Người nhục mạ bạn, họ chỉ nhục mạ ý nghĩ của họ có về bạn, tức là họ nhục mạ chính họ!.

Villier de l’Isle Adam
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15954
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 22/03/2020 12:00:00 SA)
A  A  A
Mùa Corona cần biết: Cái gì dơ nhất?
Nhân dịch coronavirus, mới ngồi chém gió với hai đồng nghiệp trong khoa Sinh vật của Coastline College. Một bà là bác sĩ giải phẫu thần kinh (neurosurgeon), một ông là tiến sĩ siêu vi trùng học (virology).

Tạm ngưng chút để nói về ngôn ngữ. Trước 75 ở miền Nam gọi con bacteria là vi trùng và gọi con virus là siêu vi trùng. Phòng thí nghiệm laboratoire de virologie ở Viện Pasteur chẳng hạn, dịch ra tiếng Việt là Phòng Thí nghiệm Siêu vi trùng học. Hiện giờ trong nước gọi con bacteria là vi khuẩn và con virus phiên âm thành vi-rút chứ không dịch.

Cá nhân tôi thấy cả hai cách gọi đều có điểm hay và điểm không hay. Gọi là siêu vi trùng thì hay, vì là tiếng Việt, nhưng cũng có thể hiểu nhầm. Hiểu là một con “trùng siêu vi”, nhỏ vô cùng nhỏ, thì đúng, nhưng nếu hiểu thành một con “vi trùng siêu” thì sai, vì nó không phải vi trùng. Vi trùng có đầy đủ một tế bào, có nhân, có các thứ. Con virus không đủ một tế bào, không có nhân, không có mitochondria, ribosomes - nói chung trong lớp học về tế bào dạy những từ ngữ nào thì virus không có cái đó.

Gọi là vi-rút thì một mặt là phiên âm của tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha này nọ, phải chịu thôi, khó cãi lắm. Nhưng đã lỡ có từ “vi” khuẩn rồi lại có “vi” rút nữa người ta tưởng nó là cái “rút” gì đó nhỏ và có thể thắc mắc có cái “rút” gì lớn lớn không? Có cái gì gọi là vĩ rút không? Với lại con này được khám phá ra từ thế kỷ 19 mà tới giờ lại không đặt được tên tiếng Việt cho nó, cũng tội nghiệp nó nhỉ.

Nhưng chuyện ngôn ngữ là chuyên môn của người khác. Tôi chỉ nêu thắc mắc và ý kiến thôi còn để mọi người bình luận. Trở lại với bà neurosurgeon và ông virologist. Họ bảo là hay cho sinh viên bài tập đi lấy mẫu các nơi trong trường rồi về xem chỗ nào dơ nhất, được định nghĩa là cấy ra nhiều vi trùng và siêu vi trùng nhất. Trong suốt mấy năm làm bài này, kể cả lần cá nhân ông tiến sĩ virology tự tay làm, cầu tiêu không phải chỗ dơ nhất.

Chỗ sạch nhất là bàn phòng thí nghiệm vi sinh và phòng thí nghiệm sinh vật, nơi sinh viên cắt mổ cóc ếch nhái. Tuy làm việc dơ vậy nhưng bàn thì sạch vì lau chùi thường xuyên. “Tôi bắt sinh viên phải dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ, và tôi chỉ cho ông lao công cách chùi bàn”, bà bác sĩ bảo.

“Rốt cuộc cái gì mình chùi rửa thường xuyên là nó sạch, cái gì mình không chùi rửa là nó dơ”, bà giải thích. “Vì vậy, cầu tiêu không phải chỗ dơ nhất. Ngày nào ông lao công cũng chùi, mà mỗi người khi 'đi' cũng thường hay chùi.” Chỗ dơ nhất, là bàn phím computer trong các phòng làm việc. “Không bao giờ lau, không bao giờ rửa, cho nên chưa thử đã biết sẽ nhiều vi trùng.” Và quả nhiên nhiều thật.

Các anh hùng bàn phím nên xem đấy mà làm gương.
Vũ Quí Hạo Nhiên
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Mùa Corona cần biết: Cái gì dơ nhất?

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   716 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
  Toà Thánh: Du lịch phải gắn liền với công lý và tôn trọng thụ tạo | Vatican News
  Một Thánh giá đeo trước ngực của Đức Thánh Cha có thánh tích Thánh Lêô Cả | Vatican News
  Nixêa và sự phát triển của chủ nghĩa đại kết: Thiết lập giai đoạn tiếp theo trên đường hướng tới sự hiệp nhất Kitô giáo | Elias D. Mallon
  Hội thảo văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nixêa” | Vatican News
  Vùng Normandy của Pháp kỷ niệm 100 năm Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu được tuyên thánh | Hồng Thuỷ
  Một số nghi thức đặc biệt trong Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Lêô XIV | Vatican News
  Ý nghĩa lễ phục của tân Giáo hoàng trong lần xuất hiện đầu tiên | Vatican News
  Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới | Vatican News
  Giáo hoàng được bầu như thế nào? | Vatican News
  Nhà nguyện Sistine nói về sự hiện diện của Thiên Chúa | Vatican News
  Chuẩn bị cho Mật nghị: nơi cư trú của các Hồng y cử tri; vấn đề an ninh; thông tin | Vatican News
  Mật nghị, một sự kiện truyền thông đặc biệt đối với Giáo hội Công giáo | Vatican News
  Phim tài liệu: Lữ hành và Hy vọng | Vatican News
  Chuyến xe cuối cùng hỗ trợ Ucraina của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô | Vatican News
  ĐHY Mamberti: Đức Thánh Cha Phanxicô đã trung thành với sứ vụ bằng toàn bộ sức lực | Vatican News
  Cái nhìn tổng quát về các Hồng y cử tri tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng thứ 267 | Vatican News
  Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng | Vatican News
  Một vài chi tiết liên quan đến Mật nghị | Vatican News
  Các Hồng y được mời gọi đặt Chúa Kitô vào trung tâm, cởi mở với Chúa Thánh Thần, quan tâm đến người nghèo | Vatican News
  Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ngày 19 tháng 6 năm Ất Tỵ
Chúa Nhật 15 Thường Niên
Thánh Henricô;
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 7-2025
Cầu cho việc hình thành khả năng phân định.
Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta có thể học lại cách phân định, biết cách lựa chọn con đường sống và từ chối mọi thứ khiến chúng ta xa rời Chúa Kitô và Tin Mừng.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@