Nếu bạn không nghèo đủ để xin tiền từ thiện, như vậy bạn giàu đủ để đóng góp làm việc từ thiện.

Mother Theresa
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 23/11/2010 12:00:00 SA)
A  A  A
Bài giảng của ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ, GM. GP. Phú Cường, trong lễ bế mạc Đại hội Dân Chúa VN 2010
Đại hội Dân Chúa 2010: Thứ năm 25-11-2010

Tạ ơn – Cầu cho Giáo Hội và Dân Chúa Việt Nam

SỐNG MẦU NHIỆM GIÁO HỘI

Bài giảng của Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ

– Kh 18, 1-2, 21-23; 19, 1-3.9a: Thành Babylon vĩ đại đã sụp đổ rồi.

– Lc 21, 20-28: Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho các dân ngoại chấm dứt.

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,

Hôm nay ngày bế mạc Đại hội Dân Chúa, chúng ta dâng lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Hội Thánh Việt Nam.

Phụng vụ lời Chúa thứ năm tuần 34 thường niên mô tả cho chúng ta cảnh điêu tàn của ngày thế mạt, nhưng đồng thời cũng gợi lên niềm hy vọng rực sáng cho đoàn dân Chúa chọn.

Trong bài trích Sách Khải Huyền,thánh Gioan cho biết ngài đã nghe thấy nhiểu đoàn người trên trời tung hô: “Alleluia! Ơn cứu độ, vinh quang và quyền năng đều thuộc về Thiên Chúa chúng ta”. Sau đó một thiên thần nói với ngài: “Hãy viết rằng: Phúc cho những ai được mời tới dự tiệc cưới Con Chiên”.

Trong đoạn Tin Mừng theo thánh Luca, chúng ta cũng thấy đang khi Chúa cho biết những điềm hãi hùng sẽ xảy đến khắp nơi, nào là Giêrusalem bị phá hủy, nào là biển gầm sóng vỗ làm cho người ta kinh hãi chạy trốn, thì chính lúc đó “người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả” và Chúa Giêsu bảo chúng ta: “Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã đến gần”.

Trong những năm vừa qua, nếu căn cứ vào những gì đọc được trên các trang web, những lời phê bình chỉ trích hàng giáo phẩm rải rác đó đây, những đơn từ khiếu nại gởi tới giáo triều Rôma, chúng ta có cảm giác như Giáo Hội Việt Nam đang trải qua một cơn khủng hoảng trầm trọng. Nhưng qua Đại hội Dân Chúa vừa tiến hành, đáng được coi là cao điểm của Năm Thánh 2010, đặc biệt là những cảm tưởng được phát biểu trong phiên họp đúc kết, chúng ta lại thấy Giáo Hội Việt Nam đang sống trong một bầu khí thật chan hòa, cởi mở, những ngày đại hồng ân. Thật vậy, hơn 300 đại biểu thuộc các thảnh phần Dân Chúa Việt Nam trong cũng như ngoài nước đã quy tụ lại để cùng nhau cầu nguyện và dựa trên những tài liệu Huấn quyền hợp pháp của Giáo Hội, khiêm tốn tìm hiểu ý Thiên Chúa khi quy tụ Israel làm dân riêng của Ngài và khi Chúa Kitô khi thiết lập Giáo Hội, để cùng nhau tìm ra cách thể hiện những căn tính của Giáo Hội sao cho vừa hợp thánh ý Thiên Chúa vừa thích ứng được với những nhu cầu và những hoàn cảnh của xã hội Việt Nam hiện nay.

Qua bản đề cương, Tài liệu học tập về Năm Thánh rồi Tài liệu làm việc cũng như những bài thuyết trình, tham luận và những góp ý của các đại biểu tại Đại hội, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ba nét đặc trưng của Giáo Hội Chúa Kitô, đó là: một thực thể mầu nhiệm, một cộng đoàn hiệp thông với sứ vụ mang ơn cứu độ đến cho muôn người. Chúng ta phải công nhận rằng, tất cả những diễn tiến trong Năm Thánh, đặc biệt là  trong 5 ngày Đại Hội Dân Chúa sắp kết thúc đây, đều là hồng ân Thiên Chúa ban, giúp Giáo Hội Việt Nam canh tân đổi mới. Vậy trước hồng ân bao la ấy chúng ta phải làm gì?

Dĩ nhiên chúng ta phải tạ ơn Chúa. Nhưng việc tạ ơn của chúng ta không được gói gọn vào thánh lễ hôm nay, dù là rất sốt sắng và long trọng, tuy nhiên phải kéo dài suốt đời và phải thực hiện không những bằng những tâm tình nhưng còn phải diễn ra bằng việc  làm và cuộc sống của chúng ta nữa. Thiết nghĩ việc làm đẹp lòng Chúa nhất là chúng ta hãy sống mầu nhiệm Giáo Hội, mầu nhiệm hiệp thông và sứ vụ của Giáo Hội, mà nhờ ơn Chúa soi sáng, chúng ta đã nhận ra qua những gì chúng ta đã học biết được trong những ngày tháng vừa qua.

Chúng ta biết Giáo Hội là một mầu nhiệm vì ngoài những cơ cấu hữu hình bên ngoài, còn có những thực tại thiêng liêng bên trong, và những thực tại thiêng liêng ấy mới là những yếu tố quan trọng. Giáo Hội không phải do con người lập ra, nhưng là do Thiên Chúa qui tụ lại trong Con yêu quí của Ngài là Chúa Giêsu Kitô rồi ban Thánh Thần để thánh hóa và hướng dẫn. Vì thế Giáo Hội được gọi là Dân Thiên Chúa, là Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô và Đền thờ của Chúa Thánh Thần.

Là Dân của Thiên Chúa, Giáo Hội phải sống và hoạt động theo chỉ thị và lề luật của Thiên Chúa. Vì thế, muốn canh tân Giáo Hội, chúng ta phải tìm hiểu ý Chúa, chứ không được làm theo những sáng kiến, những kế hoạch của con người. Chúa sẽ cho chúng ta biết ý định của Ngài khi chúng ta khiêm tốn cầu xin và suy gẫm Lời Chúa trong tinh thần và dưới sự hướng dẫn của Huấn quyền hợp pháp trong Giáo Hội. Chúa Kitô đã thiết lập cho chúng ta những phương thế để lãnh nhận ơn Chúa, đó là các bí tích, vì thế muốn được Chúa hướng dẫn, muốn hiểu đường lối của Chúa chúng ta phải năng lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là cử hành Thánh Thể.

Trước mọi hoàn cảnh, cho dù là bi đát đến đâu, chúng ta hãy tin tưởng vào Chúa, vì như trong kinh Tiền tụng chúng ta sẽ đọc trong thánh lễ hôm nay Giáo Hội luôn xưng tụng: “Chúa không bao giờ bỏ mặc các công trình thượng trí Chúa đã làm, nhưng vẫn quan phòng, hoạt động giữa chúng con. Xưa Chúa đã dùng bàn tay uy quyền và cánh tay rộng mở dẫn đưa Israel, dân Chúa, qua sa mạc; nay bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Chúa luôn đồng hành với Hội Thánh trên đường lữ thứ trần gian, và hướng dẫn Hội Thánh qua Đức Kitô, Chúa chúng con”. Quả đúng như lời Chúa Giêsu đã nói với thánh Phêrô: “Con là Đá Tảng, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực hỏa ngục sẽ không lấn át nổi”.

Giáo Hội là Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, vì tất cả chúng ta, nhờ Phép Rửa, đã được Chúa Thánh Thần liên kết lại với Chúa Kitô thành một thân thể. Hơn thế, Chúng ta còn được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Chúa Kitô để được nên một với Người. Chính nhờ Thánh Thể mỗi ngày chúng ta được nên giống Chúa Kitô hơn cho tới lúc chúng ta được nên đồng hình đồng dạng với Người, mặc lấy những tâm tình những nhân đức của Người, khiến chúng ta có thể nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Là chi thể trong thân thể Chúa Kitô, chúng ta cũng cần phải làm cho thân thể ấy lớn lên. Đã đón nhận đức tin, chúng ta cũng phải chia sẻ đức tin ấy cho những người khác. Được ghép vào Thân Thể Chúa Kitô, chúng ta cũng phải thi hành sứ vụ của Chúa Kitô đó là loan báo Tin mừng Nước Trời, đem ơn cứu độ đến cho muôn người. Được liên kết với Chúa Kitô, và trong Chúa Kitô chúng ta cũng được liên kết với nhau, nên cũng phải sống mầu nhiệm hiệp thông: yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ cho nhau những ân huệ thiêng liêng cũng như những của cải vật chất, cùng cộng tác với nhau để làm cho thân thể ấy mỗi ngày được thêm lớn mạnh và nên vẹn toàn hơn.

Giáo Hội là Đền thờ của Chúa Thánh Thần, vì Giáo Hội đã được thiết lập khi Chúa Giêsu hiện ra với các Tông đồ vào chiều ngày Phục Sinh, hà hơi ban Thánh Thần cho các ông, sai các ông ra đi rao giảng cho muôn dân (x. Ga 20, 21-23). Tuy nhiên, chỉ từ ngày lễ Ngũ tuần, khi Chúa Thánh Thần tỏ uy quyền của Ngài ra nơi các ông, các ông mới bắt đầu thi hành sứ vụ này, như lời Chúa đã căn dặn các ông trước: “Các con hãy ở lại trong thành cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống” (Lc 24, 49).

Chúa Thánh Thần ở trong Giáo Hội như linh hồn ở trong xác, hướng dẫn và điều khiển Giáo Hội. Vì thế sống mầu nhiệm Giáo Hội là ngoan ngoãn lắng nghe và thực hành những gì  Chúa Thánh Thần dạy bảo. Tuy nhiên, để biện phân đâu là tiếng Chúa Thánh Thần, đâu là tiếng nói của bản thân và quyến rũ của các đam mê, dục vọng, các Thánh đã đưa ra dấu chỉ này là xem điều đó có hợp với giáo huấn của Giáo Hội không. Bởi vậy, khiêm nhượng đặt mình tuân theo giáo huấn của Giáo Hội, chúng ta sẽ được Chúa Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn và sẽ không đi trật đường; ngược lại, chúng ta sẽ dễ bị lạc lối và gây hỗn loạn cho cộng đoàn.

Kính thưa cộng đoàn,

Chúng ta hãy tiếp tục lặp lại lời nguyện nhập lễ hôm nay để cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam: “Lạy Chúa, Chúa muốn dùng các Hội Thánh địa phương tản mác khắp hoàn cầu để làm cho mọi người thấy được Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Xin gìn giữ linh mục và giáo dân hiệp nhất với giám mục của mình. Xin dùng lời Chúa và Thánh Thể quy tụ tất cả trong một Thánh Thần, để Hội Thánh Việt Nam chúng con nên hình ảnh của Hội Thánh toàn cầu và nên dấu chỉ của Chúa Kitô đang hiện diện trên thế giới. Amen”.

+ Gm. Phêrô Trần Đình Tứ

Nguồn: daihoidanchua.net

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Bài giảng của ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ, GM. GP. Phú Cường, trong lễ bế mạc Đại hội Dân Chúa VN 2010

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   76 tin bài trong ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
  ĐHDC: Chùm chuyện bên lề ngày 25-11-2010 (tiếp theo) |
  ĐHDC - Chùm chuyện bên lề
  Sứ điệp của Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010
  Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010: “Đêm Hạnh Ngộ” – Công bố Sứ điệp Đại hội dân Chúa (đêm 25-11)
  Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010: Thánh lễ bế mạc Đại Hội (chiều ngày 25-11)
  Góp ý về Giới trẻ
  Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010: Phát biểu của các vị khách mời (ngày 25-11)
  Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010: Nhật ký ngày 25-11
  Đại hội và những giọt nước mắt cảm xúc
  Thơ: Niềm vui họp mặt Đại hội Dân Chúa
  Chùm chuyện bên lề ngày 24-11-2010
  Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010 – Nhật ký ngày 24-11-2010 (chiều và tối)
  Kiến nghị thành lập Giới Doanh nhân Công giáo
  Cầu nguyện cho Đại hội Dân Chúa 2010
  Góp ý về Hiệp thông và Sứ vụ | Nguyễn Thị Thu Hương
  Tham luận của Lm. Fr. Phạm Ngọc Quang, GP. Kontum
  Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010 - Nhật ký ngày 24-11-2010
  Tham luận của Giới YTCG: Giới Y tế Công giáo góp phần xây dựng nền văn minh tình thương | Bs. Chi Lan và Bs. Phấn
  Tham luận của ĐGM Matthêu Nguyễn Văn Khôi GM. Phó GP. Quy Nhơn: Về việc giáo dục lương tâm trong bối cảnh truyền giáo tại Việt Nam | + Gm. Matthêu Nguyễn Văn Khôi
  Tham luận của ĐGM Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, GM. GP. Ban Mê Thuật: Sứ vụ: GHVN và sứ mạng loan báo Tin Mừng | + Gm. Vinhsơn Nguyễn Văn Bản
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@