Chỉ có vài năm ít ỏi trong cuộc đời này chúng ta được ban cho đặc ân phục vụ nhau và phục vụ Chúa. Chúng ta sẽ có thiên đàng mãi mãi, nhưng chỉ có khoảng thời gian ngắn ngủi ở đây để phục vụ, vì thế đừng bỏ phí cơ hội.

Sadhu Sundar Singh (1889-1933)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15953
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Đất nước - Con người
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 09/11/2020 10:48:44 CH)
A  A  A
Chu Văn An, bậc thầy muôn đời
Chu Văn An, "bậc thầy của muôn đời"

Chu Văn An được suy tôn là “bậc thầy của muôn đời”. Người duy nhất được thờ trong Văn Miếu cùng với Khổng Tử. Ông là người có công truyền bá Nho giáo và được vinh danh là “ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.

Ông đỗ tiến sỹ nhưng không làm quan mà mở trường học ở quê nhà. Ông nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, không cầu danh lợi, danh tiếng truyền xa, học trò theo học rất đông, lúc đông nhất lên đến trên 3.000 trò. Nhà vua mời ông làm quan Tư nghiệp Quốc tử giám (chức vụ gần giống Hiệu trưởng Đại học Quốc gia hiện nay)

Chu Văn An là thầy dạy của hai vị hoàng tử mà sau này đều trở thành vua là Trần Hiến Tông và Trần Dụ Tông. Ông làm quan Tư nghiệp Quốc tử giám trải ba triều: Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông. Nhưng vua Dụ Tông sau khi lên ngôi thì phóng túng hưởng thụ, nghe lời xúc xiểm của nịnh thần, triều đình trở nên thối nát, chính sự rối ren. Chu Văn An đã nhiều lần can gián vua và cũng là học trò của mình, ông dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần mà sử sách gọi là “Thất trảm sớ”

Khi vua không nghe theo, ông từ quan về quê mở trường dạy học ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là Thanh Trì, Hà Nội. Chu Văn An luôn đối xử bình đẳng và công bằng với các lứa học trò từ vương tôn công tử đến các học trò nhà nông nghèo, ai cũng được đối xử như nhau. Ông tuy khoan dung nhưng lại rất nghiêm nghị và cương trực. Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm thầy vẫn phải khép nép giữ gìn đúng lễ nghĩa, phép tắc thầy trò, và nếu có điều gì chưa đúng phép, thầy vẫn nghiêm khắc dạy bảo. 

Một lần Phạm Sư Mạnh làm quan tương đương chức Tể tướng về thăm thầy, đúng phiên chợ đông đúc, tắc đường. Thế là quân lính gọi loa, khua roi dẹp đường huyên náo, ầm ĩ. Chu Văn An biết chuyện nên lúc Phạm Sư Mạnh vào nhà, ông chỉ thẳng vào mặt và trách mắng rằng: “Về thăm thầy mà làm náo động cả bàn dân thiên hạ thì ta còn mặt mũi nào mà nhìn mọi người?”

Nói rồi, ông phủi áo đi vào nhà trong. Tể tướng Phạm Sư Mạnh vừa sợ, vừa ân hận, cứ quỳ gối bên giường mãi, chờ đến khi thầy nguôi giận tha lỗi, rồi mới dám ra về.

Chu Văn An được tôn là Vạn thế sư biểu (bậc thầy của muôn đời). Trần Nguyên Đán đã đánh giá về những đóng góp của thầy như sau: “Nhờ có Chu Văn An mà ‘bể học xoay làn sóng, phong tục trở lại thuần hậu’ “.

Sử thần Ngô Sĩ Liên, trong “Đại việt sử ký toàn thư”, ông viết:

“Bao nho giả nước ta… những kẻ chỉ ưa công danh phú quý, ăn lộc giữ mình. Hèn cúi trước cửa quyền, cấm chưa thấy người nào chỉ vì dân lo đức để dân được nhờ như Chu Văn Trinh ở đời Trần.

Văn Trinh công thờ vua thì nói thẳng trước mặt, việc xuất hay xử đều có lý lẽ, rèn đúc nhân tài thành công khanh cao thượng tiết tháo khiến thiên tử không bắt nổi làm tôi. Nét mặt nghiêm nghị mà đạo làm thầy được tôn, lời nói nghiêm nghị mà kẻ nịnh phải sợ. Đáng là bậc tôn sư của nhà nho nước Nam ta, mà được tòng tự tại Văn Miếu là xứng đáng”.

 

An Nam
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Chu Văn An, bậc thầy muôn đời

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   509 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Đất nước - Con người
  ĐTC Lêô XIV: “Tôi đã phải từ bỏ nhiều thứ, nhưng sẽ không từ bỏ việc là một tu sĩ Augustinô" | Vatican News
  ĐHY Tagle trả lời phỏng vấn về cuộc bầu chọn Đức Thánh Cha Lêô XIV | Vatican News
  Thời đại của Đức Giáo hoàng Lêô XIII và thời đại chúng ta | Vatican News
  Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo hoàng Lêô XIV | Vatican News
  Ảnh chính thức của Đức Giáo hoàng Lêô XIV | Vatican News
  Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica | Vatican News
  Từ Đức Phanxicô đến Đức Lêô XIV, một Chúa Thánh Thần luôn bất ngờ và mới mẻ | Lm. Giuse Cao Gia An, SJ
  Ký ức của Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo hoàng Phanxicô | Vatican News
  Huấn quyền truyền giáo của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô | Vatican News
  Cho đến phút cuối, Đức cố Giáo hoàng Phanxicô vẫn gửi thư cho các lãnh đạo Nam Sudan thúc giục hoà bình | Vatican News
  Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Chúa đã bắt đầu. Chúa đã gọi tôi. Chúa ở cùng tôi | Vatican News
  Đức cố Giáo hoàng Phanxicô tin với lòng thương xót án tử hình sẽ chấm dứt | Vatican News
  Đức Giáo hoàng và bức ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani, tình yêu của người con dành cho Mẹ | Isabella Piro
  ROGITO - Bản tóm tắt tiểu sử của Đức Thánh Cha Phanxicô được đặt trong linh cữu | Vatican News
  Đức Thánh Cha Phanxicô và bức hoạ còn dang dở | Phượng Hoàng, SJ
  Ân sủng Phục Sinh, một sự trở về Thiên đàng trong sự quan phòng của Thiên Chúa | Vatican News
  Đức Giáo hoàng Phanxicô: Chứng tá về ơn gọi làm người | Khắc Bá SJ
  6 năm cuối triều đại Giáo hoàng Phanxicô: Người lữ hành cao tuổi mang những lo âu của thế giới | Vatican News
  Ngôi mộ của ĐTC Phanxicô nói lên cuộc đời ngài | Vatican News
  ĐTC Phanxicô, người con của Công đồng Vatican II | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 7-2025
Cầu cho việc hình thành khả năng phân định.
Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta có thể học lại cách phân định, biết cách lựa chọn con đường sống và từ chối mọi thứ khiến chúng ta xa rời Chúa Kitô và Tin Mừng.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@