Một người bạn vui vẻ giống như một ngày đầy nắng lan toã ánh sáng rạng rỡ khắp xung quanh.

John Lubcock (1834-1913)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 22/11/2010 12:00:00 SA)
A  A  A
Bài giảng của Đức cha Giuse Võ Đức Minh: "Giáo hội Việt Nam và sứ vụ loan báo Tin Mừng"
– Kn 3,1-9: Chúa chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.

– 2 Cr 4,7-15: Chúng tôi luôn mang trong thân xác mình sự chết của Đức Kitô.

– Ga 12,24-26: Nếu hạt lúa miến chết đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt.

Kính thưa Cộng đoàn phụng vụ,

Bài Phúc Âm của lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay (Ga 12,24-26), tập trung vào biểu tượng hạt lúa miến, được hiểu là biểu tượng của chính Chúa Kitô, từ đó ý nghĩa toả lan sang các Kitô hữu, đặc biệt các Kitô hữu chết vì đạo đã được Giáo Hội tôn phong Hiển Thánh hoặc Chân Phước, để nêu gương cho mọi thành phần Dân Chúa đang tiếp tục cuộc hành trình Đức Tin giữa dòng đời.

“Nếu hạt lúa miến không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình”. Câu này chứa đựng một chân lý thật sâu sắc, đó là: ý nghĩa và giá trị của hạt lúa miến hệ tại cuộc hiện hữu của nó cho kẻ khác, để phục vụ kẻ khác. Nếu không như thế, nó sẽ “trơ trọi một mình”. “Trơ trọi một mình” là đặc điểm của cuộc hiện hữu vị kỷ, ích kỷ, và vì thế không có ích cho kẻ khác. Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng: hạt lúa miến chỉ đạt được phẩm giá cao quý của nó, khi chấp nhận từ bỏ chính mình, để phục vụ sự sống và sự tăng trưởng của mọi người.

“Nếu nó chết đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt”: Chắc hẳn trong đoạn Phúc Âm này, Chúa Giêsu nghĩ tới kinh nghiệm trồng trọt của nhà nông: hạt-lúa-giống gieo vào lòng đất phải mục nát, phải thối rữa, phải chết đi, tức là phải chấp nhận mất căn tính hạt lúa, nhìn ở bình diện hiện tượng, để nẩy thành cái mầm, rồi lớn lên thành cây lúa chính, từ đó nẩy sinh thêm nhiều cây lúa phụ, tất cả cùng mang nhiều bông hạt. Chỉ một hạt lúa chết đi, mà sinh ra hằng trăm hạt lúa mới. Đó là sự gia tăng về số lượng. Đến lượt những hạt lúa mới phát sinh từ cái chết của hạt-lúa-giống, cũng chấp nhận bị nghiền nát, nghĩa là chấp nhận mất căn tính hạt lúa, để trở thành tinh bột, hoà mình với nước, với men, nhờ đó dậy men lên, rồi trải qua thử thách của lửa để trở thành tấm bánh thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng cho con người. Đó là sự gia tăng về chất lượng. Đối với hạt lúa miến, một cách nào đó, chết đi là tự huỷ ra không; còn gia tăng số luợng và chất lượng là siêu thăng bản chất của hiện hữu. Vì thế, cái chết của hạt lúa miến được Chúa Giêsu chọn làm biểu tượng cho sự tự hạ, tự huỷ của Người như bước chuẩn bị cần thiết cho việc Thiên Chúa siêu thăng và tôn vinh Người qua mầu nhiệm Phục Sinh. Như vậy, Tự hạ và Siêu thăng qua sự Chết và sự Phục Sinh, đó là như một quy luật chi phối định mệnh của Hạt Lúa Miến. Mặt khác, vì là một biểu tượng minh hoạ cách sâu sắc ơn gọi của Vua Kitô và của các Kitô hữu, nên Hạt Lúa Miến cũng là một huyền nhiệm.

“Máu các Vị Tử Đạo là hạt giống từ đó nảy sinh nhiều tín hữu Kitô”.

Câu nói lừng danh này của Tertulianô năm xưa có giá trị trước tiên đối với dòng Máu của Vua Giêsu, Vị Tử Đạo vĩ đại, đã đổ ra trên Thánh Giá. Máu các Kitô hữu tử đạo cũng có được khả năng sinh sản thiêng liêng ấy, là vì các ngài đã được nuôi dưỡng bằng Máu-Thánh-Thể của Vua Giêsu chịu đóng đinh. Ngoài ra, chúng ta thấy được ý nghĩa đích thực của cuộc sống và cái chết của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, khi chúng ta suy gẫm về các hành động và lời nói của các ngài dưới ánh sáng Lời Chúa.

Trước tiên, tử đạo có nghĩa là làm chứng, mà đỉnh cao của việc làm chứng là chấp nhận chết hoặc đổ máu mình ra để khẳng định niềm tin vào Thiên Chúa, tiếp nối hành động của chính Vua Giêsu trên Thánh Giá. Cái chết để làm chứng triệt để như thế đuợc đồng hoá với “của lễ toàn thiêu” như Sách Khôn ngoan trong bài đọc 1 nói với chúng ta (x. Kn 3,6). Theo tác giả Thư Do Thái, khi Đức Kitô đổ máu mình ra trên Thánh Giá, là lúc Người “tự hiến tế làm lễ vật vô tì tích cho Thiên Chúa, nhờ Thần Khí vĩnh cửu thúc đẩy” (Dt 9,14). Vậy thì, hành động của các Thánh Tử Đạo chấp nhận chết vì đức tin cũng được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần và nhờ đó các ngài trở thành “của lễ toàn thiêu”, và “của lễ thiêng liêng” (x. Rm 12,2; 1 Pr 2,5) được Thiên Chúa ưng nhận. Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, linh mục tử đạo, cầu nguyện trước khi bị hành hình cùng một lúc với hai Thầy Kẻ Giảng như sau: “Vinh danh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa là Chúa Cả trời đất, chúng con xin dâng mạng sống cho Ngài” [1]. Vâng, hành động của các Thánh Tử Đạo tế hiến mạng sống mình làm của lễ toàn thiêu và của lễ thiêng liêng, được tô điểm thêm bởi Hy tế ngợi khen (x. Dt 13,15; Hs 14,3…). Cái chết lành thánh của các ngài, cũng giống như cái chết cứu độ của Chúa Giêsu, diễn ra trong tâm tình cầu nguyện sâu lắng.

Thánh Tử Đạo Carolô Cornay Tân, một linh mục thừa sai Pháp, trả lời vị quan toà thẩm vấn mình rằng: “Chúng tôi chỉ chuyên lo giảng đạo, khuyên người ta ăn ngay ở lành, dạy con cái thờ cha kính mẹ, kêu gọi thần dân vâng phục vua quan, tôi đâu có thể đi ngược lại giáo huấn của mình mà chống nhà vua được?” [2]. Câu nói sau đây của Thánh Linh mục Tử đạo Phaolô Lê Bảo Tịnh thật hết sức ý nghĩa: “Thân xác tôi ở trong tay quan, quan muốn làm khổ thế nào tuỳ ý, nhưng linh hồn tôi là của Chúa, không có gì khiến tôi hy sinh nó được” [3].

Bài học thứ hai là thái độ kiên định trong sứ vụ làm chứng cho sự thật. Đây là nét nổi bật nhất của Vua Giêsu Tử Đạo và của tất cả các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chúa Giêsu làm chứng cho sự thật này, là: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một, để phàm ai tin vào Con của Người thì khỏi phải diệt vong, nhưng có sự sống đời đời” (Ga 3,16). Chính Chúa Giêsu ý thức mình là quà tặng của Chúa Cha. Người đến thế gian, “để phục vụ và hiến ban mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). Người trở thành Con Đường cứu độ, dẫn tới Sự Sống đời đời và vì thế Người là hiện thân của Sự Thật, nghĩa là của ý muốn cứu độ thế gian của Thiên Chúa Cha. Sự Thật ấy là nội dung chính yếu của Tin Mừng. Về phần mình, các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhất quyết không bước qua hoặc giẫm lên Thánh Giá, biểu tượng của Đạo Giêsu, mà vua quan phong kiến xưa gọi là “tả đạo Giatô”; các ngài chấp nhận bị giết để làm chứng trước mặt mọi người rằng Đạo Giatô, Đạo Giêsu là Đạo Thật, là Con Đường đích thực dẫn vào Sự Sống bất diệt. Dầu thế gian đón nhận hay khước từ, thì mọi Kitô hữu hôm nay vẫn phải dùng lời nói và cả cuộc sống của mình làm chứng cho Sự Thật đó, theo gương Chúa Giêsu và các Chứng Nhân đức tin anh dũng.

Bài học thứ ba là lòng bác ái không bờ bến đối với mọi người, kể cả những người giết hại mình. Về điểm này, chính Chúa Giêsu đã nêu gương một cách cụ thể: không những Người dạy các môn đệ phải “yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi” mình (x. Mt 5,44), mà chính Người, khi bị treo trên Thánh Giá, đã cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết hại Người (x. Lc 23,34). Thánh Emmanuen Lê Văn Phụng, trùm trưởng của họ đạo Đầu Nước, Cù Lao giêng, đã nói lời trăng trối với con trai của mình tại pháp trường: “Con ơi, hãy tha thứ, đừng tìm báo thù kẻ tố cáo cha nhé”[4]. Có thể nói: tất cả các Thánh Tử Đạo Việt Nam khi bị thẩm vấn, cầm tù và hành quyết, không hề nói một lời trách móc, mỉa mai hay nguyền rủa những kẻ làm hại mình. Càng suy gẫm về những lời đối đáp của các ngài với vua quan bách hại các ngài, hay những lời các ngài tâm sự với người thân của mình, chúng ta mới thấy được điều kỳ diệu của Đạo Tình Thương mà Chúa Giêsu đã đem đến thế gian: Tình thương mạnh hơn sự chết; Tình thương chiến thắng hận thù.

Kính thưa cộng đoàn,

Trong ngày kỷ niệm đúng 50 năm trước, tức vào ngày 24-11-1960, Đức Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam. Với tâm tình tri ân, tại cuộc hội ngộ lịch sử này của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam, chúng ta hãy “tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Hồng ân này đã được rất đông các Vị Tử Đạo đón nhận cách quảng đại, sống và làm chứng; các ngài là những người muốn loan báo chân lý và tính phổ quát của niềm tin vào Thiên Chúa”[5].

Ngoài ra, chúng ta chân thành xin các ngài chuyển cầu cho chúng ta biết dùng ân huệ của Năm Thánh hồng phúc này và dùng việc nhớ lại chứng từ cao quý của các ngài để kích động đức mến, gia tăng đức cậy và củng cố đức tin mà đôi lúc bị thử thách bởi chính đời sống thường ngày của chúng ta [6].

Nguyện xin Đức Mẹ La Vang, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, hướng dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu, để cùng với Con yêu dấu của Mẹ và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta đi vào huyền nhiệm Hạt Lúa Miến: chết đi mới sinh nhiều bông hạt, làm nên nhiều tấm bánh, bẻ ra, chia sẻ cho đồng bào của chúng ta được sống và sống dồi dào. Chúng ta chia sẻ sự sống với đồng bào, không chỉ bằng bánh vật chất, mà bằng cả bánh nhân văn và văn hoá, nhất là bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể; có tất cả các thứ bánh đó thì mới thực sự có sự phát triển toàn diện của mỗi người và mọi dân tộc; và có chia sẻ những tấm bánh đó cho  mọi người, nhất là người nghèo và người bị gạt ra lề xã hội, mới thực sự tạo được sự HIỆP THÔNG toàn diện và sâu sắc trong Giáo Hội, để Giáo Hội trở nên Bí tích, nghĩa là “dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau” [7]. Theo nghĩa đó, “xây dựng sự HIỆP THÔNG trong Giáo Hội là chìa khóa của  SỨ VỤ” [8] làm chứng cho Chúa Kitô và Phúc Âm của Người. Amen.

-----------------------------

[1] x. Kinh Sáng ngày 24/11, điệp ca 2.

[2] x. Kinh Sách ngày 24/11, điệp ca 1.

[3] x. Kinh Sáng ngày 24/11, điệp ca của Thánh ca Tin Mừng.

[4] x. Tài Liệu Làm Việc của Đại hội Dân Chúa, cước chú 109.

[5] x. Huấn từ ĐTC Bênêđictô XVI ngỏ với HĐGMVN ngày 27-06-2009.

[6] x. Thư ĐTC Bênêđictô XVI gửi ĐC Chủ Tịch HĐGMVN dịp lễ khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện 24-11-2009.

[7] x. TLLV, chương II.

[8] x. Sứ điệp Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2010 của ĐTC Bênêđictô XVI.

+ Gm. Giuse Võ Đức Minh

Nguồn: WHĐ

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Bài giảng của Đức cha Giuse Võ Đức Minh: "Giáo hội Việt Nam và sứ vụ loan báo Tin Mừng"

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   76 tin bài trong ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
  ĐHDC: Chùm chuyện bên lề ngày 25-11-2010 (tiếp theo) |
  ĐHDC - Chùm chuyện bên lề
  Sứ điệp của Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010
  Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010: “Đêm Hạnh Ngộ” – Công bố Sứ điệp Đại hội dân Chúa (đêm 25-11)
  Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010: Thánh lễ bế mạc Đại Hội (chiều ngày 25-11)
  Góp ý về Giới trẻ
  Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010: Phát biểu của các vị khách mời (ngày 25-11)
  Bài giảng của ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ, GM. GP. Phú Cường, trong lễ bế mạc Đại hội Dân Chúa VN 2010 | + Gm. Phêrô Trần Đình Tứ
  Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010: Nhật ký ngày 25-11
  Đại hội và những giọt nước mắt cảm xúc
  Thơ: Niềm vui họp mặt Đại hội Dân Chúa
  Chùm chuyện bên lề ngày 24-11-2010
  Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010 – Nhật ký ngày 24-11-2010 (chiều và tối)
  Kiến nghị thành lập Giới Doanh nhân Công giáo
  Cầu nguyện cho Đại hội Dân Chúa 2010
  Góp ý về Hiệp thông và Sứ vụ | Nguyễn Thị Thu Hương
  Tham luận của Lm. Fr. Phạm Ngọc Quang, GP. Kontum
  Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010 - Nhật ký ngày 24-11-2010
  Tham luận của Giới YTCG: Giới Y tế Công giáo góp phần xây dựng nền văn minh tình thương | Bs. Chi Lan và Bs. Phấn
  Tham luận của ĐGM Matthêu Nguyễn Văn Khôi GM. Phó GP. Quy Nhơn: Về việc giáo dục lương tâm trong bối cảnh truyền giáo tại Việt Nam | + Gm. Matthêu Nguyễn Văn Khôi
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@