Những việc tồi tệ xảy ra không phải làm cho bạn cảm thấy cay đắng.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15483
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Tình Yêu - Hôn Nhân - Gia Đình
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 11/04/2011 12:00:00 SA)
A  A  A
21 cách để chiếm được tình cảm và sự ngưỡng mộ của con cái tuổi thiếu niên của bạn
Không có gì phải nghi ngờ về điều này: Nuôi dạy những đứa trẻ ở vào độ tuổi thanh thiếu niên chính là một trong những thách thức đặc biệt trong cuộc sống. Độ tuổi thanh thiếu niên là thời gian khó khăn, và thường thì những đứa trẻ ở độ tuổi này sẽ “chia sẻ” những khó khăn với những ai sống xung quanh chúng.Việc đôi lúc chúng cộc cằn, thiếu tôn trọng hay ương bướng có thể sẽ dọa dẫm hoặc làm cho cha mẹ rơi vào tình trạng hoang mang do bị sốc, tự hỏi không biết họ đã sai chỗ nào. Rất nhiều bậc cha mẹ không biết phải làm gì để giúp đỡ những đứa con ở độ tuổi thanh thiếu niên của mình và đã lùi bước. Đó chính là một sai lầm thảm hại, bởi vì, trong tất cả mọi hoàn cảnh, bên trong thâm tâm, những đứa trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên khao khát có được lời chỉ bảo, sự động viên, tình yêu, sự ủng hộ, sự cảm thông, và sự dìu dắt. Những đứa trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên vô cùng cần cảm giác an toàn và cảm giác được yêu một cách không điều kiện. Chúng cần được biết rằng ai đó để ý đến những vấn đề của chúng và quan tâm đến việc giúp chúng dù bất cứ giá nào. Đó không phải là chuyện dễ, nhưng những bậc cha mẹ kiên trì, luôn yêu thương và đến gần với con cái đang ở độ tuổi thanh thiếu niên của họ, sẽ có nhiều khả năng thành công hơn những bậc cha mẹ ít chịu tích cực.

Dưới đây là 21 cách đã được thử nghiệm trong thực tế để giúp cải thiện mối quan hệ của bạn với những đứa con đang ở độ tuổi thanh thiếu niên.

1. Hãy chấp nhận sự thay đổi vai trò. Sự chuyển tiếp từ trẻ con thành một người mới bắt đầu trưởng thành là một quá trình chuyển tiếp dần dần, vì thế cha mẹ không nhìn thấy được sự cần thiết của việc phải ngưng việc đối xử với những đứa con ở độ tuổi thanh thiếu niên như đối xử với trẻ con, cho đến khi mọi việc đã quá muộn. Những đứa trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên đang ở trong quá trình khám phá cá tính, khả năng, và mục tiêu của riêng chúng, và việc tách rời bản thân với cha mẹ để có được một phạm vi rộng lớn hơn đó chính là một phần của quá trình ấy. Những đứa trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên muốn được cư xử như những người đã trưởng thành và được tôn trọng sự riêng tư. Trong quá trình tìm kiếm sự độc lập, những đứa trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên đặt một bức chắn bảo vệ nhằm chống lại “sự dạy dỗ” của cha mẹ. Nếu bạn có thể học cách cư xử với chúng như những người bạn trong những lúc thích hợp, chúng sẽ dễ có thể hạ bức chắn bảo vệ ấy xuống.

2. Hãy đặt mình vào vị trí của những đứa con ở tuổi thanh thiếu niên của bạn. Những cảm giác bất an là hoàn toàn bình thường trong những năm đang ở tuổi thanh thiếu niên. Những đứa trẻ ở vào độ tuổi thanh thiếu niên không còn là trẻ con, nhưng cũng chưa hoàn toàn lớn. Cơ thể của chúng đang trải qua những thay đổi lớn, những cảm xúc và những hóc-môn biến đổi rất phức tạp. Chúng học cách sử dụng sự tự lập nhiều hơn và có trách nhiệm hơn, và chúng phải đương đầu với những quyết định và những áp lực mà chúng chưa từng gặp phải trước đó. Ghi nhớ điều này sẽ giúp bạn không cho rằng những cảm xúc hay những lời nói giận dữ của chúng là nhằm vào bạn. Nếu thật lòng cố gắng thông cảm, bạn sẽ hiểu được chúng và những vấn đề của chúng một cách tốt hơn, và chúng sẽ cảm thấy rằng mình đang có một đồng minh chính là bạn.

3. Hãy giữ bình tĩnh. Đừng để mình bực tức trước những điều kỳ quặc chúng nói hoặc làm. Đôi khi, những đứa trẻ ở tuổi thanh thiếu niên nói và làm những điều kỳ lạ chỉ để xem phản ứng mà chúng nhận được là gì. Đôi khi, chúng cố gắng bày tỏ những tình cảm trong lòng, nhưng lại không biết diễn tả thế nào hay ngay cả không hiểu được chính bản thân mình. Có những lúc, đơn giản chỉ là chúng tự cho mình là trung tâm, đó chính là khuynh hướng của những đứa trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên. Sự lo lắng hoặc biểu lộ sự hoang mang hay kinh hoàng sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên tệ hại hơn. Hãy học cách thích nghi với khó khăn. Nếu những đứa con ở độ tuổi thanh thiếu niên của bạn biết được bạn sẽ cố gắng hiểu và thông cảm  khi chúng trút tất cả nỗi niềm, chúng sẽ cảm thấy được an toàn khi ở quanh bạn.

4. Hãy tôn trọng những đứa con tuổi thanh thiếu niên của bạn. Tôn trọng chính là dấu hiệu của lòng tin. Khi những đứa trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên gặp khó khăn trong việc tin tưởng vào bản thân, một chút sự tôn trọng có thể tăng cường lòng tin của chúng, khích lệ chúng, và giúp chúng thành công. Ngược lại, nếu chúng nghĩ bạn không có lòng tin nơi chúng, chúng sẽ dễ dàng bỏ cuộc trước khi cố gắng hết khả năng của mình.

5. Đừng trêu chọc hoặc xem thường. Khi con cái ở độ tuổi thanh thiếu niên của bạn cảm thấy yếu đuối - điều rất thường xảy ra - cô bé hay cậu bé rất nhạy cảm với những lời nói đùa và xem đó như là sự chế giễu hơn là trò đùa vô hại.

6. Hãy tích cực và luôn động viên. Hầu hết những đứa trẻ ở tuổi thanh thiếu niên thường cảm thấy bị thua kém về mặt này hay mặt khác, và cách nhìn tiêu cực của chúng về bản thân thường thể hiện ra bên ngoài hành động. Hãy luôn cố giữ những phản ứng mang tính tích cực và động viên. Lẽ dĩ nhiên, bạn không thể nào bỏ qua những vấn đề hay những sai lầm nghiêm trọng, nhưng bạn có thể đặt trạng thái tích cực trong hầu hết bất kỳ tình huống nào bằng cách chủ yếu nói về những giải pháp hay bài học phía sau vấn đề, hơn là bày tỏ sự giận dữ và thất vọng. Luôn có cái nhìn tích cực chính là dấu hiệu của một tình yêu không điều kiện, tình yêu ấy làm giảm đi sự thiếu tự tin. Hãy khen ngợi con của bạn mỗi khi có cơ hội.

7. Hãy tránh những quy tắc không cần thiết. Việc có quá nhiều những quy tắc, những giới hạn có thể gây nên sự ương bướng ở hầu hết bất cứ đứa trẻ ở tuổi thanh thiếu niên nào. Tuy nhiên, một số quy tắc là rất cần thiết bởi vì việc được hoàn toàn tự do là rất nguy hiểm. Khi bạn cảm thấy một quy tắc mới là cần thiết, tốt hơn hãy nên cố gắng bàn luận và cùng nhau quyết định, đừng ra lệnh. Giải thích nguyên nhân của bạn, lắng nghe con của bạn, và đạt được càng nhiều sự thoả thuận với chúng về những giới hạn và những hình phạt do vi phạm quy tắc càng tốt.

8. Hãy giao trách nhiệm cho con cái thanh thiếu niên của bạn. Những đứa trẻ ở tuổi thanh thiếu niên cần những chỉ dẫn, nhưng chúng cũng cần có sự tự do và cảm thấy được tin tưởng. Tin tưởng chúng với những trách nhiệm của người lớn, và cô bé hoặc cậu bé sẽ cố gắng hơn nữa để hành động như một người lớn. Một người khôn ngoan đã từng nói: “Hãy đối xử với mọi người theo đúng khả năng của họ, và bạn giúp họ trở thành người đủ khả năng”. Con cái tuổi thanh thiếu niên của bạn sẽ phạm lỗi như mọi người, nhưng khi chúng nhận thấy điều đó không làm giảm đi tình yêu và lòng tin của bạn đối với chúng, chúng sẽ tiếp tục cố gắng và cuối cùng thành công.

9. Hãy khiến chúng tin tưởng bằng cách giữ bí mật. Những đứa trẻ ở tuổi thanh thiếu niên rất nhạy cảm với mọi việc xảy ra với chúng. Không ai thích trở thành đối tượng của những chuyện tầm phào hay một cuộc trò chuyện vô tình - đặc biệt là thanh thiếu niên. Khi thanh thiếu niên tin tưởng vào bạn, chúng muốn chắc rằng những gì chúng nói sẽ được giữ bí mật. Điều này dường như là một vấn đề nhỏ đối với bạn, nhưng có thể là một vấn đề to lớn đối với chúng. Nếu bạn phụ lòng tin của chúng, sẽ có thể mất thời gian rất lâu để có lại được niềm tin nơi chúng.

10. Hãy cầu nguyện. Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy không chắc phải nói gì hay phải phản ứng như thế nào trước khó khăn mà đứa con thanh thiếu niên của bạn đang gặp phải, hãy cầu nguyện. Hãy cầu nguyện thầm lặng để có được ơn khôn ngoan, xin Thiên Chúa ban cho bạn sự thông hiểu và những giải pháp của Ngài.

11. Hãy dành thời gian cùng với nhau. Rất nhiều bậc cha mẹ dành thời gian cho những đứa con thanh thiếu niên ít hơn so với lúc chúng còn nhỏ. Điều này dường như rất tự nhiên bởi vì những thanh thiếu niên không cần phải được canh chừng nhiều như những đứa trẻ và thanh thiếu niên đòi quyền tự do, nhưng thường thì đó là một việc sai lầm. Những thanh thiếu niên cần rất nhiều sự ủng hộ, chỉ dẫn và những thách thức mới. Chúng cần ai đó huấn luyện, có kinh nghiệm, và dạy dỗ chúng, và không ai khác đủ điều kiện phù hợp với vị trí ấy cho bằng cha mẹ của chúng. Không một sự đầu tư nào khác làm nên những sự ràng buộc mạnh mẽ giữa cha mẹ và con cái ở độ tuổi thanh thiếu niên và mang lại lợi ích cao hơn cho bằng thời gian.

12. Thừa nhận những sai xót của bạn. Những đứa trẻ thanh thiếu niên rất ghét những nguyên tắc không đồng nhất. Cần đến sự hạ mình để thừa nhận những sai xót của bạn và nói lời xin lỗi khi bạn phạm sai lầm hay khi bạn làm tổn thương những đứa con ở độ tuổi thanh thiếu niên của mình, nhưng việc thành thật về những lỗi lầm và thiếu xót của bạn sẽ giúp chúng thành thật và cởi mở với bạn về chính bản thân chúng. Nó sẽ giúp bạn và chúng nhìn rõ vấn đề.

13. Hãy hài hước. Có những lúc cần phải nghiêm chỉnh và tập trung vào những mục tiêu dài hạn, nhưng cũng có lúc phải thoải mái. Những thanh thiếu niên rất ngưỡng mộ những người lớn biết cách làm thế nào có được điều vui thú và tận hưởng cuộc sống. Chỉ cần chắc rằng những sự hóm hỉnh của bạn phải tế nhị và không nói xấu đến ai, bởi vì thanh thiếu niên thường hay làm theo những người lớn mà chúng ngưỡng mộ.

14. Hãy biểu lộ tình yêu của bạn. Những thanh thiếu niên có thể không thích được hôn hay âu yếm như khi chúng còn nhỏ, nhưng nhu cầu cảm thấy được yêu thì không mất được. Cố gắng đừng để một ngày trôi qua mà không thể hiện tình yêu của bạn đối với con cái qua những lời nói và củng cố những lời ấy bằng hành động.

15. Hãy lắng nghe. Mỗi một thanh thiếu niên đều cần có một người bạn để tâm sự - một người bạn chân chính mà chúng biết rằng mình có thể tin tưởng để chia sẻ những bí mật thầm kín nhất. Những thanh thiếu niên luôn có rất nhiều điều trong lòng khiến chúng bối rối, tuy nhiên thường thì chúng lo lắng phải nói về điều đó vì sợ bị hiểu lầm, bị chế nhạo, hoặc bị coi là khờ dại. Hãy dành thời gian để lắng nghe chúng. Chúng cần cảm thấy có ai đó hiểu (nhưng tránh câu trả lời “khi bố/mẹ ở vào tuổi con”, điều này hầu hết những thanh thiếu niên đều rất ghét nghe). Một sai lầm thông thường mà bố mẹ thường mắc phải chính là không lắng nghe hết đã đưa đến những kết luận sai trái. Tốt hơn là “chỉ cho chúng ánh sáng”, nhẹ nhàng chỉ dẫn để chúng tự đến với những kết luận đúng đắn khi chúng nói rõ cảm xúc của mình.

16. Hãy đối xử như những người bạn đối với bạn bè của con cái đang ở độ tuổi thanh thiếu niên. Hãy bày tỏ sự quan tâm chân thành đối với bạn bè của con cái đang ở vào độ tuổi thanh thiếu niên của bạn. Hãy tìm kiếm điều tốt nhất nơi chúng, và có thể chúng sẽ xem bạn như bậc cha mẹ tuyệt vời nhất mà chúng biết. Như vậy không ngạc nhiên gì khi nhà của bạn trở thành nơi vui chơi của con cái thanh thiến niên của bạn và những nhóm bạn của cô bé hay cậu bé. Tiếng ồn ào và tiền thức ăn có thể sẽ tăng, nhưng đổi lại việc biết chúng đang ở đâu và đang làm gì thì rất xứng đáng.

17. Hãy tha thứ và hãy quên đi. Hãy chấp nhận - những đứa con ở tuổi thanh thiếu niên của bạn sẽ phạm lỗi, và chúng sẽ cần xin lỗi và nhận được sự tha thứ. Cũng như chúng ta, thanh thiếu niên thường cảm thấy chúng không thể thú nhận lỗi lầm và sai phạm của chúng vì chúng sẽ mãi mãi bị ghi nhớ những lỗi lầm đó. Chúng cần được thấy tình yêu và sự sẵn sàng tha thứ, quên đi và bắt đầu mới nơi bạn.

18. Phải có sự dứt khoát. Nếu không cẩn trọng, niềm kiêu hãnh của những bậc làm cha mẹ, những tình cảm mềm yếu, lòng mong muốn thuộc về bản năng muốn bảo vệ con cái có thể khiến bạn nhượng bộ, đối xử dễ dãi, lùi bước, và cứu giúp không đúng lúc. Có thể bạn thậm chí cảm nhận được sự giận dữ, thất vọng, và sự ương bướng của chúng như của chính bạn. Đó chính là khi cần nhớ điều quan trọng rằng con cái thanh thiếu niên của bạn đang học cách suy đoán đúng đắn, và cho dù chúng có hành động đúng hay không, chúng cũng sẽ bắt chước từ bạn. Nếu bạn không có sự dứt khoát để làm điều đúng đắn dù cho có một số hậu quả không dễ chịu, cơ hội cho chúng cũng sẽ không có. Đôi lúc, “tình yêu cứng rắn” là tình yêu tốt nhất. Những thanh thiếu niên có ý chí rất mạnh mẽ và chúng sẽ tôn trọng bạn khi bạn giữ vững sự dứt khoát hơn là khi bạn quá hiền, ngay cả lúc điều đó quá hà khắc với chúng hay khi chúng không đồng ý.

19. Hãy chân thật. Những thanh thiếu niên rất dễ dàng nhận ra sự giả dối. Ngay cả nếu bạn đang chân thành cố gắng để hiểu chúng, nếu bạn quá cố gắng và hành động quá lố, chúng cũng sẽ không xem trọng bạn. Bí quyết chính là hãy tự nhiên. Thanh thiếu niên không thích bị đối xử như trẻ con, cũng không thích bị dụ, nhưng chúng muốn có những người bạn - những người mà chúng biết chúng có thể tin tưởng và cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh. Nếu bạn chấp nhận con người vốn dĩ của chúng, chúng sẽ cảm thấy thoải mái khi ở bên bạn và chấp nhận con người vốn dĩ của bạn.

20. Hãy sẵn lòng thay đổi. Có lẽ bạn cần phải thay đổi một vài thói quen và những cách mà bạn phản ứng lại đối với một số việc. Tại sao không coi đây như là động lực bạn cần để thoát khỏi con đường mòn bạn đã đi, hay để thực hiện những thay đổi trong những mặt từ lâu bạn biết mình cần phải thay đổi? Thường thì dễ dàng thay đổi vì người khác hơn là chỉ vì bản thân. Còn có lý do nào tốt hơn bạn có thể có để cố gắng trở thành một người tốt hơn về mọi mặt? Hãy nắm bắt!

21. Hãy hướng chúng đến với Chúa Giêsu. Những năm ở độ tuổi thanh thiếu niên là khoảng thời gian với rất nhiều những thay đổi bất thường. Giống như việc lạc giữa biển trên một con thuyền nhỏ trong cơn bão. Hãy là ngọn hải đăng, chỉ cho chúng đến cảng an toàn - chính là Chúa Giêsu. Cho dù bạn yêu thương chúng bao nhiêu, chỉ có duy nhất Chúa Giêsu mới có thể trả lời được những câu hỏi sâu xa nhất của chúng và chỉ có Ngài mới có thể đáp ứng những nhu cầu sâu sắc thuộc về tinh thần của chúng. Bạn không phải là Đấng Cứu Độ của chúng, Chúa Giêsu mới chính là Đấng Cứu Độ. Bạn không thể ở bên chúng mỗi một giây hoặc bạn cũng không thể giải cứu chúng khỏi mọi thứ, nhưng bạn có thể hướng chúng đến với Đấng có thể.

Thiên Ân dịch
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

21 cách để chiếm được tình cảm và sự ngưỡng mộ của con cái tuổi thiếu niên của bạn

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Mồng 9 tháng 11 năm Giáp Thìn
Chúa Nhật 2 Mùa Vọng Năm C
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2024
Cầu nguyện cho những người hành hương hy vọng
Chúng ta hãy cầu nguyện để Năm Thánh mở ra cho chúng ta sự tăng cường về đức tin, giúp chúng ta nhận biết Đức Kitô phục sinh ở giữa cuộc đời chúng ta, biến đổi chúng ta thành những người hành hương đầy hy vọng Kitô giáo.
For pilgrims of hope
In anticipation of the Church’s next jubilee, the faithful are asked to pray during the month of December that “the coming Church Jubilee Year 2025 strengthens us in our faith, helping us to recognize the risen Christ in the midst of our lives, transforming us into pilgrims of Christian hope.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@