Kẻ dại đi tìm hạnh phúc nơi xa, người khôn vun trồng nó ngay dưới chân mình.

James Oppenheim
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15953
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 01/05/2025 9:06:57 CH)
A  A  A
Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng
Mật nghị bầu Giáo hoàng vào năm 1978
Vào thứ Tư ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri, nghĩa là những vị dưới 80 tuổi, sẽ quy tụ tại Nhà nguyện Sistine ở nội thành Vatican để tham dự Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267, người sẽ kế nhiệm Đức cố Giáo hoàng Phanxicô vừa qua đời ngày 21/4 vừa qua. Qua nhiều thế kỷ, nhiều thay đổi đã diễn ra và định hình nên cơ cấu của Mật nghị cho đến Mật nghị ngày nay.

Việc bầu Giáo hoàng

Đây sẽ là Mật nghị bầu Giáo hoàng lần thứ 76 được tổ chức theo hình thức mà chúng ta biết ngày nay, hình thức được Đức Gregorio X thiết lập vào năm 1274. Trước đó, người ta chỉ nói đơn thuần về cuộc bầu Giáo hoàng. Trong khoảng 1.200 năm đầu tiên của lịch sử Giáo hội, người kế nhiệm Thánh Phêrô, với tư cách là Giám mục của Roma, trong thực tế đã được chọn với sự tham gia của cộng đoàn địa phương. Các giáo sĩ xem xét các ứng cử viên do các tín hữu đề xuất và Đức Giáo hoàng được các Giám mục chọn ra. Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 11, việc bầu Giáo hoàng cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề tác động bên ngoài: các hoàng đế Roma, các vua của đế quốc Charlemagne và những người khác đã cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để kiểm soát quá trình chỉ định Giáo hoàng.

Nguồn gốc của Mật nghị

Qua nhiều thế kỷ, nhiều thay đổi đã diễn ra và định hình nên cơ cấu của Mật nghị cho đến Mật nghị ngày nay. Giáo hoàng đầu tiên can thiệp theo hướng này là Giáo hoàng Nicola II vào năm 1059 với sắc lệnh "In nomine Domini". Văn kiện này quy định cụ thể rằng chỉ có Hồng y mới có quyền bầu Giáo hoàng. Nó đã được phê chuẩn một cách chắc chắn bởi tông hiến "Licet de vitanda" do Đức Alexandro III ban hành năm 1179. Tông hiến này đưa ra yêu cầu Giáo hoàng phải được chọn bởi đa số từ hai phần ba số phiếu bầu, một yếu tố quan trọng trong cuộc bầu cử Giáo hoàng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Lần bầu Giáo hoàng vào năm 1268


Vào năm 1268, có một biến cố đã diễn ra và được nhiều nguồn sử liệu ghi chép lại. Có 18 vị hồng y tụ họp tại Dinh Tông tòa ở Viterbo để bầu Giáo hoàng. Đây là "Mật nghị Hồng y" dài nhất trong lịch sử. Giáo hoàng được bầu sau 2 năm 9 tháng. Đây là thời điểm khó khăn. Trong suốt thời gian dài này, người dân Viterbo vô cùng tức giận và quyết định nhốt các Hồng y trong Cung điện. Các cánh cửa đã bị xây gạch chặn lại và mái nhà đã bị dỡ bỏ. Cuối cùng, Đức Gregorio X, tổng phó tế của Liège, lúc đó đang ở Đất Thánh, đã được bầu. Năm 1274, ngài ban hành tông hiến "Ubi periculum", chính thức thành lập Mật nghị. Tông hiến cũng xác định rằng Mật nghị phải được tổ chức ở một nơi thực sự được "khóa" từ bên trong và bên ngoài.

Mật nghị Hồng y đầu tiên trong lịch sử

Trên cơ sở những điều khoản này, Mật nghị Hồng y đầu tiên trong lịch sử, sau khi Tông hiến "Ubi periculum" được ban hành, là Mật nghị Hồng y Arezzo năm 1276 với cuộc bầu Đức Giáo hoàng Innocente V. Năm 1621, Đức Gregorio XV đã đưa ra yêu cầu buộc bỏ phiếu kín và bằng văn bản. Vào năm 1904, Đức Piô X đã cấm cái gọi là quyền độc quyền dưới mọi hình thức. Yêu cầu buộc giữ bí mật về những gì đã xảy ra trong Mật nghị, cả sau cuộc bầu cử, cũng được đưa ra.

Những thay đổi từ thế kỷ 20 đến nay


Sau chiến tranh, vào năm 1945, Đức Piô XII ban hành Tông hiến “Vacantis Apostolicae Sedis” trong đó đưa ra một số đổi mới. Đặc biệt, kể từ thời điểm "Sede Vacante" (Trống Toà) bắt đầu, tất cả các Hồng y - bao gồm cả Quốc vụ khanh Toà Thánh và các Tổng trưởng của các Bộ - đều thôi giữ chức vụ của mình, ngoại trừ Hồng y Nhiếp chính, Hồng y Chánh Toà Ân giải Tối cao và Giám quản của Roma. Với Tự sắc "Ingravescentem Aetatem", Đức Phaolô VI đã quyết định rằng các Hồng y chỉ có thể là cử tri cho đến khi họ tới 80 tuổi.

Các quy tắc bầu cử Giáo hoàng


Văn bản luật hiện hành có hiệu lực đối với việc bầu Giáo hoàng là Tông hiến "Universi Dominici Gregis", được Đức Gioan Phaolô II ban hành năm 1996 và được Đức Biển Đức XVI sửa đổi vào năm 2013. Văn bản này quy định, trong số những điều khác, rằng Mật nghị Hồng y phải được tổ chức tại Nhà nguyện Sistine, được định nghĩa là Via Pulchritudinis, con đường của vẻ đẹp có khả năng hướng dẫn tâm trí và trái tim hướng tới Đấng Vĩnh hằng. Tự sắc của Đức Biển Đức XVI "De Aliquibus Mutationibus in Normis de Electione Romani Pontificis" cũng quy định rằng, sau 34 lần bỏ phiếu mà vẫn không bầu được Giáo hoàng, các Hồng y được yêu cầu bỏ phiếu cho hai Hồng y nhận được nhiều phiếu bầu nhất trong lần bỏ phiếu gần nhất, trong khi vẫn duy trì - ngay cả trong vòng bỏ phiếu thứ hai - quy tắc đa số hai phần ba phiếu bầu, cần thiết để bầu ra vị mục tử mới của Giáo hội hoàn vũ.


Vatican News
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   716 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
  Toà Thánh: Du lịch phải gắn liền với công lý và tôn trọng thụ tạo | Vatican News
  Một Thánh giá đeo trước ngực của Đức Thánh Cha có thánh tích Thánh Lêô Cả | Vatican News
  Nixêa và sự phát triển của chủ nghĩa đại kết: Thiết lập giai đoạn tiếp theo trên đường hướng tới sự hiệp nhất Kitô giáo | Elias D. Mallon
  Hội thảo văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nixêa” | Vatican News
  Vùng Normandy của Pháp kỷ niệm 100 năm Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu được tuyên thánh | Hồng Thuỷ
  Một số nghi thức đặc biệt trong Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Lêô XIV | Vatican News
  Ý nghĩa lễ phục của tân Giáo hoàng trong lần xuất hiện đầu tiên | Vatican News
  Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới | Vatican News
  Giáo hoàng được bầu như thế nào? | Vatican News
  Nhà nguyện Sistine nói về sự hiện diện của Thiên Chúa | Vatican News
  Chuẩn bị cho Mật nghị: nơi cư trú của các Hồng y cử tri; vấn đề an ninh; thông tin | Vatican News
  Mật nghị, một sự kiện truyền thông đặc biệt đối với Giáo hội Công giáo | Vatican News
  Phim tài liệu: Lữ hành và Hy vọng | Vatican News
  Chuyến xe cuối cùng hỗ trợ Ucraina của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô | Vatican News
  ĐHY Mamberti: Đức Thánh Cha Phanxicô đã trung thành với sứ vụ bằng toàn bộ sức lực | Vatican News
  Cái nhìn tổng quát về các Hồng y cử tri tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng thứ 267 | Vatican News
  Một vài chi tiết liên quan đến Mật nghị | Vatican News
  Các Hồng y được mời gọi đặt Chúa Kitô vào trung tâm, cởi mở với Chúa Thánh Thần, quan tâm đến người nghèo | Vatican News
  Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn | Vatican News
  “Hạt giống của hoà bình và hy vọng”: Chủ đề cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc thụ tạo năm 2025 | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 7-2025
Cầu cho việc hình thành khả năng phân định.
Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta có thể học lại cách phân định, biết cách lựa chọn con đường sống và từ chối mọi thứ khiến chúng ta xa rời Chúa Kitô và Tin Mừng.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@