Nổi giận là tự gánh giùm lỗi của người khác!

Swift
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15483
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 29/05/2023 1:52:20 SA)
A  A  A
Ngành Ngoại giao Toà Thánh
Từ khi xảy ra chiến tranh tại Ucraina, dư luận thế giới đặc biệt chú ý đến các hoạt động của Đức Thánh Cha và Toà Thánh, không những trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo, nhưng cả các hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao nhắm góp phần mang lại hoà bình cho các nước liên hệ và nhân loại nói chung. Sự kiện này cũng là lý do thúc đẩy tìm hiểu hơn về vai trò của Ngành Ngoại giao Toà Thánh.

Thực vậy, không có tôn giáo nào dấn thân về mặt nhân đạo và hoà bình qua các hoạt động ngoại giao như trường hợp Giáo hội Công giáo.

Vài dòng lịch sử lịch sử

Nhìn lại lịch sử, sau những thế kỷ đầu tiên bị bách hại, các vị Giáo hoàng vẫn thường gửi các sứ giả của các ngài đến gặp các chính quyền cũng như các cộng đoàn Giáo Hội địa phương. Tuy nhiên, thói quen gửi các vị Sứ thần Toà Thánh ổn định cạnh các chính phủ chỉ bắt đầu với Đức Giám mục Angelo Leonini tại Venezia từ ngày 30/04/1500. Thói quen này dần dần được thực hiện tại các nước khác.

Cách đây 153 năm, tức là vào năm 1870, khi nước Toà Thánh bị Ý chiếm và sáp nhập, Đức Giáo hoàng Piô IX quyết định không ra khỏi nội thành Vatican nữa. Lúc đó, nhiều người nghĩ rằng 4 cường quốc bấy giờ là đế quốc Áo Hung, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, sẽ rút đại sứ khỏi Roma, như vẫn thường xảy ra khi một quốc gia không hiện hữu nữa, bởi lẽ duy trì một đại sứ cạnh vị giáo hoàng tự coi mình là “tù nhân” ở Vatican thì có ý nghĩa gì đâu? Thế nhưng các cường quốc ấy đã không làm như vậy và các chính phủ liên hệ mau lẹ xác nhận rằng các đại sứ của họ không được ủy nhiệm nơi Quốc gia của Giáo Hội, nhưng là nơi Toà Thánh. Đây là nguyên tắc vẫn được duy trì từ đó đến nay.

Thực vậy, hiện nay không có nước nào lập quan hệ ngoại giao với Quốc gia Thành Vatican, một khu đất nhỏ 44 hecta. Nhưng các nước lập quan hệ ngoại giao với Toà Thánh, như một cơ quan đầu não của Giáo hội Công giáo với hơn 1 tỷ 300 triệu tín hữu trên thế giới.

Từ 4 nước có quan hệ ngoại giao trên cấp đại sứ với Toà Thánh hồi năm 1870, đến đầu năm nay có 183 quốc gia có quan hệ này, trong đó có 92 vị đại sứ thường trú ở Roma. Điều này chứng tỏ uy tín tinh thần của Đức Thánh Cha và Toà Thánh đã gia tăng đáng kể qua dòng thời gian, với nỗ lực phục vụ công ích của các dân tộc, phục vụ hoà bình thế giới và bênh vực các quyền con người.

Ảnh hưởng tinh thần của Toà Thánh

Một câu hỏi thường được nói đến khi nói về đoàn ngoại giao các nước cạnh Toà Thánh, đó là các nước này được lợi gì khi thiết lập hoặc duy trì quan hệ ngoại giao với Toà Thánh, bởi vì vị đại sứ của họ tại Vatican không nói chuyện với Toà Thánh về vấn đề tài chính, kinh tế, mậu dịch, hoặc các hiệp định liên minh quân sự hay phòng thủ.

Câu trả lời là: các nước giàu mạnh, khi lập quan hệ ngoại giao với Toà Thánh, thường muốn chứng tỏ cho thế giới thấy họ cùng theo đuổi những lý tưởng cao thượng mà Tòa thánh cổ vũ. Tiếp đến, ai cũng phải nhận rằng Vatican là một nguồn tin tức phong phú từ các nơi trên thế giới gửi về, hay nói theo ông Thomas Melady, một trong những đại sứ đầu tiên của Mỹ cạnh Toà Thánh, thì “Vatican là một đài quan sát” quan trọng mà không cường quốc nào có thể bỏ qua.

Đối với những nước nhỏ, việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Toà Thánh, càng làm cho họ thấy thế đứng của mình trong cộng đồng quốc tế được bảo đảm và được biết tới hơn. Nhiều chính phủ còn nuôi ý tưởng thầm kín và nghĩ rằng với quan hệ ngoại giao với Toà Thánh, họ có thể nói chuyện thẳng với Toà Thánh và tạo sức ép trên những giám mục ở trong nước đang gây khó khăn cho họ.

Trong nội bộ Giáo Hội

Trong Công đồng chung Vatican II, Đức Hồng y Suenens, bấy giờ là Tổng Giám mục Giáo phận Bruxelles bên Bỉ, đã lên tiếng đề nghị bãi bỏ Ngành Ngoại giao Toà Thánh vì cho rằng các vị sứ thần và khâm sứ chẳng qua chỉ là những người do Toà Thánh gửi đến để canh chừng, kiểm soát Giáo Hội địa phương và làm cho các giám mục mất tự do. Ngoài ra, trong một khoá họp của THĐGM Thế giới, Đức Hồng y Basil Hume, Tổng Giám mục Westminster kiêm Chủ tịch HĐGM Anh quốc, dưới ảnh hưởng của trào lưu nữ quyền, đã đề nghị Toà Thánh chọn các phụ nữ làm sứ thần Toà Thánh, thay vì chỉ chọn các tổng giám mục.

Những đề nghị của các vị này đi ngược quy định của Đức Giáo hoàng Piô XII và được Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII tái khẳng định hồi năm 1962, rằng các vị sứ thần Toà Thánh, hay khâm sứ, cả khi mới bắt đầu sứ vụ, chứ không phải vài năm sau đó, được ban phẩm vị giám mục, không phải đây là một vinh dự, nhưng đúng hơn để nhấn mạnh chức năng liên hệ giữa Đức Giáo hoàng và các giám mục của các Giáo Hội địa phương.

Giáo luật

Giáo luật hiện hành dành 6 điều khoản, từ số 362 đến 367, để nói về các vị sứ thần và các phái viên của Đức Thánh Cha. Theo đó, Đức Thánh Cha có quyền bổ nhiệm các phái viên làm đại diện cho ngài và gửi họ tới các Giáo Hội địa phương ở các nước, hoặc tới các chính phủ hoặc quốc gia. Nhiệm vụ chính yếu của các vị sứ thần hay khâm sứ là lo liệu để mối dây hiệp nhất giữa Toà Thánh với các Giáo Hội địa phương mỗi ngày được thêm bền chặt và hiệu quả hơn. Công tác của các vị là thông tri cho Toà Thánh về tình hình Giáo Hội địa phương và về tất cả những gì liên hệ tới chính đời sống của Giáo Hội và thiện ích của các linh hồn. Tiếp đến là giúp đỡ các giám mục địa phương, tuy phải tôn trọng việc hành sử hợp lệ quyền bính của các ngài. Thứ ba là đề nghị danh sách các ứng viên cho Toà Thánh để bổ nhiệm làm giám mục. Thứ tư là cùng với các giám mục bênh vực tất cả những gì liên quan tới sứ mệnh của Giáo Hội và của Toà Thánh trước mặt chính phủ, vân vân.

Đức Thánh Cha Phanxicô và các Sứ thần Toà Thánh

Trong kế hoạch cải tổ Giáo triều và Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đặc biệt quan tâm các đại diện của ngài tại các quốc gia và Giáo Hội địa phương.

Trong bối cảnh đó và trong khuôn khổ Năm Thánh Lòng Thương Xót, sáng ngày 17/9/2016, Đức Thánh Cha đã đồng tế thánh lễ với 106 vị Đại diện Toà Thánh và sau đó đã gặp gỡ các vị để nhắn nhủ về việc chu toàn sứ mạng được ủy thác.

Trong bài huấn dụ dài tại cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha nhiệt liệt cám ơn các vị Đại diện Toà Thánh vì lòng quảng đại, tận tuỵ và hy sinh trong việc chu toàn sứ mạng liên kết giữa người kế vị Thánh Phêrô và các Giáo Hội địa phương, kiến tạo và thăng tiến tình hiệp thông là “nhựa sống cho đời sống Giáo Hội và cho việc loan báo sứ điệp của Giáo Hội”.

Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc nhở các vị Đại diện Toà Thánh hãy “phục vụ trong tinh thần hy sinh như những sứ giả khiêm tốn”, như Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã nói: “Hoạt động của vị Đại diện Toà Thánh trước tiên là một việc phục vụ quý giá cho các giám mục, linh mục, tu sĩ và mọi tín hữu Công giáo ở địa phương, họ tìm được nơi vị Đại diện Toà Thánh một sự nâng đỡ và bảo vệ, trong tư cách ngài đại diện một quyền bính cao hơn, để mưu ích cho tất cả mọi người.”

Đức Thánh Cha cũng khẳng định: “Nếu không có lòng khiêm tốn thì không dịch vụ nào có thể thực hiện được hoặc có đặc tính phong phú. Sự khiêm tốn của một Sứ thần Toà Thánh được biểu lộ qua lòng yêu mến đối với đất nước và Giáo Hội nơi ngài được kêu gọi phục vụ.”

Đức Thánh Cha khuyến khích các vị Đại diện Toà Thánh không những chỉ “quan sát, phân tích và tường trình”, nhưng còn cần “gặp gỡ, lắng nghe, đối thoại, chia sẻ, đề nghị và cộng tác, để làm nổi bật lòng yêu mến chân thành, thiện cảm và cảm thông đối với dân chúng và Giáo Hội địa phương”.

Ngài cũng nhận xét: “Ngày nay, những đe dọa từ bên ngoài của sói, bắt cóc và tấn công đoàn chiên, làm cho đoàn chiên hoang mang, phân tán và bị phá huỷ vẫn còn là điều thời sự. Sói ngày nay vẫn có những điểm giống như trước, đó là sự thiếu thông cảm, đố kỵ, gian ác, bách hại, xoá bỏ sự thật, chống lại sự tốt lành, khép kín đối với tình yêu, đố kỵ về văn hoá, và nghi kỵ…”

Đức Thánh Cha không quên nhắc các vị Đại diện Toà Thánh hãy dành thời giờ cho các giám mục, linh mục, tu sĩ, các giáo xứ, các tổ chức văn hoá và xã hội... Hãy tháp tùng Giáo Hội địa phương với tâm hồn của một vị mục tử. “Cần di động. Những thư từ và bá cáo lạnh lùng không đủ. Những điều nghe nói mà thôi không đủ. Còn cần phải nhìn tận mắt hạt giống tốt của Tin Mừng đang triển nở thế nào. Đừng đợi người ta đến gặp anh em để trình bày một vấn đề hoặc muốn giải quyết một việc. Anh em hãy đi tới các giáo dân, các dòng tu, các giáo xứ, các chủng viện, để hiểu Dân Chúa đang sống, suy nghĩ và thắc mắc thế nào. Nghĩa là anh em hãy thực sự biểu lộ một Giáo Hội ‘đi ra ngoài’, ‘một bệnh viện dã chiến’, có khả năng sống chiều kích của Giáo Hội địa phương, của đất nước và của tổ chức mà anh em được sai tới.”

Đức Thánh Cha cho biết: “Một quan tâm sâu xa của ngài là việc tuyển chọn các giám mục tương lai và ngài đã nói với Bộ Giám mục đề ra danh sách những đức tính và khả năng mà các vị chủ chăn của Giáo Hội ngày nay phải có: các giám mục phải là chứng nhân của Đấng Phục Sinh chứ không phải là những người theo lý lịch; các giám mục phải là người cầu nguyện, quen thuộc với những điều từ trên cao và không bị đè bẹp vì gánh nặng từ bên dưới; các giám mục phải có khả năng đi vào sự hiện diện của Thiên Chúa ‘trong kiên nhẫn’; các giám mục phải là mục tử, chứ không phải là những ông hoàng hoặc công chức”.


G. Trần Đức Anh, OP
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Ngành Ngoại giao Toà Thánh

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   6315 tin bài trong TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
  Tổng thống Macron thăm Nhà thờ Đức Bà Paris 1 tuần trước ngày mở cửa lại | Vatican News
  Chiếc túi Năm Thánh 2025 được làm bởi các nữ tù nhân của Ý | Vatican News
  ĐTC Phanxicô: Y khoa không thể bỏ qua phẩm giá con người | Hồng Thuỷ
  Đức Thánh Cha muốn viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ để cử hành 1.700 năm Công đồng Nicea | Vatican News
  Các Giám mục Công giáo tại Anh phê bình dự luật trợ tử mới được Quốc hội thông qua | Hồng Thuỷ
  Đời sống đạo của các Kitô hữu ở Triều Tiên giống thời Đế quốc Roma | Vatican News
  Biểu tượng Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ đến Seoul vào ngày 29/11, dấu hiệu “khích lệ và an ủi” | Vatican News
  Đức Thánh Cha hỗ trợ dịch vụ tắm giặt cho người nhập cư ở Calabria | Vatican News
  ĐHY Parolin: Sự hợp tác giữa các quốc gia đang khủng hoảng, cần tìm kiếm cách thức để đạt được hoà bình | Vatican News
  Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo Tôn giáo | Vatican News
  “Thẻ các dịch vụ” dành cho các tín hữu hành hương Năm Thánh | Vatican News
  Tiếp kiến chung 27/11/2024 - Phúc Âm là tin vui; chúng ta không thể loan báo với gương mặt chảy dài và u sầu | Vatican News
  ĐTC Phanxicô: Văn kiện chung kết của Thượng HĐGM phải được đón nhận như huấn quyền của Giáo hoàng | Vatican News
  Triều Tiên giam tù những công dân vượt biên hồi hương có liên hệ với Kitô hữu | Vatican News
  Tạp chí mới “Quảng trường Thánh Phêrô”. Mỗi tháng một câu trả lời của Đức Thánh Cha cho tín hữu | Vatican News
  ĐTC Phanxicô: Giáo hội đồng hành với các gia đình gặp khó khăn trong hôn nhân | Vatican News
  ĐTC Phanxicô: Đối thoại là con đường duy nhất cho hoà bình tại Thánh Địa | Vatican News
  Đức Thánh Cha tiếp Liên đoàn Mô tô Ý | Vatican News
  Nhà nguyện Lòng Thương Xót Chúa ở Thái Lan mang Laudato Si' vào cuộc sống | Vatican News
  Kinh Truyền Tin 24/11: Thế giới của Chúa Giêsu là một thế giới mới | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2024
Cầu nguyện cho những người hành hương hy vọng
Chúng ta hãy cầu nguyện để Năm Thánh mở ra cho chúng ta sự tăng cường về đức tin, giúp chúng ta nhận biết Đức Kitô phục sinh ở giữa cuộc đời chúng ta, biến đổi chúng ta thành những người hành hương đầy hy vọng Kitô giáo.
For pilgrims of hope
In anticipation of the Church’s next jubilee, the faithful are asked to pray during the month of December that “the coming Church Jubilee Year 2025 strengthens us in our faith, helping us to recognize the risen Christ in the midst of our lives, transforming us into pilgrims of Christian hope.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@