D. GIAI ĐOẠN 1995-2010
ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG
1. Năm 1995-2003
Vào ngày 13-4-1995, ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG, kế nhiệm Đức cha Alexis, với khẩu hiệu “DILEXIT ME” (NGÀI ĐÃ YÊU THƯƠNG TÔI) (Gl 2,20). Đức cha Phêrô tìm phương thế tiếp tục đào tạo linh mục tương lai trong các nơi thuận tiện với những môn học cần thiết cho công tác mục vụ sau này nhất là lòng đạo đức, tinh thần truyền giáo, thích hợp linh mục thừa sai, phục vụ cho những tín hữu vùng sâu vùng xa. Ngài đặt Cha Lui Gonzaga Nguyễn Hùng Vị làm BỀ TRÊN CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM (năm 1995) với mọi quyền hạn và trách nhiệm theo giáo luật. Cha G.B. Trần Quang Truyền, linh hướng cho chủng sinh (1995-2003) và ban giáo sư gồm một số cựu chủng sinh có văn bằng và nhiệt huyết. Việc học văn hoá của các chủng sinh có chất lượng, được đánh giá cao trong thi cử và học tập tại Đại Chủng viện.
2. Hướng đi: Đào tạo văn hoá và tinh thần đức tin cao
+ Các ứng sinh cần có một đức tin cương vững với tinh thần phó thác vào đường lối khôn ngoan và yêu thương của Chúa. Ngài thường huấn đức: Chúa viết thẳng trên những đường cong.
+ Phục vụ cho anh em người nghèo, nhất là anh em dân tộc.
+ Vấn đề văn hoá: chủng sinh phải qua hết cử nhân gồm 1 năm dự bị và 3 năm (hoặc 4 năm) đại học.
+ Các ứng sinh sống đời tập thể trong tinh thần cộng đoàn, đào sâu giáo lý cũng như học La ngữ chuẩn bị cho giai đoạn lên Đại Chủng viện.
3. Khó khăn
Giai đoạn nào cũng có những khó khăn, nhưng đặc biệt trong giai đoạn này về: hộ khẩu và lý lịch. Theo truyền thống, Chủng viện Thừa sai Kontum quy nạp các ứng sinh từ các giáo phận khác tới phục vụ Giáo phận Kontum, một giáo phận truyền giáo. Nhưng theo quy chế nhà nước đòi hỏi, các ứng sinh từ các địa phận khác tới phải có hộ khẩu thường trú tại giáo phận, cần lý lịch rõ ràng và trong sáng. Đây là những rào chắn lắm lúc như không thể vượt qua. Năm 1998 đợt đầu vào Đại Chủng viện Huế: khó khăn vì hộ khẩu, lý lịch cá nhân, gia đình, cũng như 2 năm một lần vào đại chủng viện theo chu kỳ năm chẵn... Vì thế, một số chủng sinh đã bị kẹt lại, 2, 3 năm hoặc 5, 7 năm mới được vào Đại Chủng viện. Tuy nhiên, chủng sinh những khoá đầu đã lớn tuổi, trưởng thành, học vấn căn bản, có tư cách và hướng đi vững chắc, nên đã được tiến chức linh mục tỷ lệ rất cao, phục vụ tốt trong thừa tác linh mục.
ĐỨC CHA MICAE HOÀNG ĐỨC OANH (2003-2010)
1. Ngày 28-8-2003, Cha Micae HOÀNG ĐỨC OANH, được tấn phong làm Giám mục Chính toà Kontum với khẩu hiệu “PATER NOSTER” (LẠY CHA CHÚNG CON) (Mt 6,9), kế nhiệm Đức cha Phêrô TRẦN THANH CHUNG nghỉ hưu. Thời cuộc thay đổi khá nhiều mặt, số lượng linh mục trong giáo phận ít, không đáp ứng nhu cầu mục vụ ngày càng cao: số lượng dân nhập cư ngày càng đông, địa bàn mục vụ cho tín hữu Kinh cũng như dân tộc ngày càng rộng.
Số anh em lương dân nhập cư vào địa bàn Tây Nguyên, trong đó tại Giáo phận Kontum, đột ngột lên cao theo những trục lộ, tạo nên thế mất quân bình nhiều mặt. Đây là những vấn đề được Giám mục luôn suy nghĩ và tìm phương thức giải quyết. Với tinh thần của một “Hội Thừa sai Bản xứ” đã được định hình từ thời Đức cha Jannin, Giám mục tiên khởi của Giáo phận, Đức cha Micae mời gọi các linh mục, tu sĩ nam nữ từ các nơi đến làm vườn nho giáo phận. Với ý chí và tầm nhìn loan báo Tin Mừng, ngài đã phần nào trải rộng số linh mục và các hội dòng vào những nơi xung yếu khắp giáo phận. Lúc đầu gặp nhiều khó khăn về hộ khẩu, cơ sở, chưa quen phong thổ…, bị chèn ép bên ngoài; nhưng với tinh thần mục tử với linh đạo truyền giáo và chứng nhân, các linh mục, tu sĩ dần dần tạm ổn, dù nay vẫn còn gặp chông gai, nhiêu khê và thập giá.
2. Hướng đào tạo chủng sinh
Việc đào tạo chủng sinh cho giáo phận vẫn là con đừơng dài và đầy thử thách, gian khổ tiếp nối gian khổ.
+ Mối tương giao với thế giới mang tính cách đa diện, nhất là giao tiếp với thế giới bằng Anh ngữ ngày càng bao quát trong nhiều phạm vi: kinh tế, xã hội, văn hoá, tôn giáo... Mặt khác, việc đào tạo linh mục phục vụ người nghèo, hiện diện và làm mục vụ trong nếp văn hoá vùng Tây Nguyên với những đòi hỏi thích hợp với cuộc sống cụ thể của dân sinh. Vì vậy, việc đào tạo và chuẩn bị cho linh mục tương lai cũng cần đặt lại một số khía cạnh vừa lâu dài vừa thực tiễn: không nhất thiết phải theo đại học chuyên ngành Pháp ngữ, miễn sao thông thạo một sinh ngữ khả dĩ tiếp xúc, nghiên cứu sách vở… hoặc theo các chuyên ngành hữu ích, thích hợp để phục vụ thiết thực nhu cầu Tây Nguyên, cần thông thạo tiếng dân tộc, có tinh thần truyền giáo cao, thông hiểu lịch sử truyền giáo của các vị đi trước, hầu học kinh nghiệm quá khứ, gắn bó với giáo phận, trao luyện cuộc sống giản dị, nghèo với người nghèo…
+ Vấn đề đào tạo linh mục người bản địa: Nhờ những bài học đầy thuyết phục trong quá khứ, việc đào tạo linh mục người dân tộc cần kiên trì và theo cấp độ tiệm tiến thích hợp nhiều khía cạnh. Trường Yao Phu cũng có liên hệ mật thiết với chủng viện.
Thật thế, giai đoạn khởi đầu công cuộc truyền giáo, Đức Thánh Giám mục Cuénot Thể đã chuyển 40 chủng sinh lên vùng Tây Nguyên, và cho cất hai dãy nhà dài để đào tạo linh mục tại Trung tâm Truyền giáo Rơhai (nay là khu vực nhà xứ Tân Hương), nhưng không đạt được kết quả như mong muốn. Có thể nói chương trình đào tạo này thất bại là do bệnh tật và nhiều lý do khác. Năm 1904, hai dãy toà nhà này được chuyển về cơ sở xây dựng Trường Yao Phu Cuénot và xem đây như một nơi chẳng những đào tạo giáo lý viên người dân tộc mà còn nhằm đào tạo những con người ưu tú Kinh cũng như dân tộc để sau đó gởi đi đào tạo linh mục tại Chủng viện Làng Sông hay Đại Chủng viện Đại An, hoặc Pinăng.
+ Năm 2006, Cha Lui Gonzaga Nguyễn Hùng Vị đi du học. Đức cha Micae trao trách nhiệm cho Cha TÔMA NGUYỄN VĂN THƯỢNG, Chánh xứ Thánh Tâm và nay Chánh xứ Đức An, phụ trách chủng sinh Thừa sai Kontum.
3. Cơ sở đào tạo
Một mặt vẫn duy trì việc học tại Sài Gòn với những môn cần thiết, mặt khác, cơ sở đào tạo chủng sinh tại Giáo xứ Đức An, thành phố Pleiku, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo ứng sinh dân tộc và người kinh trước tình hình ngày càng giảm thiểu. Chương trình đào tạo này đang còn manh nha trong hướng đi và thực tiễn đòi hỏi nhiều công sức và lời cầu nguyện.
4. Thực trạng số lượng chiêu sinh
Số lượng ứng sinh vào chủng viện thay đổi tuỳ hoàn cảnh xã hội trong địa bàn giáo phận. Đây là một thực trạng đáng lo. Cách chiêu sinh dễ dàng, số lượng tăng, không phải là một giải pháp tốt. Ơn gọi sa sút vì tình trạng mất quân bình trong xã hội ảnh hưởng đến lòng đạo của gia đình. Chính vì vậy, điều quan trọng chẳng những cần tài chính để huấn luyện linh mục tương lai, nhưng cấp bách và thiết yếu là canh tân đời sống đạo trong gia đình. Đây là công việc của toàn thể dân Thiên Chúa trong giáo phận. Ray rứt trước thực trạng này, Đức Giám mục tái lập “GIA ĐÌNH PHANXICÔ XAVIÊ VÀ THÀNH LẬP GIA ĐÌNH ƠN GỌI” tại các giáo xứ, không những theo truyền thống HỘI THÁNH PHANXICÔ, nhằm tài trợ cho công việc đào tạo linh mục, mà còn nhắm đến việc XÂY DỰNG GIA ĐÌNH THẬT SỰ LÀ VƯỜN ƯƠM ƠN GỌI. Mới khởi đầu, cần Ơn Chúa với ý thức của mọi tín hữu và được các cha trong giáo phận cổ vũ thật sự.
5. Những khó khăn
Khó khăn trong giai đoạn này tiếp nối những khó khăn từ giai đoạn vừa qua: khó khăn là hộ khẩu thường trú của các đại chủng sinh. Ngay cả khi thụ phong linh mục rồi, một số tân chức còn lấn cấn công tác mục vụ vì chính quyền địa phương không chấp nhận cho thường trú, nại ra nhiều lý do.
BAN PHỤ TRÁCH CHỦNG SINH KONTUM (1992-1995)
Cha Giuse Đỗ Viết Đại: Phụ trách chung, huấn đức.
Cha Louis Gonzaga Nguyễn Hùng Vị: Phụ trách điều hành, dạy Pháp văn.
Cha Phaolô Đậu Văn Hồng: dạy Pháp văn (1993-1994).
Thầy Giuse Trần Văn Bảy: quản lý, dạy Pháp văn.
Thầy Phanxicô Xavie Lê Tiên: dạy Pháp văn.
Thầy Gioan Nguyễn Đức Trường: dạy Pháp văn.
Thầy Vinh Sơn Nguyễn Ngọc Quyền: dạy nhạc lý.
Anh Phaolô Nguyễn Quốc Bảo (Hạnh): dạy Pháp văn.
Anh Phêrô Nguyễn Anh Võ: dạy Pháp văn.
Anh Đaminh Nguyễn Tiến Trung: dạy Pháp văn (1992-1996).
Từ năm 1995-2006: Cha Lui Gonzaga Nguyễn Hùng Vị: giám đốc, dạy Pháp văn và Latinh.
Cha GB. Trần Quang Truyền: linh hướng (1995-2003)
Cha Antôn Nguyễn Cao Siêu (SJ): linh hướng (2004-2005)
Cha Giuse Bùi Đức Vượng: linh hướng (2006-2009)
Thầy Giuse Trần Văn Bảy: quản lý (1992-2001)
Cha Đaminh Nguyễn Tiến Trung: dạy Pháp văn, nhân bản, nhạc lý và quản lý (2001-2008)
Anh Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Hà: dạy Anh văn.
Anh Phaolô Nguyễn Quốc Bảo (Hạnh): dạy Anh văn.
Anh Phaolô Nguyễn Anh Võ: dạy Pháp văn.
Chị Têrêxa Bùi Thị Nguyệt: dạy Pháp văn.
* Mỗi năm có thuê thầy ôn toán cho lớp dự bị.
- Tuyển sinh
Cha Lui Gonzaga Nguyễn Quang Vinh (1992)
Cha Phaolô Đậu Văn Hồng (1993)
Cha Phanxicô Xavie Lê Tiên.
Từ năm 2006-2010
Cha Tôma Nguyễn Văn Thượng: giám đốc.
Cha Đaminh Nguyễn Tiến Trung: quản lý, dạy Pháp văn, nhạc lý, nhân bản.
Cha Phanxicô Xavie Trần Anh Duy: phụ tá, dạy Pháp văn (2007-2008), Latinh (2008), quản lý (2008).
Cha Phêrô Lê Văn Thắng: phụ tá (2007-)
Thầy Gioan B. Nguyễn Minh Đức, phụ tá (2009-2010)
Thầy Phêrô Lê Văn Hùng: phụ tá (2009-2010)
Thầy Bảy đi Pháp chuyển Cha Trung quản lý (2001-2008)
Thầy Lui Nguyễn Quang Hoa: phụ tá (2010-)
IV. THỐNG KÊ - PHỤ CHƯƠNG
BẢNG IV. SỐ TIỂU CHỦNG SINH (từ 1955-1975)
NIÊN KHOÁ
|
đệ nhất cấp
|
đệ nhị cấp
|
Tổng
|
1955-1956
|
40
|
30
|
70
|
1956-1957
|
45
|
32
|
75
|
1957-1958
|
30
|
59
|
89
|
1958-1959
|
|
|
141
|
1963-1964
|
|
|
174
|
1964-1965
|
|
|
225
|
1965-1966
|
|
|
263
|
1969-1970
|
241
|
76
|
317
|
1971-1972
|
208
|
68
|
276
|
1972-1973
|
203
|
85
|
288
|
1973-1974
|
196
|
73
|
269
|
1974-1975
|
186
|
69
|
255
|
BẢNG V. ĐẠI CHỦNG SINH THEO HỌC CÁC TRƯỜNG
(Tổng số từng năm, từ 1962-1975)
NIÊN KHOÁ
|
Đà Lạt
|
Huế - Đà Nẵng
|
Giúp xứ
|
Rôma
|
Tổng
|
1962-1963
|
8
|
35
|
13
|
|
56
|
1963-1964
|
9
|
41
|
7
|
|
57
|
1965-1966
|
12
|
34
|
3+ 1 bệnh
|
|
50
|
1968-1969
|
12
|
11
|
3
|
|
26
|
1972-1973
|
14
|
16
|
15
|
4
|
49
|
1973-1974
|
13
|
19
|
9
|
2
|
43
|
1974-1975
|
13
|
12
|
17
|
2
|
44
|
Bảng kê trên dựa vào một số tài liệu đã trích hoặc theo lịch Công giáo Kontum. Qua đó chúng ta thấy số tiểu chủng sinh cũng như đại chủng sinh biến đổi theo thời cuộc.
BẢNG VI. LINH MỤC - XUẤT THÂN TỪ CHỦNG VIỆN THỪA SAI
TRONG NƯỚC (43 vị)
(Từ 1975 đến 2009)
STT
|
DANH TÁNH
|
N.sinh
|
Vào CVK
|
Lm năm
|
Địa chỉ
|
1
|
Giuse Đỗ Hiệu
|
1945
|
1958
|
1975
|
Tân Hương
|
2
|
Phaolô Nguyễn Văn Oanh
|
1947
|
1958
|
1975
|
Đak Mut
|
3
|
G.B. Nguyễn Thanh Tâm
|
1948
|
1958
|
1975
|
BMT
|
4
|
G.B. Nguyễn Minh Thiện
|
1947
|
1959
|
1977
|
BMT
|
5
|
F.X. Phạm Bá Lễ
|
1949
|
1959
|
1977
|
BMT
|
6
|
Giuse Nguyễn Việt Huy
|
1949
|
1962
|
1990
|
Phan Thiết
|
7
|
Phaolô Đậu Văn Hồng
|
1950
|
1961
|
1990
|
TGM
|
8
|
Lui Gon. Nguyễn Hùng Vị
|
1952
|
1963
|
1990
|
P. Nghĩa
|
9
|
Lui Gon. Nguyễn Quang Vinh
|
1950
|
1961
|
1991
|
Phương Hoà
|
10
|
Giuse Đỗ Viết Đại
|
1947
|
1959
|
1992
|
Xuân Lộc
|
11
|
G.B. Trần Quang Truyền
|
1951
|
1962
|
1994
|
TGM
|
12
|
Eduardo Trần Ngọc Hoan
|
1953
|
1966
|
1997
|
Dòng Xito
|
13
|
Giuse Nguyễn Xuân Tĩnh, CM
|
|
1969
|
1997
|
Đồng Nai
|
14
|
Đôminicô Mai Xuân Nam
|
1950
|
1963
|
1998
|
BMT
|
15
|
Giuse Nguyễn Văn Uý
|
1953
|
1965
|
1998
|
BMT
|
16
|
Phanxicô Xavie Lê Tiên
|
1953
|
1965
|
1999
|
Phú Bổn
|
17
|
Giuse Trần Ngọc Tín
|
1954
|
1964
|
1998
|
Plei Jơdrập
|
18
|
Gioan Nguyễn Đức Trường
|
1959
|
1970
|
1999
|
Phú Thiện
|
19
|
Đaminh Nguyễn Tiến Trung
|
1954
|
1966
|
2000
|
Hoa Lư
|
20
|
Tôma Aquinô Trần Duy Linh
|
1953
|
1964
|
2000
|
Lệ Chí
|
21
|
Antôn Nguyễn Văn Binh
|
1957
|
1970
|
2003
|
Kon Mah
|
22
|
Giuse Trần Văn Bảy
|
1950
|
1963
|
2004
|
Gx. Phú Thọ
|
23
|
Vinh Sơn Nguyễn Ngọc Quyền
|
1958
|
1969
|
2004
|
MăngLa
|
24
|
Bênê. Nguyễn Văn Bình
|
1970
|
1992
|
2006
|
Kon Du - Đăk Hà
|
25
|
Giuse Võ Văn Dũng
|
1966
|
1992
|
2006
|
Tea Rơxá
|
26
|
Giêrônimô Lê Đình Hùng
|
1962
|
1992
|
2006
|
Đăk Mot
|
27
|
P. Assisi Phạm Ngọc Quang
|
1956
|
1969
|
2006
|
Ninh Đức
|
28
|
Phêrô Nguyễn Ngọc Thanh
|
1970
|
1992
|
2006
|
Chính toà
|
29
|
Giacôbê Trần Tấn Việt
|
1975
|
1993
|
2006
|
Kon Jơdreh
|
30
|
Phêrô Trần Quốc Hải
|
1972
|
1992
|
2008
|
Kon Mah
|
31
|
Phêrô Nguyễn Văn Hiền
|
1973
|
1993
|
2008
|
Du học
|
32
|
Micae Nguyễn Tuấn Huy
|
1976
|
1995
|
2008
|
Ninh Đức
|
33
|
G.B. Hồ Quang Huyên
|
1968
|
1992
|
2008
|
Đăk Mot
|
34
|
Giuse Hà Văn Hường
|
1970
|
1992
|
2008
|
Hà Mòn Kơtu
|
35
|
Antôn Vũ Đình Long
|
1972
|
1992
|
2008
|
Kon Du Dăk Psi
|
36
|
Tađêô Nguyễn Ai Quốc
|
1975
|
1994
|
2008
|
Plei Pơđư
|
37
|
Phêrô Ngô Đức Trinh
|
1972
|
1993
|
2008
|
Phú Túc
|
38
|
Đaminh Trần Văn Vũ
|
1973
|
1992
|
2008
|
Kon Rơbang
|
39
|
Gioan Nguyễn Quốc Vũ
|
1977
|
1995
|
2008
|
Tiên Sơn
|
BẢNG VII. DANH SÁCH LINH MỤC Ở HẢI NGOẠI
XUẤT THÂN TỪ CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM (19 vị)
1.
|
Th. HOAN Nguyễn Đức Sách, CVK 55, LM. 1972, (Australia)
|
2.
|
Gioan B Huỳnh Hữu Khoái, CVK 55, LM 1975 (Australia)
|
3.
|
Giuse Hoàng Minh Thắng, CVK 1958, LM 1978, (ROMA)
|
4.
|
Phanxicô X. Nguyễn Ngọc Tâm, CVK 1962, LM 1982, Christ The King Church (Tulsa, USA)
|
5.
|
Phêrô Lê văn Thắng, CVK 1967, MEP, LM 1982 (Hồng Kong)
|
6.
|
Rev Trần Trung Dung, CVK 1965, OP, LM 1986, CANADA, VNmese Dominicain Fathers 1405, 8th Ave. S.E Calgary, ONI AB T2G E-mail: paultranop@yahoo.ca
|
7.
|
Gioan Nguyễn Văn Đích, CVK 1964, MEP, LM 1988 Church of Saint Vincent de Paul 301, Yio Chu Kang Road. Singapore 805910 Tel: (65) 64820959
|
8.
|
Gioan B Phạm Quốc Hùng, CVK 1963, LM 1989 (Wichita, USA)
|
9.
|
Greg. Nguyễn Văn Giảng, CVK 1962, MEP (LM 1993) OLPS Church (Singapore)
|
10.
|
Phêrô Nguyễn Văn Huấn, CVK 1969, MSC (AUSTRALIA)
|
11.
|
Phaolô Bùi Đình Thân, CVK 1966, LM 1990 (Vancouver, CANADA)
|
12.
|
Giuse Nguyễn Ngọc Thanh, CVK 1969, LM 1994, (USA)
|
13.
|
Philipphe Nguyễn Hữu Tiến, CVK 1965, MEP, LM 1999 (Đài Loan)
|
14.
|
Phêrô Hà Thanh Hải, CVK 1967, Sacred Church, (Australia)
|
15.
|
Simon Nguyễn Đức Thắng, CVK 1969, LM 1999, (Anh)
|
16.
|
Võ Hồng Khanh, CVK 1965 (CA, USA)
|
17.
|
Phaolô Nguyễn Văn Thạch, CVK 1966, DCCTVN. LM2001, (USA)
|
18.
|
Phêrô Nguyễn Thế Tuyển, CVK 1973, (Ontario, CANADA)
|
19
|
Phanxicô Xaviê Trần Anh Duy, CVK 1992, PSS, LM 2006 (Du học Pháp)
|
BẢNG VIII. BẢNG BÁO CÁO TRÌNH LÊN TOÀ THÁNH
SỐ LIỆU CHỦNG SINH NHỮNG NĂM QUA[1]
Các Trung tâm đào tạo ứng sinh Lm triều
|
Chủng sinh
|
Năm
|
2002
|
2003
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
A-
Tiền ĐCV
|
|
40
|
43
|
54
|
43 Sv ở Sài Gòn,
15 dự bị
Tổng: 58
|
59
|
75
|
B –Triết
|
20
|
9
|
11
|
25
|
Triết 2 12
|
20
|
14
|
C –
Thần
|
7
|
18
|
18
|
22
|
Thần S.Biển: 4
Thần II: 8
Thần IV: 11
Tổng 23
|
|
|
D –
đi thực tế
|
|
|
9
|
|
Triết 3 12
|
0
|
14
|
Tổng
B
+
C
+
D
|
27
|
27
|
38
|
48
|
47
|
43
|
47
|
BẢNG IX. BẢNG TỔNG KẾT CÁC KHOÁ CVK (1992-2010)
(Lưu học tại Sài Gòn)[2]:
(không tính các ứng sinh không qua tuyển sinh từ các nơi khác đến)
STT
|
NĂM
(dự bị)
|
TUYỂN
|
HIỆN NAY (năm 2010)
|
GHI CHÚ
|
1
|
1992–1993
|
18
|
12
|
|
2
|
1993–1994
|
15
|
4
|
|
3
|
1994–1995
|
11
|
4
|
|
4
|
1995–1996
|
13
|
4
|
|
5
|
1996–1997
|
7
|
2
|
|
6
|
1997–1998
|
5
|
3
|
|
7
|
1998–1999
|
8
|
4
|
|
8
|
1999–2000
|
16
|
6
|
|
9
|
2000–2001
|
8
|
2
|
|
10
|
2001–2002
|
9
|
4
|
|
11
|
2002–2003
|
15
|
5
|
|
12
|
2003–2004
|
13
|
2
|
|
13
|
2004–2005
|
14
|
7
|
|
14
|
2005–2006
|
16
|
6
|
|
15
|
2006–2007
|
8
|
5
|
|
16
|
2007–2008
|
8
|
7
|
|
17
|
2008–2009
|
14
|
13
|
|
18
|
2009–2010
|
24
|
21
|
Sài Gòn: 11
Nơi khác: 10
|
19
|
2010–2011
|
28
|
27
|
Sài Gòn: 8
Đức An: 9
Nơi khác: 10
|
|
CỘNG:
19 khoá
|
250
|
138
|
|
BẢNG X. CÁC CHỦNG SINH KONTUM[3] VÀO ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ
KHOÁ (KT)
|
NĂM
|
SỐ THẦY
|
HIỆN NAY (2010)
|
I
|
1998–2006
|
7 thầy
|
6 linh mục
1 phó tế
|
II
|
2000–2008
|
12 thầy
|
11 linh mục
|
III
|
2002–2010
|
10 thầy
|
7 phó tế và
2 thầy còn đợi
1 đổi hướng
|
IV
|
2004–2012
|
10 thầy
|
thần III: 10 thầy
|
V
|
2006–2014
|
11 thầy
|
thần I: 10 thầy
1 đổi hướng
|
VI
|
2008–2016
|
9 thầy
|
triết III: 9 thầy
|
VII
|
2009–2017
|
4 thầy
|
triết II: 4 thầy
|
VIII
|
2010–2018
|
10 thầy
|
triết I: 10 thầy
|
+ TỔNG CỘNG: 70 chủng sinh
- ĐÃ RA TRƯỜNG: 27 chủng sinh
- ĐANG HỌC: 43 chủng sinh
BẢNG XI. CHỦNG SINH KHÔNG QUA TIỂU CHỦNG VIỆN KONTUM (51 Chủng sinh)
I/ HỌC TẠI ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ: (1 linh mục và 13 Chủng sinh)
II/ ĐCV SAO BIỂN NHA TRANG: 3 thầy phó tế + 1 giúp xứ
III/ ĐANG TÌM HIỂU - GIÚP XỨ: 3 ứng sinh
(3 đã học xong ĐCV Huế và 30 ứng sinh giúp xứ)
BẢNG XII [4] DANH SÁCH CÁC CHỦNG SINH KONTUM
ĐÃ HỌC XONG ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ
(tính từ năm 1992 của CTK)
TT
|
TÊN THÁNH - HỌ & TÊN
|
SINH
|
KHOÁ
|
GHI CHÚ
|
1.
|
Bênêđictô
|
Nguyễn Văn
|
Bình
|
21-6-1971
|
1998-2006
|
Lm
|
2.
|
Giuse
|
Võ Văn
|
Dũng
|
27.11.1968
|
1998-2006
|
Lm
|
3.
|
P.X.
|
Trần Anh
|
Duy
|
09.03.1968
|
1998-2006
|
Lm
|
4.
|
Giêrônimô
|
Lê Đình
|
Hùng
|
15.06.1962
|
1998-2006
|
Lm
|
5.
|
Micae
|
Đỗ Huy Nhật
|
Quỳnh
|
01.09.1975
|
1998-2006
|
Ptế
|
6.
|
Phêrô
|
Nguyễn Ngọc
|
Thanh
|
05.01.1970
|
1998-2006
|
Lm
|
7.
|
Giacôbê
|
Trần Tấn
|
Việt
|
08.02.1975
|
1998-2006
|
Lm
|
8.
|
Phêrô
|
Trần Quốc
|
Hải
|
13.03.1972
|
2000-2008
|
Lm
|
9.
|
Phêrô
|
Nguyễn Văn
|
Hiền
|
14.05.1973
|
2000-2008
|
Lm
|
10.
|
Giuse
|
Hà Văn
|
Hường
|
15.03.1970
|
2000-2008
|
Lm
|
11.
|
Micae
|
Nguyễn Tuấn
|
Huy
|
01.08.1976
|
2000-2008
|
Lm
|
12.
|
G.B.
|
Hồ Quang
|
Huyên
|
06.05.1968
|
2000-2008
|
Lm
|
13.
|
Antôn
|
Vũ Đình
|
Long
|
10.10.1972
|
2000-2008
|
Lm
|
14.
|
Tađêô
|
Nguyễn Ai
|
Quốc
|
04.01.1975
|
2000-2008
|
Lm
|
15.
|
Giuse
|
Nguyễn Duy
|
Tài
|
11.11.1970
|
2 năm ĐCV
|
Lm
|
16.
|
Antôn
|
Nguyễn Đình
|
Thiện
|
12.07.1973
|
2000-2008
|
Đổi hướng 09.06
|
17.
|
Phêrô
|
Ngô Đức
|
Trinh
|
14.11.1972
|
2000-2008
|
Lm
|
18.
|
Gioan
|
Nguyễn Quốc
|
Vũ
|
01.07.1977
|
2000-2008
|
Lm
|
19.
|
Đaminh
|
Trần Văn
|
Vũ
|
25.07.1973
|
2000-2008
|
Lm
|
20.
|
Giuse
|
Vũ Quốc
|
Bình
|
15.10.1975
|
2002-2010
|
Ptế
|
21.
|
Luy
|
Nguyễn Quang
|
Hoa
|
01.01.1966
|
2002-2010
|
Ptế
|
22.
|
Tôma Thiện
|
Lê Công Huy
|
Khanh
|
03.09.1978
|
2002-2010
|
Ptế
|
23.
|
Phêrô
|
Vũ Trọng Hà Nguyên
|
Khôi
|
31.01.1977
|
2002-2010
|
Ptế
|
24.
|
Phil.
|
Nguỵễn Sỹ
|
Nghị
|
16.01.1979
|
2002-2010
|
Đổi hướng 10.06
|
25.
|
Gioan
|
Nguyễn
|
Nhơn
|
31.05.1958
|
2 năm
ĐCV
|
Giúp xứ
|
26.
|
Tađêô
|
Võ Xuân
|
Sơn
|
25.12.1978
|
2002-2010
|
P.tế
|
27.
|
Giêrônimô
|
Trần Văn
|
Trạch
|
22.04.1971
|
2002-2010
|
Giúp xứ
|
28.
|
Giuse
|
Võ Văn
|
Trường
|
10.11.1977
|
2002-2010
|
Ptế
|
29.
|
G.kim
|
Nguyễn Hữu
|
Tuyến
|
09.12.1978
|
2002-2010
|
Ptế
|
BẢNG XIII: CÁC THẦY PHÓ TẾ TẠI GIÁO PHẬN (11 phó tế)
STT
|
TÊN
|
NĂM SINH
|
NĂM P.TẾ
|
NĂM LM
|
1
|
Giuse Vũ Quốc Bình
|
1975
|
2010
|
|
2
|
Luy Nguyễn Quang Hoa
|
1969
|
2010
|
|
3
|
Tôma Thiện Lê Công Huy Khanh
|
1978
|
2010
|
|
4
|
Phêrô Vũ Trọng Hà Nguyên Khôi
|
1977
|
2010
|
|
5
|
Antôn Hoàng Văn Lợi
|
1960
|
2010
|
|
6
|
Phêrô Nguyễn Đình Lộc
|
1959
|
2010
|
|
7
|
Phanxicô Xavie Hồ Văn Phương
|
1968
|
2010
|
|
8
|
Micae Đỗ Huy Nhật Quỳnh
|
1975
|
2006
|
|
9
|
Tađêô Võ Xuân Sơn
|
1978
|
2010
|
|
10
|
Giuse Võ Văn Trường
|
1977
|
2010
|
|
11
|
Gioakim Nguyễn Hữu Tuyến
|
1978
|
2010
|
|
BẢNG XIV
DANH SÁCH ĐẠI CHỦNG SINH KONTUM
ĐANG HỌC TẠI ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ NĂM HỌC 2010-2011
THẦN HỌC 3
TT
|
TÊN THÁNH - HỌ & TÊN
|
SINH
|
GIÁO XỨ
|
1.
|
Phaolô
|
Trần Quốc
|
Bảo
|
24.02.1981
|
Đức An, Pleiku
|
2.
|
Phaolô
|
Phan Huy
|
Dũng
|
15.11.1979
|
Phú Bổn, Pleiku
|
3.
|
Giuse
|
Giang Tử
|
Dương
|
01.09.1980
|
Mỹ Thạch, Pleiku
|
4.
|
Phêrô
|
A
|
Đên
|
10.10.1976
|
Mang La, Kontum
|
5.
|
Gioan B
|
Nguyễn Đình Ngọc
|
Huy
|
08.10.1981
|
Phú Thọ, Pleiku
|
6.
|
Martinô
|
Lê Hoài
|
Nhân
|
01.12.1980
|
Phương Nghĩa, Kontum
|
7.
|
G.Boscô
|
Trần Thanh
|
Phương
|
26.09.1981
|
An Mỹ, Pleiku
|
8.
|
Phêrô
|
Nguyễn Xuân Anh
|
Tuấn
|
16.02.1981
|
Phương Hoà, Kontum
|
9.
|
Anrê
|
Lê Thành
|
Trung
|
01.12.1980
|
Thánh Tâm, Pleiku
|
10.
|
Gioakim
|
Lương Đông
|
Vỹ
|
26.10.1981
|
Phương Hoà, Kontum
|
THẦN HỌC 1
TT
|
TÊN THÁNH - HỌ & TÊN
|
SINH
|
GIÁO XỨ
|
1.
|
P.Xaviê
|
Phan Đại
|
Dương
|
30.03.1982
|
Phương Nghĩa, Kontum
|
2.
|
Giuse
|
Nguyễn Minh
|
Đức
|
10.01.1980
|
Đức An, Pleiku
|
3.
|
Gioan B
|
Nguyễn Minh
|
Hoàng
|
30.09.1977
|
Duy Hoà, Buôn Mê Thuột
|
4.
|
Phêrô
|
Lê Văn
|
Hùng
|
10.04.1982
|
Thánh Tâm, Pleiku
|
5.
|
Gioan
|
Vũ Duy
|
Ngữ
|
11.12.1981
|
Thánh Tâm, Pleiku
|
6.
|
Giuse
|
Nguyễn Thái
|
Nguyên
|
07.10.1977
|
Vinh Hoà, Buôn Mê Thuột
|
7.
|
Phaolô
|
Nguyễn Hùng
|
Sơn
|
07.05.1978
|
Vinh Bình, Nha Trang
|
8.
|
Đaminh
|
Vũ Văn
|
Tín
|
18.04.1977
|
Báo Đáp, Bùi Chu
|
9.
|
Vinhsơn
|
Nguyễn Đình
|
Trọng
|
03.03.1983
|
Mỹ Thạch, Pleiku
|
10.
|
P.Xavie
|
Phan Văn
|
Trung
|
05.10.1981
|
Lệ Chí, Pleiku
|
TRIẾT HỌC 3
TT
|
TÊN THÁNH – HỌ & TÊN
|
SINH
|
GIÁO XỨ
|
1.
|
Đaminh
|
Hoàng Xuân
|
Anh
|
08.08.1984
|
Tam Hải, TP. HCM
|
2.
|
Micae
|
A
|
Blir
|
08.01.1981
|
Măng La, Kontum
|
3.
|
Gioan B.
|
Trần Minh
|
Đức
|
31.05.1968
|
Vinh An, Buôn Mê Thuột
|
4.
|
Antôn
|
Võ Văn
|
Hải
|
25.12.1984
|
Thánh Tâm, Kontum
|
5.
|
Gioan
|
Lê Hưng
|
Hiệp
|
09.02.1984
|
Tân Hương, Kontum
|
6.
|
Gioan B.
|
Đỗ Thanh
|
Tùng
|
17.02.1976
|
Bãi Chàm, Mỹ Tho
|
7.
|
Phêrô
|
Ngô Thanh
|
Tùng
|
02.11.1980
|
Hoà Yên, Nha Trang
|
8.
|
Antôn
|
Lê Bảo
|
Văn
|
01.01.1976
|
Fatima Tân Quới, Mỹ Tho
|
9.
|
Phêrô
|
A
|
Xoang
|
11.12.1978
|
Kon Xơmluh, Kontum
|
TRIẾT HỌC 2
TT
|
TÊN THÁNH – HỌ & TÊN
|
SINH
|
GIÁO XỨ
(Cha Mẹ)
|
1.
|
Giuse
|
Nguyễn Thời
|
Danh
|
05.04.1984
|
Thánh Tâm, Pleiku
|
2.
|
Gioan B.
|
Nguyễn Anh
|
Duy
|
16.07.1985
|
Đức An, Pleiku
|
3.
|
Máccô
|
Trần Quý Phương
|
Linh
|
23.04.1979
|
Võ Lâm, Kontum
|
4.
|
Ignaxiô
|
Lê Hoàng Bảo
|
Quỳnh
|
10.03.1983
|
Long Thuận, Xuân Lộc
|
TRIẾT HỌC 1
TT
|
TÊN THÁNH – HỌ & TÊN
|
SINH
|
GIÁO XỨ
(Cha Mẹ)
|
1.
|
Phaolô
|
Trần Quốc
|
Cường
|
02.05.1986
|
Phương Nghĩa,
Gp Kontum
|
2.
|
Giuse
|
Trần Ngọc
|
Doanh
|
04.11.1975
|
Cốc Thành, Bùi Chu
|
3.
|
Gioan B
|
Hồ Thái
|
Hải
|
24.08.1983
|
Võ Lâm,
Gp Kontum
|
4.
|
Phaolô
|
Ali
|
Khâm
|
16.09.1986
|
Plei Jơ Drâp,
Gp Kontum
|
5.
|
Đaminh
|
Nguyễn Quang
|
Nghị
|
25.10.1968
|
Quần Lạc, Bùi Chu
|
6.
|
Giuse
|
Nguyễn Xuân
|
Phong
|
19.02.1986
|
Gx Lam Sơn,
Bà Rịa-
Vũng Tàu
|
7.
|
Đaminh
|
Vũ Trường
|
Phúc
|
28.06.1973
|
Thánh Gia,
Xuân Lộc
|
8.
|
Đaminh
|
Mai Cao
|
Tâm
|
06.06.1986
|
Gx Hải Lâm,
Gp Bà Rịa
|
9.
|
Phaolô
|
Nguyễn Công
|
Trương
|
29.02.1983
|
Rú Đất, Hạt Bảo Nham, Vinh
|
10.
|
Giuse
|
Nguyễn Đình
|
Tuấn
|
09.02.1986
|
Phú Thọ,
Gp Kontum
|
Đã 75 năm tính từ năm thiết lập Chủng viện Thừa sai Kontum (1935-2010), số linh mục xuất thân từ mái ấm Chủng viện Thừa sai tương đối ít và phân tán nhiều nơi. Theo thống kê, số linh mục người dân tộc lại là con số rất nhỏ hơn nữa, tuy nhiều cố gắng của các Đức Giám mục cũng như các linh mục trực tiếp đảm trách việc đào tạo chủng sinh trong những giai đoạn đã qua. Đây là điểm nhức nhối làm cho các Giám mục luôn phải lo lắng. Nhưng đâu là đường hướng và giải pháp cho công việc huấn luyện con em người dân tộc để họ trở thành những linh mục đạo đức, hội đủ điều kiện về học thức, phẩm chất của người chứng nhân trong thiên chức linh mục cho đồng bào mình? Tuy nhiên, cũng như trong bất cứ công trình của Thiên Chúa, một huyền nhiệm tình thương của Ngài cao thẩm mà con người khó lòng thấu suốt.
Qua các chứng từ của những con người xuất thân từ Chủng viện Thừa Sai Kontum - là linh mục hay sống ơn huệ giáo dân - tất cả đều ý thức vai trò ơn gọi mà mỗi người lãnh nhận qua Bí tích Rửa Tội, đã thật sự cố gắng trở nên chứng nhân và phục vụ Nước Chúa.
Chủng viện Thừa sai Kontum đã đóng góp rất nhiều cho các địa phận có những con người đã hấp thụ được nền giáo dục, tinh thần truyền giáo dưới mái ấm Chủng viện Thừa sai Kontum. Anh em cựu chủng sinh Kontum đã và đang là những con người đóng góp tích cực và đầy sáng tạo với tinh thần cao, tham gia mục vụ giáo xứ: Giáo lý viên, hoặc trong ban chức việc. Họ tham gia công tác từ thiện như giúp đỡ những nạn nhân do thiên tai lũ lụt. Ngoài ra, họ còn quan tâm mặt y tế, gây quỹ xây dựng trạm xá Cố Cao. Mặt khác, các cựu chủng sinh tổ chức KMF, để xin cầu nguyện và gây quỹ truyền giáo, nhất là sống tinh thần loan báo Tin Mừng.
Cách sống và tinh thần dấn thân phục vụ tại giáo phận truyền giáo Kontum của các anh em linh mục xuất thân từ Chủng viện Thừa sai vẫn mang được một âm hưởng, đã trở nên dấu chứng đặc biệt, đó là con người bình dị, đến với muôn dân trong tâm tình yêu thương và phục vụ, nhất là cho anh em nghèo khốn, hướng về anh em dân tộc bằng hy sinh và lời cầu nguyện hằng ngày.
Chúng tôi vừa tóm tắt những hoàn cảnh thúc bách các vị bề trên vùng Truyền giáo Kontum thiết lập một Hội Thừa sai Việt Nam mà khởi đầu là xây dựng và đào tạo chủng sinh dưới mái Chủng viện Thừa sai Kontum. Biết bao hy sinh vật lực công sức để xây dựng công trình kiến trúc thời danh là Chủng viện Thừa sai và mãi mãi ghi nhớ những con người đóng góp vào đề án và thi công đầy sáng tạo công trình chung này. Điều quan trọng còn vượt lên trên cơ sở vật chất, đó chính là xây dựng những con người linh mục để họ ra đi loan báo Tin Mừng cho các anh em dân tộc. Số lượng linh mục như chúng tôi tạm ghi nhận qua BẢNG KÊ III, VI cũng như danh sách các linh mục ở Hải Ngoại tuy không nhiều - trung bình mỗi năm chủng viện đào tạo được 1 linh mục - nhưng thực tế họ đã trở nên những người thợ gặt cần cù trong mọi vườn nho của Chúa. Phải chẳng đó là mục đích của Chủng viện Thừa sai Kontum:
“EUNTES ERGO DOCETE OMNES GENTES” (Vậy các con hãy ra đi giảng dạy muôn dân) (Mt 28,19)
Với niềm xác tín ấy, chúng ta xin tri ân và cất hát bài ca Tạ Ơn Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo phận biết bao HỒNG ÂN trong suốt 75 năm HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM vậy.
[1] Xin xem Bảng báo cáo hằng năm trình Toà Thánh (năm 2010), lưu tại Toà Giám mục Kontum.
[2] Dựa vào tài liệu của Cha Tôma Nguyễn Văn Thượng, Giám đốc Chủng viện Kontum, cung cấp.
[3] Như trên.
[4] BẢNG XII - XIV: Do thầy Phó tế Lui Nguyễn Quang Hoa cung cấp, làm tại Đức An, ngày 19-9-2010.

Kontum 2010
Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn