Hạnh phúc gặp trên đường đi chứ không phải ở cuối đường.

Sol Gordon
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15483
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 24/01/2022 3:54:27 SA)
A  A  A
Nội hàm kính Thần sâu sắc trong tục lệ Tết Táo Quân

Người Việt thường gọi ông Công ông Táo là Táo Quân, Táo Thần, hay là Vương Táo. Trong các bài sớ cúng, Táo Thần có tên gọi đầy đủ là Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phước Thần Quân. Theo tiếng Hán, Đông Trù là chỉ chung cho tất cả các nhà bếp. Người Trung Quốc cũng rất xem trọng Vương Táo. Còn người ở Đài Loan thì tôn Ngài là một trong ba “Ân chủ”, là vị thần của nhà bếp.

Phong tục thờ phụng các vị thần này đã có từ rất lâu trong dân gian. Theo một số tài liệu, từ thời nhà Thương, tức là cách đây gần 4.000 năm, người Trung Quốc đã có tập quán thờ Táo thần. Đời Đông Hán (năm 20-206 SCN), ông Khổng An Quốc trong cuốn Cháu mười ba đời Khổng Tử, có viết: “Táo Thần có chức trách ghi chép công và tội của người trong nhà để tâu lên thiên đình, thờ phụng Ngài để có phước lành.” Như vậy, nhiệm vụ của Táo Thần rất quan trọng, ngoài việc quản lý về bếp núc tức là sự sung túc no đủ của con người, còn có thêm nhiệm vụ theo dõi việc thiện ác trong mỗi nhà nữa.

Ở Việt Nam, từ xa xưa, người dân đã thờ cúng ông Táo với hy vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ gìn bếp lửa, để gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, vậy nên để cho Vua Bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.

Nghi lễ thờ cúng Táo Quân mỗi nơi mỗi khác

Theo truyền thống, người Trung Quốc thờ Táo Quân trong mỗi gia đình trừ khi họ chuyển đến nhà mới. Sau đó, nếu gia chủ quyết định không thờ thần Bếp nữa, họ sẽ làm lễ tiễn ông đi. Tuy nhiên, hiếm có gia đình nào ngừng phong tục này nếu tổ tiên họ luôn thờ Táo Quân.

Người Trung Quốc tin rằng ông Táo khi về Trời sẽ cưỡi ngựa. Vì vậy trong lễ cúng Táo Quân, người ta thường đốt ngựa giấy, còn bày biện thêm đồ cúng là nước uống và cỏ khô để ngựa ăn uống trên đường. Cũng có nơi dùng những thức vừa ngọt vừa dẻo như là dưa hấu, kẹo mạch nha, kẹo kéo, bánh da lợn… trong cúng tế Táo Thần. Ngụ ý là để cho thức ăn còn dính vào miệng của ông Táo, khi Táo Thần về trời chỉ tâu những điều tốt lành “ngọt ngào” của người nhà thôi! Thế nên có câu “Ngật điềm điềm – Thuyết hảo thoại”, ý là ăn ngọt ngọt, nói việc tốt.

Ngày lễ của người Hoa cũng có chút khác biệt. Vẫn có câu nói rằng “Quan tam, dân tứ, đặng gia ngũ”. Ý là những nhà quan lại quyền quý cúng tiễn ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp theo Hoàng lịch (nay gọi là lịch Âm), bá tánh bình thường cúng tiễn ngày 24, còn “Đặng gia” là chỉ cho giới thượng lưu, cúng tiễn ông Táo vào ngày 25. Tuy nhiên ngày nay, đa phần lễ tiễn ông Táo được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp.

Tiệc tiễn ông Táo về Trời của người Việt cũng rất phong phú, nhưng điểm nhấn thú vị nhất nằm ở nghi lễ cúng cá chép. Tục thả cá chép được cho rằng xuất phát từ một số tỉnh thuộc miền Bắc nhưng nay đã thành phổ biến rộng rãi. Người xưa rất kỹ trong việc chọn cá để tiễn Táo Quân. Cá chép thường là cá chép sông, lựa con khoẻ mạnh, râu đỏ, kích thước cỡ vài đầu ngón. Khi làm lễ, cá chép sống được thả trong chậu nước để gần sát mâm lễ vật để Táo Quân “chứng giám”, sau đó mang thả vào ao hồ nào sạch sẽ ở gần đấy.

Người Việt quan niệm rằng, đúng vào 23 tháng Chạp là Táo Công sẽ cưỡi cá chép lên chầu Trời, và cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (tức là 12h trưa ngày 23 tháng Chạp) mới kịp về thiên đình.

Ngày nay vì không sẵn cá chép sông, nên đa phần người dân mua cá chép vàng về cúng rồi thả. Bởi vì nhiều ao hồ đã bị lấp hoặc ô nhiễm nặng, nên việc tìm được nơi thả sao cho cá có thể sống sót sau đó là một vấn đề.

Từ sự hời hợt đến biến dị

Nhiều người hiện đại không hiểu được ngọn nguồn ý nghĩa tâm linh trong việc thờ Táo Quân, do vậy nghi thức thả cá chép dần trở thành hình thức. Nhà nào cũng phải mua bằng được cá, để sau đó, vội vàng cúng bái rồi thả cho xong. Có người quăng cá, ném cả túi nilon có cá xuống nước, không biết Táo Quân về Trời bằng cách nào trong những túi nilon, không chỉ làm chết cá mà còn gây ô nhiễm môi trường. Ở thành phố lớn còn có thể gặp cảnh người thả cá xuống sông quá đông, cá mới thả còn mệt lờ đờ, tập trung lại thành đàn. Đầu này sông người thả cá, đầu kia đã có một nhóm khác chích điện bắt cá mang đi bán tiếp để quay vòng.

Không chỉ hời hợt hình thức trong tập tục thả cá chép, từ nhiều năm nay, ý tưởng ông Táo về Trời tâu báo chuyện thiện ác ghi chép tại nhân gian với Ngọc Hoàng thượng đế đã được đưa vào trong chương trình hài kịch Gặp nhau cuối năm hay còn gọi là Táo Quân, được phát sóng trên truyền hình vào tối ngày Tất niên. Trong chương trình Táo Quân, một số vấn đề xã hội mà công chúng quan tâm được đưa ra “mổ xẻ” với điệu bộ và ngôn ngữ hài kịch, châm biếm, cốt để mang lại tiếng cười cho khán giả. Các “ông Táo” phụ trách giao thông, giáo dục, y tế, điện nước, v.v. lần lượt vào chầu và báo cáo cho “Ngọc Hoàng”. Nếu lĩnh vực phụ do mình quản càng có nhiều vấn đề, các “Táo” xem ra càng lo lắng và khúm núm trên thiên đình.

Điều đáng nói là, truyền thống của người Việt đa phần đều có niềm tin vào nhân quả và kính ngưỡng Thần linh. Tuy nhiên, trong Táo Quân, các vị Thần tiên tại thiên giới lại được xây dựng theo hướng phàm trần hóa, dung tục và đầy dục vọng. Các “vị Thần”, do các nghệ sĩ nổi tiếng sắm vai, ăn nói theo phong cách “thời thượng”, tóc nhuộm xanh nhuộm đỏ, cũng mạt sát, thóa mạ nhau, tranh giành, xu nịnh đút lót, bụng dạ hẹp hòi, nhỏ nhen. “Ngọc Hoàng” vốn tôn nghiêm nhưng lại tít mắt cười khi thấy các cô gái ăn mặc hở hang.

Đành rằng, đây là một cách hình tượng hóa để châm biếm, chỉ trích những thói hư tật xấu trong đời thực, tuy nhiên việc đem Thần linh ra để làm phương tiện gây cười thì lại là một sự mạo phạm, báng bổ Thần thánh, hoàn toàn trái với ý tứ của người xưa.

Cổ nhân đối với lễ là trọng về tinh thần. Lễ là cốt lấy sự Kính làm gốc. Nếu Lễ mà không Kính, dẫu bề ngoài có giữ được đủ các lề lối, cho dù có thờ cúng mâm cao cỗ đầy thế nào đi nữa, thì ý nghĩa linh thiêng đã mất đi rồi. Chưa kể lại đem Thần linh ra làm trò tấu hài, thì hẳn nhiên phạm tội bất kính với Thần, vô cùng tạo nghiệp.

Nhìn lại nội hàm sâu sắc trong một tục lệ thiêng liêng của người xưa, để nhìn lại những sai trái của mình, từ bỏ những hành vi biến dị cải biến tập tục, sa đà vào hình thức mà quên đi tinh thần, cũng là tránh phạm phải tội nghiệp thêm nữa, ấy chính là cách tốt nhất để Táo Quân báo cáo lên Thượng hoàng về những sự thay đổi ở nhân gian.

Đình Vũ
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Nội hàm kính Thần sâu sắc trong tục lệ Tết Táo Quân

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   685 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
  Có nhiều “phép lạ” và sự hoán cải nhờ sự chuyển cầu của Chân phước Acutis | Vatican News
  "Chuyện bên lề" cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Singapore | Hồng Thuỷ
  "Chuyện bên lề" cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Đông Timor | Hồng Thuỷ
  "Chuyện bên lề" cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Papua New Guinea | Hồng Thuỷ
  "Chuyện bên lề" cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Indonesia | Hồng Thuỷ
  Khi đức tin là sự lan toả nhen lại tâm hồn chán nản | Vatican News
  Với bạo lực chính trị: Khẳng định phẩm giá của tất cả mọi người | Vatican News
  Đại hội Thánh Thể Hoa Kỳ, lời của Thánh Gioan Kim Khẩu, bảo vệ mọi sự sống | Andrea Tornielli
  Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ lần thứ 10 và những cảm nghiệm | Vatican News
  Đền thờ Đức Bà Cả - Bêlem của Roma | Vatican News
  5 cách Carlo Acutis có ảnh hưởng thiết yếu đối với trẻ em ngày nay | Cao Nguyên
  Trái tim mục tử không bao giờ đóng cửa | Vatican News
  Phỏng vấn Cha Paolo Benanti, thành viên Uỷ ban LHQ về Trí tuệ Nhân tạo | Vatican News
  Giáo huấn của các Giáo hoàng về việc bảo vệ ngôi nhà chung: Từ Phaolô VI đến Phanxicô | Marine Henriot
  Tại sao Đức Gioan Phaolô II khôi phục Thánh Catarina vào Lịch Phụng vụ | Cao Nguyên
  Những “tiêu chí” để phân định những cuộc hiện ra của Đức Mẹ là thật hay giả | Hồng Thuỷ
  Cô gái liên tục gặp may mắn nhờ món quà vô giá từ mẹ | Thư Hoà
  Sức mạnh đáng kinh ngạc của một Kinh Kính Mừng | Joseph Pronechen
  Lo lắng về con cái của bạn? Hãy cầu xin sự bảo vệ của Thánh Giuse | Mi Trầm
  Năm Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu vừa khai mạc | Mi Trầm
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ngày 11 tháng 11 năm Giáp Thìn
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2024
Cầu nguyện cho những người hành hương hy vọng
Chúng ta hãy cầu nguyện để Năm Thánh mở ra cho chúng ta sự tăng cường về đức tin, giúp chúng ta nhận biết Đức Kitô phục sinh ở giữa cuộc đời chúng ta, biến đổi chúng ta thành những người hành hương đầy hy vọng Kitô giáo.
For pilgrims of hope
In anticipation of the Church’s next jubilee, the faithful are asked to pray during the month of December that “the coming Church Jubilee Year 2025 strengthens us in our faith, helping us to recognize the risen Christ in the midst of our lives, transforming us into pilgrims of Christian hope.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@