Lưỡi dài thu ngắn đời sống.

Ngạn ngữ Ba Tư
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15439
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Kitô Giáo
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 28/12/2020 8:58:51 SA)
A  A  A
Các nhà Đạo sĩ dạy chúng ta điều gì?
Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người

Trong số những hoài nghi kinh niên của giới khoa bảng, một số đoạn Tin Mừng bị cắt, băm và tung lên ném xuống trên sàn phòng mổ xẻ để bị chụp mũ là “thần thoại”. Thường xuyên nhất là câu chuyện về các Đạo sĩ, là “các nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi: ‘Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.’(Mt 2,2)”.

Thế giới học thuật có một thói quen thật đáng tiếc là xem xét các văn bản cổ với một sự nghi ngờ đầy ngạo mạn. Trong cuốn Chúa Giêsu thành Nazareth: Các trình thuật về thời thơ ấu, Đức Joseph Ratzinger, cũng là Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, đã tránh được cái thói quen ấy và đưa ra một cái nhìn khác. Ngài viết, các Đạo sĩ không phải là những nhân vật thần thoại trong “một bài suy niệm được trình bày dưới vỏ bọc của những câu chuyện”. Đúng hơn, “Thánh Matthêu đang kể lại một sự kiện lịch sử có thật”, nhưng đó là “lịch sử được tư duy và giải thích về mặt thần học”. Đó là lý do tại sao câu chuyện của các Đạo sĩ giúp chúng ta “hiểu sâu sắc hơn về mầu nhiệm của Chúa Giêsu”.

Các Đạo sĩ dạy chúng ta điều gì?

Đầu tiên, họ định vị Chúa Giêsu trong câu chuyện dài của nhân loại, trong thời gian và địa điểm thực, khi trình bày sự kiện những người hành hương kỳ lạ này đã tiếp xúc với Vua Hêrôđê, mà chúng ta biết nhiều về triều đại tàn bạo của ông ta. Tham chiếu đến Xêda Augustô trong Luca 2,1 cũng thực hiện chức năng “định vị” tương tự. Khi bắt đầu câu chuyện về Chúa Giêsu, Thánh Matthêu và Thánh Luca nói với độc giả của các ngài (vào thời đó, có lẽ là những thính giả hơn là các độc giả) rằng Chúa Giêsu thành Nagiarét không phải là hình ảnh của trí tưởng tượng tôn giáo gây sốt của ai đó. Chúa Giêsu có thật như thực tại diễn ra.

Thứ hai, các Đạo sĩ là những nhà hiền triết, những thầy tu và những nhà thiên văn. Cho nên, những thành tựu về phương diện hoán cải của các Đạo sĩ có một ý nghĩa vượt ra ngoài các bằng chứng. Đức Bênêđictô XVI lưu ý rằng những thành tựu này nhắc nhở chúng ta rằng “sự khôn ngoan về tôn giáo và triết học” có thể là “động lực để đi đúng hướng” trong cuộc sống: nghĩa là, trí tuệ của con người, đối với những người có tâm hồn và trái tim rộng mở, cuối cùng có thể dẫn dắt họ đến với Chúa Kitô.

Là những người có sự cởi mở sâu sắc nếu chưa được thỏa mãn với đấng thiêng liêng, các Đạo sĩ, là những “người kế vị của Abraham”, đã cất bước trên một cuộc hành trình để đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa. Tuy nhiên, là những triết gia, họ cũng là “những người kế tục của Socrates và thói quen đặt câu hỏi của ông trên và vượt ra ngoài sự khôn ngoan thông thường để có thể hướng đến chân lý cao hơn”. Như vậy những nhân vật bí ẩn này (được mô tả trong nhà nguyện Bethlehem của Đền thờ Đức Bà Cả của Rôma với các quần áo nhiều màu sắc, có những chấm lớn trên đó) là ‘tiền thân’, là ‘những người dọn đường cho những người tìm kiếm sự thật, mà chúng ta thấy trong mọi thời đại’ - ít nhất là trong số những người có sự khiêm tốn để có thể từ chối một cái nhìn chật chội, duy vật về thế giới và đặt ra câu hỏi “Chẳng lẽ tất cả trên đời này chỉ có thế thôi sao?”

Thứ ba, việc các Đạo sĩ không phải là người Do Thái nhắc chúng ta nhớ đến sứ mệnh truyền giáo ad gentes, “cho muôn dân”, được gắn liền ngay từ đầu với thực tại về Chúa Giêsu, là Đấng Cứu Thế được mong đợi từ lâu của người Do Thái. Những người đầu tiên trong dân ngoại nhận ra “vị vua mới sinh của dân Do Thái” là những người có trí tuệ và khoa học. Điều này dạy chúng ta một bài học quan trọng khác: Mọi sự thật đều dẫn đến một Sự thật. Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI khẳng định rằng mọi rung động tôn giáo đích thực của con người đều “liên quan đến việc tìm kiếm chân lý, tìm kiếm Thiên Chúa thật và do đó ‘triết học’, theo nghĩa nguyên thủy của từ này, là lòng yêu mến sự khôn ngoan”. Sự khôn ngoan thanh tẩy “kiến thức khoa học”, vì sự khôn ngoan không cho phép “khoa học” bị hạn chế trong chiều kích duy lý nội quan: Sự khôn ngoan nhắc khoa học rằng có nhiều sự thật hơn là các phương trình, công thức, và dữ liệu.

Thứ tư, các Đạo sĩ “từ phương Đông” - địa điểm của bình minh - là biểu tượng cho sự khởi đầu mới. Do đó, họ là những du khách đúng lúc vào cuối một năm tồi tệ mà lịch sử dường như đã mất đi phương hướng. Đức Bênêđictô XVI một lần nữa nhắc chúng ta rằng: Các Đạo sĩ “đại diện cho cuộc hành trình của nhân loại hướng về Chúa Kitô”, trong đó câu chuyện về cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của con người có một khởi đầu mới mẻ. Các Đạo sĩ “khởi đầu một cuộc rước được tiếp tục trong suốt lịch sử... họ đại diện cho khát vọng bên trong của tinh thần con người, động lực của các tôn giáo và lý trí của con người hướng về Ngài”, Đấng duy nhất có thể làm cho “tất cả mọi thứ trở nên mới mẻ” (Kh 21,5) - ngay cả giữa đại dịch và giữa chính trị của nền văn hoá sự chết.

Cuối cùng, các đạo sĩ tiên báo lời dạy của Thánh Phaolô rằng Chúa Giêsu Kitô là chủ tể của vũ trụ cũng như chủ tể của lịch sử. Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI viết, Giáo Hội sơ khai đã phải đương đầu với những thách thức của đủ loại “thần thánh trung gian” được cho là phụ trách vũ trụ và cuộc sống của chúng ta — không khác gì thách thức đặt ra ngày nay bởi một sự tin cậy rộng rãi về tử vi. Do đó, công trình thần học của Thánh Matthêu liên quan đến câu chuyện của các nhà thông thái tạo nên một điểm cốt yếu, mà như lời của Đức Bênêđictô XVI, “không phải ngôi sao quyết định số phận của hài nhi; nhưng hài nhi mới là người chỉ đạo ngôi sao”. Thiên Chúa là chủ tể: không phải các ngôi sao, các hành tinh, hay các lực lượng ngẫu nhiên khác.

Vì vậy, xin chào mừng một lần nữa, Caspar, Melchior và Balthasar. Thời đại hoang mang của chúng tôi rất cần đến các ngài.

George Weigel
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Các nhà Đạo sĩ dạy chúng ta điều gì?

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   103 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Kitô Giáo
  'Thuê tử cung': Cách mang thai hộ khai thác phụ nữ về tái chính thế nào? | Meghan Schultz
  Những điều người Công giáo nên biết về chết não | Cao Nguyên
  Làm thế nào để được ơn Toàn xá trong Tuần Thánh | Mi Trầm
  Canh thức Phục sinh: 'Mẹ của mọi canh thức' | Mi Trầm
  Thiên Chúa, Ma quỷ và Cuộc tấn công Capitol | Cao Nguyên
  Người ngoài hành tinh và Trí tuệ nhân tạo (AI) | Cao Nguyên
  Sự mạch lạc, chính trực Công giáo | George Weigel - Cao Nguyên dịch
  Giáo hoàng Phanxicô không thay đổi Giáo huấn của Giáo hội về Hôn nhân | Cao Nguyên
  Tóm tắt Thông điệp “Fratelli tutti” (Tất cả anh em) | Vatican News
  Truyền thống pháp luật Công giáo mang lại điều gì cho Hoa Kỳ | Cao Nguyên
  Dư âm Thư "Người Samaritano nhân lành" về nghĩa vụ săn sóc bệnh nhân cuối đời | G. Trần Đức Anh OP
  Hồng y Müller nhìn vào Chính trị Hoa Kỳ, Bầu cử năm 2020 và Lương tâm Công giáo | Cao Nguyên
  Giáo hội giảng dạy sự thật, và sự thật không bao giờ có thể trái ngược với sự thật | Cao Nguyên
  Nhà trừ quỷ vạch mặt cuộc chiến tâm linh công khai của Satan ở Mỹ | Cao Nguyên
  Chỉ nam mới về Huấn giáo: Làm cho Tin Mừng luôn phù hợp thời đại, với văn hoá gặp gỡ | Ngọc Yến
  Tại sao Kitô hữu tin vào sự phục sinh, không phải tái sinh? | Cao Nguyên
  Lời cầu nguyện Trọng thể vào Thứ Sáu Tuần Thánh cho đại dịch virus corona | Cao Nguyên
  ĐHY Mauro Piacenza diễn giải sắc lệnh ban ơn toàn xá trong đại dịch | Ngọc Yến
  ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho các gia đình và nhắc nhở cách cầu nguyện | Ngọc Yến
  Tất cả các Thánh tích chính của Chúa Giêsu đều có cùng nhóm máu | Mi Trầm
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ngày 22 tháng 10 năm Giáp Thìn
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@