Do dù hạnh phúc ở bên cạnh bạn, bạn chớ bao giờ quên hẳn nó đi.

Jacques Prévert
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15868
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 16/06/2021 2:15:44 CH)
A  A  A
Tuyệt tác Pietà của Michelangelo: Thuần khiết từ bi, vô oán vô hận

Là kiệt tác khắc hoạ hình ảnh Đức mẹ Maria ôm thân thể Chúa Giêsu trong vòng tay của mình, nhưng khác với các tác phẩm khác cùng chủ đề, Pietà của Michelangelo không có sự oán hận, không có nỗi đau quặn thắt, mà có chăng chỉ là sự thanh thản, bình yên, thánh khiết, vô oán vô hận, thể hiện ra trí huệ vô hạn vượt trên mọi xúc cảm của con người…

Michelangelo được coi là một trong những thiên tài nghệ thuật vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, một người mà tên tuổi đã gắn liền với khái niệm “kiệt tác”. Ông đã để lại những tác phẩm bất hủ trong lĩnh vực điêu khắc, hội hoạ và kiến trúc. Với sự rộng lớn và đa dạng trong các thành tựu nghệ thuật, Michelangelo đã tạo nên một dấu ấn không thể xoá nhoà trong sáng tạo nghệ thuật ở phương Tây vào đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng.

Trong số những đứa con tinh thần của Michelangelo, thì mái vòm Nhà nguyện Sistine tại Vatican có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất, nhưng nói về kiệt tác tâm đắc nhất của ông, thì phải kể tới Pietà – tác phẩm duy nhất mà Michelangelo để lại chữ ký của mình.

Michelangelo đã từng thực hiện một số tác phẩm điêu khắc tại Florence dành cho nhà Medici, nhưng vào những năm 90 của thế kỷ 15, ông rời Florence tới Venice, tới Bologna và rồi tới ở lại Rome trong khoảng từ 1496 tới 1501. Năm 1497, Hồng y Jean de Billheres đã uỷ thác cho Michelangelo thực hiện một tác phẩm điêu khắc đặt tại Vương cung Thánh đường Thánh Peter. Và kết quả là sự ra đời của Pietà – một kiệt tác đã đưa sự nghiệp của Michelangelo ngay lập tức lên đến đỉnh cao nhất.

Cho đến hiện tại, Pietà vẫn được đặt tại một vị trí trang trọng ở Vương cung Thánh đường Thánh Peter (St. Peter’s Basilica) tại Vatican, Ý. Dù kích thước của kiệt tác này tương đối nhỏ so với toàn bộ không gian của thánh đường, nhưng vẻ đẹp, cảm xúc và thần thái của bức điêu khắc khiến người xem không khỏi đắm mình vào nó. Xuyên suốt bên trong Pietà là một cảm giác rất nhân văn, cao thượng, vô cùng tự nhiên và gần gũi. Nhưng trên hết, Pietà toát lên một vẻ đẹp thần thánh mà chúng ta sẽ không thể tìm thấy trong bất cứ tác phẩm nào khác cùng chủ đề.

Nói về chất liệu, Michelangelo thừa nhận rằng khối đá hoa cương trắng Carrara mà ông dùng để điêu khắc Pietà là khối đá hoàn mỹ nhất mà ông từng sử dụng. Cũng chính vì thế, Michelangelo chăm chút cho Pietà tỉ mỉ hơn bất cứ một tác phẩm điêu khắc nào khác của ông.

Kết cấu tổng thể của Pietà là hình kim tự tháp, đem đến sự cân bằng, hài hoà và đối xứng. Nó khiến ánh mắt người xem bị hút vào khuôn mặt chứa đựng sự bình yên của Đức Mẹ. Những đường nét được sử dụng trong tác phẩm khiến nó đầy năng lượng và sức sống. Tóc của Chúa Giêsu, những nếp gấp tinh tế trên chiếc váy của Đức Mẹ Maria, cũng như làn da của cả hai đã tạo nên một vẻ đẹp tuyệt vời cho tác phẩm.

Trong tác phẩm này, người ta nhận thấy rằng tỷ lệ thân mình của Đức Mẹ và Chúa Giêsu không thực sự tương xứng một cách tự nhiên với nhau. Nói một cách chính xác, mặc dù phần đầu của Đức Mẹ và Chúa Giêsu là cùng kích thước, nhưng cơ thể thì không. Cơ thể của Đức Mẹ lớn hơn cơ thể của Chúa Giêsu, và vì thế Pietà thiếu đi sự tương xứng giữa các bộ phận thân thể. Vào thời kỳ Phục Hưng, các nghệ sĩ có xu hướng tuân theo tỷ lệ chính xác của thân thể người trong các bức hoạ hay điêu khắc, thậm chí là khiến tỷ lệ đó trở nên hoàn mỹ. Tuy nhiên, trong kiệt tác của mình, Michelangelo lại bỏ qua việc theo đuổi tỷ lệ để mang đến cho bức điêu khắc của mình một sự cân bằng và hài hoà, một cảm giác trọn vẹn. Chính vì thế, Pietà là sự kết hợp cân đối của các nguyên lý nghệ thuật với cảm quan của người xem.

Tuy nhiên, hàm ý của Pietà mới thật sự là điều khiến bức điêu khắc này trở thành một tuyệt tác đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng. Pietà khắc hoạ hình ảnh Đức Mẹ Maria ôm thân thể của Chúa Giêsu sau khi thân xác ngài được hạ xuống từ thập tự giá. Đây là một trong bảy sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Mẹ, còn được gọi là bảy nỗi đau của Đức Mẹ Maria. Thời bấy giờ, chủ đề Đức Mẹ ôm Chúa Giêsu trong vòng tay của bà đã được các nhà điêu khắc tại Pháp, Đức thực hiện, nhưng chưa thực sự được biết đến tại Ý. Bên cạnh đó, hình ảnh mà các nghệ sĩ thể hiện thường mô tả Đức Mẹ trong đau đớn và nỗi khổ vô bờ mà Chúa Giêsu phải chịu. Tuy nhiên, Michelangelo lại xây dựng một hình ảnh hoàn toàn khác bên trong tác phẩm của mình.

Ở trung tâm của bức điêu khắc, Đức Mẹ Maria hiện lên trông rất trẻ, gương mặt không có oán hận, không có nỗi đau quặn thắt, chỉ có sự thanh thản, bình yên và thuần khiết. Đức Mẹ chấp nhận cái chết của Chúa Giêsu một cách khoan dung.

Chúa Giêsu nằm trong lòng bà, gương mặt thanh thản, không hề cho thấy nỗi khổ bị đóng đinh, mà chỉ có sự bình an như còn đang say ngủ.

Đức mẹ không trực tiếp chạm vào thân thể Chúa Giêsu, mà lại dùng một tấm vải nâng lấy Chúa, thể hiện sự thiêng liêng của thân thể Đức Chúa. Tất cả đều toát lên sự từ bi và trí huệ vô hạn, vượt trên mọi xúc cảm của con người.

Pietà là cái tên phổ biến của chủ đề Đức Mẹ Maria ôm Chúa Giêsu tại Ý. Không ai biết nó xuất hiện đầu tiên từ khi nào, nhưng nó hoàn toàn khác với khái niệm đau thương của Chúa (lamentation of Christ) mà các tác phẩm khác mô tả. Rất có thể từ Pietà chỉ xuất hiện phổ biến ở Ý sau khi tác phẩm của Michelangelo được đưa ra công chúng. Trong tiếng anh, Pietà có nghĩa là “pity” (lòng trắc ẩn) hay “compassion” (lòng thương), nhưng nếu chuyển thể chính xác từ văn hóa phương Tây sang văn hoá phương Đông, thì có lẽ chúng ta phải dịch Pietà là “từ bi”. “Từ bi” là một khái niệm mà người phương Đông xưa dùng để chỉ biểu hiện của các vị Thần Phật, mà gần gũi nhất với người Việt chính là Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi. “Từ bi” tương đương với khái niệm “love” (tình yêu) trong tôn giáo phương Tây, vốn không phải là tình yêu nam nữ, mà là một khái niệm khác, chính là tình yêu và từ tâm đối với mọi điều. Đây là khái niệm bản thân tôn giáo phương Tây không có từ ngữ riêng để mô tả, mà phải dùng từ “love”, và vẫn luôn lúng túng khi giải thích nó.

Bởi vì lòng từ bi mà Chúa Giêsu đã gánh chịu tội lỗi và khổ đau thay cho con người. Bởi vì lòng từ bi mà người ta không hề nhìn thấy sự khổ đau trên khuôn mặt Ngài, khi thân xác Ngài được hạ xuống từ thập tự giá. Cũng bởi vì lòng từ bi, mà Đức Mẹ Maria không cảm thấy đau khổ khi mất đi một người con.

Chính vì hai chữ “từ bi” ấy mà Pietà đã trở thành một tác phẩm điêu khắc hiếm hoi có thể miêu tả được một cách hoàn mỹ nhất vẻ đẹp của Thần Phật, điều ngôn ngữ phương Tây khó có thể chạm tới. Đó chính là sự bất hủ trong Pietà của Michelangelo.

Huy Minh
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Tuyệt tác Pietà của Michelangelo: Thuần khiết từ bi, vô oán vô hận

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   710 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
  Ý nghĩa lễ phục của tân Giáo hoàng trong lần xuất hiện đầu tiên | Vatican News
  Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới | Vatican News
  Giáo hoàng được bầu như thế nào? | Vatican News
  Nhà nguyện Sistine nói về sự hiện diện của Thiên Chúa | Vatican News
  Chuẩn bị cho Mật nghị: nơi cư trú của các Hồng y cử tri; vấn đề an ninh; thông tin | Vatican News
  Mật nghị, một sự kiện truyền thông đặc biệt đối với Giáo hội Công giáo | Vatican News
  Phim tài liệu: Lữ hành và Hy vọng | Vatican News
  Chuyến xe cuối cùng hỗ trợ Ucraina của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô | Vatican News
  ĐHY Mamberti: Đức Thánh Cha Phanxicô đã trung thành với sứ vụ bằng toàn bộ sức lực | Vatican News
  Cái nhìn tổng quát về các Hồng y cử tri tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng thứ 267 | Vatican News
  Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng | Vatican News
  Một vài chi tiết liên quan đến Mật nghị | Vatican News
  Các Hồng y được mời gọi đặt Chúa Kitô vào trung tâm, cởi mở với Chúa Thánh Thần, quan tâm đến người nghèo | Vatican News
  Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn | Vatican News
  “Hạt giống của hoà bình và hy vọng”: Chủ đề cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc thụ tạo năm 2025 | Vatican News
  Lời kêu gọi giảm nợ của Đức Thánh Cha đang có hơn 160 quốc gia thực hiện và có tác động toàn cầu | Vatican News
  Công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, Kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea” | Vatican News
  Nuôi dưỡng trí tưởng tượng tôn giáo | Vatican News
  Bác sĩ điều trị cho Đức Thánh Cha: ngài hồi phục là phép lạ nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu | Hồng Thuỷ
  Phỏng vấn ĐHY Grech, Tổng Thư ký Thượng Hội đồng về Đại hội Giáo hội năm 2028 | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 5-2025
Cầu cho điều kiện làm việc.
Chúng ta hãy cầu nguyện rằng thông qua công việc, mỗi người có thể tìm thấy sự viên mãn, các gia đình có thể được duy trì trong phẩm giá và xã hội có thể được nhân bản hóa.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@