"Nhà tù tệ hại nhất đó là con tim khép kín - The worst prison would be a closed heart"

ĐGH Gioan Phaolô II
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
NĂM ĐỨC TIN
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 26/10/2015 8:33:38 CH)
A  A  A
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 49: Đạo đức truyền thông
Phần III: ĐỜI SỐNG MỚI TRONG ĐỨC KITÔ

Bài 49. ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THÔNG


“Tôn trọng sự thật và truyền thông cách trung thực là những mệnh lệnh lớn nhất đối với báo chí”. Đây là nguyên tắc đầu tiên được xác định trong Luật báo chí của Đức quốc. Huấn thị mục vụ của Toà Thánh về các phương tiện truyền thông xã hội còn trình bày bao quát hơn: “Mọi việc truyền thông phải tuân theo những đòi hỏi thiết yếu, là chân thành, liêm chính, và trung thực” (Communio et progressio, viết tắt CP, số 17).

Thế nhưng những yêu cầu này về truyền thông đã được thực hiện ra sao? Giới giáo sĩ thường có cái nhìn tiêu cực về ngành truyền thông. Dân gian vẫn nói “Nhà báo nói láo ăn tiền”, câu nói đó cũng diễn tả kinh nghiệm tiêu cực nói chung của người dân với báo chí, và nhận xét này đã có từ lâu trước khi xuất hiện những phương tiện truyền thông hiện đại. Càng hiện đại về phương tiện, xem ra ngành truyền thông lại càng xa rời những chuẩn mực đạo đức, nhất là trình bày toàn những chuyện tiêu cực về Hội Thánh Công giáo, chẳng trách người ta có cái nhìn nghi ngại về truyền thông.

Dĩ nhiên, nếu đọc những tài liệu của Hội Thánh về truyền thông, người ta phải ngạc nhiên vì cung giọng hết sức tích cực. Với Đức Piô XII, Hội Thánh coi những phương tiện truyền thông là “quà tặng của Chúa” (CP 2) vì những phương tiện đó đem đến những điều thiết yếu cho con người, tức là sự hiệp thông và trao đổi: “Các phương tiện truyền thông xã hội làm gia tăng những tiếp xúc trong xã hội và đào sâu ý thức xã hội… Phương tiện truyền thông có thể góp phần rất lớn vào sự hiệp nhất nhân loại” (CP 8-9). Thế giới của chúng ta ngày càng trở thành một mạng truyền thông vĩ đại; các phương tiện truyền thông quy tụ mọi người khắp thế giới lại, như thể “ngồi quanh bàn tròn” (CP 19). “Do đó, các phương tiện truyền thông cung cấp một số phương thế hữu hiệu nhất để vun trồng tình bác ái giữa con người với nhau, vốn là nguyên do và cách diễn tả tình hiệp thông” (CP 12). Phải chăng bức tranh trên quá lạc quan, toàn mầu hồng?

Trên khắp thế giới, Hội Thánh sẵn sàng hợp tác với các ngành truyền thông ngoài đời cũng như sử dụng những phương tiện truyền thông để đến với mọi người. Vì thế cần có cái nhìn phê phán để nhận ra những mối nguy hiểm mới trong thời đại truyền thông hiện đại. Đó là mối nguy của cơn cám dỗ tìm cách “thu hút quần chúng” (CP 21); đang khi đó người tiêu thụ lại quá thụ động, “thiếu cảnh giác đối với những thông tin và hình ảnh được phổ biến” (GLHTCG, số 2496); tốc độ quá nhanh của truyền thông khiến người ta ít có thời giờ để suy gẫm và kiếm tìm sự thật; khuynh hướng giảm thiểu những sự thật phức tạp thành khẩu hiệu “mì ăn liền”; sự vội vã tung tin nóng để hút khách (CP 36-40).

Dù khó khăn đến đâu, các ngành truyền thông vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức căn bản, là sự tôn trọng phẩm giá con người, quan tâm đến công ích, bảo vệ con người khỏi sự thao túng và lạm dụng quyền lực. Do đó Hội Thánh mời gọi người tiếp nhận thông tin nên “giữ điều độ và kỷ luật đối với các phương tiện truyền thông đại chúng, phải tạo cho mình một lương tâm sáng suốt và ngay thẳng, nhờ đó có thể chống lại những ảnh hưởng thiếu lương thiện cách dễ dàng hơn” (số 2496). Đối với những người phổ biến thông tin, phải ý thức về “nghĩa vụ phục vụ chân lý và không được xúc phạm đến đức ái. Họ phải cố gắng để vừa tôn trọng bản chất các sự kiện, vừa tôn trọng những giới hạn trong việc phê phán các nhân vị. Họ phải tránh phỉ báng” (số 2497).
 
ĐHY Christoph Schönborn

Nguồn: WHĐ

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 49: Đạo đức truyền thông

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   361 tin bài trong NĂM ĐỨC TIN
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 52: Khát vọng của tâm hồn
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 51: Đừng tham lam
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 50: Nghệ thuật, chân lý và cái đẹp
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 48: Sự trung thực
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 47: Trách nhiệm đối với tạo thành
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 46: Trộm cắp
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 45: Điều răn thứ bảy
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 44: Mở ra với sự sống
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 43: Điều răn thứ sáu
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 42: Chiến tranh và hoà bình
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 41: Án tử hình
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 40: Bảo vệ sự sống
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 39: Ngươi không được giết người
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 38: Giáo hội và Nhà nước
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 37: Quyền bính trong xã hội dân sự
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 36: Gia đình
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 35: Hãy thờ kính cha mẹ
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 34: Giữ ngày Thánh, Ngày của Chúa
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 33: Danh Chúa là Thánh
  Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần III - Bài 32: Ngươi không được làm cho mình bất cứ hình tượng nào về Thiên Chúa
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@