Ai cũng có một thằng điên trong ống tay áo.

G. Herbert
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15082
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Truyền Thông
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 08/05/2013 3:44:21 CH)
A  A  A
Truyền thông trong Năm Đức Tin
Trong một bài viết gần đây, tác giả Trần Hữu Dũng đưa ra một số nhận xét tiêu cực về Internet.

Trước hết là biết nhiều thông tin nhưng giảm chiều sâu. Mạng Internet vẫn được gọi là xa lộ thông tin vì cung cấp rất nhiều thông tin về mọi lĩnh vực, nhưng không hẳn đã đem lại sự minh triết và sâu sắc vì người ta chỉ “lướt” net mà không đi sâu vào suy tư, nghiên cứu.

Kế đến, mạng Internet giúp con người trên khắp thế giới kết nối thật rộng rãi nhưng rất tiếc là những kết nối ấy thường mong manh. Internet cung cấp mạng lưới quan hệ vô cùng rộng lớn, nhưng hầu hết chỉ là những “liên hệ yếu” chứ không phải là “liên hệ mạnh”, nghĩa là những liên hệ vững bền, khó cắt bỏ, chẳng hạn như liên hệ gia đình, xóm giềng, bạn hữu.

Ngoài ra, bước vào Internet là như bước vào một thế giới vô danh. Internet cung cấp cho con người cơ hội diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ cách thoải mái, cách riêng là ở mạng xã hội; nhưng nguy cơ là tính “nặc danh” làm cho những quan hệ trên thành “ảo”, không có thật, nhất là thật lòng và thật tình. Tệ hơn nữa, người ta còn có thể mượn tính nặc danh ấy để khủng bố tinh thần người khác, lèo lái họ theo ý muốn của mình (x. Internet và những đánh đổi, Tập san Kinh tế Sài Gòn, Xuân 2013).

Chắc hẳn không ít người đồng tình với những nhận xét trên. Tuy nhiên, nhiều người khác cho rằng cách nhìn ấy quá bi quan, cần phải khám phá những mặt tích cực của Internet.

Ở tự nó, Internet là khí cụ tuyệt vời để mở rộng và đào sâu suy nghĩ về mọi vấn đề và lĩnh vực nhờ tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, thay vì chỉ bó hẹp trong kinh nghiệm cá nhân hoặc tiếp cận một vài tác giả quen thuộc mà thôi. Cho nên hời hợt hay sâu sắc không phải ở tự Internet nhưng là do cách sử dụng của mình.

Thế rồi Internet tạo điều kiện để mở rộng quan hệ xã hội với nhiều người, với nhiều luồng suy nghĩ, do đó cung cấp nhiều khả thể cho chọn lựa, nhờ đó có những chọn lựa tốt hơn.

Về tính vô danh của thế giới mạng, cũng cần nhìn thấy mặt tích cực của nó, vì “tính vô danh” ấy tạo điều kiện cho mỗi người có thể nói thật những cảm xúc và suy nghĩ của mình, không còn bị hạn chế bởi những rào cản tâm lý và xã hội.

Cuộc tranh luận giữa hai bên có thể còn kéo dài với những lý cớ và viện dẫn kinh nghiệm của nhiều người. Xem ra điều cốt yếu không phải là ở tự thân Internet, xét như một phương tiện kỹ thuật, nhưng là ở chủ thể sử dụng xét như một nhân vị có lý trí và ý chí tự do.

Khởi đi từ những nhận xét trên, khi bàn về đề tài Truyền thông trong Năm Đức Tin, thiết tưởng vấn đề không chỉ là sử dụng kỹ thuật gì để truyền thông và truyền thông nội dung gì trong Năm Đức Tin, nhưng còn là chính chủ thể truyền thông. Câu hỏi đặt ra là chủ thể truyền thông ấy có đức tin hay không và sống đức tin thế nào? Cần trả lời câu hỏi này trước, rồi mới nói đến chuyện truyền thông cái gì và truyền thông thế nào. Xem ra cách đặt vấn đề này hơi bị ngược! Nhưng thiết nghĩ đây là điều căn bản, cũng giống như các giám mục Á châu, trong Đại hội X vừa qua, đã phân tích và đối diện với những thách đố lớn tại châu Á, rồi cuối cùng khám phá điều căn bản và trước hết là: phải có những sứ giả mới, những con người mới để loan báo Tin Mừng! (x. Sứ điệp Đại hội FABC lần thứ X).

Để suy nghĩ về chủ thể truyền thông đức tin, xin dựa vào một câu trong trình thuật Tin Mừng Gioan về việc phục sinh Ladarô: “Người chết liền đi ra, chân tay còn quấn vải và mặt còn phủ khăn. Chúa Giêsu bảo: Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi.” (Ga 11,44)

Hai động từ chính trong hành động phục sinh Ladarô là “cởi trói” và “đi”. Hai động từ này có thể gợi ý suy nghĩ về đời sống đức tin.

Hình ảnh Ladarô chết và được chôn táng trong mộ gợi ý về một đời sống đức tin bất động và bị trói buộc. Cũng như người chết chỉ còn là xác không hồn, thì đức tin bất động là một đức tin thiếu sinh khí (ruah), thiếu hơi thở Thánh Thần, nên chỉ còn vẻ bên ngoài mà thiếu sự sống bên trong. Cũng như chân tay người chết được quấn vải và mặt được che bằng khăn, đức tin của chúng ta có thể bị trói buộc vì nhiều lý do: vì sợ hãi (sợ mất quyền lợi, sợ nguy hiểm, sợ hy sinh), vì thiếu hiểu biết, vì định kiến, vì tham vọng.

Ngược lại, hình ảnh Ladarô được phục sinh là minh họa cho đức tin sống động và được cởi trói. Được phục sinh, Ladarô bước đi thay vì bất động. Đó là hình ảnh một đức tin sống động, đức tin bước đi chứ không tê liệt, đức tin thể hiện trong những hành động cụ thể của đời sống. Ladarô có thể bước đi là nhờ được cởi trói. Đó cũng là hình ảnh đức tin được giải thoát khỏi tất cả những gì ràng buộc hữu hình hay vô hình, thể lý hay tâm lý, để trở thành con người tự do đích thực.

Nhờ đâu Ladarô được phục sinh? Chắc chắn là nhờ Lời quyền năng của Đấng đứng trước mộ và hô to: “Ladarô, hãy ra khỏi mồ.” (Ga 11,43) Đó là Lời của Đấng tuyên bố: “Chính Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Ta, dù có chết, cũng sẽ được sống.” (Ga 11,25)

Cũng chính ở đây, chúng ta khám phá ra nền tảng của linh đạo truyền thông Công giáo: kết hợp với Chúa Giêsu và Lời của Người, để trở thành người truyền thông Tin Mừng. Nói theo ngôn ngữ Tin Mừng là “ở với”. Chúa Giêsu chọn Nhóm Mười Hai để các ông “ở với Người” rồi sau đó mới “sai các ông đi rao giảng” (Mc 3,14). Và trước khi Chúa về trời, Người để lại mệnh lệnh loan báo Tin Mừng, cùng với lời hứa của Chúa là “Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

Thiên Chúa, như được mặc khải trong Kinh Thánh, là Đấng mong muốn “ở với” nhân loại. Lời hứa duy nhất mà Thiên Chúa ban cho những ai Ngài sai đi thi hành sứ vụ là “Ta ở với ngươi”. Ở giai đoạn đỉnh cao trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa xuống thế làm người và tên gọi của Người là Emmanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta. Vấn đề là chúng ta có chấp nhận để Chúa “ở với” mình không? “Này đây Ta đứng trước cửa mà gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, Ta sẽ vào nhà người ấy và dùng bữa với người ấy.” (Kh 3,20) Nghĩa là phải có sự đáp ứng từ phía con người bằng việc “nghe” và “mở” cửa tâm hồn.

Khi khước từ việc “ở với” Thiên Chúa, người ta sẽ dễ dàng “ở với” những gì chống lại Thiên Chúa. Đức Giáo hoàng Phanxicô từng nhắc lại câu nói của Léon Bloy: Không cầu nguyện với Thiên Chúa, thì sẽ cầu với ma quỷ!

Trong thời đại truyền thông, mỗi ngày chúng ta đón nhận biết bao thông tin. Gắn với những thông tin đó là lập trường, quan điểm, kể cả sức ép tâm lý và xã hội. Đâu sẽ là lập trường của người “ở với” Chúa? Đâu sẽ là quan điểm của người môn đệ Chúa Giêsu? Chính câu trả lời sẽ xác định chúng ta “ở với” hay “ở ngoài” Chúa.

Kết luận

Suy nghĩ từ góc độ chủ thể mời gọi mỗi Kitô hữu nhìn lại đời sống đức tin của mình. Có khi tưởng là động nhưng thực ra bất động, vì cái động bên ngoài chỉ che giấu cái chết bên trong. Hoạt động nhiều (đi lại, nói năng, viết lách) nhưng chỉ theo tính toán thế gian chứ không phát xuất từ động lực đức tin. Có khi tưởng là tự do nhưng lại là bị trói buộc, vì chỉ là thứ tự do che giấu tính nô lệ. Nhân danh tự do để muốn làm gì thì làm, nhưng thật ra chỉ là nô lệ của bản năng, đam mê.

Do đó, linh đạo truyền thông vẫn luôn cần thiết cho mọi Kitô hữu. Một khi được phục sinh với Đức Kitô, mang trong mình một đức tin sống động thay vì bất động, một đức tin tự do thay vì bị trói buộc, thì tất cả con người và cuộc đời ta đều trở thành hoạt động truyền thông Tin Mừng. Hãy chiêm ngắm Đức Thánh Cha Phanxicô: những hành động, cử chỉ đơn sơ, gần gũi, nhẹ nhàng của ngài đang là lời loan báo Tin Mừng và có tác động truyền thông hơn cả những pho sách. Nói cách khác, chính chúng ta đang cần được Phúc Âm hoá để có thể Phúc Âm hoá mạng Internet, một thế giới “ảo” mà cũng rất “thật” ngày nay.

Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội 2013
 
>> Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 47 của ĐTC Bênêđictô XVI

Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Nguồn: WHĐ

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Truyền thông trong Năm Đức Tin

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   121 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Truyền Thông
  Sử dụng công nghệ kỹ thuật theo tinh thần Công giáo | Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ
  Điều độ trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, một phương thế giúp giữ gìn các mối tương quan con người | Ngọc Yến
  Vì sao “CEO huyền thoại” Steve Jobs không cho các con sử dụng iPhone hay iPad? | Phạm Thế Quang Huy tổng hợp
  Dương bản Facebook | Thiên Thanh
  Giáo Hội không thể không biết đến các phương tiện truyền thông xã hội | Minh Đức
  Ứng dụng phổ biến Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo cho iPhone và iPad | Minh Đức
  ĐGH Phanxicô đứng đầu danh sách đề tài phổ biến của Facebook
  Quản trị website của Vatican: Đây là cách tình yêu của Đức Giáo hoàng đi vào kỹ thuật số | Cao Nguyên
  Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội của ĐGH Bênêđictô XVI trên eBook | Minh Đức
  Toà Thánh Vatican sở hữu tên miền cấp cao “.catholic” | Minh Đức
  Sóng gió truyền thông | HTT
  Vatican ra mắt ứng dụng Giáo lý mới nhằm mục đích truyền bá đức tin trên toàn thế giới | BBT
  Sự tò mò về điện thoại thông minh và việc Tân Phúc Âm hoá | BBT
  “Chúng ta không thể là Kitô hữu bán thời gian” - ĐGH Phanxicô viết trên Twitter | BBT
  Ứng dụng mới giúp hiểu biết Kinh Thánh tốt hơn | Jos. Tú Nạc, NMS
  ĐGH Phanxicô là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội | Jos. Tú Nạc, NMS
  Các phương tiện truyền thông giúp thay đổi xã hội | Linh Tiến Khải
  Internet vạn vật | Hoàng Hà
  Babel và Internet | Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
  Giới trẻ "tay không" bước vào thế giới mạng | Vũ Tiến Hồng
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@