự sống vĩnh cửu. Chúng ta cần phải tái khám phá đức tin vào một thế giới bên kia. Đây là một trong những đóng góp to lớn mà các tôn giáo có thể thực hiện để tạo ra một thế giới tốt đẹp và huynh đệ hơn. Niềm tin này giúp chúng ta hiểu rằng tất cả chúng ta đều đi trên một hành trình tiến về một quê hương chung, nơi không có sự phân biệt chủng tộc hay dân tộc. Chúng ta không chỉ có chung một cuộc hành trình, nhưng chúng ta còn có chung một mục đích. Đây là một sự thật chung cho tất cả các tôn giáo lớn tin vào một Thiên Chúa.

Niềm tin vào sự sống đời đời và loan báo Tin Mừng


Đối với các Kitô hữu, niềm tin vào sự sống đời đời không dựa trên những lập luận triết học, nhưng dựa trên sự kiện xác thực, sự phục sinh của Đức Kitô và lời hứa của Người: “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở… Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14,1-3). Đối với các Kitô hữu, sự sống đời đời không phải là một phạm trù trừu tượng, nhưng là một con người. Có nghĩa là ở với Chúa Giêsu, chia sẻ niềm vui Phục sinh với Người, với Ba Ngôi, như Thánh Phaolô nói với các tín hữu Philipphê, “tôi ao ước ra đi để được ở với Đức Kitô” (Pl 1,23).

Theo Đức Hồng y, ngày nay, từ “vĩnh cửa” dường như đã bị quên lãng và rơi vào thinh lặng. Tinh thần thế gian đã làm giảm thực tại này xuống ở chiều kích trần thế, loại bỏ triệt để chân trời vĩnh cửu. Đức Hồng y nhấn mạnh rằng, một khi chân trời này sụp đổ, sự đau khổ của con người tăng lên gấp đôi và con người cảm thấy đau khổ là điều vô lý và không thể vượt qua.

Đức Hồng y nói tiếp: Niềm tin vào sự sống đời đời là một trong những điều kiện để có thể loan báo Tin Mừng. Thánh Phaolô Tông đồ viết: “Nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng… Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người.” (1Cr 15,14,19). Loan bao sự sống đời đời tạo nên sức mạnh cho việc rao giảng của các Kitô hữu. Chúng ta hãy xem những gì đã xảy ra trong việc rao giảng Kitô giáo lúc đầu. Ý tưởng lâu đời nhất và phổ biến nhất trong thế giới Hy Lạp và La Mã không phải Công giáo cho rằng sự sống thực tại sẽ kết thúc bằng cái chết; sau đó chỉ có một sự sống trong một thế giới bóng tối, không có hình dạng và màu sắc.

Đối với Kitô hữu, trong bối cảnh này, chúng ta hiểu tác động tất yếu của lời công bố Kitô về một cuộc sống sau khi chết, một cuộc sống viên mãn và tươi sáng hơn so với cuộc sống trần thế, trong đó không còn nước mắt, không còn cái chết, và chẳng còn phải lo lắng nữa (x. Kh 21,4). Chúng ta cũng hiểu tại sao chủ đề và các biểu tượng của cuộc sống vĩnh cửu - như cây cọ, con công, các cụm từ “yên nghỉ muôn đời” - lại thường xuyên xuất hiện trong các nghi thức chôn cất các tín hữu Kitô trong các hang toại đạo.

Khi công bố sự sống vĩnh cửu, chúng ta không chỉ có thể sử dụng đức tin của mình, mà còn sử dụng được mối tương giao thắm thiết giữa điều đó với niềm khao khát sâu xa nhất trong trái tim con người. Chúng ta thực sự là “một hữu hạn có khả năng vươn đến vô hạn”, những sinh vật phàm trần với khao khát sâu xa cho sự bất tử.

Đức Hồng y nhấn mạnh thêm với lời của Thánh Augustinô: “Sống tốt có ích lợi gì nếu người ta không thể sống mãi mãi?” Đối với những người đương thời, những người nuôi dưỡng ước muốn vĩnh cửu trong sâu thẳm trái tim của họ, nhưng có thể không dám thú nhận nó ngay cả với chính mình, thì chúng ta có thể lặp lại những gì Thánh Phaolô đã nói với dân chúng thành Athen: “Vậy Đấng quý vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng cho quý vị.” (Cv 17:23).

Đức tin vào sự vĩnh cửu, con đường nên thánh


Đức Hồng y nói tiếp: Canh tân niềm tin vĩnh cửu không chỉ giúp chúng ta trong công cuộc loan báo Tin Mừng, nhưng còn giúp chúng ta nên thánh. Hoa trái đầu tiên của nó là làm cho chúng ta được tự do, không quá quyến luyến vào những cái mau qua.

Đức Hồng y đưa ra một ví dụ: “Chúng ta hãy tưởng tượng tình huống này: Có một người bị đuổi ra khỏi ngôi nhà đang sinh sống. May mắn thay, ngay lập tức, người này có được một ngôi nhà mới. Nhưng anh ta làm gì? Anh sẽ dùng tiền để trùng tu cho căn nhà mới này hay cho ngôi nhà anh phải để lại.” Đức Hồng y giải thích, chúng ta cũng giống như người kia, chúng ta cũng sẽ phải “ra khỏi căn nhà mình”, khỏi thế gian này và chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta chỉ nghĩ đến việc trang hoàng, làm đẹp ngôi nhà trần gian này, mà không quan tâm đến việc làm điều tốt, là điều sẽ theo chúng ta khi chúng ta rời khỏi thế gian này? Ngày nay, ý niệm về sự sống đời đời đang mất dần nơi các tín hữu, làm giảm đi khả năng can đảm khi đối diện với đau khổ và thử thách trong cuộc sống. Chúng ta phải tái khám phá đức tin của Thánh Bernađô và Thánh Inhã: Trong mọi hoàn cảnh sống và trước những trở ngại và khó khăn, các đấng luôn tự nhủ: Điều này có ý nghĩa gì đối với sự sống vĩnh cửu?”

Vĩnh cửu là một sự hiện diện


Đức Hồng y kết thúc bài giảng với những lời khẳng định về sự sống đời đời: Đối với các tín hữu, đời đời không chỉ là một lời hứa và một niềm hy vọng, nhưng còn là một sự hiện diện và một trải nghiệm. Với Đức Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, đời đời đã bước vào thời gian. Chúng ta cảm nghiệm được điều này mỗi khi chúng ta thực hiện một hành động đức tin thực sự vào Đức Kitô, vì ai tin vào Người thì đã có sự sống đời đời (x. 1Ga 5,13); mỗi khi chúng ta rước Chúa, bảo chứng vinh quang tương lai đã được trao ban cho chúng ta; mỗi khi chúng ta lắng nghe Tin Mừng, đó là “những lời sự sống đời đời” (Ga 6,68)

Sự hiện diện của vĩnh cửu trong thời gian này được gọi là Thánh Thần, Đấng được định nghĩa là “bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta” (Ep 1,14), và được ban cho chúng ta bởi vì, khi đã nhận được hoa trái đầu mùa, chúng ta khao khát sự viên mãn.

Giữa đời sống đức tin hiện nay và sự sống đời đời có một mối tương quan tương tự như sự sống của bào thai trong lòng mẹ và sự sống của một em bé đã chào đời. […] Tuy nhiên, đối với bào thai, cuộc sống tương lai hoàn toàn là tương lai: không có tia sáng nào chạm tới nó, không có gì thuộc về cuộc sống này chạm được đến nó. Đối với chúng ta thì không như vậy, vì thế giới tương lai đã được đổ vào và trộn lẫn với hiện tại […]. Vì vậy, các thánh không chỉ chuẩn bị cho sự sống đời đời, nhưng còn sống và làm việc trong đó.

Việc suy ngẫm về sự vĩnh cửu hôm nay chắc chắn không miễn trừ cho chúng ta có cùng cảm nghiệm với tất cả mọi người khác trên mặt đất này về mức độ chông gai chúng ta phải chịu trước đại dịch mà chúng ta đang trải qua; tuy nhiên, ít nhất nó giúp chúng ta, những người tin, không bị đè bẹp bởi nó và có thể khơi dậy lòng can đảm và niềm hy vọng của chúng ta cho những người không có sự an ủi của niềm tin. Chúng ta hãy kết thúc bằng một lời cầu nguyện tuyệt đẹp từ phụng vụ:

Lạy Chúa, Đấng hiệp nhất tâm trí các tín hữu trong một mục đích duy nhất, xin ban cho dân Chúa biết yêu mến những gì Chúa đã truyền và khao khát những gì Chúa đã hứa, để giữa những biến cố của thế giới này, con tim chúng con có thể đặt cố định ở nơi mà niềm vui thực sự được tìm thấy. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Ngọc Yến
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Bài giảng Mùa Vọng thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   1544 tin bài trong SUY TƯ » Các Bài Khác
  Bài suy niệm Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha soạn | Vatican News
  Kinh Thánh hiến Ukraine và Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria | TT
  Nhân danh Chúa, tôi yêu cầu các bạn: hãy dừng cuộc thảm sát này lại! | TT
  Đức tin của Phêrô tăng trưởng như thế nào? | Đức ông Charles Pope
  Sứ điệp Giáng Sinh 2021 | ĐTC Phanxicô
  Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh lễ Vọng Giáng Sinh 24/12/2021 | TT
  Bài giảng Thứ Sáu Tuần Thánh của ĐHY Raniero Cantalamessa | J.B. Đặng Minh An
  Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đền thờ Thánh Phêrô |
  Bài suy niệm Mùa Chay thứ tư của ĐHY Cantalamessa | ĐHY Cantalamessa
  Thánh Giuse: Người ước mơ | + ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt
  Bài suy niệm Mùa Chay thứ ba cho Giáo triều của ĐHY Cantalamessa | TT
  Bước qua Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu: Suy ngắm Đàng Thánh giá trực tuyến |
  Bài giảng Mùa Chay thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa
  ĐHY Cantalamessa nói về tội lớn nhất của Giuđa Iscariốt
  Ăn chay có ích gì? | Cao Nguyên
  Các bài học từ Trường Thánh Giuse | Cha Roger Landry - Cao Nguyên dịch
  Ánh sáng vĩnh cửu của Giáng Sinh | Cao Nguyên dịch
  Bài giảng Mùa Vọng thứ ba của ĐHY Raniero Cantalamessa
  Nguyên văn Bài giảng Mùa Vọng thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa
  Bài giảng Mùa Vọng đầu tiên của ĐHY Ranierro Cantalamessa | TT
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ngày 22 tháng 10 năm Giáp Thìn
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@