Một người bạn vui vẻ giống như một ngày đầy nắng lan toã ánh sáng rạng rỡ khắp xung quanh.

John Lubcock (1834-1913)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
KỸ NĂNG SỐNG
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 11/02/2021 10:11:39 CH)
A  A  A
Từ khi nào lãng phí đã trở thành một “nét văn hoá”?
Bức ảnh ông cụ nhặt thức ăn từ thùng rác khiến chúng ta phải thật sự nhìn lại bản thân (Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng)

Trong khi lãng phí trở thành một “nét văn hoá”, thì tiết kiệm lại là một hiện tượng sắp tuyệt chủng. Nghịch lý quá khó hiểu này bắt nguồn từ đâu?

Mấy năm trước, tôi chứng kiến một câu chuyện nhỏ diễn ra ở một quán ăn trên đường Tạ Quang Bửu, gần Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chiều hôm đó, một cậu thanh niên dừng xe trước quán cơm bình dân, gọi suất cơm giá rẻ. Ăn xong, đứng lên, chuẩn bị dắt xe xuống hè, thì anh chàng dọn dẹp chợt nói đùa một câu: “Anh này ăn sạch như Tây!” Cậu thanh niên mỉm cười hơi ngượng. Thực ra cậu đúng là du học sinh, vừa mới từ “bển” về…

Câu chuyện ấy làm tôi băn khoăn bởi mấy lẽ. Thứ nhất là dường như ở ta, chỉ có “Tây” mới ăn sạch sẽ đồ ăn của họ. Thứ hai, đó là một quán cơm dành cho sinh viên, nơi chủ yếu phục vụ những bạn trẻ mà phần lớn chưa hề làm ra tiền. Thế mà cái thói quen vét sạch đĩa lại là một điều hiếm có đến mức anh chàng dọn dẹp phải thốt lên thành tiếng.

Lãng phí ở ta đã trở thành một thói quen, hay nói như một số người, là một “nét văn hoá”. Ăn không hết thì bỏ lại, chứ xin túi nilon để đựng mang về thì ngại lắm, xấu hổ lắm! Có người nghe câu chuyện này còn tỏ ý đương nhiên, nói rằng giờ đến chơi nhà ai mà ăn hết người ta lại cho là mình bủn xỉn ấy chứ. Cứ thử vào bất cứ một quán cơm bình dân nào vào buổi trưa xem, chuyện ăn cho “sạch” bát có thể đã trở thành một “hiện tượng sắp tuyệt chủng, cần được bảo tồn”.

Chỉ mới hơn chục năm trước thôi, các gia đình Hà Nội vẫn thường hay có một cái thùng nước gạo. Đồ không ăn được người ta đổ vào thùng, rồi sẽ có người đến lấy chở đi nuôi lợn. Mặc dù đôi lúc đi qua cái thùng mẻ thì phải nín thở mà đi cho nhanh, nhưng cũng là cái nếp tiết kiệm rất hay, rất đẹp. Đó là cái thời mà người Việt giờ nhìn lại hẳn phải thấy “tự hào” lắm, vì chúng ta chưa được… nổi tiếng khắp 5 châu.

Giờ thì khác rồi, mấy nhà hàng buffet Thái Lan đặc biệt dành tặng những người Việt “nổi tiếng” lời nhắc nhở:

"Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200bath đến 500bath. Xin cám ơn!"

Mà cái thói đó đến người Lào còn sợ ấy chứ…

"Xin quý khách lưu ý: Quý khách ăn bao nhiêu chúng tôi rất vui lòng. Trường hợp quý khách lầy đồ ăn không hết, buộc chúng tôi tính thêm gấp 5 lần/1 suất ăn. Chúc quý khách ngon miệng. Trân trọng cám ơn!"

Chẳng biết cái văn hoá quái lạ này là lây từ trên xuống hay từ dưới lên, nhưng từ chuyện “bé tí” như cái xe công hạng sang, cho đến chuyện xây dựng trung tâm, hội sở, công trình kỷ niệm, người ta cũng đều có thể thấy một thứ bệnh thành tích, một thứ văn hoá lãng phí. Trong khi có người xót xa rằng từng đó tiền đủ xây bao nhiêu trường học, bao nhiêu bệnh xá, thì cũng có người phản bác: “Chả hiểu biết gì cả! Nguồn vốn là khác nhau.”

Lại nhớ, các cụ xưa thường hay dạy dỗ con cháu rằng, một hột cơm rơi cũng phải nhặt vào chỗ, người không ăn thì con gà con lợn nó ăn… Ngày nay thi thoảng các bậc cha mẹ thầy cô vẫn dạy con cháu và học sinh như thế, nhưng mà “dạy một đằng, làm một nẻo”. Bởi thế sống nơi thị thành, người ta có thể bắt gặp sự lãng phí đến mức giật mình ở bất cứ nơi đâu.

Quay lại chuyện lãng phí thực phẩm, nghe nói từ mấy năm trước, Quốc hội Pháp đã thông qua một điều luật, yêu cầu các siêu thị phải đưa thực phẩm bán ế tới các tổ chức từ thiện hoặc sử dụng làm thức ăn cho gia súc, thay vì đổ bỏ. Nếu vi phạm, siêu thị sẽ bị phạt 75.000 euro, tương đương với 1,8 tỉ đồng. Âu đó cũng là một phương cách rất tốt, chỉ có điều là: không làm thì bị phạt, nên mới phải làm.

Lão Tử bàn rằng, pháp luật chỉ sinh ra sau khi xã hội con người đã xuống dốc, còn khi tiêu chuẩn đạo đức của người ta cao, thì cũng chẳng cần dùng tới pháp luật. Cũng là một đạo lý ấy, khi người ta trọng thị cái sự tiết kiệm, khi bị xử phạt vì lãng phí, thì tất nhiên, tiết kiệm đã trở thành một “đức hạnh” rồi.

Vậy thì giải quyết cái “văn hoá” lãng phí sao đây? Câu trả lời vừa khó, lại vừa dễ. Khó là ở chỗ, người ta chỉ thích chê bai người khác lãng phí, chứ mấy ai có thể nhìn lại bản thân mình để mà biết tiết kiệm. Dễ là ở chỗ, bạn chỉ phải “sửa mình” cho khỏi lãng phí mà thôi. Nếu ai ai cũng đều biết tự sửa mình, thì hẳn nhiên, tiết kiệm sẽ chẳng còn là một “đức hạnh hiếm có” nữa.

Quang Minh
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Từ khi nào lãng phí đã trở thành một “nét văn hoá”?

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   1007 tin bài trong KỸ NĂNG SỐNG
  Niềm tin quyết định số phận | Minh Tâm
  Cha mẹ nên từ bỏ 10 thói quen xấu này nếu không muốn trẻ bắt chước theo | Ỷ Thiên
  Tổng thống George Washington và bài học chuyển thù thành bạn | An Hoà
  Khi nào con người mới có thể nhìn thấy rõ ràng nhất? | Hương Giang biên dịch
  10 “điều kỳ diệu” sẽ xảy ra khi bạn hạn chế sử dụng Facebook | Hoàng Vũ
  9 câu châm ngôn, càng biết sớm càng bớt khổ | Kiệt Phu
  Một câu truyên cổ Ấn Độ | Tracy Trần
  Khi tâm thái thay đổi, cuộc sống sẽ tràn ngập niềm vui | Thiên Cầm
  Thật vinh dự khi trở thành “không gian an toàn” cho các con tôi | Theresa Civantos Barber
  3 phương pháp dạy trẻ ngoan ngoãn mà không cần nổi nóng | Mộc Lan
  Ngay cả khi bạn giàu có và tài giỏi cũng đừng xem thường bất cứ ai! | Thanh Tâm
  Ai cũng có nỗi niềm riêng, quan trọng là dụng tâm vun đắp tổ ấm | Thiên Cầm biên dịch
  5 thói quen xấu này của con, cha mẹ đừng bao giờ nên dung túng | Mộc Lan
  Gửi thế hệ tương lai: Hãy dành nhiều thời gian cho mẹ của bạn! | Bảo Minh biên dịch
  Sức mạnh của thiện tâm: Dùng đức để cảm hóa lòng người | Lục Văn thực hiện - Minh Sơn biên dịch
  Dạy con phép tắc để vững bước trên đường đời | Mộc Lan
  Dạy con biết xấu hổ, ăn năn | Nguyễn Thị Bích Ngà
  Vài chuyện hài hước về việc “đừng tự cho mình là quá quan trọng” | An Hoà biên tập
  Để ta nhớ về nhau với niềm yêu thương chứ không phải bằng nỗi đau! | Helen Keller
  Câu chuyện xúc động lòng người về tình cảm chị em | Ngọc Chi (Sưu tầm và biên dịch)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@