Hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời là có thể tin chắc rằng chúng ta được yêu thương - yêu vì chính bản thân ta, hay đúng hơn, đó là yêu bất kể bản thân ta.

Victor Hugo
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15721
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 14/03/2025 8:03:14 CH)
A  A  A
“Từ nơi đây, tôi đồng hành với anh chị em”, kỷ niệm triều giáo hoàng tại Bệnh viện Gemelli, hướng nhìn về thế giới
Đức Thánh Cha Phanxicô kỷ niệm ngày được bầu chọn làm Giáo hoàng trong một căn phòng tại Bệnh viện Gemelli với các đợt điều trị bệnh viêm phổi, sau một năm bận rộn nhất trong số 12 năm trên ngai toà Thánh Phêrô, với những sự kiện như Thượng Hội đồng, Công nghị Hồng y, các buổi tiếp kiến, gặp gỡ, ba chuyến viếng thăm tại Ý và ba chuyến tông du nước ngoài (trong đó có cả chuyến đi dài nhất trong triều giáo hoàng của ngài ở châu Á và châu Đại Dương) và hiện tại là Năm Thánh.

Nhiều người, từ các tín hữu, nhà báo đến các quan sát viên, trong suốt hơn 25 ngày Đức Thánh Cha được chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Gemelli ở Roma, đã hình dung ra một Đức Thánh Cha Jorge Mario Bergoglio suy yếu nhưng đồng thời cũng mong muốn ngài rời khỏi tầng mười sớm, để một lần nữa ôm lấy dân ngài. Đoàn dân mà vào ngày 13/3, mười hai năm trước, năm 2013, đã được ngài ban phép lành, và chính ngài hứa sẽ cùng bước đi trên một con đường: “Giám mục và dân chúng, cùng nhau...”. Đoàn dân mà ngài không ngừng xin cầu nguyện cho ngài vào cuối mỗi buổi đọc Kinh Truyền Tin, bài giảng, bài diễn văn “Vì tôi cần điều đó”.



Lời đáp của thế giới đối với lời “Xin cầu nguyện cho tôi”

Và nếu có một điều không thể thiếu trong dịp kỷ niệm này đối với Đức Thánh Cha – “người đến từ tận cùng thế giới", đó chính là những lời cầu nguyện, như được chứng minh từ nhiều sáng kiến tự phát ở nhiều giáo phận khác nhau đã kết nối năm châu lục thành một sợi chỉ đỏ duy nhất: từ Trung Quốc đến Chad, từ Sri Lanka đến “quê hương” Argentina của ngài, từ Hoa Kỳ đến Roma, nơi mỗi ngày và mỗi giờ, nhóm tín hữu cầu nguyện dưới bức tượng biểu tượng của Thánh Gioan Phaolô II tại quảng trường Gemelli ngày càng đông, và nơi mà mỗi buổi tối tại Quảng trường Thánh Phêrô, hàng trăm người quy tụ để đọc Kinh Mân Côi do các đại diện của Giáo triều Rôma chủ sự. Những lời cầu nguyện được cất lên tại các quảng trường, nhà thờ, giáo xứ, trong các gia đình qua các buổi phát sóng trực tuyến. Những lời cầu nguyện được tăng cường sau những thông báo về cuộc khủng hoảng mà bệnh viêm phổi gây ra cho Đức Thánh Cha, nhưng may mắn không còn tái diễn, và tràn đầy hy vọng sau những cập nhật mới nhất về những cải thiện nhỏ và tiên lượng từ các bác sĩ.

Giáo hội đi ra

Những lời cầu nguyện (hoặc đối với những người không tin là “những suy nghĩ tốt đẹp”, như chính ngài luôn yêu cầu) được kết nối bằng một lời khẩn cầu duy nhất: sự chữa lành của một Giáo hoàng, như Đức Thánh Cha Jorge Mario Bergoglio, sức yếu nhưng kiên cường, “không bao giờ ngã quỵ” (theo cách nói quen thuộc của ngài) nhưng luôn đứng dậy sau mỗi khó khăn về thể chất, phục hồi sức lực và giọng nói, viếng thăm, gặp gỡ, tiếp đón, đi khắp nơi - dù phải ngồi trên xe lăn - đến các giáo xứ ở Roma và các giáo phận ở bắc Ý hoặc bay đến phía bên kia bán cầu. Một Giáo hoàng, Phanxicô, người luôn luôn và ngay lập tức thể hiện mong muốn “bước ra”, khi vài ngày sau khi được bầu chọn, đã chọn sống ở Nhà Thánh Marta; và khi trên chuyến bay trở về từ Iraq, chuyến đi đầu tiên của ngài sau lệnh phong tỏa vì Covid, nói cảm thấy “bị nhốt” ở Vatican, khi trong các cuộc phỏng vấn sau khi nhập viện và phẫu thuật, chia sẻ là đã đếm từng ngày cho đến khi được xuất viện.

Tiếng nói vang lên tại Quảng trường Thánh Phêrô

Vào ngày 13/3/2025, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu năm thứ mười ba triều Giáo hoàng của ngài trong bệnh viện. Cho đến thời điểm này, lời chứng duy nhất của ngài là đoạn ghi âm vang lên vào ngày 6/3 vừa qua giữa các tín hữu tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô để lần hạt Mân Côi: “Tôi hết lòng cám ơn anh chị em! Từ Quảng trường, cầu nguyện cho sức khoẻ của tôi! Tôi ở đây, cùng đồng hành với anh chị em! Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em! Và xin Mẹ Maria gìn giữ anh chị em! Xin cám ơn!” Vài lời được ghi âm bằng tiếng Tây Ban Nha trong căn hộ riêng của ngài tại Bệnh viện Gemelli, giữa buổi vật lý trị liệu hô hấp và liệu pháp oxy lưu lượng cao, để cám ơn những người đã bày tỏ tình cảm và sự gần gũi với ngài trong những ngày qua.

Sau cuộc hành trình dài nhất

Ba câu và một lời cám ơn, sau 12 tháng, từ ngày 13/3/2024. Trong thời gian đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện 45 lần Kinh Truyền Tin và Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, chủ trì 32 buổi tiếp kiến chung, thực hiện gần 230 cuộc gặp gỡ trong và ngoài Vatican, và chủ sự 30 Thánh lễ đại triều. Điều này xem ra nghịch lý. Và cũng có vẻ nghịch lý khi Đức Thánh Cha phá vỡ “kỷ lục” về thời gian nằm viện dài nhất trong triều giáo hoàng của ngài, năm tháng sau kỷ lục khác về chuyến tông du dài nhất. Hai tuần giữa Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore. Bốn quốc gia, hai châu lục. Chuyến đi kéo dài từ ngày 2 đến ngày 13/9, tức sáu tháng trước, nhưng ký ức về chuyến bay đầy thử thách đó vẫn còn sống động. Nhiều người lo lắng về sức khoẻ của ngài trong chuyến đi này, bởi sự chênh lệch múi giờ giữa bốn quốc gia, những chặng bay dài và lịch trình dày đặc. Một thử thách đã thành công đối với Đức Thánh Cha khi đó đã 87 tuổi. Ngài đã được đền đáp cho mọi nỗ lực của mình bằng sự chào đón nồng nhiệt trên khắp đường phố với những bài hát và điệu múa của nhiều người, phụ nữ, trẻ em và nhiều người trèo cây và toà nhà để vẫy cờ có hình ảnh ngài.

Một cột mốc khác là khi ngài bay từ Port Moresby đến Vanimo – khu vực biên giới của Papua New Guinea – trên một máy bay quân sự do Australia hỗ trợ, để gặp các nhà truyền giáo người Argentina đang loan báo Tin Mừng trong các khu rừng cho người dân bản địa. Chỉ những người có mặt ở đó mới có thể diễn tả ánh mắt đầy xúc động của Đức Thánh Cha khi ngài chứng kiến một Giáo hội đang bước đi những bước đầu tiên giống như những gì được kể lại trong sách Công vụ Tông đồ.

Hành hương châu Âu và Ý

Và sau sứ vụ đến tận cùng trái đất, Đức Thánh Cha tiếp tục chuyến hành hương, một lần nữa vào tháng 9 nhưng lần này đến trung tâm châu Âu, đầu tiên là Luxembourg và sau đó là Bỉ. Một hành trình ngắn hơn nhưng cũng đầy thử thách qua những cuộc gặp gỡ ngoài chương trình với người nghèo và người trẻ, những khoảnh khắc khó khăn tại Đại học Louvain và đỉnh điểm của những vụ bê bối lạm dụng. Vào tháng 12, Đức Thánh Cha lại bay đến Corsica, một trong những hòn đảo lớn nhất ở Địa Trung Hải. Tại đây, ngài đã gặp gỡ trẻ em và linh mục, các hội đoàn và các gia đình trong vòng chưa đầy mười giờ và cuối cùng là cả Tổng thống Pháp Macron.

Từ tháng 5 đến tháng 7, Đức Thánh Cha quay trở lại Ý để thăm Venezia, Verona và Trieste. Ba chặng đường với những khung cảnh đáng nhớ, những cuộc gặp gỡ mang tính biểu tượng, bối cảnh để tái kêu gọi hòa bình, tình huynh đệ, nền dân chủ.

Cửa Thánh của Đền thờ Thánh Phêrô và nhà tù Rebibbia

Và năm thứ mười hai trong triều Giáo hoàng của ngài được đánh dấu bằng những giai đoạn nền tảng trong đời sống của Giáo hội, như nghi thức mở Cửa Thánh của Đền thờ Thánh Phêrô vào tối ngày 24/12, bắt đầu Năm Thánh Hy vọng. Hai ngày sau, vào ngày 26/12, Cửa Thánh đã được mở tại nhà tù Rebibbia, trong một ngày, một nhà tù đã trở thành “vương cung thánh đường”, với sự tham gia của nhân viên an ninh và tù nhân.

Thượng Hội đồng, Công nghị, thông điệp, lời kêu gọi, thư, các cuộc gặp gỡ

Trước đó, một lần nữa, Thượng Hội đồng về Hiệp hành đã diễn ra vào tháng 10, giai đoạn thứ hai tại Vatican trong hành trình kéo dài ba năm bắt đầu từ các giáo phận, với mọi thành phần quy tụ lại từ nhiều bối cảnh và vùng miền khác nhau để khởi xướng các tiến trình và phát triển những thay đổi.

Vào năm thứ mười hai trên ngai toà Phêrô, ngài cũng ban hành thông điệp Dilexit Nos , thông điệp thứ tư trong triều Giáo hoàng của ngài nhằm mang “trái tim Chúa Giêsu Kitô” trở lại với một thế giới “dường như đã đánh mất trái tim”, và Công nghị Hồng y lần thứ mười để tấn phong 21 hồng y mới, đến từ các vùng đất xa xôi - Iran, Nhật Bản, Chile, Philippines, Algeria,... - và tái định hình khuôn mặt Giáo hội phổ quát hơn.

12 tháng, những tháng của năm thứ mười hai, được đánh dấu bằng các cuộc gọi điện thoại tới các tổng thống và người dân, bằng thư từ và điện thư tới các sứ thần của các quốc gia đang có chiến tranh hoặc tới các giám mục của các vùng đất bị thiên tai tàn phá, bằng các cuộc phỏng vấn và tiểu sử, bằng các cuộc họp với các đại diện chính trị, như tại G7 ở Puglia, hoặc với những người dân đang chịu đau khổ ở Ucraina và Trung Đông, bằng những lời kêu gọi hòa bình không ngừng, ngay cả khi giọng nói của ngài yếu đi.

Hy vọng và chắc chắn

Sau đó, từ giữa tháng 2, tạm dừng, bệnh tật, vắng bóng ở các quảng trường và cửa sổ. Tuy nhiên, các Hồng y chủ sự các cử hành Năm Thánh, luôn với niềm hy vọng được thúc đẩy bởi lời cầu nguyện cho sự phục hồi và niềm tin chắc chắn về sự hiện diện và cái nhìn của người mục tử, giữa các liệu pháp và vật lý trị liệu, sự nghỉ ngơi và lời cầu nguyện, không bao giờ ngừng hướng về đàn chiên.

“Từ đây, tôi đồng hành với anh chị em.”


Vatican News
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

“Từ nơi đây, tôi đồng hành với anh chị em”, kỷ niệm triều giáo hoàng tại Bệnh viện Gemelli, hướng nhìn về thế giới

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   692 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
  Bác sĩ điều trị cho Đức Thánh Cha: ngài hồi phục là phép lạ nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu | Hồng Thuỷ
  Phỏng vấn ĐHY Grech, Tổng Thư ký Thượng Hội đồng về Đại hội Giáo hội năm 2028 | Vatican News
  Ít nhất 10.000 thư cầu cứu của người Do Thái xin ĐGH Pio XII cứu khỏi tay Đức Quốc xã | Vatican News
  Đức Thánh Cha Phanxicô và thơ ca | Vatican News
  Công đồng Nixêa, nguồn mạch và hướng dẫn cho hành trình đại kết | Vatican News
  Xoá nợ cho các nước nghèo là vấn đề đạo đức | Vatican News
  Có nhiều “phép lạ” và sự hoán cải nhờ sự chuyển cầu của Chân phước Acutis | Vatican News
  "Chuyện bên lề" cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Singapore | Hồng Thuỷ
  "Chuyện bên lề" cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Đông Timor | Hồng Thuỷ
  "Chuyện bên lề" cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Papua New Guinea | Hồng Thuỷ
  "Chuyện bên lề" cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Indonesia | Hồng Thuỷ
  Khi đức tin là sự lan toả nhen lại tâm hồn chán nản | Vatican News
  Với bạo lực chính trị: Khẳng định phẩm giá của tất cả mọi người | Vatican News
  Đại hội Thánh Thể Hoa Kỳ, lời của Thánh Gioan Kim Khẩu, bảo vệ mọi sự sống | Andrea Tornielli
  Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ lần thứ 10 và những cảm nghiệm | Vatican News
  Đền thờ Đức Bà Cả - Bêlem của Roma | Vatican News
  5 cách Carlo Acutis có ảnh hưởng thiết yếu đối với trẻ em ngày nay | Cao Nguyên
  Trái tim mục tử không bao giờ đóng cửa | Vatican News
  Phỏng vấn Cha Paolo Benanti, thành viên Uỷ ban LHQ về Trí tuệ Nhân tạo | Vatican News
  Giáo huấn của các Giáo hoàng về việc bảo vệ ngôi nhà chung: Từ Phaolô VI đến Phanxicô | Marine Henriot
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2025
Cầu cho việc sử dụng các công nghệ mới.
Chúng ta hãy cầu nguyện rằng việc sử dụng các công nghệ mới sẽ không thay thế các mối quan hệ giữa con người, sẽ tôn trọng phẩm giá của con người và sẽ giúp chúng ta đối mặt với các cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@