Con người thường hay đếm những khó khăn, nhưng lại không đếm những niềm vui. Nếu họ cộng tổng số lại, họ sẽ nhận ra rằng mỗi một số mệnh đều có đủ hạnh phúc cho mình.

Fyodor Dostoevsky (1821-1881)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15439
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TỪ VỰNG CÔNG GIÁO
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 23/08/2015 - 10:45:35)
A  A  A
Tẫn liệm hay tẩm liệm?

Trong một dịp tĩnh tâm năm của linh mục, thấy một cha có cuốn nghi thức an táng, trong đó có đề cập đến việc “tẩm liệm”, tôi nói: “Tẫn liệm mới đúng, sao lại là tẩm liệm.” Cha ấy nói: “Dùng quen rồi không sửa lại nữa.” Tôi rất lấy làm ngạc nhiên, chữ dùng sai không chịu sửa, chỉ vì dùng quen.

Thử vào www.yahoo.com tìm chữ “tẩm liệm” tôi thấy có đến 1.500 chữ trong hơn 400 trang Web; khi tìm chữ “tẫn liệm” tôi thấy có không đến 600 chữ trong khoảng 170 trang Web.

Mở các từ điển hay tự điển (xem phần Sách tham khảo) thì hầu hết đều không có từ “tẫn liệm” hay “tẩm liệm”, trừ những cuốn sau đây:

1) ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ[1]

Tẩm: Ngâm, dầm.

        tẩm thuốc = Dùng nước gì mà dầm thuốc.

        tẩm rượu = Dầm với rượu, ngâm với rượu.

Tẫn: Phong gói tử thi mà để vào hòm, liệm.

        tẫn liệm; quàn tẫn = liệm mà để lại, chưa chôn.

Liệm: Để tử thi vào hòm.

        Tẫn liệm: Liệm mà để lâu, quàn lại cũng có nghĩa là liệm.

2) TỪ ĐIỂN TRUNG VIỆT[2]

Tẩm: Thấm, ngâm, tẩm tưới, dần dần.

Tẫn: (In sai tẩn) Quàn áo quan lại chưa chôn.

Liệm: Cho tử thi vào áo quan.

3) VIỆT NGỮ CHÁNH TẢ TỰ VỊ[3]

Tẩm: Thấm, ngâm; thấm lần lần.

        tẩm bổ; dâm tẩm, nhập tẩm, nhiễm tẩm; nhuận tẩm; tẩm tiệm.

Tẫn: Phong gói tử thi mà để vào hòm.

Liệm: Bó xác người chết mà để vào hòm.

        liệm táng; đại liệm; khâm liệm; nhập liệm; tẫn liệm; tiểu liệm; trang liệm.

4) VIỆT NAM TỰ ĐIỂN[4]

Tẩm: Dầm, ngấm cho thấm.

Tẫn: Dùng hàng vải gói ghém thây người chết để trong hòm.

5) TỪ ĐIỂN HÁN - VIỆT HIỆN ĐẠI[5]

Tẫn: Xác đã liệm nhưng chưa chôn.

Liệm: Đặt người chết vào áo quan.

Tẫn liệm: Khâm liệm; bó.

Vì phần lớn các từ điển đều không có chữ “tẫn liệm” hay “tẩm liệm”, kể cả cuốn TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Viện Ngôn Ngữ Học, 2005 (11) , TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT của PGS Tiến sĩ Nguyễn Trọng Báu, 2005 (12) cũng không có. Nên chúng ta phải tìm lại nguồn gốc của chữ “tẫn” và “tẩm”.

1.   Nghĩa chữ tẫn

Tẫn chữ Hán viết là: gồm có bộ(đãi) và chữ(tân).

Chữ Hán là loại chữ biểu ý, gồm 4 thể loại: tượng hình, chủ sự, hội ý và hình thinh. Chữ(tẫn) thuộc về thể loại hội ý và hình thinh. Bộ(đãi) có nghĩa là chết, chữ(tân) có nghĩa là khách, nên thuộc thể loại hội ý. Và bộ(đãi) tượng trưng cho sự chết, chữ(tân) tượng trưng cho âm thanh, nên cũng thuộc thể loại hình thinh.

-          Đãi () nghĩa là thi thể;

-          Tân () là lễ viếng người chết, như người khách. Chữ tân() còn có nghĩa là khách, tức là không dừng lại lâu, nên phải làm cho tốt đẹp việc tiễn đưa. Nghĩa chính của chữ tânlà người chết nằm trong áo quan sẽ được dời đi chôn, khách đến viếng.

Theo ngữ học, chữ “tẫn” () có những nghĩa sau:

Danh từ: 1. Linh cữu liệm rồi mà chưa chôn, gọi là tẫn.

                  2. Việc liệm và chôn, gọi là tẫn.

Động từ: 1. Đặt áo quan rồi đưa thi thể vào liệm.

                  2. Quàn tạm.

                  3. Chôn cạn để sau này cải táng.

                  4. Mai một.

2. Nghĩa chữ tẩm

Tẩm chữ hán viết là(), chữ xưa viết , là thể hội ý, viết bộ(thủy), có nghĩa: ngâm , dầm, nhúng, ngấm, thấm, thấm lần lần, làm cho một chất lỏng ngấm vào, là đưa vật vào nước cho ướt thấm cả để làm sạch, nên đi với bộ (thuỷ), và chữ bên cạnh cho âm tẩm. Nói chung là đưa vật vào nước thì vật sẽ được sạch. Có nghĩa là thấm, ngâm; thấm lần lần; làm cho một chất lỏng ngấm vào.

Ngoài ra, “tẩm” còn có các nghĩa: (1) Chìm; (2) Tưới; (3) Nhuận, dùng dầu, nước làm cho đỡ khô; (4) Rửa; (5) Sâu; (6) Có bổ ích; (7) Dần dần; (8) Nhìn sơ; (9) Phạm, thông với chữ  “Xâm”; (10) Từ gọi chung dầm ao.

3.    Nhận xét

Như thế, chữ “tẩm” hoàn toàn không có nghĩa là liệm xác chết. Khi người ta ướp xác thì nói là “tẩm xác”. Còn khi phong gói tử thi mà cho vào hòm thì nói là “tẫn liệm”.

Ở Việt Nam hiện giờ hầu như không ai ướp xác nữa. Tôi cũng đi thực tế vòng quanh nhiều trại hòm trong khu vực Chợ Lớn, người ta chỉ dùng chữ “tẫn liệm” hay “nhập quan”, chứ không khi nào dùng chữ “tẩm liệm”.

Kết luận

Vậy, ta nên dùng từ “tẫn liệm”, thay vì từ “tẩm liệm”.


      ____________________________

TỰ ĐIỂN THAM KHẢO (Xếp theo năm xuất bản):

(1)   TỪ ĐIỂN ANNAM - LUSITAN - LATINH (TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA)

Biên soạn: Alexandre de Rhodes,

Roma, 1651.

Phiên dịch: Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính.

Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1991, khổ 14,5 x 20.

Không có chữ tẫn.

(2)   TỪ VỰNG ANNAM - LATINH (VOCABURARIUM ANNAMITICO - LATINUM)

Par Mgr Pierre Pigneaux de Béhaine, membre des Missions Étrangères de Paris, évêque d’Adran, vicaire apostolique de Cochinchine, Cambodge et Ciampa.

Sách được giới-thiệu như sau : ‘’Cuốn tự-vị viết tay này dầy 729 trang, khổ A3, là sách đầu tiên trong lịch-sử Việt-Nam trình-bầy cả hai lối chữ, chữ Nôm và chữ quốc ngữ viết theo mẫu-tự La-tinh, và dịch sang tiếng La-tinh. Sách được biên soạn trong những năm 1772 và 1773, do Pierre Pigneaux de Béhaine, trong khi phải lưu đày tại Pondichéry, với sự giúp đỡ của tám người Đàng Trong’’

(3)   TỪ ĐIỂN ANNAM - LATINH (DICTIONARIUM ANAMITICO - LATINUM)

Ex Opere Ill. et Rev. Taberd constans Necnon AB Ill. et Rev. J.S. Theurel

Nxb: ???, Serampore Mashman, Ấn Độ, 1838.

Nxb: Ninh Phú, in lần thứ 2, 1877.

Khổ 18,5 x 26, 566 trang (và Appendix 71 trang).

(4)   ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ (DICTIONNAIRE ANNAMITE)

Biên soạn: Huỳnh Tịnh Paulus Của

Imprimerie REY, CURIOL & Cie, Saigon, 1895

Khổ 23 x 30, tập I: A-L: 608 trang, tập II: N-X: 596 trang.

Nxb: Khai Trí, Sài Gòn, 1974.

(5)   TỰ VỊ ANNAM - LATINH (LEXICON ANAMITICO - LATINUM)

Biên soạn: (Khuyết danh).

Nxb: Ninh Phú, in lần thư hai. 1899,

Khổ 13 x 19, 153 trang

(6)   VIỆT NAM TỰ ĐIỂN

Biên soạn: Hội Khai Trí Tiến Đức (khởi thảo).

Imprimerie: Trung Bắc Tân Văn, 1931, khổ 24 x 31,5, 663 trang

Nxb: Văn Mới, Sài Gòn, 1954, 662 trang

Không có chữ tẫn.

(7)   HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN (GIẢN YẾU)

Biên soạn: Đào Duy Anh

Nxb: Tiếng dân, Huế, 1932, in lần thứ nhất.

Nxb: Paris, Minh Tân, 1936, in lần thứ hai.

Nxb: Trường Thi, Sài Gòn, 1957, in lần thứ ba, khổ 14 x 20.

Quyển thượng: 542 trang, quyển hạ: 596 trang.

Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1992, khổ 14,5 x 20

Quyển thượng: 588 trang, quyển hạ: 605 trang.

Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1996, khổ 13 x 19.

Không có chữ tẫn.

(8)   HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN

Biên soạn: Thiều Chửu.

Nxb: Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1942, in lần thứ nhất.

Nxb: Hưng Long, Sài Gòn, 1966, in lần thứ hai.

Nxb: Tp.HCM, 1993, khổ 14,5x20,5, 807 trang+muc lục tra theo vần 92 trang.

Nxb: TP. Hồ Chí Minh, 1997, khổ 14,5 x 20,5, 809 trang.

(Đã tái bản trên 10 lần).

Không có chữ tẫn, nhưng lai có chữ tấn có nghĩa là liệm xác.

(9)   TỪ ĐIỂN TRUNG - VIỆT

Biên soạn: Văn Tân.

Nxb: Sự Thật, Hà Nội, 1956.

Khổ 16 x 23, 1418 trang.

(10)VIỆT NGỮ CHÍNH TẢ TỰ VỊ

Biên soạn: Lê Ngọc Trụ

Nxb: Thanh Tân, Sài Gòn, 1959.

Khổ 14,5 x 20,5.

(11)TỪ ĐIỂN VIỆT NAM

Biên soạn: Lê Văn Đức.

Nxb: Khai Trí, Sài Gòn, năm xuất bản 1970.

Quyển thượng A-L, 966 trang, quyển hạ M-X: 999 trang

(12)TỪ ĐIỂN HÁN - VIỆT HIỆN ĐẠI

Biên soạn: Nguyễn Hữu Cầu (chủ biên) và nhiều tác giả.

Nxb: Tôn Giáo, Hà Nội, 1994, khổ 16 x 24, 1744 trang.

(13) ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Biên soạn: Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành.

Nxb: Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1999, khổ 19 x 27, 1.890 trang.

Không có chữ tẫn.

(14) TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Biên soạn: Viện Ngôn Ngữ Học

Nxb: Hà Nội, 2005.

(15) TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT

Biên soạn: PGS Tiến Sĩ Nguyễn Trọng Báu

Nxb: Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội, 2005.

 



[1] Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (Dictionnaire Annamite), Imprimerie REY, CURIOL & Cie, Saigon, 1895 (Khai Trí, Sài Gòn, 1974).

[2] Văn Tân, Từ Điển Trung - Việt, Sự Thật, Hà Nội, 1956.

[3] Lê Ngọc Trụ, Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị,  Thanh Tân, Sài Gòn, 1959.

[4] Hội Khai Trí Tiến Đức (khởi thảo), Việt Nam Tự Điển, Trung Bắc Tân Văn, 1931, (Văn Mới, Sài Gòn, 1954). Không có chữ tẩn.

[5] Nguyễn Hữu Cầu và nhiều tác giả, Từ Điển Hán - Việt Hiện Đại, Tôn Giáo, Hà Nội, 1994.


Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Tẫn liệm hay tẩm liệm?

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ngày 22 tháng 10 năm Giáp Thìn
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@