Một người bạn là người hiểu quá khứ của bạn, tin tưởng vào tương lai của bạn, và chấp nhận con người của chính bạn.

(Khuyết danh)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15072
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TÀI LIỆU » Nghiên Cứu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 19/02/2011 12:00:00 SA)
A  A  A
Trung tâm Truyền giáo Kontrang cho người Sơđang (3)
CHƯƠNG NĂM

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC ĐỊA SỞ VÙNG SƠĐANG (1905-1975)

Chúng tôi xin trình bày các địa sở trong chương V sau đây:

I. Địa sở KONTRANG MƠNEI

II. Địa sở KON-HƠRING

III. Địa sở DAK-KƠNA

IV. Địa sở DAK-MOT

V. Địa sở DAK-CHÔ

VI. Một số địa sở người KINH

Trong giai đoạn này, tình thế của đất nước phức tạp, nhất là chính sách của nước Pháp đối với Tây Nguyên. Một mặt, họ chống đối giáo sĩ, bôi nhọ các vị thừa sai, khó dễ đối với tôn giáo hoặc hạn chế người kinh lên vùng Tây Nguyên. đặc biệt, vùng Sơđang thâm ý tạo một vùng đất bất khả xâm phạm của Pháp, như một vương quốc trong một nước; mặt khác, cuộc chiến tàn khốc chống ngoại xâm của người Việt Nam trong những thập niên 40, 50 và trận nội chiến tương tàn trong những thập niên 60-70 mà cao điểm là mùa hè đỏ lửa 1972, chuẩn bị biến cố tháng 3 năm 1975.

Tất cả những biến động đó tác hại rất nhiều lên vùng Sơđang. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển các địa sở vùng cư dân này tiến triển bất ngờ, nhưng vững chắc, nhiều lúc rất sinh động. Thành quả công cuộc truyền giáo là Ân huệ của Thiên Chúa và chỉ phát sinh dưới chân Thập Giá Chúa Giêsu mà thôi. 

I. ĐỊA SỞ KONTRANG MƠNEI

1. Sơ lược tiểu sử

Cha Ducateau QUẢNG năm 1905 được gởi đến Trung tâm Truyền giáo KONTRANG lúc đó đặt tại KONTRANG HO, gần NGÔ TRANG ngày nay (thuộc xã Dak-Kơla, khoảng cây số 12 quốc lộ 14), để phụ giúp cha Irigoyen HƯƠNG. Cha Irigoyen nhường cha mới địa điểm này. Phần ngài, ngài lưu động trong vùng để củng cố niềm tin, dạy giáo lý cho những làng mới xin tòng giáo. Ngài mở rộng nhiều làng, phân chia những làng lớn thành những họ đạo nhỏ hơn như đã trình bày trên.

Cha Ducateau hăng say truyền giáo các làng chung quanh và dạy giáo lý. Năm 1910, hai làng xin tòng giáo: KON RƠHĂI và KON-TƠNGANG. Năm 1911, cha tu sửa lại nhà nguyện khang trang hơn, với vật liệu bảo đảm hơn: nhà cũ thành nhà mới[58]. Cũng trong năm đó, Cha đưa Cha BẢO (Cha Charaason) đang bị bệnh về Quinhơn; Cha PRIOU TÀI thay thế thời gian, trông coi Kontrang. Sau đó, ngài trở về nhiệm sở mình[59].

Năm 1913, Đức cha JEANNINGROS, Đại diện Tông toà, cai quản Địa phận Đông Đàng Trong (sau là Quinhơn) đi kinh lý vùng truyền giáo Bahnar, đến thăm Trung tâm Truyền giáo KONTRANG. Giáo dân đón ngài tại DAK-KƠLA (lúc đó nằm tại cây số 12, ngã tư vào Ngô Trang): nào chiêng, nào trống… vui vẻ. Cha Priou TÀI và Cha MINH đến giúp dạy giáo lý thêm sức, giải tội. Tổ chức linh đình chưa từng thấy trên vùng này, quang cảnh lộng lẫy vui tươi và trang trọng. Đức Cha đến, vào nhà nguyện mới sửa. Trong dịp này, ngài ban Bí tích Thêm Sức cho 100 người. Tất cả các làng mới tòng giáo đều có mặt: Kon-Rơhăi, Kon-Tơngnang… và một số lãnh Mình Thánh Chúa. Trong dịp lễ này có một số giáo dân kinh tham dự, tổ chức đoàn tông đồ mừng Đức Cha[60].

Năm 1914, Cha JAMET đến KONTRANG phụ giúp 13 làng đã tòng giáo[61].

Năm 1915, vì thế chiến I xảy ra (1914), lệnh tổng động viên, nên nhiều họ đạo không có linh mục phụ trách. Cha KEMLIN VĂN, Bề trên rời vùng Kontum đến phụ trách Kontrang, một trong những địa sở rộng lớn nhất trong vùng truyền giáo. Ngài hăng say như xưa, vì với tư cách là Bề Trên, ngài càng quan tâm làm gương cho mọi người. Ngài không ngừng đi thăm các cộng đoàn, ban các Bí tích, luôn lắng nghe những khó khăn cũng như những khác biệt không thể tránh khỏi trong xứ truyền giáo. Ngài quan tâm dạy giáo lý trẻ em và theo đường hướng của Đức PIÔ X, lo lắng cho các em rước Mình Thánh Chúa càng sớm có thể. Đó là của ăn sinh sức sống trong nơi còn đầy dẫy mê tín, thực hành những dị đoan.

Năm 1915, làng KON-KƠLOK xin tòng giáo, nhưng mãi thời cha LOUISON mới rửa tội.

Năm 1919, Cha Bề trên KEMLIN trở lại Kontum[62].

Năm 1920, Cha Thiệt đang phụ trách Hamong, kiêm nhiệm Kontrang.

Cha Bề trên muốn chia vùng này làm hai, nên năm 1922 gửi Cha Louison lên Dak-Kơdem. Chẳng may cơ sở của họ đạo bị cháy, nên Cha Louison trở về Kontum. Năm sau (1923), Cha dời nhà lên Kontrang Mơnei (cây số 25 trên trục lộ 14 bên tay phải đi từ Kontum lên) cho trung tâm hơn. Từ đó, địa sở này được đặt tên là địa sở KONTRANG MƠNEI, bao gồm cả vùng cây số 12 (Kontrang Kơla, Ngô Trang...) cũng thuộc địa sở này.

Ngày 1-1-1925, Cha Louison trở về Kontum. Cha Hutinet NHÌ đến đảm nhận xứ này. Chưa đầy một năm, Cha ĐÁNG đến thay làm Cha sở KONTRANG MƠNEI (1926).

Tháng 5-1930, Cha Đáng đổi đến nhiệm sở KON-BƠBAN, Cha THIỆT đến thay thế.

Năm 1932, địa sở KONTRANG MƠNEI do Cha Thiệt đảm trách, có nhiều tiến bộ về mặt diện cũng như chiều sâu. Sau đây là những con số nói lên khía cạnh đó:

Số cộng đoàn: 14

Số giáo dân: 1142 tín hữu dân tộc

240 tín hữu kinh

47 dự tòng

1 nhà thờ

12 nhà nguyện

Giáo phu: 12 người [63]

Năm 1934, làng KON-KƠLO xin tòng giáo. Làng này xưa kia ở bên trên làng Kon-Tơngang khoảng 9 cây số, khó đi lại. Nhưng trong thời gian này, họ đã xuống gần Kon-Tơngang. Làng Kon-Kơlok cũng vậy, nay chịu xuống vùng thấp không còn ở trên núi cao như xưa nữa.

Năm 1937, làng Kon-Brong, Kon Tây, Kon Bô xin tòng giáo. Kon Bô trước kia cũng là Kon Tây, nhưng có chuyện lộn xộn trong làng, ông Bô tách làng dẫn một số người theo ông và ở cách làng cũ 9 cây số.

Năm 1944, địa sở KONTRANG MƠNEI gồm có:

- 13 làng dân tộc tòng giáo

- 2 họ đạo người kinh (Ngô Trang và Võ Định)

- 1.500 tín hữu

Vì thời cuộc cũng như buôn làng hay thay đổi, địa danh KONTRANG vào thời kỳ đầu tiên của Cha Dourisboure đến tạm trú đã thay dời chỗ ở nhiều lần. Vào năm 1923, Cha Louison chuyển địa sở đến KOTRANG MƠNEI lên phía bắc, cây số 25 cách thị xã Kontum. Để chúng ta có một hình ảnh sống động về Kontrang Mơnei, chúng tôi xin ghi lại bài viết của Chương Đài in trong nguyệt san “Chức dịch thư tín” của địa phận Kontum số 70, tháng 2-1939[64].

“Cách đây 10 năm về trước, ai đi qua đường này (vì nhà thờ ở gần đường quan lộ), cách tỉnh Kontum độ 25 cây số, sẽ thấy một nhà tranh nhỏ giữa những đám rừng rậm tranh cao, ngoài ra có một làng dân tộc ở trước con đường ấy và cũng là trước nhà thờ, là làng KONTRANG-MƠNEI. Trong lúc đó chỉ có một mình cha sở tây (…) và một hai người kinh giúp việc, còn là toàn thượng cả, và bây giờ còn thấy một người kinh đầu tuy đã bạc hoa râm, tuổi ngoại lục tuần, song vẫn còn lãnh chức việc trong họ đạo; người này đã theo các cha trước hết và ở họ này đã hơn 30 năm”.

“Thật các Đấng giảng đạo lúc đó rất đỗi cheo leo vì đường sá thì chưa có, phải trèo đèo lặn ải, lại nữa đến nơi đây ngoài các kẻ giúp thì không nói đặng với ai tiếng nào; vì tiếng nói của người thượng khác hẳn với phía Kontum. Sau lần hồi cũng có các người Kinh lên và lập cư ở đây.

“Đất đai thì toàn rừng núi (…) Phần người Kinh mới lên đôi người chưa có đủ sức, lại thêm thổ khí chưa hiền, nên ít ưa giống da vàng mũi tẹt tại miền Cao Nguyên, khí hậu lạnh lẽo khác thường, nên lần hồi phải bị thay đổi màu da, kẻ khác thấy vậy ngã lòng cùng lui đi nơi khác, rất cực, trơ trọi một mình cha sở với ít người giúp việc mà thôi.

“Sau mấy năm gần đây có Cha T cùng về làm cha sở; người ra công đốc xuất dọn lại trong vườn và sửa sang nhà thờ cho có vẻ quang bách hơn. Người cũng lo cho có rẫy, có ruộng, lại người cũng giúp những người di cư cũ quy tụ thành một họ đạo, lo có công ăn việc làm. Có đường quan lộ người kinh lên xuống, nên người Kinh lên đông. Hiện nay nhà thờ đã lập thành cao ráo sạch sẽ và quang bạch giữa trời.

“Ngoài ra, chung quanh nhà thờ lại được một làng người kinh độ 20, 30 nóc nhà tranh và đã có một cổng cao, trên đề mấy chữ “Village VÕ ĐỊNH”, chính người đã dày công khó nhọc lo lắng có các vật liệu nhà cửa vườn tược, nên làng đông xóm vững trong giữa bấy lâu là rừng hoang núi rậm (…). Thật Cha T là cha sở họ này đã mấy năm chăm bề trồng trỉa nay người  mới gặt được một tí của giống mà thôi”.

Cuộc chiến 1945-1946, nhiều địa sở không có linh mục đảm nhận. Các linh mục Pháp bị Nhật bắt áp tải về Nha Trang quản thúc. Vào thập niên 1950-60, nội chiến xảy ra ác liệt  trên vùng Tây Nguyên, nhất là vùng tam biên như vùng Sơđang này.

Năm Cha Leger Lễ phụ trách vùng này tình trạng bất ổn.

Năm 1956, Cha Phêrô Chastanet SẮC phụ trách Kontrang Mơnei. Nhưng riêng hai họ đạo kinh: Ngô Trang và Võ Định (họ Đức Bà) do Cha Xuân phụ trách. Tất cả địa sở này gồm:

+ 2 họ Kinh

+ 8 họ dân tộc

+ 1.380 tín hữu dân tộc và kinh.

+ 13 chú giáo phu.

+ 2 linh mục phụ trách [65]

Vào năm 1972, giáo dân địa sở Kontrang Mơnei di tản xuống thị xã Kontum hoặc đến thị xã Plei-Manăng (tỉnh Phú Bổn) hay đến Đak-Lac (năm 1973). Giữa năm 1975, số đông người di tản, người kinh nhất là người dân tộc dần dần về quê cũ tại vùng Sơđang, còn một số ở lại lập nghiệp tại vùng Ayunpa ngày nay hay vùng Đak-Lac và thị xã KONTUM.

2. BẢNG THỐNG KÊ I: ĐỊA SỞ KONTRANG MƠNEI [66]

TÊN  HỌ  ĐẠO

Năm tòng giáo

Linh mục phụ trách

Năm phụ trách

Long Loi hay KONTRANG IOP

1853

Dourisboure

1852-1857

KONTRANG MƠNEI

1896

Cha Arrnoux

1852-1853

Dak-Rơteng

4-8-1897

Cha Verdier

1854-1861

Dak-Kodem

5-8-1897

Các Thầy (thầy SỰ)


Dak- Rơchai

1900

Cha Poirier

1875

Kon Rơhăi

1910

Cha Roger

1876-1884

Kon-Tơngang

1910

Cha Irigoyen

1884-1905

Kon Jơipo hợp với Rơhai

1938

Cha Menet

1903-1904

Kon Bô

1939

Cha Ducateau

1905-1914

Kon Brong

1937

Cha Jamet

1914

P. Kep chia khỏi Kontrang

1907

Cha KEMLIN

1915-1919

Kon Tây

1937

Cha THIỆT

1920

Kon Kơlok

1917

Cha Louison

1922-1925

Dak Cho

1923

Cha Hutinet

1925

KONTRANG HO


Cha ĐÁNG

1926-1930

NGÔ TRANG

1885

Cha THIỆT

1930

VÕ ĐỊNH

1923




BẢNG THỐNG KÊ II: KONTRANG MƠNEI từ 1956-1975

VÕ ĐỊNH - NGÔ - TRANG 

NĂM

Linh mục phụ trách

Số họ đạo

Số giáo dân

Dự tòng

Giáo phu


Cha Léger





1956

Cha Phêrô Chastanet

10

1.380


10


Cha Xuân lo Võ Định 

và Ngô Trang





1958

nt

10

Kinh: 234 

dt: 1.468

10

13

1959

Võ Định, các làng dân tộc: 

Ng-Thúc Nên

Ngô Trang: Cha Xuân

 

9

1

 

Kinh: 264

Dt: 1.224

10


1960

Cha Nên

9

Kinh: 287 

Dt: 1.284

9


1970

Cha Iréné Ng-bình Tĩnh 

coi Dak-Wơk và Võ Định

5

1.150

52


1972

nt

3

1114

52


1972

Vì chiến cuộc vùng Sơđang

di tản nơi khác




[67]

II. ĐỊA SỞ KON HƠRING[68]

Năm 1884, Cha Irigoyen HƯƠNG đến KONTRANG truyền giáo toàn vùng như đã trình bày trên. Năm 1891, ngài và Cha Guerlach đến KON-HƠRING “phá yang”, dạy giáo lý. Năm 1904, Cha Bonnal BỔN lên Kontrang giúp Cha IRIGOYEN. Cha Bề trên sai Cha Bonnal ở Kon-Hơring đầu tiên vào ngày 4-4-1904. Nhưng năm sau (1905) nhiều làng xin tòng giáo. Nên tháng 10 cùng năm, Cha Bề trên Vialleton Truyền quyết định Cha Bonnal đến DAK-KƠNA phụ trách và thành lập xây dựng địa sở này. Còn Cha Irigoyen phụ trách Kon-Hơring vào năm 1906, còn Cha Ducateau QUẢNG phụ trách Trung tâm Truyền giáo KONTRANG (sau này vào năm 1923, Cha Louison lên Kontrang Mơnei, thành địa sở KONTRANG MƠNEI).

1. Tình hình chính trị

Những biến động sau vụ tàn sát đồn trưởng Robert (1901), oán hận của người dân tộc lan đến các vị thừa sai (như đã trình bày trên). Cha Irigoyen như niên trưởng trên vùng này, ngài có trách niệm vãn hồi trật tự cũng như tìm một phương hướng truyền giáo có hiệu năng. Sau khi tạm đủ nhân sự phân bổ những điểm truyền giáo cần thiết, ngài theo phương pháp truyền giáo “di động”, đi nhiều nơi để rao giảng Lời Chúa, đồng thời tìm hiểu những nguyện vọng chình đáng của người dân tộc để trình bày và giải quyết kịp thời. Do đó, dần dần nhiều làng người dân tộc xin tòng giáo.

2. Thành quả truyền giáo

Vào năm 1902 làng Dak-Kang Peng xin tòng giáo. Năm sau (1903), làng Dak-Kang Iop xin “phá yang” ngay sau vụ giết hại ông Robert. Cũng có những làng tham dự vào vụ giết này xin tòng giáo, như nói lòng tin tưởng vào đạo giáo là chân thật và như phân trần về sự hiểu lầm đối với các vị thừa sai.

Năm 1913, Đức cha Jeannigros đi kinh lý đến Kon-Hơring, ban Bí tích Thêm Sức. Mọi người vui vẻ hồ hởi. Những đoàn người già trẻ trai gái sung sướng gặp mặt vị Chủ chăn.

3. Cha Irigoyen hăng say dạy giáo lý. Ban ngày thầy trò theo dân làng ra nương rẫy lao động, câu cá. Khi công việc đồng áng xong, dân làng về ăn uống. Sau khi mọi việc thường nhật xong, ngài quy tụ dự tòng hoặc trẻ em đến học giáo lý[69]. Nhiều lúc mùa vụ cấp bách, khi cần thiết, ngài còn dạy giáo lý nơi nương rẫy vào giờ nghỉ ngơi.

Để khuyến khích cho giáo phu tương lai, ngài tạo điều kiện và mời trường CUENOT thường xuyên đến tham quan Kon-Hơring[70]. Như vậy, tín hữu trong họ đạo cũng cảm thấy phấn khởi, nhất làm các em học sinh trai vui thú, thấy được khía cạnh liên đới của Giáo hội địa phương. Kon Hơring cung cấp số lớn trẻ học sinh vào trường CUENOT để đào tạo thành giáo phu sau này.

Năm 1918, Cha Bonnal đau yếu, phải đi tĩnh dưỡng, Cha Irigoyen kiêm nhiệm địa sở Dak-Kơna trong một thời gian.

Suốt thời gian truyền giáo cực nhọc, vất vả, sức khoẻ của ngài giảm sút, nên Cha Bề trên cho ngài về phụ trách một họ đạo người Kinh - Phương Hoà - vào năm 1920 để nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Tuy nhiên, trong nhiệm sở mới, ngài làm được nhiều việc quan trọng và nặng nhọc như xây dựng ngôi thánh đường hiện nay của Phương Hoà, xây dựng họ đạo Ruộng Lào[71]. Ngài qua đời 21-4-1935 tại Phương Hoà.

4. Sau khi Cha già Irigoyen về Phương Hoà, Cha Hutinet NHÌ hăng say, dũng cảm được điều động về phụ trách Kon-Hơring và Dak-Kơna. Nhưng vì ngài không thông suốt thứ tiếng địa phương này, nên trong 5 năm các địa sở vùng này thiếu linh mục có hiệu năng.

5. Năm 1933, Cha Stutzmann BÁU đến phụ trách Kon-Hơring. Sau đây là thành quả sau những năm tháng truyền giáo.

+ Họ đạo: 10

+ Tin hữu dân tộc: 1.466 người

+ Tín hữu Kinh: 20 người

+ Dự tong: 702 người

+ Giáo phu: 15 chú

6. Năm 1933, địa sở Dak-Kang tách khỏi Kon-Hơring và Cha LÊ VĂN NHẠN phụ trách địa sở mới này[72] (xin xem bảng kê số 5 và số 6 say đây).

Năm 1937, Cha Stutzmann vẫn tiếp tục phục vụ tại nhiệm sở của ngài và còn quan tâm truyền giáo thung lũng PXI. Cả vùng này nhiều làng dân tộc[73]. Cánh đồng truyền giáo bao la.

7. Năm 1944, Cha Phêrô Nguyễn Trọng ÂN đang phụ trách địa sở này, thế chiến xảy ra. Thời cuộc phức tạp. Các vị thừa sai bị quân Nhật bắt áp tải về Nha Trang (1945-1946). Cha gặp nhiều khó khăn. Kon-Hơring thiếu linh mục coi sóc một thời gian.

8. Năm 1947-1970. Sau khi hoàn cảnh an ninh cho phép, Cha BRICE VĂN lên phụ trách địa sở Kon-Hơring. Suốt thời gian nội chiến trong vùng mất an ninh, ngài gặp nhiều trạng huống nguy hiểm. Nhưng nhờ ơn Chúa, ngài vượt qua mọi hiểm nghèo để ở giữa đoàn chiên của mình.

Năm 1970, ngài cho biết ngài tạm yên tâm đôi chút trong năm nay, vì trong năm trước (1969) 7 cuộc tập kích trong 4 tháng liên tục. Dẫu vậy các trường học được mở lại với số học sinh là 600 em (750 em vào tháng 2-1969). Một thiệt thòi cho họ đạo: thầy BOM, 75 tuổi, một thầy giảng khá nhất, đạo đức đã qua đời vào tháng 3-1970[74].

Năm 1972, vào mùa hè đổ lửa, toàn vùng Sơđang mất an ninh, chiến cuộc ác liệt xảy ra gây chết chóc. Giáo dân Kon-Hơring, địa sở Kon Kang chạy sơ tán về Kontum tá túc tại Chư Pao. Vị chủ chăn cùng chia sẻ nỗi khổ cực và thiếu thối với đoàn chiên đến năm 1975.

Số giáo dân cuối năm 1974 đầu năm 1975: 2.190 người.

Sau biến cố năm 1975, giáo dân hồi cư về quê cũ với cảnh đổ nát của ngôi thánh đường, các cơ sở vật chất khác, nhất là thiếu chủ chăn đã từng chia ngọt sẻ bùi trong những năm loạn ly. Nhưng lòng tin của anh em dân tộc vẫn kiên vững và can đảm tin vào Đức Kitô là Cứu Chúa của mình. Từ năm 1975, giáo dân cả vùng Sơđang vượt qua mọi khó khăn để đến Nhà thờ Chánh toà Kontum lãnh các bí tích.

Năm 1996, Đức cha dàn xếp cho Cha Simon PHAN VĂN BÌNH lên ở tại KON HƠRING lo cả vùng Sơđang, và đã nhiều lần đặt vấn đề nhu cầu khách quan về mặt tôn giáo của anh em tín hữu vùng cực bắc Kontum với Uỷ ban tỉnh Kontum, nhưng chưa được giải quyết thoả đáng.

BẢNG THỐNG KÊ III: ĐỊA SỞ KON-HƠRING[75] 

TÊN HỌ ĐẠO

Năm tòng giáo

Linh mục phụ trách

Năm phụ trách

KON-HƠRING

1891

Cha Irigoyen

1891

Kon-Mông


Cha Bonnal

1904

Kon- Hơgang


Cha Irigoyen

1906

Kon Tơproh


Cha Hutinet

1920

Kon Hnong


Cha Stutzmann

1934

Kon Dao Peng

1922

Cha An

1944

Kon Đao Iop

1922

Cha Brice

1947-

Kon Chơbrang

1926



Kon Turia

1926



Dak Lung

1934



Dak Mơmoh

1935



Kon Kơlu

1936



Kon Kơbuong

1937



Kon Du

1938



Dak Rơuang

1940



Kon Kơla

1942

 

 



BẢNG THỐNG KÊ IV: KON HƠRING từ 1947-1975[76]

Năm

Linh mục phụ trách

Số họ đạo

Số giáo dân

Dự tòng

Giáo phu

1947

Cha Brice VĂN


2.216

428


1956

nt

9

1.844


14

1958

nt

9

Kinh: 23 

Dân tộc: 1.890

135

13

1959

nt

9

Kinh: 31 

Dân tộc: 1.940

121


1964

nt

13

2.825



1965

nt

8

3.016

327


1970

nt

15

3.324

50


1972

Di tản về Kontum

Trú tại 

Chư Pao




1975

nt


2.190



 

BẢNG THỐNG KÊ V: ĐỊA SỞ DAK-KANG

TÊN HỌ ĐẠO

Năm tòng giáo

Linh mục phụ trách

Năm phụ trách

Dak Kang Peng

1902

Trước khi tách khỏi   KON HƠRING




Cha Irigoyen

1891

Dak Kang Iop

1903

Cha Bonnal

1904

Kon Krum Kram

1921

Cha Irigoyen

1906

Kon Kơtu Peng

1928

Cha  Hutinet

1920

Kon Kơtu Iop

1928

Tách khỏi KON-HƠRING



Địa sở Dak-Kang tách khỏi Kon-Hơring vào băm 1933, trừ Dak-Dao tách khỏi Dak-Mot năm 1944. [77]

Cha Nhạn

1933

Cha Đáng

1944

Cha Châu

1946

Cha An

1949


BẢNG THỐNG KÊ VI: DAK KANG từ năm 1947-1975

Năm

Linh mục phụ trách

số họ đạo

số giáo dân

dự tòng

giáo phu

1947

Cha Châu (người Bahnar)


814

197


1956

Cha Phêrô An

6

743


5

1958

Cha Crétin Xuân

5

958

104

5

1963

nt

5

1.131

89


1966

nt

4

1.223

72


1970

Cha Réné Thomann

4

1.461

40


1972

Cha Giuse Ng-Trung Hưng

2

736



1972

Mùa Hè Đỏ Lửa Di Tản






Năm 1973 các địa sở Sơđang di tản về thị xã Kontum vì chiến cuộc[78].

III. ĐỊA SỞ DAK-KƠNA 

Trong hoàn cảnh phức tạp và khó khăn một mặt do tập quán, đời sống kinh tế người dân thấp, mặt khác vào thời điểm Pháp đóng quân trên vùng SƠDANG quân lính Pháp đã gây bất công, gieo sự oán hận, va chạm trầm trọng tâm lý người dân tộc. Do đó, có một thời gian việc trở lại đạo của người dân tộc bị ngưng trệ và hầu như vô vọng. Nhưng sự hình thành địa sở ĐAK KƠNA cũng như các địa sở sau này nói lên một điều hiển nhiên, làm cho chúng ta xác tín công việc trở lại không phải là công trình của nhân loại mà của THIÊN CHÚA. Sau đây chúng tôi xin trình bày quá trình hình cũng như phát triển địa sở ĐAK KƠNA, dựa vào tài liệu đang lưu trữ tại TGM Kontum[79]

A. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH (1905-1932)

Làng KON HƠRING đông dân (800 dân) ở 30 cây số phía bắc KONTRANG nơi Cha Dourisboure xây dựng vào năm 1854, cũng là nơi cha Irigoyen đang ở (1884-1904). Năm 1904, nhiều làng lân cận khác xin trở lại đạo. KON-HƠRING thành một Trung Tâm của địa sở mới. Chính Cha Bonnal BỔN được chỉ định ở chỗ đó như người tiên khởi chức thức ngày 4-4-1904.

1. Những hy vọng phấn khởi đầu tiên

Một năm sau (1905), vào một ngày đẹp trời, đoàn người đại diện thượng Sơđang đến gặp cha Bonnal. Cha chẳng biết tí gì về những con người này. Ngài ngạc nhiên khi nghe nói họ ở làng DAK-KƠNA đến xin một đặc ân: được tòng giáo. Vui mừng tràn ngập trong lòng linh mục trẻ. Ngài hẹn ngày đến thăm làng này, khoảng 15 cây số về hướng bắc. Ngài kể:

“Thứ năm ngày 21-9-1905, chúng tôi đi “phá yang” những linh vật của làng Dak-Kơna. Dân Kon-Hơring muốn hộ tống chúng tôi bằng vũ khí, vì sợ một cuộc tấn công của người Sơđang.

Sau khi đã thương thảo việc phá yang, việc phá yang tiến hành dễ dàng. Trong các thúng đựng linh vật, có những sừng nai rừng, dê rừng, những chiếc rìu bằng đá… tất cả những vật đó bị đốt hay ném vào rừng.

Chú giáo phu chuẩn bị dạy giáo lý và rửa tội”.

TRỞ LẠI LIÊN TỤC

Các làng trong thung lũng ĐAK TƠKAN muốn theo đạo, nhưng vì thiếu nhân sự, nên cần chuẩn bị từ từ. Bốn làng xin tòng giáo: ĐAK-RƠNU, DAK-TÔ, KON-BRING và DAK-CHÔ.

Bổ nhiệm Cha Bonnal

Tháng 10 năm 1905, Cha Bề trên Vialleton quyết định các làng mới tòng giáo sẽ thành một địa sở riêng, lấy DAK-KƠNA làm trung tâm. Cha Bonnal lo việc tổ chức, điều hành địa sở mới này. Ngài viết lại thời kỳ này khi ngài đến DAK-KƠNA như sau:

“Tôi đến DAK-KƠNA với một số hành lý mà tôi đã có như mới đến vùng truyền giáo, không hơn không kém. Hai chú giáo phu người thượng thuộc địa sở Kon-Hơring được Cha Irigoyen để tôi tự do dùng, hai người giúp Việt Nam và một số trẻ em thượng theo tôi. Chúng tôi ở trong một xứ hoàn toàn mới lạ và vui sướng về sự sai phái đượm một tí vinh dự này.

“Vừa đến nơi, cần phải nghĩ đến làm một chỗ nương thân bằng cách nào đó dù là tạm thời. Điều đó không lâu la vì chẳng ai tỏ ra khó khăn cả và đã có một nơi, không thể làm tốt hơn bằng cách nào khác được. Tôi giữ với tôi một trong những chú giáo phu này, người khác phải ở làng DAK-RƠNU.

“Ở trong một túp lều thượng mà mưa nắng gió lạnh nóng đều lọt vào như vào chòi của họ; lại gần mép rừng, cây cối đe doạ mái nhà tôi; tôi ngăn hãm được cơn sốt rét mà lâu đã  khỏi, ít xảy ra. Lúc đó, tôi thường đi thăm những làng khác. Trong mỗi làng, người ta làm cho tôi một cái lều. Người Dak-Kơna mau thuộc biết kinh nghĩa. Làng Dak-Rơnu cũng vậy”.

2. GIEO TRONG NƯỚC MẮT

Hoa quả của công cuộc truyền giáo chỉ trổ sinh dưới bóng “Cây Thánh Giá”.

Những năm đầu khổ não.

Gần một năm sau khi đến Dak-Kơna, một đám cháy đã thiêu rụi hết các nhà cửa của dân làng. Ngài cố gắng lắm mới cứu được cái chòi của mình. Chiều về, dân làng chứng kiến đống tro tàn, những hàng cột đen còn ngút khói như xâm chiếm tâm hồn ngài. Một nỗi buồn xâm nhập cả thân thể ngài. Dân làng nghĩ gì đây?

Bệnh tật của ngài là thánh giá ngài phải vác triền miên.

Có thể nói suốt 14 năm trên vùng truyền giáo, không có ngày nào ngài được mạnh khỏe hoàn toàn. Ngài cố gắng chu toàn công việc truyền giáo như ngài có thể, chứ không như ngài mong muốn. Biết bao lần ngài bị kiệt sức và được người ta đưa ngài về Kon-Hơring để tĩnh dưỡng.

Lao tâm còn hãi hùng hơn.

Đối với những người mới được đến truyền giáo, họ tỏ ra khó bảo, khó thương, nằm ì trong tính kiêu hãnh cố hữu của họ. Hạnh kiểm một số làng có đạo không được tốt.

Cha không ngừng sống trong canh chừng giữ miếng, sẵn sàng đối phó, một tình trạng căng thẳng khó chịu trong hầu hết mọi lúc khi ở Dak-Kơna: sợ bị tấn công bất ngờ như cha Kemlin ở Dak-Drei. Biết bao đêm ngài thức trắng, nằm trong chòi canh. Nỗi lo sợ gia tăng khi người ta báo cho biết bọn cướp tàn phá chỗ này, đốt phá làng kia, chém giết làng nọ, bắt thanh niên thiều nữ bán nơi khác làm nô lệ.

Tại Dak-Tô, chỗ cha mới khai phá, lại có một đồn canh của quân Pháp gây ra buồn phiền cho cha như đã làm buồn phiền các cha khác. Ngài viết:

“Vừa lập xong đồn, ông đồn trưởng đầu tiên vừa nghe biết có 5 làng đã theo đạo, vội vàng ra lệnh cho chủ làng phải đến ngay. Ở đây, người ta nói với họ: họ có thể tiếp tục vất vả làm này cho ông cha này, ông cha nọ, và tiếp tục đọc kinh, nều muốn, tuỳ ý. Nhưng điều chính yều của họ là phải thường xuyên mang đến đồn hoa quả của họ, dưới hình thức đóng thuế. Nên, chính những người tân tòng là những người đầu tiên phải bị đóng thuế cho nhà nước. Cách cư xử như thế không khuyến khích những làng bên lương trở lại đạo; trong lúc đó, các làng bên lương không phải chịu nộp các loại này. Tân tòng chúng tôi tự hỏi tại sao chỉ có những làng Công giáo phải trình diện tại đồn? Tôi coi việc này như một sự nhiễu hại và họ nghĩ vẩn vơ. Còn tôi, tôi tức giận!”.

3. Những tia sáng mặt trời

Năm 1913, sau khi thụ phong Giám mục, Đức cha Jeanningros đi thăm miền truyền giáo dân tộc. Tại Dak-Kơna, Người ban Bí tích Thêm Sức cho 70 người. Đây là lần đầu tiên Dak-Kơna được diễm phúc này. Đức Cha đến chia sẻ vui buồn, có đông đảo anh em linh mục đến chung vui trong ngày trọng đại này. Cha sở cảm thấy bù lại được phần nào cho những vất vả trong những năm tháng qua.

Ngài cũng cũng sung sướng nhận thấy các tân tòng của mình không ác tâm. Nói chung, họ là những con người đơn thật.

Với thời gian tận tuỵ hy sinh trôi qua, sức khoẻ của ngài ngày càng suy yếu. Đầu năm 1918, ngài xanh xao, gầy mòn, không thể đảm nhận Dak-Kơna, nên phải về tĩnh dưỡng và phụ trách họ Phương Quý: lìa xa giáo dân thân yêu của ngài. Số giáo dân Dak-Kơna khoảng 500 tín hữu.

Sau khi ngài rời khỏi Dak-Kơna, địa sở này rơi vào tình trạng đen tối, đáng thương. Địa phận thiếu linh mục, không ai có thể thay thế cha được. Cha Irigoyen đã già, mệt mỏi đang phụ trách Kon Hơring thỉnh thoảng lên thăm Dak-Kơna đôi lần.

Vào năm 1920, Cha Irigoyen đau yếu phải về Phương Hoà. Cha Hutinet NHÌ can đảm thiện chí nhận địa sở Dak-Kơna và Kon-Hơring. Nhưng vì không biết nhiều thứ tiếng địa phương này, nên 5 năm không có mục tử hiệu năng cho những địa sở này.

Trong thời gian này, lợi dụng tình thế thiếu sót, các thứ thờ vơ tin nhảm, tế trâu phát sinh nhiều nơi trong địa sở.

4. Cha Bề trên phụ trách, cho Cha LARDON lên đảm nhận

Tháng 2-1921, Cha Chính KEMLIN cảm thông với địa sở xấu số này. Người đã rút Cha Ladon khỏi địa sở KON-BƠBAN và sai đến DAK-KƠNA thay Cha Hutinet. Một nghi lễ đơn giản bổ nhiệm cha. Nhưng cha nhận thấy mình đứng trước một hoàn cảnh không mấy lạc quan. Ngài can đảm nhìn thẳng vào thực tế.

Vô phúc thay, chính ngài nữa cũng không có một sức khoẻ dồi dào; sống ở miền rừng núi Kon-Bơban gần 20 năm làm ngài kiệt sức. Dẫu vậy, ngài can đảm bắt tay vào công việc mục vụ và truyền giáo.

Trong hoàn cảnh như vậy, ngài ở tại Dak-Kơna không đầy 2 năm. Ngài không đủ thời giờ để ý đến đoàn chiên mới của ngài, một đoàn chiên lúc đó không mấy lôi cuốn.

Bắt đầu năm 1923, cha kiệt sức, xanh xao phải qua Pháp hy vọng hồi sức. Nhưng ngài qua đời ngày 26-4-1924 tại Montheton.

Ra đi gieo Tin Mừng trong mồ hôi, nước mắt đã bắt đầu và còn kéo dài nữa. Những năm tháng không có chủ chăn trở lại trên phần đất Dak-Kơna.

Cha Louison lúc đó phải lo địa sở Kontrang, nhiều lần đến ban các Bí tích cho địa sở bỏ trống này. Có nhiều lần ngài bị tai nạn: ghe lật, bị cuốn theo dòng nước chảy xiết. May thay, chú NOI theo giúp cha đã cứu cha. Cha có công rất lớn lo lắng cho địa sở này đến năm 1924. Hạt giống Tin Mừng vẫn sống động chỉ vì thời giờ Chúa chưa đến.

5. Một chủ chăn mới

Ngày 13-7-1923, vị thừa sai trẻ tuổi - Cha Phaolô CRÉTIN XUÂN đến Kontum. Ngài 31 tuổi. Chúa chuẩn bị cho ngài sức chịu đựng nơi rừng rú này. Ngài bị lưu đày khổ sai gần 4 năm tại Đức quốc.

Sau một vài tháng học tiếng Bahnar ở Kon Sơlăng và tiếng Rơngao tại Kon-Hơring, ngài được chỉ định đến địa sở Dak-Kơna. Ngày 24-4-1924, ngài đến sống duới mái nhà cũ của cha Bonnal đã bỏ hoang từ nhiều năm. Những năm đau khổ cùng cực, dấu hiệu chắc chắn những thành quả mai sau.

Vì mất sức trong tù chiến tranh, khổ cực thể xác và đau khổ tinh thần, ngài có sức khoẻ tàn lụi dần, nhất là phải chống lại bệnh sốt rét rừng, những vết lở lói, bệnh trĩ… Ngài phải đi chữa trị nhiều lần.

Với sự hăng say, đời sống đạo đức sâu sắc ảnh hưởng đến số giáo dân lơ là. Từ năm đầu, số giáo dân rước lễ tăng lên 5 lần, nhưng đó chỉ là những đóm lửa bắt đầu đốt lại. Ngài viết:

“Một phần ba tín hữu đến dự lễ ngày Chúa Nhật, trong tuần không có ai rước lễ. Kinh chiều chỉ đọc ở nhà công cộng, nhưng chỉ có các em và thanh niên mà thôi. Dị đoan quá nhiều, sống bất hợp pháp vô kể; tất cả các điều đó là do địa sở này bị bỏ quá lâu năm”.

Cha được các giáo phu tận tình giúp đỡ và khi các chú giáo phu vắng, một số học sinh trường Cuenot đến yểm trợ giúp ngài. Tuy nhiên giáo dục gia đình còn nhiều tệ đoan mê tín đã phá hoại một phần nền giáo dục Công giáo mà số học sinh này đã tiếp thu được.

Nhờ cố gắng và kinh nguyện của cha, đời sống họ đạo tăng dần.

Số lần rước lễ trong 4 năm đầu gia tăng:

Năm 1924: 323 lần

Năm 1925: 927 lần

Năm 1926: 1.454 lần

Năm 1927: 1.699 lần

Giới trẻ không chấp nhận lối cúng tế ngẫu tượng, tế trâu và bôi máu vật sát tế.

Gặp khó khăn vì thái độ thù địch của ông đồn trưởng quân đội Pháp. Năm 1927, ông đồn trưởng bắt nhốt một em bé Công giáo đang bắt cá ngoài sông và giải về Kontum cách đó 53 cây số, không cho ăn uống dưới trời nắng như thiêu đốt.

Năm 1925, an ủi cho cả vùng Dak-Kơna, vì Cha Bề trên vùng truyền giáo đi thăm và ban Bí tích Thêm Sức cho 162 tín hữu. Đây là lần thứ hai cách đó 14 năm về trước. Mọi người phấn khởi. Giáo dân đến chật ních nhà nguyện.

Trong 7, 8 năm đầu, cha sống không phải khi nào cũng được an ủi như vậy. Ngài có cảm giác dẫm chân tại chỗ. Các làng ngoại như bị đóng kín. Địa sở chỉ có 5 làng đã trở lại đạo cách đây 25 năm về trước (1905). 

B. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN (1932-1936)

1. Cuối cùng một mùa gặt hái trong hoan lạc

Đầu năm diễm phúc 1932, cuối cùng Chúa thương đến nỗi lo âu của vị thừa sai của Người.

Trong suốt 25 năm dài, tâm não các buôn làng lương dân có đổi thay. Họ thấy các vị thừa sai tốt lành, tận tuỵ với các tín hữu. Các cụ già bảo thủ dần dần qua đời. Giới trẻ mong ước cái mới đang vươn lên và làm cho phong trào tòng giáo dễ dàng.

2. Ơn Chúa đầu tiên phát khởi

Một ngày trong tháng 4-1932, làng bên lương Dak-Rơman Iop cách Dak-Chô 5 hay 6 cây số đang tổ chức lễ hội. Một trong số chú giáo phu sốt sắng PHÊRÔ DRÉ đến với họ. Trong lúc các gia trưởng họp trong nhà rông, chú khuyên nhủ họ theo đạo. Rất ngạc nhiên, họ chất vấn cho qua loa nhưng đầy thiện cảm.

Chú vội về cách đó 10 cây số để trình lại cho cha sở. Ngài ngạc nhiên vì cách đó không lâu, cha có đến làng này khuyên họ, nhưng họ chối khéo.

Ngài ấn định đến thăm, cuộc đón tiếp niềm nỡ. Họ khẳng định lại  muốn xin “đọc kinh”. Chú giáo phu giàn xếp mọi việc và tiến hành phá Yang như đã thoả thuận. Mọi người vui mừng.

3. Những cành cây đã mọc

“Gieo trong nước mắt, gặt trong hân hoan”. Trong mấy tháng từ 5 làng Công giáo vọt lên 12 làng; dân số từ 700 người đến 2.064, gồm tín hữu và những người muốn tòng giáo. Họ bằng lòng cho con họ dưới 7 tuổi được rửa tội; họ chấp thuận làm nhà nguyện trong làng họ và đa số họ ghi tên vào sổ dự tòng, những làng sau đây:

+ Dak-Rơman Iop; Dak- Rơman Peng; Dak Long; Dak Mot; Dak Tơmbiu; Dak Rơlang và cuối năm có 3 làng khác trở lại: Dak Tong, Dak Mot Kram và Dak Brao.

Những năm kế tiếp có 20 làng nữa với 1844 tín hữu và 1.005 dự tòng. Cộng thêm những làng cha đã nhận vào Giáo hội, còn trất nhiều làng khác cũng muốn nhận cùng Ân huệ của Chúa như những làng trên.

Điều làm cho ngài lo lắng không phải vì thiếu thiện chí, mà là vì thiếu nhân sự, thiếu giáo phu có khả năng, vì mỗi làng trở lại không thể không có một thầy đến phụ giúp ngay. Ngoài ra, sức khoẻ không cho phép: không thể phát hoang rồi để đó, cỏ cũng mọc lên thôi. Vấn đề quan trọng là khâu tổ chức.

4. Chúa đã thiết lập Giáo hội và các Bí tích. Con người cần sự nâng đỡ của cộng đoàn. Cha chẳng những là người gieo vãi hạt giống Tin Mừng mà còn là người tổ chức nữa.

Dạy giáo lý cho dự tòng, cho trẻ em… Tổ chức đời sống phụng vụ. Mặt xã hội cũng là vấn đề được đặt ra cho công tác truyền giáo. Truyền giáo không chỉ rửa tội cho cá nhân, mà rửa tội cho cả lối sống của một xã hội. Vì thế vấn đề mê tín tệ đoan xã hội đều có liên quan đến tổ chức Giáo Hội, cụ thể là địa sở của ngài.

Hầu hết các báo cáo ghi trong Compte rendu, ngài luôn trở lại vấn đề mê tín dị đoan, tập quán xấu, tệ đoan xã hội.

“Năm 1935 - Thiện chí của các làng mới để đón nghe lời giáo huấn và sửa mình. Dầu vậy, chỗ nào cũng thế, ma quỷ cố kiềm hãm một số dự tòng của tôi hoặc vì tính kiêng nể người khác hoặc cứng đầu.

“Năm 1938 - Sự cứu rỗi các linh hồn không kết thúc ở phép rửa tội, ma quỷ còn lâu mới buông thả. Nó quan tâm đến những người già cả để ngăn cản công trình của Thiên Chúa”.

Nói cách khác, mê tín đã ăn sâu trong nếp sống của họ, đó là sự cản trở cơ bản và lâu dài để một người dân tộc thành Kitô hữu thật sự và tiến bộ.

Để học giáo lý, cũng như thoát cảnh mê tín dị đoan, thăng tiến xã hội, cần biết chữ. Đa số dân mù chữ. Trong tình trạng mù chữ, cách học giáo lý tốt nhất là lặp lại nhiều lần và học thuộc lòng. Vì thế, vai trò của chú giáo phu cực kỳ cần thiết.

Tổng kết năm 1933, nhân dịp lễ phong chức Giám mục của Đức cha Jannin, Đại diện Tông toà, Giám quản Địa phận Kontum:

Dak-Kơna có: 16 họ đạo, 1.086 tín hữu dân tộc, 20 tín hữu Kinh, 1.411 dự tong.

5. Địa sở Dak-Kơna phát triển và chuyển hoá

Vậy từ năm 1932 trở đi, với sự hy sinh kiên trì, nhờ lời cầu nguyện của Cha CRÉTIN XUÂN, của các chú giáo phu và nhờ ơn Chúa thương ban, Dak-Kơna đã đâm hoa kết quả. Cha phải lo lắng quá nhiều cho 4.000 giáo dân và dự tòng, phân tán trong 20 làng cách xa nhau. Vậy là cần phải chia địa sở ra làm hai. Giai đoạn thành quả tốt đẹp.

Vào tháng 3-1936, địa sở Dak-Kơna hoá thân làm hai địa sở trẻ trung, đầy khí thế đi lên. Dak-Kơna trở thành một họ lẻ sát nhập địa sở DAK-MÔT. Lịch sử địa sở Dak-Kơna được kết thúc tốt đẹp. Chúng ta xin tạ hồng ân Thiên Chúa vì chính Người là tác giả của trang lịch sử tốt đẹp và đầy tình ưu ái đối với các vị thừa sai đã gieo trong nước mắt, nhưng gặt trong hân hoan. Chúng tôi không ghi lại bảng kê về quá trình tiến triển của Dak-Kơna, nhưng đó cũng chính là giai đoạn đầu từ năm 1905 đến 1936 của hai địa sở DAK-MÔT và DAK CHÔ được chúng tôi ghi sau đây.

IV. ĐỊA SỞ DAK-MÔT[80]

Đức cha JANNIN, Đại diện Tông toà, Giám quản Địa phận Kontum, chính thức chia địa sở DAK-KƠNA thành hai địa sở vào tháng 3-1936:

1. Một ở phía đông, có quốc lộ 14, xuyên từ đầu này qua đầu khác là họ DAK-CHÔ như trung tâm. Cha RENAUL, linh mục trẻ, hăng say đến Địa phận Kontum tháng 10-1930 phụ trách địa sở DAK-CHÔ này, gồm 13 họ đạo, có 4 họ cũ và 9 họ mới, với 1.108 tín hữu và 894 dự tòng.

2. Một địa sở còn lại ở phía tây, ngã sông PƠKÔ, có làng DAK-MÔT quan trọng là trung tâm. Cha CRÉTIN nhận địa sở này gồm trung tâm cũ là Dak-Kơna và 8 họ đạo hoàn toàn mới với 917 giáo hữu và 952 dự tòng.

1. KHỞI ĐẦU ĐỊA SỞ DAK-MÔT

Trung tâm địa sở phía tây - một địa điểm đẹp, tại một làng lớn nhất cả vùng và hầu như nằm ở trung tâm địa sở. Làng này nằm trên những sườn đồi gần sông Pơkô xinh đẹp.

Cha Crétin thiết lập trước tiên nơi đây một túp lều dân tộc nghèo nàn, nhưng rộng rãi để ở và có thể bắt đầu dạy giáo lý cho những người mới trở lại. Trước nhất, cần làm một nhà nguyện khang trang sạch sẽ hết sức có thể, để Chúa hiện diện giữa cộng đoàn. Sau đó, ngài xây cho các chú giúp việc một mái nhà đơn sơ, nhưng vững chắc. Đối với ngài, ngài luôn ở trong lều cũ. Chỉ 2 năm sau, ngài mới tính đến việc xây dựng một ngôi nhà không xa lạ với chúng ta, nhưng xếp đặt thuận lợi.

Trước đó 5 năm, không có một tín hữu. Nhưng năm 1936 đã gần 1.000 tín hữu. 

2. PHÁT TRIỂN ĐỊA SỞ

Năm 1939, địa sở còn tăng thêm 3 làng mới: DAK-RAO, DAK-TANG và DAK PHUN. Như vậy địa sở có 12 họ đạo bên hữu ngạn sông Pơkô và 3 họ đạo bên tả ngạn sông, với 1.328 tín hữu và dự tòng, tổng số lên tới 2.256 người. Số rước lễ trong năm là 5.336 lần, đó là bằng chứng thăng tiến trong họ đạo.

Cuối tháng 3-1939, Đức cha JANNIN đã chính thức đi thăm địa sở mới này và ban Bí tích Thêm Sức cho 410 người. Như thế, công trình của Thiên Chúa tích cực tiếp nối trên vùng người Sơđang. 

3. CÁC VỊ THỪA SAI KẾ TIẾP NHAU

Năm 1941, Cha Rơmeuf đến học tiếng tại nhà xứ Cha Crétin. Nhưng năm sau, người đổi đi nơi khác vùng cư dân Rađê. Cha Antôn NGÔ ĐÌNH THẬN lên đảm nhận địa sở vùng này vào năm 1942. Một năm sau, Cha NGỌC (1943). Đến năm 1946, Cha THỌ đến đảm nhận địa sở này trong hoàn cảnh chiến tranh gay gắt và nguy hiểm. Sau đó, Cha BEYSSELANCE đến phụ trách địa sở cho đến năm 1975. Trong hoàn cảnh chiến tranh phức tạp và nguy hiểm, ngài đã giữ vững lòng tin cho tín hữu, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong thời gian biến động. Năm 1970, quận Dak-Tô chiến tranh leo thang, nhưng địa sở DAK-MÔT tương đối yên tĩnh hơn so với những vùng chung quanh. Tuy nhiên, sinh hoạt tôn giáo không mấy được khích lệ. Theo Compte rendu 1970, tr. 108:

“Rượu mạnh làm cho con tim và thân xác thích thú hơn các nghi thức phụng vụ”.

Mùa hè năm 1972, chiến cuộc ác liệt, toàn vùng Dak-Tô ngập trong khói lửa chiến tranh. Giáo dân Dak-Môt phải lìa nơi chôn nhau cắt rốn, di tản về thị xã Kontum, để rồi sau đó phải tha hương cầu thực tại tỉnh Dak-Lắk, sống vất vưởng đến ngày nay. 

Tên họ đạo

Năm tòng giáo

Linh mục phụ trách

Năm phụ trách

Dak-Kơna

1905

Cha Bonnal BỔN

1908-1918

Dak Môt Kram

1932

Cha Irigoyen

1918

Dak Một Iop

1932

Cha Lardon

1921

Dak Tơmbôi

1932

Cha Louison

1923

Dak- Tômbiu

1932

Cha Crétin

1924

Dak- Rơleang

1932

Cha Romeuf

1941

Dak RiPeng

1934

Cha Antôn Ngô Đình Thận

1942

Dak Ri Iop

1934

Cha ngọc

1943

Dak Iang Lô

1935

Cha Thọ

1946

Dak- Tang

1939



Dak Plon

1939



[81]

Trong năm 1936, địa sở DAK-KƠNA được chia làm hai:

1/ Địa sở DAK-MÔT. 2/ Địa sở DAK-CHÔ.

BẢNG THỐNG KÊ VIII: ĐỊA SỞ DAK-MÔT năm 1947-1975.[82]

Năm

Linh mục phụ trách

Số họ đạo

Số giáo dân

Dự tòng

Giáo phu

1947

Cha Thọ


1.549

571


1949

Cha Thọ qua đời





1956

Cha Phaolô Beysselance

13

2.150


16

1958

nt

14

Kinh: 14 

Dt: 2.188

794

15

1959

nt

14

Kinh: 14 

Dt: 2235

708


1963

nt   và Cha  Chastanet

9

2.547

710


1966

nt

11

2.638

664


1972

nt

13

3.854

441


1973

Di tản đến Ban Mê Thuật






V. KHỞI ĐẦU ĐỊA SỞ DAK-CHÔ

DAK-CHÔ là một làng gần 250 dân, nằm ở phía tây bắc thị xã Kontum 60 cây số, ven quốc lộ 14 - con đường giao thông quan trọng đến vùng Tây Nguyên và đến cực bắc Tây Nguyên.

Cư dân trong địa sở này gồm những người Sơđang.

Địa sở mới này được đâm chồi nảy lộc nhờ sự trở lại của một số làng: DAK HRÂP, DAK BREI gồm những xóm DAK KƠXA, DAK RƠMO và DAK RƠTA IE. Vậy năm 1939, dân số lên tới 2313 người gồm 1324 tín hữu và 909 dự tòng. Tất cả những làng còn bên lương tự ý họ xin tòng giáo. Nếu chúng ta có nhân lực và vật lực như ý muốn, còn có thể thành lập một địa sở tốt đẹp tại nguồn sông DAK-TƠKAN.

Linh mục thừa sai RENAUD đến DAK-CHÔ vào mùa phục sinh 1936, ở trong một túp lều tranh do bàn tay các tín hữu họ sở tương lai của ngài làm nên. Túp lều rất đơn giản, gồm hai phòng nhỏ: một dành cho cha sở, một dành cho các người giúp việc. Cách đó một 100 mét là một nhà nguyện nhỏ, đơn sơ như trong bao nhiêu họ sở nhánh khác. Cha sống chật vật và chật chội, nhưng ngài vui vẻ trong cuộc sống bổn phận của ngài. Dầu vậy, cơ sở này không hợp và không đủ cho một trung tâm của một địa sở lớn. Cần làm khá hơn nữa.

Cha hăng say và đủ khả năng bắt tay vào việc một cách dứt khoát. Cây gỗ đủ để xây cất các cơ sở tôn giáo: nhà thờ, nhà xứ…

Thứ 4 Phục Sinh năm 1939, Đức cha JANNIN với các linh mục khác đến để làm phép trọng thể ngôi Thánh đường này. Hai ngày sau, Đức Cha ban Bí tích Thêm Sức cho 314 người. Đây là dịp vui chưa hề nghe thấy cho xứ này.

Năm 1947, sau thế chiến thứ II, Cha CURIEN đến đảm trách địa sở này một thời gian. Vào nắm đó, số giáo dân là 1.465, dự tòng 694.

Năm 1956, Cha RENAUD một lần nữa đảm nhận địa sở này với 18 họ đạo và 2.093 tín hữu, với 23 giáo phu giúp cách đắc lực. Ngài sống chết với cộng đoàn cho đến năm 1969 tại vùng Sơđang thân yêu này. Cha ARNOULD thay đổi địa sở. Sau mùa hè đỏ lửa 1972, vùng Dak-Tô mất an ninh, cộng đoàn sơ tán đến PLEI MANĂNG thuộc tỉnh PHÚ BỔN, cách thị xã HẬU BỔN 12 cây số về phía bắc. Cuối năm 1974, số giáo dân là 3.457. Năm 1975 số giáo dân 3.427 người.

Sau biến cố 1975, thống nhất đất nước, hầu hết tất cả tín hữu hồi cư về làng cũ sinh sống. Thiếu linh mục cho đến nay (1997), nhưng lòng tin vẫn kiên vững vào ĐỨC KITÔ và anh em tín hữu côi cút này luôn tìm dịp về Nhà thờ Chính toà KONTUM dự Thánh lễ, nhất là LỄ DẦU, LỄ PHỤC SINH và GIÁNG SINH cũng như lãnh nhận các Bí tích cần thiết. Đức Giám mục Địa phận cố gắng xin nhà nước nhiều lần cho một linh mục đảm trách toàn vùng này nhưng chưa được giải quyết. 

BẢNG THỐNG KÊ IX: ĐỊA SỞ DAK-CHÔ 

TÊN HỌ ĐẠO

Năm tòng giáo

Linh mục phụ trách

Năm phục vụ

Dak-Chô

1905

Cha Baonnal

1905

Dak-Tô

1905

Cha Irigoyen

1918

Dak Bring

1905

Cha Lardon

1921

Dak Rơnu

1905

Cha Louison

1923

Dak  Rơman

1932

Cha Crétin

1924

Dak Long

1932

Cha Renaud

1937

Dak Brao

1933

Cha Lê văn NHẠN

1940

Dak Brei

1934

Cha Renaud

1941

Dak Tong

1933

Cha Curien

1946

Dak Hmeng

1934

Cha Renaud

1948

Rang Ria

1935



Kon Du

1935



Dak Hrâp

1938



Kon Hnong

1942



[83]

BẢNG THỐNG KÊ X: ĐỊA SỞ DAK-CHÔ từ 1947-1975

Năm

Linh mục phụ trách

Số họ đạo

Số giáo dân

Dự tòng

Giáo phu

1947

Cha Curien KIM


1.465

694


1948

Cha Phaolô Renaud





1956

nt

18

2093


23

1958

nt

13

Kinh: 14 

Dt: 2.188

749

15

1966

nt

9

2.111

136


1970

Cha ARNOULD

9

1.577

58


1973

Di tản về Plei-măng (PB)





1974

nt


3.456



1975



3.427



[84]

Năm 1975, hầu hết giáo dân hồi cư, trừ một số nhỏ ở lại Thị xã HẬU BỔN (nay là thị trấn AYUNPA, tỉnh GIALAI).  

VI. MỘT SỐ HỌ ĐẠO NGƯỜI KINH TẠI VÙNG SƠĐANG 

Năm 1885, một số tín hữu Trung Châu trốn thoát nạn Văn Thân đến tá túc tại KONTRANG - họ đạo của DOURISBOURE thành lập năm 1854. Với thời gian, một số người giúp việc người kinh của các thừa sai cũng như một số người Kinh bị người dân tộc bắt bán làm nô lệ, sau được các cha chuộc về lo gia đình cho họ. Họ đạo này gọi là NGÔ TRANG. Ngoài ra, cũng có một số người đến buôn bán tại vùng KONTRANG MƠNEI vào thập niên 20, dưới thời cha Louison, đặc biệt thời Cha THIỆT, quy tụ thành họ Đức Bà. Tên làng mới này gọi là VÕ ĐỊNH. Nhưng con số người Kinh lên vùng Tây Nguyên nói chung, vùng Sơđang nói riêng bị chính sách thuộc địa Pháp hạn chế.

Thật vậy, vào thập niên 1920-30, chính sách thuộc địa Pháp tại Tây Nguyên, nhất  là vùng Sơđang là hạn chế tối đa người kinh lên lập nghiệp. Trong khi đó, đường lối truyền giáo của các thừa sai là cần để cho người Kinh lên Tây Nguyên lập cư, nhờ vậy các cư dân bản địa mới có khả năng và điều kiện thăng tiến xã hội và dần dần văn minh, cũng như tránh được  ách thực dân của Pháp theo kiểu Nam Mỹ hoặc Nam Phi: biến người bản địa thành “sức kéo, lao động cung ứng vật tư cho mẫu quốc”. Cha JANNIN PHƯỚC (khi chưa làm giám mục), Cha Corompt HIỂN, nhất là Cha KEMLIN VĂN viết nhiều bài về đề tài “đưa người Kinh lên lập nghiệp trên vùng dân tộc “để nói lên lập trường chung của Giáo Hội địa phương về khía cạnh khai hoá người dân tộc như thế nào[85]. Chính vì vậy, nhà cầm quyền Pháp tìm cách khó dễ và làm giảm uy tín các vị thừa sai.

Vào thập niên 1950, nhất là đầu thập niên 1960 vừa qua, chính sách lúc đó đưa dân lên lập nghiệp tạo những điểm dinh điền, cũng như một số tín hữu di cư làm ăn buốn bán và thuộc gia đình công việc binh lính có đạo ngày càng nhiều vùng bắc thị xã Kontum. Giám mục địa phận đáp ứng nhu cầu tôn giáo giáo, đã bổ nhiệm một số linh mục phụ trách những vùng người Kinh có đạo này. Chúng tôi xin sơ lược một số họ đạo người Kinh tại vùng bắc Tây Nguyên, mới hình thành sau này. Sau đó chúng tôi sẽ ghi lại toàn bộ các địa sở người dân tộc cũng như người kinh theo dạng thống kê vào năm 1972. 

A. HÌNH THÀNH VÀI HỌ ĐẠO NGƯỜI KINH TRÊN VÙNG SƠĐANG

1. TÂN CẢNH

Vào năm 1904, các làng trong thung lũng sông DAK-TƠKAN muốn tòng giáo, nhưng vì thiếu nhân sự, nên cần chuẩn bị từ từ (xin xem về địa sở DAK-KƠNA, chương V mục III).

Vào cuối thập niên 50, một số gia đình binh sĩ công chức có đạo cũng như vài ba gia đình Công giáo đã tổ chức buôn bán tại vùng gần làng TƠKAN này. Đức cha Địa phận Phaolô KIM cắt đặt một linh mục Việt Nam đảm trách số giáo dân người kinh. Tháng 6-1957, Cha PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG đến làng TƠKAN: không nhà ở, không cơ sở tôn giáo. Ngài tự lo liệu nơi ăn chốn ở lấy, dần dần ngài quy tụ giáo dân người Kinh và tiếp xúc với người dân tộc.

Ngài đặt tên cho nơi này là TÂN CẢNH, phần nào giữ được âm sắc địa danh dân tộc TƠKAN, đồng thời nói lên phong cảnh đẹp, hùng vĩ của sông núi, đặc biệt với chiếc cầu treo bằng dây - vật liệu của rừng núi độc đáo dài trên 20-30 mét. Địa danh TÂN CẢNH tồn tại và đi vào lịch sử, trở nên một địa điểm hành chính quan trọng, là nơi quy tụ buôn bán sầm uất toàn vùng ngày nay.

Năm 1968, số giáo dân Kinh là 350 tín hữu, 25 dự tòng và hai làng Công giáo. Mùa Phục Sinh 1958, Cha sở rời khỏi họ đạo Tân Cảnh mới xây dựng đến đảm nhận địa sở PLEI KƠBEI. Cha J.B. Nguyễn Quang Huy thay thế. Năm 1960, số giáo dân tăng lên 1.122, dự tòng 230 người. Năm 1963, gồm 3 họ đạo với số giáo dân 1.740 và 400 dự tòng.

Năm 1969, Cha Giuse Nguyễn Trung Hưng phụ trách Tân Cảnh, Dak-Tô trong hoàn cảnh mất an ninh. Số giáo dân là 2.566 người Kinh và 38 dự tòng.

Năm 1971-1972, có hai họ đạo với 1.144 giáo hữu và 12 dự tòng.

Mùa hè đỏ lửa 1972, giáo dân vùng này di tản về thị xã Kontum cũng như nơi khác, chờ ngày hồi cư. Sau biến cố 1975, một số ít giáo dân về trở lại vùng này. Nhưng bù lại, chính sách kinh tế mới, một số tín hữu người Bắc dần dần vào lập cư tại đây, nhưng thiếu linh mục tại chỗ. Anh em tín hữu này tự tìm lấy phương thức sống đạo nơi giáo xứ tiện lợi nhất, có dịp đặc biệt thì về thị xã Kontum xin lãnh Bí tích. 

2. HỌ TRI ĐẠO

Họ TRI ĐẠO là điểm dinh điền gồm những người miền Trung đến khai phá rừng và lập cư vào năm 1957-1959. Cha Gioakim NGUYỄN THÚC NÊN phụ trách năm 1958-1959.

Giữa năm 1960, Cha Antôn Nguyễn Đình Nghĩa lên thay thế. Số giáo dân là 125 người, dự tòng 885.

Năm 1962, Cha Raymond Wolff thay thế Cha Nghĩa. Số giáo dân cuối năm 1963, đầu năm 1964 là 308, dự tòng 520 người.

Năm 1964, Cha Marcel Landrade Lãng đến đảm trách TRI ĐẠO, gồm hai họ đạo, 800 giáo dân, 77 dự tòng.

Năm 1969, Cha Iréné Nguyễn Bình Tĩnh phụ trách vùng VÕ ĐỊNH, DAK-WƠT và TRI ĐẠO, số giáo dân TRI ĐẠO trong thời điểm này có 155 giáo dân, 22 dự tòng và chỉ có một họ đạo.

Năm 1971-1972, TRI ĐẠO gồm 3 họ đạo, 70 giáo dân Kinh; 847 tín hữu dân tộc.

Năm 1972, mùa hè đỏ lửa, chiến tranh ác liệt, giáo dân TRI ĐẠO một phần di tản về thị xã KONTUM. Sau biến cố 1975, họ hồi cư về làng cũ sinh sống và lao động, thiếu bóng linh mục. 

3. HỌ DIÊN BÌNH

Họ DIÊN BÌNH gồm những người dinh điền vào năm 1957-1958, gốc người Trung.

Năm 1959, Cha J.B. Nguyễn Quang HUY phụ trách họ đạo DIÊN BÌNH, TÂN CẢNH. Năm 1960, số giáo dân 300 người; dự tòng 810 người.

Năm 1962, Cha Phaolô CARAT đến thay Cha HUY. Năm 1964, số giáo dân 849; dự tòng 350 người. Năm 1965: số giáo dân 957, dự tòng: 250 người. Năm 1971-1972, số giáo dân tăng: 1.006 người; dự tòng 59 người.

Trong thời gian phụ trách sở họ này, Cha CARAT phát triển mặt tinh thần, đời sống đạo bằng đoàn thể. Ngài sửa chữa trường học hoãn xây cất từ nhiều năm. Ngài phục vụ không biết mỏi mệt và luôn tươi vui.[86] 

4. HỌ VÕ ĐỊNH

Họ VÕ ĐỊNH đã hình thành từ lâu, vào năm 1923 dưới thời kỳ Cha Louison làm cha sở địa sở KONTRANG MƠNEI, dưới tên là họ ĐỨC BÀ. Đến thời kỳ Cha THIỆT (1930), họ đạo này có tên là làng VÕ ĐỊNH do công sức ngài xây dựng.

Năm 1956, họ VÕ ĐỊNH trực thuộc địa sở KONTRANG MƠNEI do Cha CHATANET đảm trách.

Đến năm 1957, họ VÕ ĐỊNH được Cha Gioakim NGUYỄN THÚC NÊN phụ trách cho đến năm 1966. Số giáo dân năm 1966: 2.220 người gồm 12 họ đạo.

Năm 1969, Cha Iréné Nguyễn Bình Tĩnh trông coi DAK-WƠT và VÕ ĐỊNH.

Năm 1972, toàn vùng cực bắc tỉnh Kontum mất an ninh. Giáo dân VÕ ĐỊNH di tản về thị xã Kontum. Số giáo dân kinh là 1.114; số giáo dân người dân tộc 230 người. Sau biến cố năm 1975, anh em tín hữu một số ở lại Kontum, số khác trở về lại quê cũ.

Qua những biến cố thời cuộc, các họ đạo người Kinh cũng như dân tộc gặp những khó khăn mặt tôn giáo, trong việc điều hành họ đạo và phân bổ nhân lực đảm trách. Nhiều khi, một linh mục phải kiêm nhiệm nhiều họ đạo khác nhau trong những hoàn cảnh cụ thể. Hiện nay, tại vùng bắc thị xã Kontum, các họ đạo không có linh mục trực tiếp đảm nhận. Anh em tín hữu phải về thị xã Kontum để nhận lãnh các Bí tích. Cha mẹ ý thức trách nhiệm là người đầu tiên và trực tiếp nuôi dưỡng con cái trong lòng tin. 

STT

ĐỊA SỞ

Linh mục phụ trách

Họ đạo

G.dân
kinh

Dân tộc

Dự tòng

1

Tri Đạo

Cha Irênê Nguyễn Bình Tĩnh

2

70

847


2

Võ Định

nt

5

230

1.114


3

Kon Rơhai

nt

4


843


4

Dak-Wơk

nt

3


1.450


5

Dak Kơla

Cha Léon Dujon BỬU

15

70

2.315

3.800

6

Tân Cảnh

Cha Giuse Nguyễn Trung Hưng

2

1.144


12

7

Dak-Kang

nt

2


735


8

Diên Bình

Cha Phêrô Caarat CA


1.006


59

9

Kon Kơla

Cha Léon NINH

33


2.947

589

10

Dak Môt 

 

Cha Phaolô Beysselance LÀNH 

Cha Phêrô Chastanet SẮC

11

2

3.852

441

11

Dak Chô

Cha Marcel Arnould NHU

7


1.577

59

12

Kon Hơnong

nt

15


2.220

271

13

Dak Pơtrong

nt

11


331

1.379

14

Kon Hơring

Cha Brice VĂN

15

50

3.274

50

14

ĐỊA SỞ

9  linh mục

128

2.572

21.502

6.660

 

CHƯƠNG VI

THỜI KỲ QUÁ ĐỘ

Sau biến cố 1975, cả nước thống nhất đi vào một giai đoạn mới. Hầu hết các giáo dân vùng Sơđang di tản năm 1972-1973 dần dần hồi cư, hoà nhập vào bản làng cũ với nương rẫy hay phải định cư một nơi khác theo chính sách quy hoạch chung của Nhà nước.

Anh em tín hữu chuyển mình dần dần vào nếp sống vốn còn xa lạ với họ. Họ đã cố gắng hoà nhập với nhiều trăn trở. Chúng tôi xin ghi lại những đặc thù chính yếu thời quá độ của đất nước, sau đó cũng hoạ lại phần nào trang lịch sử anh hùng của số giáo dân người Sơđang tin vào Đức Kitô. 

I. NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA THỜI QUÁ ĐỘ CỦA ĐẤT NƯỚC

1. Mặt an ninh

Sau ngày thống nhất đất nước, tình trạng an ninh chưa được vãn hồi hoàn toàn. Quân quản nắm mọi quyền hành tại địa phương, một mặt trấn áp những thế lực chống đối, mặt khác tổ chức chính quyền địa phương.

Toàn vùng Tây Nguyên có những bất ổn, do Mặt trận thống nhất tranh đấu của người dân tộc bị áp bức gọi là FULGRÔ gây ra. Do đó, sinh hoạt tôn giáo trong giáo phận cũng bị hạn chế.

Vai trò của Tây Nguyên về mặt an ninh rất quan trọng:

“Làm chủ Tây Nguyên sẽ có thể làm chủ cả vùng Đông Dương”

Do đó, chúng ta hiểu được giai đoạn đầu việc quản lý đối với tôn giáo nói chung, với công giáo nói riêng như thế nào.

2. Giai đoạn cách mạng đánh đổ tư bản

Song song với đường lối quân quản, cách mạng đánh đổ “bọn tư sản ngoại bản”, cũng như cải cách công thương nghiệp vào cuối thập niên 70 và 80. Nói chung, cách mạng này không ảnh hưởng nhiều với đời sống của anh em dân tộc. Nhưng lối quản lý, cơ chế tổ chức mà ngày nay được cái tiếng “BAO CẤP” có ảnh hưởng rất tai hại cho đời sống của dân nghèo, nhất là đối với anh em dân tộc.

Một hố cách biệt giữa sản phẩm kỹ nghệ và lao động chân tay cũng như nạn quản lý tồi trong việc khai thác rừng làm tổn hại trực tiếp đến môi trường sống của người dân tộc: rừng là kho lương thực vô tận của anh em dân tộc, nay không còn nữa!

3. Chính sách định canh định cư, xây dựng kinh tế mới nhằm mục đích giải quyết vấn đề lương thực và quốc phòng. Đây là chính sách lớn và lâu dài của Nhà nước. Do đó, Nhà nước cố gắng nhiều để ổn định nơi ăn chốn ở cho người dân tộc qua chính sách định canh định cư các buôn làng. Tuy nhiên, chính quyền chưa thấy rõ những tập tục xây dựng buôn làng theo cấu trúc xã hội của người dân tộc. Đặc biệt các nông trường va chạm nhiều về mặt tâm lý của cư dân bản địa, khi khoanh vùng.

“Những cư dân bản địa ở Tây Nguyên sẽ bị dồn lên vùng xa xôi hẻo lánh, khó làm ăn do sự mở rộng các nông lâm trường một cách không có tính toán đến quan hệ xã hội vốn có ở đây[87].

4. Vấn đề học vấn

Học vấn của con em ngày càng sa sút[88].

5. Chính sách tôn giáo

Chính sách tôn giáo “tự do theo đạo và không theo đạo”. Có nghị quyết 297/CP ngày 11-11-1977 của Hội đồng Bộ trưởng hạn định việc thực thi “quyền tự do” theo đạo hay không theo đạo và hành xử việc do tôn giáo.

Nghi định số 69/HĐBT ban hành ngày 21-3-1991, cơ bản không khác với nghị quyết trên, hoặc sau đó có những văn bản chỉ dẫn việc thực thi nghị định 69 trên của Ban Tôn giáo Trung ương, nhưng thực chất là dựa trên quyền lực, quan điểm.

Nhưng tất cả những nghị quyết, nghị định lệ thuộc vào nghị quyết 24 của Bộ Chính trị. Trong hành động, kế hoạch thực hiện nghị quyết 24 của Bộ Chính trị được Uỷ ban tỉnh Gialai-Kontum vạch ra trong năm 1991 chi phối mọi sinh hoạt tôn giáo trong toàn tỉnh, cụ thể rõ nét tại vùng xa xôi cực bắc tỉnh Kontum. 

II. TÌNH TRẠNG SINH HOẠT TÔN GIÁO VÙNG SƠĐANG

Anh em tín hữu dân tộc cũng như người kinh dần dần ổn định công ăn việc làm với những trăn trở và phấn đấu, nhưng họ không quên cần phải có thức ăn khác, đó là Lời Chúa và Thánh Thể.

1. Sau gần 150 năm truyền giáo trong vùng, nếp sống đức tin phần nào đã đi vào truyền thống của người tín hữu dân tộc Sơđang. Từ năm 1972 đến năm 1992, 20 năm loạn ly, xào xáo, cuộc đời họ, đời sống tôn giáo của họ trôi nổi như chiếc võng nan bé bỏng trôi dạt giữa ghềnh thác: Họ thiếu linh mục đến ở giữa họ, phục vụ đời sống tôn giáo như một nhu cầu thiết yếu của họ. Thỉnh thoảng, vài linh mục thoáng qua như ánh chớp trong đêm mưa bão, như sao băng giữa trời đêm đen.

Còn một số giáo phu cũng chật vật với đời sống vật chất, gặp khó khăn mọi mặt và bị hạn chế nhiều phương diện.

2. Nhiều biện pháp cấm cản các sinh hoạt tôn giáo

Nhiều người bị bắt và đi cải tạo vì lý do thuần tuý tôn giáo. Ngoài những người bị xử lý hành chánh tại địa phương, còn có một số anh em dân tộc bị bắt và có án đi cải tạo lao động[89].

Nhiều nơi anh em cũng bị bắt phạt tiền hoặc phạt bằng lao động. Đức Giám mục cũng như linh mục đoàn đã phản ánh tình trạng này cho chính quyền địa phương, nhưng vẫn chưa được giả quyết thỏa đáng. Đức Giám mục Giáo phận cũng nhiều lần tiếp xúc và làm đơn lên Chính quyền địa phương xin giải quyết, cho trùng tu lại một số nhà thờ nhà nguyện bị chiến tranh tàn phá hoặc đang hư hại nặng, nhưng cũng không được đáp ứng. 

III. TRANG LỊCH SỰ KIÊN CƯỜNG

Anh em tín hữu vùng Sơđang can đảm giữ vững lòng tin, thể hiện qua việc đọc kinh trong gia đình, giáo dục lòng tin cho con cái, vượt qua mọi khó khăn để lãnh nhận các Bí tích cần thiết tại các giáo xứ có linh mục đặc biệt tại Nhà thờ Chính toà Kontum. Lòng kiên vững nơi một dân tộc vốn tâm tính kiên cường, được tôi luyện trong thử thách giữa cảnh thiên nhiên khắt nghiệt, không chịu lùi bước trước những áp bức bất công.

1. Bảng đức kết năm 1972

+ 14 giáo xứ

+ 128 họ đạo

+ 2.572 giáo dân kinh

+ 21.502 giáo dân dân tộc

+ 6.660 dự tòng

+ và 9 linh mục phụ trách

Hầu hết mọi họ đạo đều có nhà thờ hoặc nhà nguyện, chưa kể một số cơ sở tôn giáo như nhà xứ, trường học, tu viện của Dòng Phaolô hoặc Ảnh Phép Lạ…

2. Tình trạng các họ đạo vùng bắc thị xã Kontum ngày nay

Sau hơn 20 năm vùng bắc thị xã Kontum các họ đạo không có linh mục trực tiếp trông coi: không thể dâng thánh lễ, ban các bí tích, đi thăm mục vụ, dạy giáo lý tại từng giáo xứ, hoặc họ đạo được. Ngoài ra, không có một nhà nguyện nào, nếu có chẳng qua là nhà giáo dân tìm một nơi nào đó để qui tụ đọc kinh, nhất là khi có tang chế. Tuy nhiên, cả vùng được phân ra làm 3 khu vực:

1. Khu vực kinh tế mới người Kinh: họ thường đến lãnh các bí tích tại Giáo xứ Võ Lâm hay nơi thuận tiện khác.

2. Khu vực địa sở DAK-KÂM của Linh mục Giuse Nguyễn Đức Chương, nay bao gồm trên 20 họ đạo vùng KONTRANG MƠNEI: đa số các cư dân này nói tiếng Rơngao hoặc biết nói tiếng Rơngao, trực thuộc Giáo xứ Kon Rơbang.

+  Tên các họ đạo:

1. Kontrang Kơla                       2. Kontrang Mơnei

3. Kontrang Kep                        4. Kontrang Long Loi

5. Dak Wơk                              6. Dak Mut (Bahnar)

7. Dak Yo                                8. Dak Kơdem

9. Dak Rơteng Klah                   10. Dak RơtengCho (gọi D. Rơteng Kơtu)

11. Dak Rơchat                        12. Kon Brong

13. Kon Tơngang                      14. Kon Tây

15. Kon Mriang                         16. Kon Mơnhô

17. Kon Rơhai                           18. Hamong Pleitol

19. Hamong Pleitu                     20. Kon Gung…

+ Hầu hết các làng này toàn tòng, có các chú giáo phu phục vụ với đời sống kinh nguyện thường nhật. Mỗi họ đạo có một nơi quy tụ, nhưng nay đã rách nát, xin chính quyền địa phương, nhưng cũng không được giải quyết thoả đáng.

+ Số giáo dân: Trên 5000–6000 tín hữu và vài trăm dự tòng. Thực tế số giáo dân còn cao hơn nhiều.

3. Khu vực tiếng nói Sơđang: thuộc địa sở Kon Hơring và các địa sở phía bắc khác.

+ Trên dưới 150 làng (có làng cũ nay chia ra 2, 3 nơi ở khác nhau, hoặc vài ba làng dồn lại một).

+ Hầu như toàn tòng (trừ vài ba làng).

+ Số giáo dân phỏng chừng trên 20 đến 25.000 người.

+ Hầu hết các làng Công giáo này không có nhà nguyện hoặc nơi quy tụ nhất định. Tuy nhiên, lòng đạo họ vẫn trung kiên và đạo đức.

+ Thường xuyên đến thị xã để lãnh các bí tích cần thiết.

Anh em tín hữu vùng Sơđang, bắc thị xã Kontum dù gặp nhiều khó khăn, nhưng lòng tin đã đâm rễ sâu trong tâm hồn và nơi hành động. Lòng tin được ươm trong ngôi đền thờ sống động là gia đình. Vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Tuy nhiên, lòng đạo cũng được nuôi dưỡng qua đời sống cộng đoàn: nhờ các linh mục, các chú giáo phu… Ngày nay số giáo dân gia tăng. Cấp bách là cần đào tạo nhân sự khả dĩ để phục vụ có hiệu năng cho cộng đoàn, nhất là giáo lý cho trẻ em nơi buôn làng xa là nỗi lo âu của các cha hữu trách. 

MỘT TRĂM NĂM MƯƠI NĂM (1852-2002) truyền giáo tại vùng Sơđang, trong suốt những năm tháng thăng trầm do những hoàn cảnh thời cuộc phức tạp, có những lúc thiếu vắng linh mục; nhà thờ, nhà nguyện bị tan nát hoặc bị doạ nạt bắt bớ, nhưng anh em tín hữu Sơđang vẫn trung kiên tin vào Đức Kitô. Cho nên, việc trở lại đạo không phải đơn thuần là công trình của loài người, mà là HỒNG ÂN của Thiên Chúa mời gọi con người đáp lại tình thương của Người. Điều đó nói lên công cuộc truyền giáo không phải là áp đặt một nền văn hoá xa lạ vào một nền văn hoá khác hay một thể chế chính trị vào một dân tộc nào đó. Truyền giáo cần được khai mở một phương thức HỘI NHẬP NIỀM TIN KITÔ GIÁO vào một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc đó.

Để kết thúc phần trình bày TRUNG TÂN TRUYỀN GIÁO KONTRANG cho người Sơđang, chúng tôi xin ghi lại đây số 52 Tông huấn “Sứ vụ Đấng Cứu Độ” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II để chúng ta suy tư và hướng công cuộc truyền giáo về năm 2000 cho anh em dân tộc vùng bắc Kontum, trong tâm tình TẠ ƠN và PHẤN KHỞI.

“Khi thi hành hoạt động truyền giáo của mình giữa các dân tộc, Giáo Hội tiếp xúc với những nền văn hoá khác nhau và thực hiện tiến trình hội nhập văn hoá. Đây là một đòi hỏi đậm nét trong quá trình lịch sử của Giáo Hội và ngày nay đòi hỏi này trở nên đặc biệt rõ nét và cấp bách.

“Quá trình Giáo Hội hội nhập vào nền văn hoá của các dân tộc đòi hỏi nhiều thời gian: đó không phải chỉ là thích ứng bên ngoài, vì hội nhập văn hoá “có nghĩa là biến đổi thâm sâu những giá trị văn hoá chân thật bằng cách hội nhập vào Kitô giáo và có nghĩa là làm cho Kitô giáo ăn rễ sâu vào trong các nền văn hoá khác nhau của con người”.

“Qua việc hội nhập văn hoá, Giáo Hội làm cho Tin Mừng nhập thể vào các nền văn hoá khác nhau và đồng thời Giáo Hội dẫn đưa các dân tộc cũng như các nền văn hoá riêng của họ vào trong chính cộng đoàn Giáo Hội; Giáo Hội truyền thông cho các nền văn hoá ấy những giá trị của mình, bằng cách đón nhận những gì là tốt đẹp trong các nền văn hóa đó và đổi mới các nền văn hoá đó tự bên trong. Về phần mình, qua việc hội nhập văn hoá, Giáo Hội trở thành dấu chỉ rõ rệt hơn về bản chất của mình và trở thành khí cụ thích hợp cho sứ vụ của mình (…).

“Hội nhập văn hoá là một tiến trình chậm chạp bao gồm toàn bộ phạm vi sinh hoạt truyền giáo và có liên hệ đến những tác nhân khác trong sứ vụ đến với muôn dân: các cộng đoàn Kitô giáo trên đà phát triển, các vị chủ chăn có trách nhiệm phân định và khích lệ việc tiến hành hội nhập văn hoá”.

---------------------------------

[58] x. Hlabar Tơbang, Địa phận Kontum năm 1911, số 5, tr. 27.

[59] Id., số 8, tr. 59.

[60] x. Id., năm 1913, số 27, tr. 35.

ĐỊA DANH: KONTRANG: KONTRANG IOP tòng giáo 1.853, nơi cư trú đầu tiên của Cha Dourisboure tại nhà  ông LAM, bên tay phải đường quốc lộ 14, khoảng 13 cây số, nằm sâu trong rừng một ít. Năm 1.854, dân làng bỏ nơi này chuyển về vùng Ngô Trang bây giờ  (KONTRANG HO hoặc KONTRANG KEP) cây số 1; KONTRANG MƠNEI tòng giáo năm 1896, trở nên họ chính vào năm 1923 thời Cha Louison.

[61] x. Compte rendu năm 1914, tr. 14.

[62] x. “R. Père Kemlin”, sđd, tr. 9.

[63] x. Tài liệu “Lễ phong chức Đức cha JANNIN…”, lưu tại TGM. KONTUM.

[64] Chúng tôi trong khi trích tài liệu có thay đổi vài từ  như từ “mọi” thành  từ “dân tộc” hoặc từ “thượng”, từ “annam” thành “Việt Nam” hay “người Kinh”. Ngoài ra còn có một số câu in mờ, chúng tôi tóm lược ý chính. Theo văn mạch Cha T trong bài này cũng như tác giả bài viết này Chương Đài cũng chính là Cha THÍCH, linh mục chánh xứ địa sở KONTRANG MƠNEI vào năm 1930.

[65] x. Missio Kontum, “Bôl de Iao Phu”, ad tơm sơnam 1956, tr. 17.

Theo tài liệu này cũng như Echos tháng 11-1944 một họ đạo người Kinh thành lập năm 1923 là họ Đức Bà. Trong khi đó, theo tác giả Chương Đài trong tờ nguyệt san “Chức việc thư tín” số 70, tháng 2-1939, họ người kinh này có tên VÕ DINH. Do đó, chúng ta có thể hiểu “Võ Định” cũng là họ đạo “Đức Bà” đã có từ năm 1923. Nhưng vì bệnh tật có một số người bỏ đi nơi khác sau đó trở lại lập nghiệp khi đã có đường quan lộ như tác giả Chương Đài đã nói trên.

[66] Echos tháng 7-1948.

Xem thêm nguyệt san “Chức dịch thư tín” 1939, tr. 949, và Echos tháng 11-1944.

[67] x. “Bôl de Iao phu” năm 1956 và các lịch Công giáo Kontum.

[68] KON-HƠRING đông dân (800) ở 30 cây số phía bắc KONTRANG một làng công giáo cũ lúc đó thuộc Cha Irigoyen Hương, trở lại đạo năm 1891. Năm 1904, nhiều làng lân cận khác trở lại đạo. Kon-Hơring thánh một Trung tâm của địa sở mới. Cha Bonnal trẻ tuổi được chỉ định ở chỗ đó ngày 4-4-1904. Nhưng tháng 10-1905, vì vùng bắc Kon-Hơring nhiều làng xin tòng giáo, nên Cha Bề trên chỉ định Cha Bonnal đến Dak-Kơna,còn cha Irigoyen ở Kon-Horing.

[69] x. Compte rendu 1914, tr. 80.

[70] x. Hlabar Tơbang năm 1914, số 42, tr. 50-51.

[71] x. Nguyệt san “Chức dịch thư tín”, số 25, tháng 5-1935, tr. 298.

[72] x. “Lễ phong chức Giám mục Jannin”, sđd, tr. 48.

[73] x. Compte rendu năm 1937, tr. 171.

[74] x. Compte rendu 1970, tr. 108.

[75] x. Echos tháng 8-1948.

[76] x. “Bôl de ia phu” năm 1956 và lịch Công giáo Địa phận Kontum.

[77] x. Echos tháng 8-1948.

[78] x. “Bôl de iao phu”, id., và lịch Công giáo Địa phận Kontum.

[79] Tài liệu này có đầu đề tạm dịch: “Làm sao một địa sở nơi xứ truyền giáo được thiết lập và phát triển” (lược sử địa sở Dak-Kơna) có lời Đức cha Jannin nhận xét cuối bài. Bản dịch ra tiếng Việt được lưu trữ tại Toà Giám mục Kontum.

[80] Dựa vào tài liệu về địa sở Dak-Kơna đã trưng dẫn ở trên

[81] x. Echos tháng 9-1948.

[82] Theo “Bôl de iao phu”, 1956 và lịch Công giáo Kontum.

[83] x. Echos tháng 9-1948.

[84] x. “Bôl de iao phu”, sđd, và các lịch Công giáo Kontum.

[85] x. Kemlin, “Immigration annamite en pays moi”, Imprimerie de Quinhơn, 1923.

Các bài khảo luận của Cha Jannin, Cha Corompt và Cha Kemlin bằng tiếng Pháp bảng đánh máy chữ về đề tài này, lưu tại TGM. Kontum.

[86] x. Compte rendu năm 1970 tr. 108.

[87] x. Tạp chí “Dân tộc học”, Viện Dân tộc học tháng 4-1990, tr. 8.

Xin đọc thêm những bài viết trong tạp chí này tháng 3 và 4-1990.

[88] x. Tạp chí “Dân tộc học”, sđd, tháng 4-1990, tr. 16, cột 2.

[89]

1. Lao đông cưỡng bức 2 năm:

+ A NHUM ở thôn Long Jon, xã Dak Ang, bị bắt ngày 26-5-1990.

+ A GLEP ở thôn Dak Blai, xã Dak Ang bị bắt ngày 26-5-1990.

+ A HEANG ở thôn 5, xã Dak Pơxi, Dak-Tô, tinh Kontum bị bắt ngày 25-5-1990.

2. Tập trung cải tạo 3 năm:

+ A LIM ở Long Jon, xã Dak Ang, bị bắt ngày 13-7-1990.

+ A PHAN ở Long Jon, xã Dak Ang, bị bắt ngày 13-7-1990.

+ A KHUN ở Dak Gia, xã Dak Ang, bị bắt ngày 13-7-1990.

+ A KMÂU trú quán thôn 9/1 Dak Pơxi, Dak Hring, bị bắt ngày 14-7-1990, chết rũ tù ngày 15 tháng 10 năm 1990.

3. Tại huyện Krongpa, tỉnh Gialai.

+ Ama HIẾU cũng bị bắt và cải tạo tập trung.

Tất cả những người này bị bắt ghép vào tội: “Tổ chức truyền đạo trái phép” hoặc “Hoạt động mê tín dị đoan” tuyên truyền kinh sấm).

Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Trung tâm Truyền giáo Kontrang cho người Sơđang (3)

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   73 tin bài trong TÀI LIỆU » Nghiên Cứu
  Tại sao Vatican II gọi Giáo hội là ‘Dân Thiên Chúa’ | Father Joseph Thomas
  Câu chuyện chưa biết về Quả cầu vàng của Đền thờ Thánh Phêrô | Mi Trầm
  Bảy sự Thương khó của Đức Maria | Cao Nguyên
  Mộ Thánh Phêrô: Khi khoa học khẳng định Truyền thống | Thérèse Puppinck
  Các giám mục nói rằng thuỷ phân (an táng bằng nước) không khả thi đối với người Công giáo | J-P Mauro
  Tại sao Thánh Bonaventura được mệnh danh là “Bác sĩ thiên thần” | Philip Kosloski
  Cách Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina lan rộng ra toàn thế giới | TT
  Nhà thần học luân lý giải thích Giáo huấn Công bình về Chiến tranh và Cuộc chiến ở Ukraine | Cao Nguyên
  Lịch sử đầy biến động của Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Mátxcơva | Cao Nguyên
  Con Hổ trong văn hoá Việt | Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Điều gì xảy ra tại buổi Dâng Chúa vào Đền thánh? | Jimmy Akin
  Phúc đáp của Bộ Giáo lý Đức tin đối với nghi vấn về việc chúc phúc cho kết hiệp đồng giới | VoetCatholic
  Cảm tưởng về Tết trong Nam | Vương Hồng Sển
  Tục tắm nước lá mùi đêm Tất niên: ‘Tẩy sạch’ những muộn phiền năm cũ | Tuệ Anh
  Tướng do tâm sinh: Người thiện tâm có tướng mạo hiền lành phúc hậu | An Hoà
  Thủ tục filibuster là gì và tại sao filibuster quan trọng với nước Mỹ? | Hải Đăng
  Đạo Công giáo có cho phép thuỷ táng không? | Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
  3 cách Rửa tội khác nhau trong Giáo hội Công giáo | Mi Trầm
  Điều kỳ diệu của Orvieto: Nguồn gốc ấn tượng của Lễ Mình Máu Thánh Chúa | Kathy Schiffer
  Tâm lý ngày Tết | Thượng Chi (Phạm Quỳnh)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 3-2024
Cầu nguyện cho những vị tử đạo mới
Chúng ta hãy cầu nguyện để những ai có nguy cơ phải mất mạng sống vì Tin Mừng tại các nơi khác nhau trên thế giới, làm giàu cho Giáo Hội bởi lòng dũng cảm và sự nhiệt thành truyền giáo của họ.
For new martyrs
Pope Francis urges the faithful to pray during March for “those who risk their lives for the Gospel in various parts of the world.”
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@