Những việc tồi tệ xảy ra không phải làm cho bạn cảm thấy cay đắng.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15439
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Sức Khoẻ
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 12/01/2021 10:47:35 CH)
A  A  A
9 loại thuốc và thực phẩm không nên dùng chung với nhau
Muốn quá trình điều trị đạt kết quả tốt, bạn cần phải sử dụng thuốc một cách cẩn thận, cả về liều lượng lẫn chế độ ăn uống liên quan.

Dưới đây là 9 loại thuốc và thực phẩm không nên được kết hợp với nhau.

1. Thuốc điều trị co thắt phế quản

Thuốc được kê đơn cho bệnh hen suyễn, viêm phế quản và các bệnh phổi khác.

Thuốc:
theophylline, albuterol.

Nên hạn chế:
đồ ăn thức uống có chứa caffeine.

Cả hai loại thuốc trên đều kích thích hệ thần kinh. Để tránh căng thẳng và lo lắng quá mức, bạn nên cắt giảm caffeine trong suốt thời gian điều trị. Không những thế, caffeine có thể làm tăng độc tính của theophylline. Thực phẩm giàu chất béo cũng có thể gây tăng sinh khả dụng của theophylline nên bạn hãy cắt bớt trong chế độ ăn.

2. Thuốc điều trị tăng huyết áp

Thuốc được kê đơn để điều trị và ngăn ngừa rối loạn tim, thận.

Thuốc:
captopril, enalapril, ramipril.

Nên hạn chế: thực phẩm giàu kali.

Các loại thuốc thuộc nhóm này làm tăng nồng độ kali trong máu, khiến bạn bị rối loạn nhịp tim và khó thở. Đó là lý do tại sao bạn không nên ăn chuối, khoai tây, đậu nành, rau bina… trong thời gian điều trị.

3. Thuốc chống loạn nhịp tim

Thuốc được kê đơn để điều trị và phòng ngừa suy tim.

Thuốc:
digoxin.

Nên hạn chế:
cam thảo.

Axit glycyrrhizic trong cam thảo tương tác với digoxin có thể gây rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim. Bạn lưu ý trong kẹo, bánh ngọt, bia cũng có chứa chất này. Chất xơ trong thực phẩm sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, vì thế bạn nên uống chúng trước hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Các loại thảo mộc như senna hoặc St. John’s wort cũng làm giảm hoạt tính của digoxin.

4. Thuốc làm giảm mức cholesterol xấu

Thuốc được kê đơn cho bệnh béo phì, đái tháo đường và rối loạn tim mạch.

Thuốc: atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, simvastatin, rosuvastatin, pravastatin.

Nên hạn chế:
bưởi.

Bưởi làm tăng khả năng hấp thụ thuốc, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ quá liều và các tác dụng phụ. Hiệu quả của một viên thuốc uống với nước bưởi tương đương với 20 viên uống với nước. Các loại trái cây họ cam quýt khác như bưởi chùm, chanh, bigarade cũng mang đến tác động tương tự.

5. Chất làm loãng máu

Thuốc được kê đơn để điều trị và ngăn ngừa cục máu đông.

Thuốc: warfarin.

Nên hạn chế: thực phẩm loãng máu và thực phẩm giàu vitamin K.

Trong khi dùng các loại thuốc trên, bạn nên hạn chế ăn nam việt quất, tỏi, gừng, ớt cayenne, quế, nghệ. Các loại thực phẩm này làm loãng máu, khi kết hợp với warfarin có thể gây chảy máu. Mặt khác, vitamin K làm giảm hiệu quả của thuốc. Vitamin K có nhiều trong rau bina, củ cải, bắp cải, bông cải xanh…

6. Hormone tuyến giáp

Thuốc được kê đơn cho chứng suy nhược – giảm chức năng tuyến giáp.

Thuốc: levothyroxine.

Nên hạn chế: đậu nành, hạt dẻ, chất xơ.

Những người dùng levothyroxine và các chất tương đương (euthyrox, Bagothyrox, L-thyroxine) nên hạn chế ăn đậu nành và thực phẩm làm từ đậu nành vì chúng làm hấp thụ thuốc kém. Hạt dẻ và các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng có tác động tương tự.

7. Thuốc kháng sinh

Thuốc được kê đơn cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Thuốc: tetracycline (và các loại thuốc khác của dòng này), ciprofloxacin, penicillin.

Nên hạn chế: các sản phẩm từ sữa.

Các loại thuốc kháng khuẩn trên kết hợp với canxi trong sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ tạo thành các hợp chất khó bài tiết. Điều này khiến giảm hiệu quả của thuốc.

8. Thuốc giảm đau

Thuốc được kê đơn cho chứng viêm, đau cơ và đau đầu.

Thuốc: ibuprofen.

Nên hạn chế:
nước ngọt.

Ibuprofen (tên gọi khác: advil, genpril, proprinal) không tương thích với nước ngọt ngọt. Carbon dioxide và axit có trong đồ uống có ga làm tăng sự hấp thu của thuốc và nâng cao nồng độ trong máu. Nếu không kiểm soát được liều lượng, độc tính phát sinh sẽ gây nguy hiểm cho thận.

9. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc được kê đơn cho chứng trầm cảm kéo dài.

Thuốc: tất cả các chất ức chế MAO (tranylcypromine, phenelzine, nialamide).

Nên hạn chế:
thực phẩm giàu tyramine.

Thuốc chống trầm cảm chứa chất ức chế monoamine oxidase tương tác với tyramine có thể gây tăng huyết áp nghiêm trọng. Tyramine là một axit amin được hình thành trong quá trình lão hóa của thực phẩm giàu protein. Nó có nhiều trong pho mát lâu năm, thịt, cá khô, xúc xích khô, cá đóng hộp…


Minh Khuê
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

9 loại thuốc và thực phẩm không nên dùng chung với nhau

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   113 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Sức Khoẻ
  Nước mưa ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều không an toàn để uống | Trà Vân
  Mỹ thử nghiệm thuốc trị khỏi 100% bệnh ung thư | Phan Anh
  Vitamin D: Sự thật bị cáo buộc về sự ‘che đậy’ Covid | TT
  Trái hồng tốt cho sức khoẻ chúng ta như thế nào? | Kiên Tín biên dịch
  Nghiên cứu: Phụ nữ sống hạnh phúc và thọ hơn khi trồng cây trong nhà | Ngọc Quỳnh biên dịch
  Thử nghiệm phòng thí nghiệm: 2 loại nước súc miệng phá vỡ virus corona | Mộc Lan
  Mọi thứ trên bãi biển đều tốt cho sức khoẻ của bạn | Minh Minh
  Nấu cơm bằng nước trà sẽ tốt hơn dùng nước lọc gấp bội, ngăn ngừa được cả lão hoá lẫn ung thư, tim mạch
  19 loại thực phẩm được chứng minh làm giảm huyết áp | Tân Dân biên dịch
  10+ loại thực phẩm giúp lấy lại năng lượng nhanh nhất khi bạn mệt mỏi |
  9 công dụng hữu ích của bia không phải ai cũng biết | Minh Khuê
  Nghiên cứu: COVID-19 là loại bệnh tự miễn | Phan Anh
  Tại sao những người phụ nữ mạnh mẽ nhất lại dễ kiệt sức nhất | Nancy Colier - Hạo Nhiên dịch
  Làm thế nào thoát khỏi những mối lo của bản thân | MyMy
  Yêu nước | Bs. Hồ Ngọc Minh
  Khi bị cảm cúm nên ăn uống ra sao? | BS. Hồ Ngọc Minh
  Ăn bao nhiêu trứng một tuần là đủ? | Hà An
  Câu chuyện y học: Đục thuỷ tinh thể | Bs. Nguyễn Văn Đức
  Người ta có thể sống khoẻ ở lứa tuổi 90 và vẫn hạnh phúc? | Cao Nguyên
  Tập thể thao để chống ung thư | Thanh Phương
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ngày 22 tháng 10 năm Giáp Thìn
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@