Đôi khi việc làm một người bạn đồng nghĩa với việc khéo léo trong từng thời điểm. Có lúc cần thinh lặng. Có lúc cần buông và để cho mọi người dấn thân vào vận mệnh của chính họ. Và có lúc chuẩn bị tâm lý để trở lại lúc ban đầu sau khi mọi việc kết thúc.

Gloria Naylor (b. 1950)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 12/02/2021 3:37:43 SA)
A  A  A
Dù Tết đã khác xưa, người Việt không bao giờ quên những truyền thống

Dịp Tết Nguyên Đán, các thành viên trong gia đình dù có làm việc xa xôi cũng quay về nhà, sum họp, hỏi thăm sức khoẻ họ hàng, làng xóm. Cuộc sống bận rộn cùng sự phát triển của công nghệ khiến Tết ngày nay đã khác Tết xưa rất nhiều. Giữa làn sóng thay đổi đó, đây là những truyền thống đẹp vẫn được lưu giữ đến tận hôm nay. 

1. Cúng Ông Công Ông Táo

Theo truyền thuyết, Táo Quân là vị thần được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian để theo dõi cũng như ghi chép những việc làm thiện – ác của con người dưới hạ giới. Hằng năm, cứ tới ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hoá rồng lên thiên đình để báo cáo tất cả những công việc lớn, nhỏ trong năm qua.

Mỗi năm, đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, làm cơm cúng, thả cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Về mâm cơm cúng ông Táo, không cần quá cầu kỳ, tùy theo điều kiện gia cảnh mà gia chủ có thể chuẩn bị, có thể làm món mặn và món chay. Mâm cúng phổ biến cúng ông Táo gồm: 1 con gà trống luộc, 1 đĩa xôi gấc (có thể thay bằng xôi lá cẩm, xôi đậu, xôi lá nếp), 1 đĩa giò lợn, 1 cái bánh chưng, 1 tô canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc), 1 đĩa rau xào thập cẩm, chả rán, thịt đông, 1 chén gạo, 1 chén muối, 1 con cá chép sống thả trong nước.

2. Gói bánh chưng

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dày có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dày hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng. Bánh chưng âm cho Mẹ, bánh dày dương cho Cha.

Bánh chưng bánh dày được coi là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Các gia đình thường gói bánh chưng từ những ngày 27, 28, 29 Tết. Cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng vừa trông vừa trò chuyện xuyên đêm. Đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp này.

3. Bày hoa Tết

Gia đình ngoài Bắc thường bày hoa đào, trong Nam chơi hoa mai, còn cây quất phổ biến ở mọi miền. Theo ngũ hành, hoa đào ngày tết là khởi nguồn tinh hoa của vạn vật, xua tan đi bách quỷ, mang lại sự ấm êm, no đủ cho con người. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho hy vọng, cũng tượng trưng cho sự giàu sang và phú quý. Chính vì thế gia đình nào cũng trang trí trong nhà một chậu mai với hy vọng sang năm mới sẽ phát tài phát lộc, gia đình êm ấm hạnh phúc. Một cây quất cảnh được coi là đẹp thì phải hội tụ đủ tứ quý bao gồm: dáng đẹp, quả đẹp, nụ hoa và lá lộc non xanh mơn mởn. Những cành quất nặng trĩu quả thể hiện cho một năm mới đủ đầy, làm ăn phát đạt.

4. Mâm ngũ quả

Vào ngày Tết, người Việt Nam thường bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên để mong ước một năm mới an khang thịnh vượng, tràn đầy may mắn. Bàn tiếp khách trong 3 ngày tết cũng thường được đặt mâm ngũ quả để tạo cảm giác lộc lá, xuân sắc cho năm mới.

Mâm ngũ quả sẽ có 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành: Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thuỷ (màu đen), Hoả (màu đỏ), Thổ (màu vàng).

Bên cạnh đó, “ngũ” còn tượng trưng những ước nguyện của gia chủ về một cuộc sống sung túc, viên mãn: Phúc (may mắn), Quý (Giàu có, sang trọng), Thọ (sống lâu), Khang (khoẻ mạnh), Ninh (bình yên).

5. Dọn nhà

Nhà cửa được dọn dẹp quanh năm, nhưng chỉ có dịp Tết người ta mới gọi là “tổng vệ sinh”. Khi cả gia đình được nghỉ Tết, mỗi người sẽ tự dọn dẹp phòng mình, rồi cùng dọn các phòng sinh hoạt chung. Lúc này, người đàn ông trong nhà sẽ lấy chổi to để quét mạng nhện trên trần, phụ nữ lau dọn dưới đất, con cái thì rửa cốc chén, bày biện hoa quả.

6. Tảo mộ

Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp, con cái trong gia đình tề tựu đông đủ cùng nhau đi thăm, quét dọn mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Về quê tảo mộ mỗi dịp xuân về đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội. Các dòng tộc lớn sẽ có ngày thăm mộ cụ thể nhưng thường thì các gia đình tự chọn ngày sao cho thuận tiện cho các thành viên trong nhà.

7. Cúng tất niên

Cúng tất niên là nghi lễ đánh dấu tổng kết một năm cũ và chuẩn bị qua một năm khác. Đây là phong tục tập quán của người dân Việt ta. Lễ cúng Tất niên tại gia thường được tiến hành vào chiều 30 Tết. Ngày nay, có những gia đình vì bận việc kinh doanh hay ở xa quê nên thường tổ chức lễ cúng vào các ngày trước đó, 29, 28,27 âm lịch.

Bữa tất niên là bữa cơm đoàn tụ, gắn kết mọi thành viên, các thế hệ trong gia đình với nhau. Bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn đưa năm cũ, dọn dẹp, sắm sửa đón năm mới, mời ông Công ông Táo về trần gian tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên mọi người trong gia đình sẽ sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và chào mừng năm mới.

8. Cúng giao thừa

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch được diễn ra vào đúng 12h đêm 30 (Âm lịch), lúc chuyển giao giữa hai năm cũ mới. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm: gà trống tơ luộc, bánh chưng (miền nam không có cũng được), xôi (gấc), trái cây, đèn nến, vàng mã, trầu cau, rượu, trà (rượu trước sau đến trà), một chiếc mũ chuồn mua của hàng mã để cúng tế vị thần, nhang đèn.

Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm: cỗ mặn cúng giao thừa: Bánh chưng, xôi, giò chả, gà luộc và các loại thức ăn khác đặc trưng của từng vùng miền; cỗ ngọt và cỗ chay bao gồm hương hoa, các loại bánh kẹo mứt ngọt đặc trưng của từng vùng miền và đèn nến.

9. Xông đất

Theo quan niệm truyền thống của người Á Đông thì ngày mùng 1 của năm sẽ có những ảnh hưởng lớn đến các ngày còn lại. Nếu ngày mùng 1 mọi chuyện suôn sẻ thì người ta tin rằng cả năm sẽ được an lành, nhiều điều may mắn, vạn sự như ý. Sau thời điểm giao thừa thì người nào bước vào nhà đầu tiên cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.

Trước đây, phong tục xông đất được thực hiện tự nhiên. Vậy nên có nhiều người vô tình xông đất đầu năm thấy áy náy mãi nếu gia đình đó làm ăn thất bát, gặp nhiều vận rủi. Ngày nay, gia chủ sẽ gặp thầy xem tuổi nào hợp thì sẽ nhắn trước mời người xông đất cho nhà mình. Người được mời xông đất sẽ được gia chủ sẽ dựa vào sức khoẻ, đức tài, sự thành đạt… để dự đoán vận hạn của gia đình mình trong năm.

10. Chúc tết và mừng tuổi

Vào sáng Mồng 1 Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại. Ở Việt Nam, mọi người cho tiền vào phong bao giấy hồng điều, trang trí vàng son bắt mắt, hay còn gọi là lì xì. Khi được tiền lì xì, trẻ sẽ vui cười và tiếng cười của trẻ có thể xua đuổi điều xấu. Vì vậy, mừng tuổi cũng có ý nghĩa cầu may, cầu phúc trong năm mới. Theo tục lệ ở một số địa phương, người nhỏ tuổi không mừng tuổi người lớn hơn, vừa không đúng ý nghĩa, vừa bị cho là “hỗn”. Nhưng tục mừng tuổi đã cởi mở hơn, con cái khi đã lập gia đình có thể mừng tuổi ông bà, cha mẹ để chúc sức khoẻ, bình an.

11. Đi chùa đầu năm

Đi lễ chùa lễ Phật đầu năm không chỉ đơn giản để ước nguyện, để mọi người tìm về với chốn tâm linh sau những tháng ngày vất vả mưu sinh, mong tìm được sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ. Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng nhiều vị tổ khác đã từng nói rằng, Phật tại tâm, mang hàm ý mỗi chúng sinh, mỗi con người đều vốn đã có cái Phật tính. Phật không phải ngoại cầu, mà tìm ở trong chính bản thân mình. Cho nên, đi lễ chùa chỉ là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người.


Minh Minh
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Dù Tết đã khác xưa, người Việt không bao giờ quên những truyền thống

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   674 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
  Trái tim mục tử không bao giờ đóng cửa | Vatican News
  Phỏng vấn Cha Paolo Benanti, thành viên Uỷ ban LHQ về Trí tuệ Nhân tạo | Vatican News
  Giáo huấn của các Giáo hoàng về việc bảo vệ ngôi nhà chung: Từ Phaolô VI đến Phanxicô | Marine Henriot
  Tại sao Đức Gioan Phaolô II khôi phục Thánh Catarina vào Lịch Phụng vụ | Cao Nguyên
  Những “tiêu chí” để phân định những cuộc hiện ra của Đức Mẹ là thật hay giả | Hồng Thuỷ
  Cô gái liên tục gặp may mắn nhờ món quà vô giá từ mẹ | Thư Hoà
  Sức mạnh đáng kinh ngạc của một Kinh Kính Mừng | Joseph Pronechen
  Lo lắng về con cái của bạn? Hãy cầu xin sự bảo vệ của Thánh Giuse | Mi Trầm
  Năm Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu vừa khai mạc | Mi Trầm
  Có chỗ ở quán trọ cho Chúa Hài Đồng trong thời đại của chúng ta không? | Theresa Civantos
  Câu chuyện cảm động về cậu bé mồ côi dựng cảnh Chúa Giáng Sinh với 2 em bé trong nôi | Mi Trầm
  12 lần chúng ta cùng cười với Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2022 | Cao Nguyên
  Ngôi nhà Thánh của Đức Maria ở Nazareth lại kết thúc ở Loreto, Ý thế nào? | Courtney Mares
  Tại sao ngón tay thứ tư của chúng ta là "ngón đeo nhẫn"? | Adriana Bello
  Biến những phán xét, chỉ trích thành chuyện đùa | Nguyễn Thị Bích Ngà
  Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể bao lâu sau khi chúng ta rước lễ? | Cao Nguyên
  Việc Giáo hoàng thánh hiến Nga và Ukraine là một hành động tối thượng về sự tin cậy vào Đức Mẹ | Cao Nguyên
  Ngũ phúc lâm môn | Bình An
  Bánh chưng và mùa Tết thơm hồn Việt | Nhật Minh
  Vật dụng mà Chúa Giêsu có thể có trong nhà: Bạn có chúng không? | TT
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@