Nguyên
tác Anh ngữ: “Virtues for
Ordinary Christians” (“Các
nhân đức cho các Kitô hữu đời thường”), của Cha James F. Keenan, S.J;
bản dịch Pháp ngữ “Les
Vertus, un Art de Vivre” của Claire Ferras-Douxami, lời tựa của Cha
Philippe Bordeyne, khoa trưởng Phân khoa Thần học của Học viện Công giáo Paris.
Bản dịch Việt ngữ của Lm. Võ Xuân Tiến.
ĐỨC TIẾT ĐỘ
Khi
tôi dạy thần học luân lý cho các sinh viên cử nhân của Đại học Fordham, chúng
tôi đã tìm hiểu các nhân đức. Khi tôi trình bày nhân đức đầu tiên, đức tiết độ,
tôi đã đề nghị trường hợp sau: “Giả sử rằng người bạn cùng phòng của bạn có
thói quen luôn vui chơi với hai người bạn. Nếu bạn nói với anh ta rằng anh ta
quá thường vui chơi, thì theo ý kiến của bạn, anh ta sẽ làm gì?” Tất cả họ đều
đồng thanh đáp: “Có thể anh ta sẽ hỏi hai người bạn của mình họ nghĩ gì về điều
đó”. Câu trả lời này là đặc biệt sáng suốt. Thường thường, khi có ai đó đặt lại
vấn đề lối hành xử của chúng ta (liên quan đến thức ăn, nước uống, sự thái quá
hay bất cập của công việc), thì chúng ta cũng thế, chúng ta có khuynh hướng tìm
kiếm ý kiến của chính những người chia sẻ lối hành xử này. Vì ý kiến của họ làm
cho chúng ta an lòng.
NHỮNG
THÓI QUEN (habitudes) VÀ NHỮNG THƯỜNG TÍNH (habitus)
Các
sinh viên của Đại học Fordham có khuynh hướng thực hành kiểm điểm lương tâm. Họ
20 tuổi hay hơn một chút và vừa bắt đầu học biết tầm quan trọng của đức tiết
độ. Cho dầu trong toàn bộ họ đã chấp nhận theo một thái độ tốt hơn là thái độ
của tôi vào cùng lứa tuổi khi đối diện với thức ăn, nước uống, công việc và
giấc ngủ, nhưng họ cần có một vài tiến bộ. Tóm lại, một số trong họ đã có một
tương quan rất lạ lùng với giấc ngủ, những người khác chờ đợi phút chót để làm
bài tập, những người khác nữa thực hiện những chế độ ăn uống thái quá và một số
đã uống quá. Đa số họ đều ý thức rằng họ phải từ bỏ những thói quen xấu của mình nếu họ
muốn thủ đắc những thói quen tốt.
Tuy
nhiên, họ không bằng lòng với việc tích luỹ các thói quen trên bình diện cá
nhân. Họ khám phá nghệ thuật tham gia vào những cuộc họp, những buổi dạ hội,
bằng cách học uống, có những tương quan và trở nên có trách nhiệm hơn. Khi làm
như thế, họ đã giúp nhau. Thật không may, những ai mà đã không đạt tới đó, như
các sinh viên vui chơi quá độ, đều thường rối tung lên với phạm vi các bạn bè
mà hẳn đã thực sự có thể giúp họ. Một số người thủ đắc được những thói quen tốt
mới, còn những người khác thì không. Sau một thời gian nào đó, các sinh viên
thường năng lui tới với hai loại dạ hội: những buổi dạ hội mà chỉ có một số
lượng ít người uống quá độ và những buổi mà mọi người đều uống như thế.
Những
người thiếu sự tiết độ trong một số lĩnh vực thường tự cô lập với những người có
tiết độ. Nếu chúng ta có vấn đề với thức ăn, thì chúng ta sẽ chiều theo nó khi
không có ai ở xung quanh. Nếu chúng ta uống quá độ, thì chúng ta làm như thế
hoặc với những người cảm thấy có cùng khuynh hướng, hoặc, và điều này là tồi tệ
hơn, khi không có ai biết. Nếu chúng ta bị sự cưỡng xung tính dục, thì chúng ta
chịu thua nó cách lén lút. Vì điều sâu kín vây quanh sự vô độ, nên sự vô độ và sự cô lập hình thành nên
một đôi bạn thân mật.
GIAI
ĐOẠN 1: THỪA NHẬN RẰNG CÓ MỘT VẤN ĐỀ
Như
chàng sinh viên vui chơi quá độ, người lớn thiếu tiết độ sẽ bám lấy điều sâu
kín của sự cô lập, mà, thế nhưng, người ấy sẽ phải từ bỏ để rời bỏ dần dần
những thói quen xấu của mình. Khi ta xem xét các giai đoạn cần thiết cho việc
thủ đắc đức tiết độ, điều ưu tiên hàng đầu trước hết, đó là đơn giản thừa nhận
rằng có một vấn đề. Vì quả thực, chấp nhận vấn đề, đó là vượt lên sự kháng cự của riêng mình
để nhìn trực diện những khuyết điểm của mình. Vả lại, bước đầu tiên này có
nghĩa rằng ta cố gắng tỏ lộ điều sâu kín, gắng ra khỏi lãnh vực riêng tư của
mình, gắng cắt đứt sự cô lập. Chấp nhận có một vấn đề, đó đã là giải thoát mình
khỏi một thế giới tối tăm, lừa gạt và đơn độc đáng sợ. Khi chúng ta nhìn trực
diện vấn đề, cho ta đang bước vào trong thế giới thực.
GIAI
ĐOẠN 2: TÌM RA NGƯỜI THÍCH HỢP
Ta
thường cảm thấy rất dễ bị tổn thương khi ta thú nhận như thế, như người nào đó
mà ta hẳn đã che giấu hay bỏ rơi. Vì thế, giai đoạn thứ hai trong việc thủ đắc
nhân đức tiết độ là cũng có tầm quan trọng như thế: nó hệ tại tìm ra người thích
hợp (la bonne personne) để nói với người ấy. Quả thế, cần phải có những người
đối thoại thích hợp nếu ta muốn tống khứ một tật xấu và đạt tới nhân đức tiết
độ. Nhưng chúng ta thường không biết những người thích hợp, tức là những người
sẽ có khả năng cho chúng ta những lời khuyên bởi vì những khó khăn mà chúng ta
gặp phải là khá quen thuộc
đối với họ.
Tìm
kiếm người thích hợp (hay những người thích hợp) để nói với, đó có thể là một
kinh nghiệm rất nản lòng. Chẳng hạn, các sinh viên của tôi nhận xét rằng nếu
anh chàng thường vui chơi quá độ cuối cùng quyết định nói với ai đó, thì rất
chắc chắn rằng anh ta sẽ đi tìm ra một người hoàn toàn khác biệt, nghĩa là
trong trường hợp của anh ta, một người mà không bao giờ thường xuyên lui tới
các buổi dạ hội. Khi tôi hỏi: “Tại sao?”, thì họ trả lời: “Bởi vì anh ta tìm
kiếm một người mà anh ta có thể trông cậy để mở lòng ra cho người ấy”. “Nhưng
tại sao anh ta không hiểu rằng người này sẽ không phải là một sự trợ giúp lớn
cho anh ta?” “Bởi vì, như các bạn bè của anh ta không có khả năng tận dụng một
buổi dạ hội cách điều độ, thì ít ra cũng chắc chắn rằng con người đó không có
thói quen uống say”.
Theo
cách của sinh viên này, có thể chúng ta hướng về người nào đó mà không phạm
cùng những sai lầm như chúng ta, nhưng trái lại không có chút kinh nghiệm nào về vấn đề
đang nói đến. Điều quan trọng cần phải biết là người thích hợp nằm đâu đó giữa
hai loại người này.
Bất
kỳ ai biết đến chương trình mười hai giai đoạn để nhịn uống, nhịn ăn, tránh
chiều theo những lối hành xử cưỡng bức trong lãnh vực công việc hay tính dục,
đều biết thật quan trọng dường nào để nói với người thích hợp, chẳng khác nào
như những người tham gia vào một nhóm hỗ trợ. Trên thực tế, mọi người đều cần
học biết tìm ra người sẽ đưa ra những lời khuyên khôn ngoan, bởi vì thật khó để
đạt được nhân đức tiết độ.
GIAI
ĐOẠN 3: TÌM RA NHỮNG TẬP LUYỆN THÍCH HỢP
Thật
không may, khi chúng ta nghĩ đến đức tiết độ, chúng ta đặc biệt có khuynh hướng
lẫn lộn nó với sự kiêng nhịn. Dĩ nhiên, đức tiết độ thường đòi hỏi chúng ta sự
kiêng nhịn trong 2 hay 3 lĩnh vực đặc thù. Chẳng hạn, có thể chúng ta phải nhịn
uống, nếu sự kiện uống cách tiết độ gây nên nơi chúng ta “nhu cầu một ly nữa”.
Tuy nhiên, đức tiết độ liên quan đến nhiều lĩnh vực khác với việc uống. Còn hơn
sự kiêng nhịn hoàn toàn, nói chung nó đòi hỏi chúng ta tìm thấy sự quân bình giữa thái quá
và bất cập.
Như
tất cả các nhân đức khác, đức tiết độ dùng để làm cho chúng ta tốt hơn. Để đạt
đến đó, chúng ta cần có những tập luyện. Từ ngữ “tập luyện” là chính từ ngữ thích
hợp. Triết gia người Ảrập Avicène có thói quen dùng nó để nói về các nhân đức.
Về sau, đến lượt mình, Thánh Tôma Aquinô đã lấy lại nó. Các sinh viên cần học
biết ngủ đúng, ăn đúng, uống đúng: họ cần phải thực hiện những công trình thực
nghiệm để thủ đắc những thói quen lành mạnh. Chúng ta cũng thế, chúng ta phải
tìm ra những tập luyện thích đáng mà sẽ cho phép chúng ta làm lớn lên trong chúng
ta đức tiết độ. Chúng tôi đề nghị 4 hướng nghiên cứu.
KHÁM
PHÁ ĐIỂM CO GIÃN
Hãy
lấy hình ảnh thể dục thể hình (body
building). Chúng ta chỉ có thể bắt đầu tiến bộ nếu chúng ta biết
chúng ta có khả năng nhấc lên trọng lượng nào. Những người mới học thường bắt
đầu với những trọng lượng quá lớn và cuối cùng phải bị tổn thương cơ bắp, điều
này không cho phép họ tập luyện cơ bắp trong vòng một khoảng thời gian nào đó.
Cũng thế, người ta có thể phạm một lỗi phán đoán bằng việc thực hành quá mức
đức tiết độ. Những người tập thể dục thể hình phải biết không chỉ trọng lượng
quá nặng đối với họ, nhưng còn cả những trọng lượng quá nhẹ. Người nào nâng một
trọng lượng cách quá dễ dàng đều biết rằng điều đó sẽ không mang lại cho anh ta
bao nhiêu, vì các cơ bắp chỉ nở ra dưới hiệu lực của sức co giãn. Chìa khoá của
môn thể dục thể hình, đó là xác
định điểm co giãn giữa việc “hầu như thái quá” và “hầu như bất
cập”.
ĐẠT
TỚI SỰ QUÂN BÌNH
Điểm
co giãn không chỉ liên quan đến số trọng lượng mà chúng ta nhấc lên nhưng còn
cả cách thức mà chúng ta làm nó nữa. Những người mới học thường thích một phía,
một cánh tay hay một chân này hơn cánh tay hay chân kia, đến nỗi họ nhấc lên
trọng lượng cách không đồng đều. Đôi khi họ cần phải mất một đêm để đạt tới sự
quân bình đúng đắn.
Ta
cũng cần đến cùng một sự phối hợp như thế giữa sự co giãn và sự quân bình để làm cho đức tiết độ lớn
lên. Nếu ta không tự đưa ra thách đố nào cho mình, thì có ít cơ hội cho ta lớn
lên. Khi chúng ta còn trẻ hơn, chúng ta nghĩ rằng sẽ dễ dàng để giữ thân mình
mảnh khảnh hay lại trở nên như thế. Chúng ta đã tin là có thể đi ngủ muộn nhất
có thể mà không làm hại hiệu năng của chúng ta tí nào! Chúng ta nghĩ rằng những
tình cảm của chúng ta có thể được tỏ bày ra mà không có vấn đề. Chúng ta đã
hoàn toàn chắc chắn có thể chinh phục những bất an nội tâm của chúng ta khi coi
thường chúng. Nhưng những nét tính khí của chúng ta, như thân xác chúng ta, có
khuynh hướng giữ y nguyên nếu chúng ta không thực hành những tập luyện chuyên
cần. Nếu chúng ta coi thường những thuần luyện hằng ngày, thì bản chất của
chúng ta có mọi cơ may vẫn y nguyên như thế.
*
Biết sáp nhập tất cả
Khi
thủ đắc nhân đức tiết độ, chúng ta có lẽ sẽ khám phá rằng chúng ta có những điểm mạnh, nhưng
cũng có những điểm yếu.
Đôi khi, vì thích những điểm mạnh của mình hơn, chúng ta không biết đến những điểm yếu của chúng
ta. Nhưng điều đó ngăn trở chúng ta làm gia tăng đức tiết độ, nhân đức này liên
quan đến toàn thể con người, như môn thể dục thể hình. Trên thực tế, đức tiết
độ trở thành nhân đức thực sự khi nó biết sáp nhập tất cả.
*
Duy trì tính kiên trì và lòng bền chí
Lợi
ích của thể dục thể hình không chỉ tùy thuộc vào sự quân bình và sự co giãn,
nhưng còn sự kiên trì và lòng bền chí. Sự tiến bộ trong việc thủ đắc các nhân
đức thì chậm, như nơi người tập thể dục thể hình cần đến một năm để tìm thấy
điểm quân bình ở việc nhấc tạ hay trong động tác kéo co. Sự kiên trì dấn thân là cần thiết.
Vả lại, nếu ta bỏ tập luyện, thì những cơ bắp sẽ mất đi tính đàn hồi của chúng
và cuối cùng bị teo đi. Những nét tính khí của chúng ta là bền vững đến nỗi
những tập luyện ngẫu nhiên, cho dầu cường độ của chúng thế nào, chỉ sẽ có những
hiệu quả nhất thời. Những tập luyện đều đặn, mà sẽ cho phép thủ đắc lối ứng xử
tiết độ, là một nhiệm vụ lâu dài.
Đức
tiết độ, như thể dục thể hình, không phải là một cứu cánh tự tại nhưng là một
trợ giúp để đạt tới những mục đích khác. Đức tiết độ cho chúng ta sức mạnh mà
chúng ta cần để thực hiện nhiều nhiệm vụ. Đó là một nhân đức trợ giúp mang lại
cho chúng ta sự dễ dàng hơn để đưa vào thực hành 4 bản đức: khôn ngoan, công
bằng, trung tín và tự trọng. Không có đức tiết độ, bốn nhân đức này hẳn vẫn sẽ
là những ước nguyện đạo đức hơn, tựa như một chân trời bất khả đạt tới.
GIAI
ĐOẠN 4: THƯỞNG THỨC CÁC TẬP LUYỆN
Xét
như là nhân đức, như Aristote nói, đức tiết độ có phần thưởng của riêng nó. Nó
hệ tại thưởng thức cuộc
sống. Trong khả năng của chúng ta, nó hệ tại tập cho quen hết sức
có thể với những nét tính khí của chúng ta. Aristote đã nhấn mạnh rằng đức tiết
độ liên quan đến tính nhạy cảm, vì nó tìm kiếm sự quân bình nội tâm sẽ cho phép
tất cả các giác quan của chúng ta triển nở. Ông có lý khi tin rằng sự quân
bình, đó là hạnh phúc. Lối tiếp cận của ông về sự quân bình là có tính sáng
tạo, vì nó không coi thường sự nhạy cảm.
Chúng
ta có tiết độ nếu chúng ta tìm thấy nhịp độ của chúng ta. Đức tiết độ, đó là
sống bằng cách thực hành cách kiên trì những tập luyện mà duy trì tất cả các
giác quan của chúng ta, những tình cảm của chúng ta, những khuynh hướng của
chúng ta, những ước ao của chúng ta và những thèm muốn của chúng ta trong sự
hòa hợp và hài hòa.
Sự
tăng trưởng của người tiết độ, như sự tăng trưởng của người tập thể dục thể
hình, dành chỗ cho những xúc động và những cảm xúc. Cách sâu xa, đức tiết độ
liên quan đến sự tiến bộ
của chúng ta xét như là chúng ta được phú cho tính nhạy cảm. Thay
vì sợ điều đó, người Công giáo có đủ lý do để quan tâm đến khía cạnh đó của bản
thân chúng ta. Quả thế, đức tin của chúng ta đặc biệt hướng đến thể xác. Chẳng
hạn, chúng ta tin rằng Ngôi Hai của Ba Ngôi đã hóa thành nhục thể, chúng ta ăn
thịt của Chúa Kitô và uống máu Ngài, sự sống đời đời là sự phục sinh thân xác
và Giáo Hội chúng ta mang tước hiệu thân thể Chúa Kitô. Dù chúng ta nói về Nhập
Thể hay Thánh Thể, Phục Sinh hay Giáo Hội, thì ngôn ngữ của đức tin vẫn là rất
xác thể. (Chúng ta cũng hãy nghĩ đến sự kiện rằng hành vi chính trị trọng tâm nhất
của đời sống giáo hội của chúng ta, tức là việc bầu Giáo Hoàng, diễn ra trong
một căn phòng nổi tiếng với những bức tranh khỏa thân của nó!)
Dĩ
nhiên, người ta thường nghĩ rằng đức tiết độ là nhân đức tránh cho chúng ta trở
nên xấu xa hơn: nó ngăn cản chúng ta say sưa, béo phì hay mê ngủ. Tuy nhiên, ý
nghĩa đích thực của đức tiết độ ít
nằm ở nơi những gì mà nó ngăn trở hơn
là nơi những gì mà nó làm
cho có thể. Nó mang lại một hưởng nếm trước sự sống đời đời, trong
đó chúng ta tìm thấy hạnh phúc tiến bước theo nhịp độ của chúng ta.
Tất
nhiên, hạnh phúc này không phải là mục đích tối hậu của chúng ta. Mục đích tối
hậu của chúng ta là Chúa Kitô. Nhưng nhờ đức tiết độ, chúng ta học biết thưởng
nếm là người nam hay người nữ có nghĩa là gì, theo hình ảnh Chúa Kitô có nghĩa
là gì. Khi chúng ta để những nét tính khí của chúng ta đương đầu với các thách
đố của riêng chúng và chúng ta tìm kiếm cho chúng một sự quân bình tốt nhất,
một sự mềm dẻo tạo điều kiện dễ dàng cho sự triển nở các bản đức, thì chúng ta
thưởng nếm từ trong tâm hồn một hưởng nếm trước lời hứa đang chờ đợi chúng ta.
Đó là những gì mà Thánh Augustin đã diễn tả khi ngài nói rằng vinh quang của
Thiên Chúa, đó là con người “sống tròn đầy”.
Lm. Võ Xuân Tiến chuyển ngữ