Chúng ta biết được Thánh Martinô nhờ Sulpicô Sêvêrê, thân hữu và nhà chép sử của ngài. Nhiều phép lạ động trời ông kể lại tuy khó tin nhưng đầy sống động và xác tín khiến các phép lạ chỉ còn khó tin đối với những ai chối bỏ thế giới thiêng liêng. Một cách chính yếu chúng ta có thể tin vào Sulpiciê được.
Martinô sinh ra khoảng năm 315 ở Sabaria... miền Pannonia (hay là Hungari) là con của một sĩ quan. Cha mẹ ngài đều là lương dân, nhưng còn trẻ ngài đã ghi tên làm dự tòng.
Lúc 15 tuổi, Martinô nhập ngũ và sớm được phái sang miền Gaule ngoại đạo (nước Pháp ngày nay). Các binh sĩ trong trại sống không gương mẫu gì, nhưng Martinô tin vào Chúa Kitô nên sống như một Kitô hữu. Ngài phân phát một phần tiền lương cho người nghèo và có những hành vi bác ái ít gặp thấy, chẳng hạn đảo ngược vai trò để đánh giày cho người hầu. Ở cửa thành Amiens, vào một ngày mùa đông, chàng hiệp sĩ sẽ trẻ gặp người ăn xin dường như trần truồng. Martinô nói: Tôi chỉ có áo quần và khí giới.
Rồi rút kiếm ra, ngài xẻ đi chiếc áo cho người ăn xin.
Câu chuyện kết thúc với giấc mơ trong đó Martinô thấy Chúa Kitô hiện ra mặc nửa chiếc áo và nói với các thiên thần: Chính Martinô đã mặc cho Ta đây.
Sau đó ít lâu, vào khoảng 20 tuổi, Martinô lãnh nhận phép rửa tội, nhưng vẫn phải miễn cưỡng ở lại trong quân đội 2 năm sau khi quân rợ xâm lăng Gaule, Martinô xin cấp chỉ huy, có lẽ là Constantinô để được từ nhiệm: Tôi là binh sĩ Chúa Kitô, thật trái phép nếu tôi phải phục vụ trong quân ngũ.
Bị coi là hèn nhát, ngài bị giải giáp trong hành tiền quân tại chiến địa. Tuy nhiên, quân rợ đã bao vậy nhưng không động binh. Martinô được giải ngũ, có lẽ năm 339.
Danh tiếng của Thánh Hilariô Giám mục Poitier đã thu hút Martinô trở thành môn đệ của ngài. Nhưng ao ước cho cha mẹ trở lại đạo, Martinô đã trở về sinh quán ở Pannonia. Khi qua núi Alple, ngài bị bọn cướp vây bắt. Martinô đã nói với người sắp dùng búa giết ngài:
- Một người Kiô hữu không sợ gì, nhưng chính anh lại phải sợ tất cả. Anh sẽ trả lời thế nào với Chúa khi anh phải trả lẽ cho đời sống đầy tội ác của anh?
Ngài đã được tên cướp giải phóng và đưa hắn trở về với Chúa.
Tương truyền rằng: bên ngoài Milan, Thánh Martinô gặp quỷ và satan tuyên cáo rằng: Đi đâu mày cũng sẽ phải gặp tao. Đáp lại, Thánh Martinô hứa hẹn với quỷ một cuộc chiến cam go: Cả hai bên đều phải giữ lời nhé.
Thánh Martinô được hạnh phúc thấy mẹ trở lại nhưng người cha không muốn nghe gì hết. Bị bắt bớ và bị người đồng hương đánh đòn, Thánh Martinô đi Gaule. Nhưng ngài biết rằng: Thánh Hilariô đã bị những người theo Kitô bắt đi đày. Ngài rút vào một tu viện gần Milan, nhưng bị những người theo lạc giáo săn đuổi và chạy ẩn vào một hoang đảo gần Ghênes, sống nhờ cây cỏ. Ngày kia, ngài bị trúng độc và như sắp chết. Theo thói quen, ngài chống lại bệnh tật bằng lời cầu nguyện và cơn bệnh biến mất, ngài gặp lại Thánh Hilariô trên đường lưu đày trở về và xây dựng ở Lihugné. Gần Poitiers một nơi ẩn tu mà chẳng bao lâu đã trở thành cộng đoàn của các nhà ẩn tu.
Ngài được chọn làm giám mục thành Tour vì danh tiếng và sự thánh thiện của ngài. Nhưng để đưa được ngài ra khỏi tu viện, người ta phải kiếm cớ là có bệnh nhân ở Tours cần được chữa khỏi. Thầy dòng vội vã ra đi nhưng chỉ gặp và một số giám mục đến tấn phong cho ngài ngày 4-7-371. Trong khi đó những người quý phái và lãnh Chúa chống lại “một người ăn mặc bẩn thỉu và đầu tóc rối bù”.
Vị tân Giám mục vẫn giữ được chiếc áo len thô, ngai toà ngài là một chiếc ghế đẩu bằng gỗ. Càng nặng trách nhiệm ngài càng cảm thấy cần hồi tâm. Ngài lập tu viện Marmoutiers với chủng viện và nhà trường. Các linh mục được đào tạo tại đó để nâng hàng giáo sĩ buông thả lên. Marmuotiers sắp sinh ra trường công lập đầu tiên là mẹ Đại học Oparis.
Công cuộc truyền giáo của Thánh Martinô mở rộng khác thường. Đời sống luân lý của dân quê thật khắc khổ. Có những Kitô hữu hợp nhau với lương dân để mừng kính thần Jupiter, tập hợp quanh những dòng nước, nhưng cây cổ thụ. Vị giám mục truyền giáo không dừng lại ở giáo phận ngài, nhưng đi khắp nơi tìm kiếm các linh hồn. Ở mỗi sào huyệt của ngẫu tượng, ngài dừng lại giảng dạy, cải hoá, thay thế đền miếu bằng một thánh đường, và đặt linh mục Marmoutiers dẫn dắt. Thế là một giáo xứ thành hình.
Thiên Chúa luôn giúp đỡ ngài. Ở Ambroisé có một ngôi đền vĩ đại thờ thần Mars. Không ai dám nghĩ đến việc phá đổ. Martinô cầu nguyện suốt đêm. Hôm sau một cơn bão lớn nổi lên phá đổ ngẫu tượng. Một nhà thờ được dựng lên và thế là Giáo xứ Ambroise được thành lập.
Trong một thị trấn nhỏ, vị tông đồ truyền chặt bỏ cây cổ thụ được thần thánh hoá. Những người thờ ngẫu tượng nói: Nếu Thiên Chúa ông thờ quyên phép như ông nói, ông hãy nằm dưới chỗ cây đổ xuống, nếu ông thoát nạn, chúng tôi sẽ tin Thiên Chúa.
Martinô nhận lời, cây bị đốn lung lay ngã xuống... sắp nghiền nát Đức Giám mục... nhưng ngài bình tĩnh làm Dấu Thánh Giá và cây bỗng quay ngược về phía đối diện.
Ở Apris, ngài chữa lành một người cùi, ở Treves ngài làm phép dầu để chữa lành một cô bé bất toại, trên đường về, ngài phục sinh đứa con duy nhất của một phụ nữ và toàn dân hò vang niềm tin vào Thiên Chúa. Tới gần Vandome tái diễn phép lạ: sau bài giảng làm động lương tâm người nghe, một phụ nữ đưa tới cho ngài một em bé đã chết, quỳ xuống cầu nguyện và trả đứa bé sống lại cho mẹ nó.
Đây là một giai thoại đẹp về chiếc áo Thánh Martinô mặc, biến thành áo choàng sáng láng. Các vua chúa nhận lời thề của các chư hầu trên “chiếc áo choàng Thánh Martinô này” và người ta có lẽ đã hay gọi nơi giữ áo choàng này là nguyện đường (tiếng Pháp là Capelle hay Chapelle). Aix, nơi Charlemanghe ở trẻ thành Aix-la-chapelle, và tên chapelle này lan rộng để chỉ mọi nơi người ta đến cầu nguyện.
Tới 80 tuổi, Thánh Martinô vẫn truyền giáo không mệt mỏi. Ngài còn chuộc các tù nhân, tham dự các cộng đồng. Ngài chỉ nghỉ ngơi đôi chút nơi các tu sĩ của mình, ở Marmoutiers để lại ra đi bằng bất cứ phương tiện nào dùng được cho việc truyền giáo. Trong một sứ vụ cuối tại địa phận, khi thấy cái chết tới gần, Thánh Martinô báo cho môn đệ biết, nhưng vẫn dâng lao lực của mình cho Chúa.
- “Lạy Chúa, nếu dân Chúa còn cần đến con, con không từ chối đau khổ và công việc nào, nguyện cho ý Chúa được thực hiện”.
Nằm trên tro như ngài muốn. Thân thể lên cơn sốt, Đức Giám mục vẫn đưa tay ngước mắt lên trời. Các tu sĩ xin ngài xuôi tay, ngài nói: “Các anh để tôi nhìn trời hơn là nhìn thế gian để hồn tôi theo đường ngay mà tới Chúa”.
Quỉ dữ tấn công ngài lần chót, người ta nghe tiếng người hấp hối nói: “Đồ súc vật độc ác, mày làm gì đó? Mày không tìm được nơi tao điều gì đâu, đồ bị chúc dữ! Chính lòng Abraham sẽ đón nhận tao”.
Đó là những lời sau cùng trước khi ngài qua đời ngày 8-11-379. Ba ngày sau ngày được mai táng ở Tours. Ngài là vị thánh đầu tiên không phải là tử đạo hay lừng danh vì cuộc tử đạo. Mộ của ngài ở Tours là thành trì vững chắc chống lại dân man di. Toàn dân Pháp và các vị thánh của nước này suốt nhiều thế kỷ vẫn hành hương để khấn cầu vị cải hoá Gaule che chở.
Trích trong Theo Vết Chân Người (Chân dung các thánh nhân)