Nếu bạn chán nản vì mối quan hệ xấu đi, hãy nghĩ tới những kẻ không bao giờ biết hương vị của tình thương yêu và được người yêu thương lại.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Truyền Thông
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 07/09/2013 4:40:52 SA)
A  A  A
Sự tò mò về điện thoại thông minh và việc Tân Phúc Âm hoá
EMTY (9/6/2013, CNA, Joe Tremblay) - Gần đây, tôi được xem một tấm ảnh Quảng trường Thánh Phêrô khi người ta công bố vị tân Giáo hoàng, cụ thể là Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, vào năm 2005, trái ngược với năm 2013, khi Đức tân Giáo hoàng Phanxicô lần đầu tiên ra mắt công chúng. Với trường hợp sau, dường như mọi người đang sử dụng tính năng video của điện thoại thông minh. Thế giới thay đổi hẳn chỉ trong ngần ấy năm.

Cái hay của điện thoại thông minh không chỉ giúp thông tin liên lạc mà nó còn có thể làm tất cả mọi thứ mà một máy vi tính có thể làm. Tuy nhiên, ngoài những điều tích cực, cũng có điều tiêu cực tương ứng. Với việc nhắn tin, email và Internet có sẵn, người ta đang bị ràng buộc để trải nghiệm một thứ tò mò cố hữu và vô độ. Bạn có thể đặt câu hỏi rằng “tò mò về những gì”. Tò mò về những tin nhắn hoặc email nhận được gần nhất. Mặc dù không đúng khi nói rằng mỗi người đều như thế, nhưng dường như sự tò mò này tiếp tục thu hút mọi người đến với điện thoại thông minh. Và khi làm như vậy, mọi người ở trong căn phòng và những vùng xung quanh thường mất cảnh giác. Tôi thậm chí muốn đi xa hơn khi nói rằng nó đang trở thành một chứng nghiện trong số nhiều bạn trẻ.

Theo bài báo gần đây có tựa đề “Một sự nghiện ngập nảy sinh trong giới trẻ: Điện thoại thông minh”, được đăng trên tờ Wall Street Journal, những người Hàn Quốc đang bị cơn nghiện này tương ứng với bệnh dịch:

“Đầu tháng này, chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch cung cấp các chương trình tư vấn trên toàn quốc cho giới trẻ vào cuối năm và đào tạo giáo viên về cách đối phó với học sinh nghiện. Việc điều trị tư vấn do tiền thuế tài trợ ở đây ngay từ đầu dành cho những người lớn bị nghiện.”

Bài báo tiếp tục cung cấp cho chúng ta một điều gì đó rất sâu sắc: Với sự phụ thuộc hơn vào việc nhắn tin, đặc biệt là trong giới trẻ, việc giao tiếp giữa cá nhân với nhau và giao tiếp không lời trở nên nghèo nàn.

“Học sinh ngày nay rất tệ khi đọc biểu cảm qua nét mặt”, Setsuko Tamura, một giáo sư tâm lý học ứng dụng tại Đại học Tokyo, cho biết.

“Khi bạn dành nhiều thời gian gửi tin nhắn cho người khác thay vì nói chuyện với họ, bạn không học được cách đọc ngôn ngữ không lời.” Hơn nữa, mối quan hệ mạnh mẽ đòi hỏi việc cảm nhận sự có mặt đối với các thành viên trong gia đình và bạn bè. Nếu không có sự chú tâm này, những giao tiếp của chúng ta với người khác trở nên hời hợt.

Thật vậy, việc giao tiếp không lời không phải là điều duy nhất bị tổn hại. Đây là nơi việc tân Phúc Âm hoá có thể liên quan. Khả năng suy nghĩ trong thinh lặng trong quãng thời gian dài khó có thể đạt được. Điều này quan trọng bởi vì suy nghĩ trong thinh lặng khi hiệp thông với Thiên Chúa là mãnh liệt nhất. Hơn thế nữa, sự bó buộc giao tiếp với thế giới và nhìn thế giới qua điện thoại thông minh làm chúng ta sao lãng: từ việc chuẩn bị chu đáo cho ngày mới, từ việc chú ý tới nhiệm vụ của mình và từ việc kiểm tra sau mỗi ngày. Tôi đi xa như vậy để nói rằng nó cản trở sự sáng tạo và năng suất của chúng ta.

Trong thập kỷ qua, trẻ em thường tạo niềm vui cho riêng chúng. Ngày nay, điều này đã được lập trình sẵn cho các em. Trước đây, trẻ em thường sử dụng cả làng làm sân chơi. Ngày nay không cần nữa, thậm chí không cần bước chân ra ngoài. Trước đây, các gia đình thường đi du lịch cho kỳ nghỉ đã buộc phải nói chuyện với nhau và trải nghiệm những cảm giác sung sướng khi gặp nhau tại những địa điểm mới trong cùng một chiếc xe. Ngày nay, mỗi đứa trẻ có máy nghe nhạc DVD riêng và xem phim riêng. Chúng cũng có thể đi những chiếc xe khác.

Trở lại với điện thoại thông minh. Công nghệ hiện đại sẽ trở thành lợi ích cho chúng ta chỉ khi chúng ta làm chủ nó. Nhưng nếu chúng ta dù không cần thiết và thường xuyên sử dụng nó khi gặp những vấn đề quan trọng cần lưu tâm, thì chúng ta phải học để khuất phục tính tò mò về điện thoại thông minh. Áp đặt kỷ luật trong vấn đề này có thể là một việc sám hối tốt. Nó đưa chúng ta trở lại những điều cơ bản của việc sử dụng trí tưởng tượng sáng tạo của mình.

Tân Phúc Âm hoá có thể tạo nên một dịch vụ ở đây. Nó có thể nhắc nhở mọi người rằng trí tưởng tượng được hình thành cho sự vô hạn, rằng nó được nuôi dưỡng tốt nhất khi trí óc chú ý đến việc suy nghĩ - hãy nghĩ về thời gian và sự vĩnh cửu trong thinh lặng. Và nói một cách đơn giản, Thiên Chúa biết chúng ta cần nó trong cuộc sống của mình.

BBT
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Sự tò mò về điện thoại thông minh và việc Tân Phúc Âm hoá

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   121 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Truyền Thông
  Sử dụng công nghệ kỹ thuật theo tinh thần Công giáo | Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ
  Điều độ trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, một phương thế giúp giữ gìn các mối tương quan con người | Ngọc Yến
  Vì sao “CEO huyền thoại” Steve Jobs không cho các con sử dụng iPhone hay iPad? | Phạm Thế Quang Huy tổng hợp
  Dương bản Facebook | Thiên Thanh
  Giáo Hội không thể không biết đến các phương tiện truyền thông xã hội | Minh Đức
  Ứng dụng phổ biến Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo cho iPhone và iPad | Minh Đức
  ĐGH Phanxicô đứng đầu danh sách đề tài phổ biến của Facebook
  Quản trị website của Vatican: Đây là cách tình yêu của Đức Giáo hoàng đi vào kỹ thuật số | Cao Nguyên
  Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội của ĐGH Bênêđictô XVI trên eBook | Minh Đức
  Toà Thánh Vatican sở hữu tên miền cấp cao “.catholic” | Minh Đức
  Sóng gió truyền thông | HTT
  Vatican ra mắt ứng dụng Giáo lý mới nhằm mục đích truyền bá đức tin trên toàn thế giới | BBT
  “Chúng ta không thể là Kitô hữu bán thời gian” - ĐGH Phanxicô viết trên Twitter | BBT
  Ứng dụng mới giúp hiểu biết Kinh Thánh tốt hơn | Jos. Tú Nạc, NMS
  ĐGH Phanxicô là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội | Jos. Tú Nạc, NMS
  Các phương tiện truyền thông giúp thay đổi xã hội | Linh Tiến Khải
  Internet vạn vật | Hoàng Hà
  Babel và Internet | Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
  Giới trẻ "tay không" bước vào thế giới mạng | Vũ Tiến Hồng
  Tự tử vì Facebook: Người Việt trẻ đang bị bỏ rơi?
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@