Chúa yêu bạn. Ngài đã yêu bạn từ thuở ban sơ và Ngài sẽ yêu bạn cho đến ngày tận thế.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TÀI LIỆU » Đọc Sách
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 01/10/2011 12:00:00 SA)
A  A  A
Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (6)

Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi

Bài 6: Thời đại truyền giáo của người giáo dân

Bây giờ chúng ta hãy đề cập đến lời tự ngôn về sứ vụ truyền giáo, sự lựa chọn thứ hai của chúng ta: Cha J. Eyquem mang lấy nỗi lo âu về ơn cứu độ tha nhân trong tư cách đứa con xứng đáng của thánh Đa Minh. Chúng ta hãy đề cập đến vấn đề này dưới 3 góc cạnh: hứng khởi thuở ban đầu, tìm giải pháp và việc tiếp cận với tông đồ giáo dân.

1. Hứng khởi thuở ban đầu

1.1. Vào năm 1945, về sự thích nghi và tổ chức sứ vụ

Có một hứng khởi. Người tu sĩ trẻ Đa Minh vừa mới được truyền chức linh mục viết một bức thư vào tháng 9-1945 cùng ký tên với tu sĩ Louis-Marie Bouhier, gửi tới Tỉnh hội Tỉnh dòng Toulouse: về sự thích nghi và tổ chức tác vụ; ngày này là sự kiện đáng nhớ đối với Cha Eyquem. Tu sĩ P. Bouhier cũng như tu sĩ P. Jacques Loew đều là tập sinh cùng năm tại Toulouse và là sinh viên Đa Minh tại Saint-Maximin cùng thời với Cha Eyquem. Ước mong của Cha Eyquem là trở thành linh mục làm việc bên cạnh Cha Loew và trong ý hướng truyền giáo, được liên kết với thế giới lao động vô sản, chắc chắn đã được chuẩn bị trong những năm sống ẩn dật này.

1.2. Có thể liên lạc với nhiều người

Bức thư được viết trước đây vào tháng 9-1945 lặp lại một bức thư được viết vào tháng 5 nhắc lại: 

“... Khi chúng ta nói rằng tác vụ của chúng ta đã đánh mất mối liên lạc với dân chúng trong một số lớn trường hợp, và rằng điều làm cho chúng ta cảm kích, đó chính là sự vắng mặt của tổ chức mà tác vụ đó trình bày, chúng ta chỉ làm cho người ta trình bày tư tưởng của nhiều người. Người ta rao giảng ở đây; người ta giảng thuyết ở kia; cứ như thế. Mọi người đều có thể rao giảng bất cứ ở nơi đâu.

Tham gia vào các sứ vụ đặc biệt, điều gây ngạc nhiên đó là không có khả năng đào sâu một cái rãnh. Những tác vụ khác nhau không được dự liệu trước mang lại sự tương trợ lẫn nhau. Đối mặt với chúng ta, chống lại chúng ta, quân đội đầy sức mạnh, những sức mạnh thù địch của Kitô giáo, đang cố thực hiện sức phá hoại của nó. Chúng ta tiến hành một cuộc chiến của những tay đấu súng francs để chống lại chúng”.

1.3. ... Giúp con người sống vai trò Kitô hữu

Cha Eyquem vội vàng viết như sau:

“Trong một xã hội không thích hợp với việc thăng tiến đời sống Kitô giáo và đằng sau một thời đại của chủ nghĩa duy kỷ đã bị sự ác hoành hành đang cố lôi kéo đám đông dân chúng vào trong những hình thức đào tạo thù nghịch với Giáo lý Kitô, điều trở thành cần thiết là phải nghiêng về không chỉ là nỗi khổ đau tinh thần của tâm hồn, mà còn phải nghiêng về những gánh nặng của xã hội và những lỗ hổng kinh tế đang cầm giữ con người ở ngoài Giáo lý Kitô giáo.

Rất cần thiết là phải giúp con người sống làm Kitô hữu. Đám đông dân chúng sẽ nghe bằng một cái tai sao lãng những bài học của các nhà giảng thuyết nếu đám đông giữ cảm tưởng rằng những nhà giảng thuyết này không tố cáo đầy đủ cái chủ nghĩa anh hùng mà họ đòi hỏi các nhà giảng thuyết, và không làm gì để tạo nên quanh đám đông một bầu khí mang tính nhân văn hơn”.

2. Tìm kiếm các giải pháp

2.1. Phương pháp sư phạm của việc tiếp đón

Cha Eyquem cũng lo lắng về những giải pháp: những tư tưởng không thể đáp ứng đủ. Quan niệm này đánh mất cái nền tảng với các Nhóm Mân Côi. Đặc biệt cần phải đề cập tới việc xây dựng một khoa sư phạm về việc tiếp đón. Đoạn trích từ “Rosaire dans la Pastorale”, số ra tháng 1-1971, nói như sau:

“Khoa sư phạm của việc đón tiếp: bởi vì chỉ có một khoa sư phạm này, nên đối với phong trào nó không phải là một khoa dễ dàng làm cho người ta bỏ qua nhất.

Do đó, để cho người ta cầu nguyện chung với nhau mỗi tháng một lần tại tư gia, cần phải dạy cho người tín hữu giáo dân biết mở cánh cửa lòng mình ra. Việc đón tiếp người khác tại nhà mình, người ta sẽ thấy rõ những đồ đạc và dụng cụ mà mình có. Người ta sẽ biết là mình có sắp xếp ngăn nắp hay không. Người ta sẽ làm dơ bẩn sàn nhà của mình!

Điều đó giả thuyết là có một cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy cá nhân. Tại sao người ta lại gặp nhau cầu nguyện? Người ta cũng có thể cầu nguyện sốt sắng một mình cơ mà! Đón tiếp người khác tại nhà mình giả thiết rằng người ta không xử lý tốt những khó khăn rắc rối: cầu nguyện tại nhà thờ tốt hơn cơ mà, vì nhà thờ được xây lên để làm việc ấy mà! Cái chiêu bài đen tối để che dấu một sự từ chối, từ chối mở lòng mình ra đồng thời từ chối mở cửa nhà mình ra đón tiếp người khác. Điều đó cũng giả thiết rằng người ta sẽ nhận ra mọi người đều là anh em với nhau, và rằng do đó sẽ không có mối hận thù hay thương tổn nào có thể đi ngược lại với lòng tha thứ của Kitô giáo: tôi không muốn đón tiếp anh chị em khác tới nhà tôi cầu nguyện chung với nhau, vì tôi khó chịu với những việc như thế...”.

Câu trả lời có dấu hiệu khả quan và nhân ái cho vấn đề về sự vô tâm bằng sự cô lập chính mình cũng làm cho các Nhóm Mân Côi trở nên khác biệt với sự ganh đua ngay bây giờ cũng đang xảy ra với các nhóm tôn giáo khác không phải là công giáo mà người ta gọi là những phong trào tôn giáo mới hay là các giáo phái.

2.2. Ân sủng của ngôi nhà

Trước đó không lâu, tức là năm 1966, Cha nhấn mạnh lên những nền tảng của tất cả điều đó: “Đó là một ý tưởng rất quý giá đối với các Nhóm Mân Côi: nhà của một người Kitô hữu trở thành nhà cầu nguyện. Đó là lý do tại sao việc cầu nguyện chung mỗi lần một tháng có thể tìm thấy ở đó môi trường bình thường. Do đó, thật là nguy hiểm và xa lạc với Tin Mừng nếu tin rằng để cầu nguyện thì nhất thiết phải tập họp lại trong một nhà thờ.

Chắc chắn nhà thờ là nhà của Thiên Chúa trong số những nhà của con người. Và chính trong nhà thờ mà Dân Chúa, một cách ưu tiên, tập họp với nhau mỗi Chúa Nhật để cử hành Bí tích Thánh Thể.

Nhưng chính mỗi người Kitô hữu là một ngôi nhà của Thiên Chúa; họ là một công trình sống động, một viên đá sống động, nói theo kiểu Thánh Phêrô Tông đồ, một ngôi nhà Thiên Chúa ngự trị. Chúng ta nên nhớ rằng Chúa Giêsu nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23). Thánh Phaolô cũng nói: “Chính chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa hằng sống” (2 Cr 6,16).

Nhưng nếu chúng ta ở tất cả những nơi là những nơi sống động của Thiên Chúa, thì do đó ngôi nhà mà chúng ta đang sinh sống, và nếu chúng ta là giáo dân thì ngôi nhà của chúng ta cũng là một ngôi nhà của Thiên Chúa. Chính trong ngôi nhà chúng ta mà Thiên Chúa ban ân sủng cho chúng ta. Chính ở đó Thiên Chúa nói với chúng ta. Chính ở nơi đó, qua cuộc sống hoàn toàn thấm nhuần tinh thần Phúc Âm, những đầy tớ đích thực của Thiên Chúa đang thể hiện vai trò của mình. Chính ở trong ngôi nhà mình, chúng ta phải đi trước Thiên Chúa. Chính ở đó, những người bệnh tật hướng mắt nhìn lên Ngài, kêu xin Ngài cứu giúp họ, dâng những đau khổ của họ hợp cùng Chúa Giêsu trên thập giá để làm vinh danh Thiên Chúa Cha và để cứu độ các linh hồn. Chính ở trong ngôi nhà mình, người Kitô hữu sống trung thành với Bí tích Hôn Nhân.

Vì thế, với lý do đó, tất cả mọi ngôi nhà của các Kitô hữu đang sinh sống trong đó phải mang dấu ấn của Chúa Kitô một cách rõ ràng có thể thấy được: một tượng thánh giá có Chúa chịu nạn đặt ở nơi xứng đáng. Và cũng cần có hình ảnh của Đức Maria Trinh Nữ, Mẹ Chúa Giêsu, và đồng thời là khuôn mẫu của tất cả chúng ta và là Mẹ của chúng ta.

Nhờ vậy, chúng ta hiểu ra rằng chúng ta có thể say mê họp mặt cầu nguyện chung với nhau tại nhà riêng của một Kitô hữu. Đó là cách chúng ta khẳng định rằng Thiên Chúa luôn luôn hiện diện với chúng ta và rằng lề luật của Thiên Chúa phải thấm thuần vào tất cả mọi ngóc ngách của đời sống chúng ta. Các Nhóm Mân Côi làm chứng rằng Thiên Chúa của người Kitô hữu là một vị thần gần gũi, và rằng con người và tất cả mọi người đều là nhà, là gia đình của Thiên Chúa. Lời ngôn sứ này như thế được thực hiện do thánh Phaolô kể lại: “Ta sẽ sống giữa họ và Ta sẽ đi với họ, Ta sẽ là Thiên Chúa của họ và họ sẽ là dân của Ta” (Courrier des Responsables).

Lời cầu nguyện dâng lên Đức Trinh Nữ, được kể lại trước đây, đang còn vang lên với những lời tự ngôn này. Lời cầu nguyện đó xen lẫn vào những lời tự ngôn ấy trong những con tim để chúng toả sáng bằng một lời ca của những tâm hồn.

2.3. Khuôn mặt cụ thể của sự hiệp thông thiêng liêng

Ngôi nhà mình ở mang lại một chiều kích cụ thể cho sự hiệp thông thiêng liêng. Địa điểm, bầu khí mà nó gợi lên, liên quan đến mong muốn truyền giáo đối với những người nghèo khổ nhất và đối với những người vì rất nhiều lý do và thời gian, đã đánh mất khoảng cách với đời sống của Giáo Hội và đời sống đức tin của chúng ta.

Dần dần cộng đoàn huynh đệ trở thành một nơi hỗ trợ trong việc cầu nguyện và tình bạn hữu. Người ta hiểu rõ về những gì mà Lịch sinh hoạt Nhóm (Calendrier d’ Equipe) của chúng ta là dấu vết vật chất hằng ngày. Thánh Phaolô sẽ nói rằng chúng ta trở thành chi thể của nhau.

3. Sự gần gũi với tông đồ giáo dân

3.1. Củng cố sứ vụ truyền giáo

Sự tiếp cận gần gũi với tông đồ giáo dân liên quan đến việc củng cố sứ vụ loan báo Tin Mừng và với ý hướng thích ứng với gia sản của mỗi một người:

“Định hướng truyền giáo của các Nhóm Mân Côi giải thích con số những thiên hướng cụ thể liên quan đến những phương tiện đang được thực hiện; đã và đang còn phải đấu tranh không ngừng chống lại cám dỗ về cái tốt hơn và cái tốt nhất, nếu người ta không muốn vượt lên trên cái đầu của người nghèo. Một định hướng như thế cần thiết là phải đạt đến việc thiết lập một phong trào giáo dân. Bởi vì chính người giáo dân sống cùng với đám đông dân chúng hằng ngày” (Le Rosaire dans la Pastorale, tháng 1-1971).

3.2. Lãng quên tông đồ Kinh Mân Côi...

Còn có một câu trả lời cụ thể cho nhận xét giận dữ của Cha Eyquem vào năm 1945. Tuy nhiên, mối bận tâm truyền giáo này đã dẫn đưa cha một cách chính xác tới việc muốn bỏ tông đồ Kinh Mân Côi. Ngài nhắc lại điều đó trong một Hội nghị về Kinh Mân Côi vào ngày 12-3-1989:

“Tôi đã không chọn lựa là phải quan tâm đến Kinh Mân Côi. Chắc chắn là việc tôi dấn thân vào thời đại đối với Đức Trinh Nữ không phải là một bí mật đối với ai cả, nhưng là đối với thời đại mà Đức Maria là của chung cho nhiều người. Vào năm 1945, tôi chưa được 30 tuổi. Tôi đã học xong một năm trước đó. Nếu tôi đã yêu mến Đức Trinh Nữ Rất Thánh hết lòng, thì mối quan tâm trí thức của tôi đã phải thay đổi khác rồi.

Điều làm tôi hứng thú, đó là thế giới, một thế giới cần phải đưa đức tin vào đó. Trong nhiều năm trời, tôi đã theo học những khoá về “Kinh tế và Nhân bản” tại Arbresles gần Lyon. Cuốn sách nổi tiếng “Nước Pháp, đất nước truyền giáo ư?” đã ghi dấu ấn sâu sắc nơi tôi. Một khuôn mẫu ưu tư ngày hôm nay vẫn còn lưu giữ trong tôi.

Vì thế chẳng có gì gây ngạc nhiên cả, vào năm 1951 (thực tế là tháng 11-1950) tôi đã xin Cha Giám tỉnh Nicolas cho tôi thôi giữ chức vụ đặc trách Kinh Mân Côi mà tôi đã nhận trước đó để tham gia vào sứ vụ thợ thuyền của Cha Loew tại Marseille (người ta biết rằng cha đã bắt đầu sống đời tu trì với tu sĩ Loew từ năm 1935 và cho đến khi các ngài chịu chức linh mục vào năm 1942, họ đã học chung thần học với nhau). Tôi muối là một linh mục thợ. Nhưng thời gian đó khó khăn quá. Việc cho phép của Cha Giám tỉnh thôi thì không đủ, nếu không có hợp đồng về sứ vụ truyền giáo cho thợ thuyền. Cần phải có phép của Bề trên Tổng quyền - người đã từ chối không cho phép tôi tham gia sứ vụ này”.

Tuy nhiên vào năm 1953, Cha phải đảm nhận lại chức vụ đặc trách tông đồ Kinh Mân Côi tại Toulouse, nơi Cha sẽ nâng cao mối bận tâm truyền giáo và người nghèo lên. Kinh Mân Côi cũng được coi như là phương tiện truyền giáo đối với Cha Eyquem, trong khi đó Cha không còn muốn đặc trách về Kinh Mân Côi nữa...

Còn tiếp...

F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (6)

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   179 tin bài trong TÀI LIỆU » Đọc Sách
  Vatican II đã trở lại trong các bản tin, đặt ra câu hỏi: Vatican I là gì? | Cao Nguyên
  Diễn văn: “Đế chế tà ác” – Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan | Minh Nhật biên tập
  Tết của mẹ | Thanh Phong
  Gặp gỡ Sandra Sabattini, một thiếu nữ 22 tuổi mới được phong chân phước | Cao Nguyên tổng hơp
  Kinh Mân Côi là sự sùng kính với cả Trái tim, Trí óc và Thân thể | Susan Klemond
  Tòa thánh báo cáo về cuộc đàm phán giữa Taliban để ngăn chặn thảm họa nhân đạo | Cao Nguyên dịch
  Tam Nhật Thánh: Tìm thấy các biểu tượng của 7 Bí tích trong Kinh Lạy Cha | Julia Kang - Cao Nguyên dịch
  Phép lạ của Thánh Giuse về chiếc máy bay gãy đôi nhưng không thiệt hại nhân mạng | Mi Trầm
  Đấng đáng kính TGM Fulton Sheen viết về Thánh Giuse | Cao Nguyên
  Sách mới về ĐTC Phanxicô: “Thiên Chúa và thế giới sẽ đến” | Ngọc Yến
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (11) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (10) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (9) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (8) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (7) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (5) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (4) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (3) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (2) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (1) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@