Hạnh phúc không ở nơi hoàn cảnh của chúng ta nhưng ở nơi bản thân chúng ta. Nó không phải là điều chúng ta nhìn thấy, như cầu vồng chẳng hạn, hoặc là điều chúng ta cảm nhận, như sức nóng của một ngọn lửa chẳng hạn. Hạnh phúc là chính chúng ta.x

John B. Sheerin (1906-1992)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15355
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Truyền Thông
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 15/07/2013 4:34:48 CH)
A  A  A
Babel và Internet
Câu chuyện tháp Babel, xuất phát từ ý định kiêu hãnh của con người: "Nào! Ta hãy xây cho mình một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời. Ta phải làm cho danh ta lẫy lừng, để khỏi bị phân tán trên khắp mặt đất." (St 11,4). Câu chuyện bắt đầu đổ vỡ do một nguyên nhân: tranh cãi và bất đồng ngôn ngữ. Khi xây dựng những tháp chọc trời trên web, người ta hy vọng sẽ chinh phục được thế giới, song càng ngày người ta càng thấy xuất hiện nhiều lỗ hổng và sự đổ vỡ.

Đổ vỡ một sự kiện đang diễn ra:

“Tại sao những công nghệ mà chúng ta đang có hiện nay lại không có thể tiếp tục sử dụng trong tương lai?” - Giáo sư Williams đặt vấn đề đồng thời khẳng định việc chia rẽ mạng Internet đã và đang diễn ra chứ không phải chờ đợi nó sẽ xảy ra trong tương lai. Nguyên nhân đổ vỡ có nhiều loại.

Bất đồng về ngôn ngữ. Đặc biệt giữa sự phát triển về kinh tế và thương mại, sự chia cắt đang dần dần nở rộ. Ban đầu giữa nhóm ký tự tượng hình và mẫu tự Latinh. Trung Quốc một phần lớn người sử dụng chưa dùng mẫu tự Latinh và Trung Quốc đang khai triển những tên miền của mình để bảo đảm tính bảo mật. Trung Quốc sẽ xây dựng cho mình một hệ thống Internet riêng. Đổ vỡ trong Internet là một thực tại đang diễn ra.

Đổ vỡ về lối sống. Không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn đủ trí thông minh và hiểu biết sử dụng Internet cho nhu cầu của mình, cũng không tránh khỏi một trào lưu về lối sống hưởng thụ. Len lỏi vào đời sống con người qua nhiều ngóc ngách: hình ảnh xấu, cổ vũ cho đồng giới, phá thai, nghiện ngập, mua bán thân xác, lạm dụng… Đa số những nhà giáo dục chân chính đều phản biện về những lối sống này bằng các đưa rất nhiều bài học làm người, hướng dẫn đời sống ngay lành nhưng vẫn chưa hơn được những điều xấu tràn lan trên Internet. Tội lỗi dẫn tới nguy cơ đổ vỡ trong con người chứ không chỉ là đổ vỡ trên mạng Internet.

Đổ vỡ các tương quan. Những tài liệu mật được công bố tràn lan trên phương tiện Internet, những sự việc ăn cắp tràn lan công nghệ qua bàn tay hacker, những móc nối ngầm qua những giao dịch… Con người giao tiếp với nhau nhiều hơn nhưng lại nghi ngờ nhiều hơn. Con người giới thiệu về mình nhiều hơn nhưng lại khoe khoang nhiều hơn. Những tháp Babel của lòng kiêu căng, những Babel của ích kỷ, cổ vũ cho lối sống hưởng thụ, tìm kiếm lợi ích riêng, đang dần rạn nứt các mối tương quan.

Cảnh báo của Babel

Babel bị đổ vỡ xưa kia có một cảnh báo cho hôm nay và mai sau: Khi con người xây dựng tất cả trên yếu tố giá trị vật chất và lòng kiêu hãnh thì sớm muộn gì nó cũng đổ vỡ. Sự việc đổ vỡ bởi thiếu yếu tố quan trọng và cần thiết: là giá trị thuộc linh. Ngôi nhà vật chất xây bằng của cải tham lam vơ vét được tự nó đã giết chết giá trị thiêng liêng của ngôi nhà. Nó là cái xác không hồn, những ngôi nhà, tòa tháp của ích kỷ, gian tham được xây lên bằng những bất công và bạo hành. Đứng vững sao được khi giá trị của nó là thấp hèn, gian dối, xây trên hư ảo.

Babel có lời cảnh báo về cách thức con người sống với nhau. Một thế giới đại đồng cần xây dựng trên nền tảng: Mọi người đều có quyền cơ bản là quyền sống và quyền có những thứ cần thiết sống xứng đáng làm người. Bắt đầu bằng lương thực, quần áo và chỗ ở, việc làm, y tế, và giáo dục. Tương ứng với các quyền này là trách nhiệm và bổn phận với tha nhân, với gia đình, và với xã hội rộng lớn. Nhưng con người đã không tôn trọng quyền sống của nhau, luôn lấy mạnh thắng yếu, lấy quyền để đàn áp, thống trị… Chính cái tháp của quyền lực và cách hành xử như vậy làm đổ vỡ về phẩm giá của con người.

Babel của sự sụp đổ khi con người sống thiếu ý nghĩa của cùng đích, hoặc đánh đổi giá trị cùng đích bằng những giá trị ảo. Trong thế giới hiện đại, con người làm chủ về nhiều khía cạnh, dường như một xã hội bao quát nhiều hơn nhưng lại ít hiểu về các thực tại hơn. Như  William Powers nhận xét: “Sự kết nối qua Internet chính là kẻ thù của sự sâu sắc.” Tất cả như bàn tiệc dọn sẵn, các mối liên hệ với nhau biết về nhau rộng rãi qua những nickname, nhưng chưa bao giờ thật tình để sống với mình và với nhau. Dễ dàng xoá bỏ đi một tương quan và sẵn sàng thiết lập những tương quan mới. Theo nhà Xã hội học Mark Granovetter phân loại hai loại liên hệ chính yếu trong xã hội: liên hệ mạnh bao gồm gia đình, lối xóm, đồng nghiệp, sống thân thiết chia sẻ tật sự với nhau… mới cần thiết là vốn để xây dựng xã hội. Liên hệ yếu là những mối liên hệ hời hợt, giả tạo, vui ở buồn đi, có lợi, đôi khi xen lẫn vào trong các quan hệ ruột thịt làng xóm, đồng nghiệp… làm tổn hại đến xã hội và làm suy yếu tình yêu đối với tha nhân.

Tháp Babel đã xây, con người cũng đang sống trong chiếc tháp của mình, dù nó cảnh báo sắp sụp đổ hay đang lung lay, con người vẫn thờ ơ trước nguy hiểm và vẫn không ngừng chất cao thêm chiếc tháp. Tiếng mách bảo của thảm họa bị át đi bởi những tiếng ồn ào, cuồng nhiệt của cuộc sống. Con người dường như chỉ cần biết thực tại và bỏ mặc tương lai cho đàn con cháu dọn dẹp đống đổ nát, hoang tàn. Cần có thêm nhiều tiếng nói để góp vào nhiều tiếng nói để thảm hoạ Babel có thể dừng lại và thôi không bị đổ sập.

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Babel và Internet

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   121 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Truyền Thông
  Sử dụng công nghệ kỹ thuật theo tinh thần Công giáo | Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ
  Điều độ trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, một phương thế giúp giữ gìn các mối tương quan con người | Ngọc Yến
  Vì sao “CEO huyền thoại” Steve Jobs không cho các con sử dụng iPhone hay iPad? | Phạm Thế Quang Huy tổng hợp
  Dương bản Facebook | Thiên Thanh
  Giáo Hội không thể không biết đến các phương tiện truyền thông xã hội | Minh Đức
  Ứng dụng phổ biến Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo cho iPhone và iPad | Minh Đức
  ĐGH Phanxicô đứng đầu danh sách đề tài phổ biến của Facebook
  Quản trị website của Vatican: Đây là cách tình yêu của Đức Giáo hoàng đi vào kỹ thuật số | Cao Nguyên
  Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội của ĐGH Bênêđictô XVI trên eBook | Minh Đức
  Toà Thánh Vatican sở hữu tên miền cấp cao “.catholic” | Minh Đức
  Sóng gió truyền thông | HTT
  Vatican ra mắt ứng dụng Giáo lý mới nhằm mục đích truyền bá đức tin trên toàn thế giới | BBT
  Sự tò mò về điện thoại thông minh và việc Tân Phúc Âm hoá | BBT
  “Chúng ta không thể là Kitô hữu bán thời gian” - ĐGH Phanxicô viết trên Twitter | BBT
  Ứng dụng mới giúp hiểu biết Kinh Thánh tốt hơn | Jos. Tú Nạc, NMS
  ĐGH Phanxicô là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội | Jos. Tú Nạc, NMS
  Các phương tiện truyền thông giúp thay đổi xã hội | Linh Tiến Khải
  Internet vạn vật | Hoàng Hà
  Giới trẻ "tay không" bước vào thế giới mạng | Vũ Tiến Hồng
  Tự tử vì Facebook: Người Việt trẻ đang bị bỏ rơi?
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10-2024
Cầu nguyện cho sứ mạng được chia sẻ
Chúng ta hãy cầu nguyện để Giáo Hội được tiếp tục nâng đỡ bằng tất cả những phương thức có thể, một lối sống công nghị, việc đồng trách nhiệm, thúc đẩy sự tham gia, sự hiệp thông và chia sẻ sứ mạng giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
For a shared mission
When bishops and laypeople meet for the second part of the Synod on Synodality during October, the faithful are asked to pray that “the Church continues to sustain a synodal lifestyle in every way.”
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@