Hãy trở nên khôn ngoan, đây là điều ưu tiên hàng đầu.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15072
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
PHỤNG VỤ
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 08/02/2012 12:00:00 SA)
A  A  A
Kontum - một địa danh mang tính dân tộc và tôn giáo

KONTUM - MỘT ĐỊA DANH
MANG TÍNH DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

KONTUM hôm nay vẫn còn sống và mãi mãi tồn tại. Nó có một chỗ đứng trong dòng thời gian lịch sử và trong lòng mọi người đang sống trên vùng đất đượm tình người, và biết bao hy sinh của các vị thừa sai ngoại quốc cũng như Việt Nam đã dày công xây đắp. Đến nay đã hơn 150 năm kể từ ngày đoàn truyền giáo đặt chân đến đây vào năm 1851 tại Plei Rơhai (Tân Hương ngày nay), một Trung tâm Truyền giáo cho người Bahnar-Rơngao. Khởi đầu, địa danh KONTUM nhỏ bé tựa như hạt cải, nhưng khi nó mọc lên, lớn dần, chim trời có thể đến nương náu được. Tuy nhiên, để tìm hiểu sự hình thành địa danh KONTUM và đâu là những yếu tố cấu tạo để nó chiếm lĩnh mọi mặt trên cả vùng Tây Nguyên này mãi cho đến ngày nay không phải là một việc dễ làm! Chúng tôi xin trình bày KONTUM - MỘT ĐỊA DANH MANG TÍNH DÂN TỘC và TÔN GIÁO dưới những khía cạnh sau đây theo một số sử liệu ít ỏi và có giới hạn.

I.   Diễn biến toàn vùng trước khi hình thành địa danh "KONTUM".

II. Tên và ý nghĩa địa danh buôn làng trên vùng dân tộc nói chung và địa danh "KONTUM" nói riêng.

III. Yếu tố cấu tạo làm cho địa danh "KONTUM" trở nên quan trong toàn vùng.

I.  DIỄN BIẾN TOÀN VÙNG TRƯỚC KHI HÌNH THÀNH ĐỊA DANH "KONTUM"

Địa danh KONTUM không xuất hiện từ xa xưa trên vùng người dân tộc Tây Nguyên này, như địa danh AYONAPAR của người Jrai, hoặc như TÂY SƠN, hay KON KƠXÂM hoặc như địa danh RƠHAI... Nhưng nó mới manh nha vào giữa thập niên 50 của thế kỷ XIX và dần dần giữ vai trò trọng yếu trong các thập niên kế tiếp, nhất là vào đầu thế kỷ XX vừa qua. Vậy, để hiểu rõ lý do nào địa danh KONTUM nhỏ bé chiếm giữ được vai trò chủ đạo so với các địa danh lâu đời khác, thiết nghĩ chúng ta cần nhìn lại tình hình toàn vùng Tây Nguyên trước khi địa danh KONTUM thai nghén và chào đời.

1. Tình hình Tây Nguyên vào thời nam tiến: vua Lê Thánh Tông

Tây Nguyên là vùng đất có một số cư dân dân tộc ít người cư trú và sinh sống. Từ xa xưa, vùng đất này là chỗ giao lưu chủng tộc hơn 10 dân tộc thuộc 2 dòng ngôn ngữ Nam Á (Môn-Khơme) và Nam Đảo (Malayô-Polymêdien). Nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme là Bahnar, Sơđăng, Kơho, M’nông… và nhóm thứ hai Nam Đảo là Jrai, Êđê... Có lúc các bộ tộc này xung đột nhau găy gắt, cũng có khi hoà hoãn cùng nhau chống ngoại xâm.

a. Vào năm Canh Thìn (1470)[1], vua Chiêm Thành là Trà Toàn đem quân đánh phá Hoá Châu. Vua Lê Thánh Tông cử đại quân chinh phạt Chiêm Thành, chiến thắng đến tận sông Phan Rang, lấy phần đất chiếm được sát nhập và lập ra Thừa Tuyên thứ 13 gọi là Quảng Nam Thừa Tuyên, gồm 6 phủ : Thăng Ba (nay là Quảng Nam), Tư Ngãi (Quảng Ngãi), Hoài Nhơn (Qui Nhơn), Phú An (Phú Yên), Thái Ninh (Khánh Hoà), Hoà Thuận (Phan Rang), đặt dưới quyền cai trị của ông Phạm Nhữ Tăng. Phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn.  Phù Ly đóng tại thành Đồ Bàn[2].

Trong lần chinh phạt này, vào năm 1471, khi vua Lê đánh Đồ Bàn, Vua Chiêm là Trà Toàn bị bắt, em là Trà Toại trốn lên Thượng Nguyên châu liên lạc với các tướng Sandak Tamrac lo việc kháng chiến. Nhưng lực lượng này còn khá mạnh ở Tây Biên và Nam Biên Vijaya. Đa Thuỷ cai trị đất Đại Chiêm (Quảng Nam) kiêm lĩnh luôn Vijaya (Bình Định) tạo thế mạnh vùng biên giới, rồi rút quân về[3]. Tuy nhiên, nhà vua mất nhiều công sức để khuất phục dân khí Vijaya.

Từ năm 1570-1611, chúa Tiên Nguyễn Hoàng áp đảo quân Chiêm. Mãi đến năm 1611, chúa Tiên Nguyễn Hoàng mới mở đất vào đến Phú Yên, thực sự dàn trải lực lượng người Việt đến biên giới Đá Bia - Đại Lãnh[4].

Năm 1629, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên sai quan phó tướng Nguyễn Phúc Vinh vào đánh dẹp trừ loạn Văn Phong, đắp thành lập dinh Trấn Biên[5] đến giữ vùng đất phía nam và phía tây. Do đó, trong thời kỳ này, Chúa Nguyễn chưa tây tiến chiếm vùng Tây Nguyên ngày nay.

b. Người Chiêm Thành có liên hệ với những dân tộc vùng núi, nhất là vùng J’rai, như vừa trình bày. Họ gọi các bộ tộc miền núi này là Kiratas tức là người Thượng[6].

Nhà Nguyễn Gia Miêu gọi Tây Sơn là Sơn Man, như trong câu:

"Dưng can kỳ thề bốn mặt cổng Tần,

  Thừa thuở Sơn Nam thất thế[7].

Cũng vào đời Nguyễn Gia Miêu, có các phủ Trấn Man, Trấn Ninh, Trấn Biên, Trấn Định, Lạc Biên, 9 châu thuộc Cam Lộ[8].

Khi còn là Long Nhương tướng quân đem binh diệt họ Trịnh, tiếp xúc với các nhân vật Bắc  Hà, Nguyễn Huệ thường tự xưng bằng danh hiệu Hang Núi, như câu:

"Hang Núi tự ngàn dặm đem quân đến đây".

Tên để chỉ những thổ dân miền núi Tây Nguyên thường là Mọi, Kha. Từ  "Mọi", "Kha" cũng khá quen dùng trong dân gian, ngay cả trong văn kiện của thực dân Pháp vào đầu thế kỷ XX[9].

2. Tên gọi theo bộ tộc

 Ngoài những tên gọi tổng quát: Thượng Nguyên châu, Trấn Man, Kiritas, Sơn Man, Hang Núi, Rợ-Man, Rợ-Mọi[10]…, chúng ta cũng gặp được những danh xưng chỉ  từng dân tộc một trên vùng Tây Nguyên.

a. Để gọi người dân tộc Sơđăng, thời Gia Long, Minh Mạng gọi họ là người Vách Đá. Nhưng cũng nhiều lúc danh xưng này cũng ám chỉ các dân tộc thiểu số vùng Trường Sơn.

Người Sơđăng thường hay quấy nhiễu, Lê Văn Duyệt cho người tìm hiểu và biết được chỉ vì Lê Quốc Huy gây tội ác cho người Vách Đá. Ông cho chặt đầu Huy để phủ dụ người Vách Đá[11].

b. Vào thời kỳ Tây Sơn, người Bahnar vùng Tây Sơn Thượng (An Khê ngày nay) được gọi là Bahnar Bơnâm (Bahnar vùng dưới)[12]; dân tộc Bahnar vùng Kontum ngày nay được gọi là Rơngao.

c. Người J’rai có một cơ chế xã hội đặc biệt[13], nhất là vùng Ayonapar có vua Lửa, vua Nước. Chúng ta gọi là cơ chế Pơtao (vua). Để hiểu rõ hơn, chúng ta đi sâu hơn về cư dân ít người này:

   + Người J’rai (vùng Pleiku ngày nay) được gọi là người Hơdrung. Núi này ngày nay gọi là Hàm Rồng, nằm về phía nam thành phố Pleiku ngày nay 10 cây số.

   + Riêng người J’rai vùng Plei Kly (Phú Nhơn huyện Chư Sê) và Ayunpa ngày nay, xưa kia được gọi như thế nào?.

·     Truy tầm địa danh xa xưa của người J’rai vào thế kỷ XVII dựa trên bản Hiến chương của người Campuchia tại đền ở Sambốc (Campuchia). Người Campuchia gọi vùng đất của vua Lửa và vua Nước là AYONAPAR (chỉ vùng đất của 2 con sông lớn tạo nên là Ayun và Apar mà nay thường gọi là sông Ba, đổ ra biển phía Phú Yên), nhưng thực chất nó bao hàm cả vùng đất triền phía Tây đến lãnh thổ Campuchia[14].

·   Từ thế kỷ XVI, mối quan hệ chính trị giữa vùng đất này với các triều đình phong kiến đã xuất hiện, dù lỏng lẻo, mập mờ. Trong Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ[15] có nói đến 6 Bộ và những công sở của Kinh Thành. Những tờ trình về mối bang giao với Trung Quốc, với các thuộc cốc như Vạn Tượng, Nam Tưởng, Cao Man, Thuỷ Xá và Hoả Xá, Xiêm, Miến Điện thì có khá nhiều. Thay vì dùng địa danh chỉ vùng đất, người ta cũng dùng tên của các vua người J’rai để chỉ vùng lãnh địa chiếm cứ của vua Lửa, vua Nước và lãnh thổ của hai vị vua này ở Nam Bàn[16].

·   Theo Hoàng Việt Địa Dư Chí, quyển I từ trang 12A đến 13A[17], vùng đất vua Lửa và vua Nước, hoặc các mối bang giao được ghi nhận rõ ràng và tương đối chi tiết, như nói đến những trao đổi tặng phẩm giữa Triều đình Huế,  nhất là vua Minh Mạng với hai vị vua này. Nhà vua "đã ban cho tên họ và chiếu sắc đã viết thẳng ra là Quốc Trưởng nước Thuỷ Xá cùng truyền cho Bộ Lễ rằng từ nay về sau nước ấy có dâng cống thì trong tờ biểu văn cũng viết là Quốc trưởng cho đúng danh xưng"[18].

·   Nhưng vào cuối thế kỷ XIX, trước khi thực dân Pháp sang, theo ông Đặng Nghiêm Vạn và tập thể giáo sư cho rằng vùng đất Ayonapar được gọi hẹp lại bằng tên Cheoreo do hai anh em ông "Chu và Chreo bắt đầu tổ chức được một liên minh các làng Chor với một bộ máy hành chính thường xuyên tương ứng với đơn vị cao hơn làng"[19].

II. TÊN VÀ Ý NGHĨA ĐỊA DANH NƠI NGƯỜI DÂN TỘC

Học hỏi địa danh nhất là tại vùng dân tộc lại không tìm hiểu một vài nền tảng và ý nghĩa việc đặt tên làng vẫn chưa đầy đủ. Chúng tôi xin chuyển qua vấn đề đặt tên và ý nghĩa địa danh, trước khi đi sâu hơn yếu tố nào địa danh KONTUM có một chỗ đứng cho đến những năm gần đây.  

Thật vậy, đối với người dân tộc Tây Nguyên, việc đặt tên làng rất quan trọng, vì nó nối kết với thế giới yang, hồn; nói cách khác với thế giới "iôn tâu" (bên kia) như người Rơngao thường nói. Chúng ta điểm qua một số nền tảng, tiêu chuẩn đặt tên buôn làng trước khi chúng ta đi sâu vào sự hình thành địa danh KONTUM.

A. Nền tảng việc đặt tên - ý nghĩa của địa danh buôn làng nơi người dân tộc nói riêng

1. Những nguyên tắc, nền tảng để đặt tên buôn làng

Đối với người Kinh, thường thường chúng ta dựa trên ý niệm về cái đẹp, cái đức, cái phong nhiêu... nói chung là một ý niệm trừu tượng, một ước mơ hoặc danh xưng của một nhân vật có công để đặt tên cho làng: Tân Hương (nơi sinh sống mới); Phương Nghĩa (nơi, quê hương có lòng nhân ái; Phương Hoà (nơi đoàn kết thuận ý nhau), Phương Quý, Phú Bổn... Trái lại, người dân tộc cư dân tại Tây Nguyên không có từ trừu tượng siêu hình, mà họ quan tâm đặc biệt những vật thể hoặc con người gắn chặt với cuộc sống cụ thể như đồ vật, đất đá, sông suối ao hồ, núi rừng núi... bao quanh họ để đặt tên cho buôn làng thân yêu của họ. Nhưng tất cả có một yếu tố căn bản là mối tương quan với thế giới bên kia, với yang.

Để hiểu phần nào về vấn đề nối kết giữa thế giới này với thế giới bên kia, chúng tôi xin ghi lại vài đoạn của linh mục J. Kemlin trong cuốn “Les songes et leur interprétation" chez les Reungao,  Hà Nội năm 1910, tr. 17 như sau:

"Iôn kô" hay "iôn tau" là "từ bên này" cũng như "từ bên kia" mà chính hồn thấy, và hành động trực tiếp hoặc gián tiếp qua thân xác. Như vậy, có những lý do để tin vào hiện thực

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Kontum - một địa danh mang tính dân tộc và tôn giáo

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   190 tin bài trong PHỤNG VỤ
  Lịch Phụng vụ tháng 3-2014 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 1-2014 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 11-2013 | Lm. An Phong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 10-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 9-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 8-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 7-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 6-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 5-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 4-2013 | Lm. Aphong Trần Đức Phương
  Có đọc tên Giám mục danh dự (emeritus, nghỉ hưu) trong Kinh nguyện Thánh Thể không? | Nguyễn Trọng Đa
  Lịch Phụng vụ tháng 3-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 2-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 1-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 12-2012 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 11-2012 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 10-2012 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Hôn khi chúc bình an | Cao Nguyên
  Lịch Phụng vụ tháng 9-2012 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Các lễ cử hành cuộc đời Đức Mẹ | Linh Tiến Khải
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 3-2024
Cầu nguyện cho những vị tử đạo mới
Chúng ta hãy cầu nguyện để những ai có nguy cơ phải mất mạng sống vì Tin Mừng tại các nơi khác nhau trên thế giới, làm giàu cho Giáo Hội bởi lòng dũng cảm và sự nhiệt thành truyền giáo của họ.
For new martyrs
Pope Francis urges the faithful to pray during March for “those who risk their lives for the Gospel in various parts of the world.”
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@