Một người bạn là người hiểu quá khứ của bạn, tin tưởng vào tương lai của bạn, và chấp nhận con người của chính bạn.

(Khuyết danh)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15439
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TÀI LIỆU » Nghiên Cứu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 20/01/2022 9:39:43 CH)
A  A  A
Thủ tục filibuster là gì và tại sao filibuster quan trọng với nước Mỹ?
Toà Quốc hội Hoa Kỳ

Thủ tục filibuster tại Thượng viện Mỹ là gì? Tại sao nó được tạo ra và người Mỹ sẽ phải đối mặt với điều gì nếu filibuster bị xoá bỏ?

Filibuster là một thuật ngữ không có nghĩa tương đương trong tiếng Việt. Nó có gốc từ tiếng Hà Lan – có nghĩa là “cướp biển”.

Filibuster là thành tố trung tâm của truyền thống Thượng viện Mỹ trong nhiều thế kỷ qua, bắt đầu từ năm 1806. Nó là quy tắc yêu cầu phải có ít nhất 60 phiếu để thông qua một dự luật, và được tạo ra để khuyến khích sự tiết chế và đối ngược lại  với sự bốc đồng của phe đa số ở Hạ viện.

Từ năm 1917, Thượng viện đã ban hành quy tắc áp dụng filibuster và đó là quy tắc 22. Thượng viện gọi đây là quy tắc ‘chốt cửa’ (cloture) bởi vì một cụm từ hay dùng trong Thượng viện Mỹ để biểu thị kết thúc phiên thảo luận là “xin chốt cửa” (invoking cloture). Hiện nay, Thượng viện quy định cần phải có ít nhất 60 phiếu để ‘chốt cửa’, kết thúc một phiên thảo luận một dự luật và chuyển nó sang vòng bỏ phiếu, khi đó chỉ cần đa số đơn giản để thông qua luật (ít nhất 51 phiếu).

Chuyên gia Thomas Jipping, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật và Tư pháp của Quỹ Di sản ví thủ thục filibuster tại Thượng viện Mỹ như một đồng xu hai mặt, một mặt thủ tục này khiến các nghị sĩ muốn kết thúc cuộc thảo luận về một dự luật hoặc một đề cử nhân sự nào đó, nhưng họ không kết thúc được. Nhưng mặt khác của đồng xu là mặt tích cực vì việc yêu cầu siêu đa số thượng nghị sĩ cùng đồng thuận mới kết thúc được thảo luận một dự luật và chuyển nó sang vòng bỏ phiếu sẽ giúp bảo vệ tiếng nói của phe thiểu số, sẽ khiến toàn Thượng viện phải cân nhắc kỹ hơn, thảo luận nhiều hơn.

Ông Jipping cho rằng thủ tục filibuster cũng có thể được hiểu là quyền của Thượng viện được mở rộng thảo luận và đó là cách truyền thống làm luật của viện này, là khác biệt lớn nhất so với Hạ viện.

“Thảo luận được mở rộng thực sự là trái tim và là đặc điểm xác định nhất của cách thức Thượng viện vận hành khi cơ quan lập pháp này làm việc trong tiến trình ban hành luật trong hơn 200 năm qua”, ông Jipping nói.

Ông Jipping giải thích thêm rằng filibuster trao quyền cho phe thiểu số và làn nản lòng phe đa số. Thủ tục này được thiết kế nhằm mục đích như vậy và dù đảng nào nắm quyền điều hành Thượng viện, thì đảng đó sẽ không thể đơn phương lũng đoạn bất chấp phản đối của đảng đối lập. Thủ tục filibuster không ngăn chặn phe đa số điều hành Thượng viện, nhưng nó không cho phép phe này làm bất cứ điều gì họ muốn mà không bị kiểm soát hoặc bất kỳ giới hạn nào.

Hiện nay, phần lớn nội dung của Thượng viện Mỹ muốn thông qua được đều phải dùng đến thủ tục ‘chốt cửa’ để kết thúc filibuster. Tuy nhiên, cũng có vài ngoại lệ.

Một là việc bổ nhiệm quan chức nhánh hành pháp và các thẩm phán liên bang. Sau những thay đổi thủ tục vào năm 2013 và 2017, Thượng viện chỉ cần đa số quá bán đồng ý là có thể chấm dứt thảo luận trong các vấn đề bổ nhiệm nhân sự hành pháp và tư pháp.

Thứ hai là một số nội dung cụ thể mà Thượng viện đã luật hoá thành thủ tục đặc biệt để giới hạn thời gian thảo luận. Do trong các vụ việc này thời gian thảo luận được giới hạn cụ thể, các thượng nghị sĩ không cần đủ số phiếu ‘chốt cửa’ để ngăn filibuster.

Ví dụ nổi bật nhất cho trường hợp này là các quy định đặc biệt về ngân sách, được gọi là quy trình điều hoà ngân sách (budget reconciliation process). Quy trình này cho phép bỏ qua filibuster và chỉ cần hơn một nửa số thượng nghị sĩ có mặt để thông qua các điều khoản về chi tiêu quốc gia.

Nếu thủ tục filibuster bị xoá bỏ, người Mỹ sẽ phải đối mặt với điều gì?

Sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/2020 và cuộc bầu cử vòng hai tại tiểu bang Georgia vào đầu tháng 1/2021, Đảng Dân chủ chính thức kiểm soát được Thượng viện liên bang nhưng cũng chỉ có cùng 50 thượng nghị sĩ như Đảng Cộng hoà. Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện nhờ vào lá phiếu quyết định của Phó Tổng thống Kamala Harris, cũng là Chủ tịch Thượng viện liên bang, theo luật Mỹ quy định.

Như vậy, Đảng Dân chủ đang nắm lợi thế đa số ở Thượng viện, với khoảng cách tối thiểu. Nhiều ý kiến từ phía Đảng Dân chủ đã đề cập đến việc xoá bỏ thủ tục filibuster để tận dụng tối đa lợi thế mong manh của mình nhằm thông qua hàng loạt các chính sách cấp tiến đầy tham vọng về kinh tế, y tế và môi trường.

Tuy nhiên, những người ủng hộ duy trì thủ tục filibuster cho rằng nếu xỏa bỏ thủ tục truyền thống này tại Thượng viện sẽ là loại bỏ đi tấm khiên bảo vệ cuối cùng cho quyền của phe thiểu số trong chính quyền liên bang Mỹ.

Thượng viện Mỹ được tạo ra và tồn tại là để kiềm chế những xung lực vội vàng và cực đoan của phe đa số bất kể của đảng nào và là để ngăn chặn “sự độc tài của phe đa số”.

Những người ủng hộ duy trì filibuster cho rằng thủ tục này ngày nay thậm chí còn có vai trò giá trị hơn trước đây bởi vì nếu không có thủ tục như thế, thì sẽ không có bất kỳ đề xướng nào mà hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ sẽ thảo luận với nhau nhằm tìm ra những giải pháp giải quyết vấn đề tốt hơn.

Xóa bỏ filibuster không chỉ là thay đổi một quy định thủ tục khó hiểu, mà thực sự nó sẽ biến Thượng viện thành một phiên bản khác của Hạ viện, ở đó chỉ có quy tắc đa số tối thiểu, nhượng bộ là không cần thiết và thành kiến khoả lấp lý trí cũng như suy xét chắc chắn.

Thậm chí có ý kiến cho rằng xóa bỏ filibuster không gì khác chính là tấn công vào quyền của hàng triệu người dân Mỹ đã bầu ra những nghị sĩ thuộc phe thiểu số trong Thượng viện. Đó là một cuộc tấn công sẽ đưa đến những hậu quả tàn phá đối với nền cộng hoà và hệ thống các chuẩn mực hiến pháp Mỹ, trong đó có các quyền cơ bản nhất.

Nếu một đảng vẫn muốn xoá bỏ filibuster, thì họ cần sử dụng tiến trình gì?

Cách xoá bỏ filibuster trực tiếp nhất là chính thức thay đổi Quy định Thượng viện số 22: quy định yêu cầu ít nhất 60 phiếu để chấm dứt thảo luận.

Tuy vậy, điều này cần sự đồng ý của 2 phần 3 số thượng nghị sĩ có mặt ở phòng họp Thượng viện. Nếu thiếu sự ủng hộ của đa số các thượng nghị sĩ đến từ cả hai đảng trong việc hạn chế quyền tranh luận vô hạn, việc thay đổi Điều 22 khó có thể thành hiện thực.

Cách loại bỏ filibuster gián tiếp là cố gắng diễn đạt khác đi ý nghĩa vốn có của thủ tục này. Đây là cách tương tự như Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ diễn giải Hiến pháp với giả định một ý nghĩa khác so với những gì được viết. Thượng viện có thể diễn đạt khác đi ý nghĩa gốc của thủ tục filibuster bằng việc tạo ra các tiền lệ với chỉ yêu cầu đa số tối thiểu tán thành.

Cách áp dụng tiền lệ để hạn chế filibuster được gọi là “lựa chọn hạt nhân” (nuclear option), còn có tên gọi chính thức hơn là “cải tổ bằng quyết sách” (reform by ruling). Trong một số trường hợp cụ thể, nó có thể được áp dụng mà chỉ cần đa số quá bán nghị sĩ đồng ý.

“Lựa chọn hạt nhân” hoạt động dựa trên nguyên tắc rằng một tiền lệ có thể được tạo ra khi một thượng nghị sĩ tuyên bố quy định của Thượng viện đã bị vi phạm (point of order). Nếu chủ tọa phiên họp (thường là thành viên Thượng viện) đồng ý với tuyên bố này, việc này sẽ tạo ra một tiền lệ mới. Nếu chủ toạ phản đối, một thượng nghị sĩ khác có thể kháng cáo lại quyết định của chủ toạ. Nếu đa số nghị sĩ tại Thượng viện bỏ phiếu để đảo ngược quyết định của chủ tọa, thì quyết định ngược với chủ toạ trở thành tiền lệ mới.

Trong cả hai trường hợp năm 2013 và 2017, Thượng viện đã dùng cách này để giảm số phiếu thuận cần đạt nhằm chấm dứt thảo luận về việc bổ nhiệm quan chức. Cụ thể, lãnh đạo phe đa số Thượng viện đã dùng hai đề xuất không thể tranh luận để đặt vấn đề về các cuộc bổ nhiệm, sau đó dùng “point of order” để yêu cầu thực hiện thủ tục ‘chốt cửa’ chỉ bằng đa số phiếu bầu. Chủ toạ bác bỏ yêu cầu này, nhưng quyết định của chủ toạ bị bác bỏ trong phiên bỏ phiếu kháng cáo, vốn chỉ cần đa số quá bán.

Hải Đăng
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Thủ tục filibuster là gì và tại sao filibuster quan trọng với nước Mỹ?

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   74 tin bài trong TÀI LIỆU » Nghiên Cứu
  Điều gì đã xảy ra với Thánh Philipphê sau Lễ Hiện Xuống? | Cao Nguyên
  Tại sao Vatican II gọi Giáo hội là ‘Dân Thiên Chúa’ | Father Joseph Thomas
  Câu chuyện chưa biết về Quả cầu vàng của Đền thờ Thánh Phêrô | Mi Trầm
  Bảy sự Thương khó của Đức Maria | Cao Nguyên
  Mộ Thánh Phêrô: Khi khoa học khẳng định Truyền thống | Thérèse Puppinck
  Các giám mục nói rằng thuỷ phân (an táng bằng nước) không khả thi đối với người Công giáo | J-P Mauro
  Tại sao Thánh Bonaventura được mệnh danh là “Bác sĩ thiên thần” | Philip Kosloski
  Cách Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina lan rộng ra toàn thế giới | TT
  Nhà thần học luân lý giải thích Giáo huấn Công bình về Chiến tranh và Cuộc chiến ở Ukraine | Cao Nguyên
  Lịch sử đầy biến động của Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Mátxcơva | Cao Nguyên
  Con Hổ trong văn hoá Việt | Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Điều gì xảy ra tại buổi Dâng Chúa vào Đền thánh? | Jimmy Akin
  Phúc đáp của Bộ Giáo lý Đức tin đối với nghi vấn về việc chúc phúc cho kết hiệp đồng giới | VoetCatholic
  Cảm tưởng về Tết trong Nam | Vương Hồng Sển
  Tục tắm nước lá mùi đêm Tất niên: ‘Tẩy sạch’ những muộn phiền năm cũ | Tuệ Anh
  Tướng do tâm sinh: Người thiện tâm có tướng mạo hiền lành phúc hậu | An Hoà
  Đạo Công giáo có cho phép thuỷ táng không? | Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
  3 cách Rửa tội khác nhau trong Giáo hội Công giáo | Mi Trầm
  Điều kỳ diệu của Orvieto: Nguồn gốc ấn tượng của Lễ Mình Máu Thánh Chúa | Kathy Schiffer
  Tâm lý ngày Tết | Thượng Chi (Phạm Quỳnh)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ngày 22 tháng 10 năm Giáp Thìn
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@