Chỉ có vài năm ít ỏi trong cuộc đời này chúng ta được ban cho đặc ân phục vụ nhau và phục vụ Chúa. Chúng ta sẽ có thiên đàng mãi mãi, nhưng chỉ có khoảng thời gian ngắn ngủi ở đây để phục vụ, vì thế đừng bỏ phí cơ hội.

Sadhu Sundar Singh (1889-1933)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15878
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-

Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm, thương gia

Lễ ngày 11 tháng 5

Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm, thương gia

Liều thân vì đại nghĩa


Năm 1844, theo lời yêu cầu của Đức cha Cuénot Thể, Đức Giáo hoàng Grêgôriô XVI chia Giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận: Giáo phận Đông gồm các tỉnh miền Trung, và Giáo phận Tây gồm các tỉnh Miền Nam và Campuchia. Giáo phận tây được giao cho Đức cha Lefèbvre Nghĩa, khi đó đã bị trục xuất và đang ở Singapore. Phải đưa Đức cha về giáo phận, đó là điều mong ước của toàn thể tín hữu và hàng giáo sĩ ở Việt Nam. Thánh Matthêu Gẫm đã đứng ra đảm nhiệm công tác này, dù đã lường trước được những nguy hiểm đến tính mạng. Và thực tế, ngài đã bị bắt và đã hy sinh vì sứ mạng này. Tấm gương sáng ngời của thánh nhân sẽ muôn đời sống mãi trong lòng các tín hữu Việt Nam yêu mến Giáo Hội mình.


Người gia trưởng gương mẫu


Matthêu Lê Văn Gẫm chào đời năm 1813 thời vua Gia Long, tại họ Tắt, thuộc làng Long Đại, xứ Gò Công, tỉnh Biên Hoà (nay thuộc quận 9, TP.HCM). Là con đầu lòng trong một gia đình năm anh em trai và một em gái út, Matthêu Gẫm đã thừa hưởng nơi thân phụ, ông Phaolô Lê Văn Lại và thân mẫu, bà Maria Nguyễn Thị Nhiệm, một truyền thống đạo đức thâm sâu.


Năm 15 tuổi, cậu Gẫm xin phép cha mẹ gia nhập Chủng viện Lái Thiêu để tu học linh mục. Nhưng chỉ một tháng sau, song thân đã đến xin cậu về. Vì là anh cả một đàn em nhỏ dại, cậu đã vâng lời cha mẹ về phụ giúp gia đình lao động kiếm sống. Và Chúa đã hướng dẫn cậu theo lối khác. Khoảng 20 tuổi, chàng thanh niên vạm vỡ ấy kết hôn với một thiếu nữ thuộc họ Thành, làng Long Điền, Bà Rịa (Nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai). Hai vợ chồng sống với nhau rất êm ấm thuận hòa và sinh dạ được bốn người con.


Trong nghề thương mại thường phải xa nhà, một lần kia Matthêu Gẫm sa ngã, theo đuổi mọât thiếu nữ khác. Nhưng khi nghĩ lại, ông cương quyết từ bỏ mối tình ngang trái. Để bù lại, ông tỏ ra yêu vợ nhiều hơn, và chú tâm vào việc giáo dục con cái, nhất là về đời sống đạo đức. Trong bốn người con thì con trưởng và con út qua đời vì bệnh, người thứ hai ra cản việc đốt Nhà thờ Cầu Ngang nên bị giết, còn người thứ ba bị bắt vì đạo và chết thiêu trong khám đường cùng với nhiều người khác tại Bà Rịa ngày 07.01.1862. Hai người con sẵn sàng chết vì đức tin, quả là bằng chứng rõ rệt về đường lối giáo dục đức tin của ông.


Người thương gia quảng đại


Vì có thuyền riêng và rành nghề sông biển, công việc buôn bán của ông Matthêu Gẫm càng ngày càng phát đạt. Ông quảng đại giúp đỡ các giáo sĩ, và được các thừa sai tín nhiệm. Trong chương trình của cha Lợi, quản lý nhà chung Bà Rịa thì thỉnh thoảng ông lại làm một chuyến qua Hạ Châu (Singgapore) hay Pénang (Mã Lai) để đón các thừa sai và các chửng sinh Việt Nam du học về nước, hoặc chuyển các đồ thờ tự và sách báo đạo. Một số chuyến đi về êm xuôi, nhưng rồi công việc bại lộ, và các quan địa phương để ý theo dõi ông rất gắt.


Năm 1846, vì nhu cầu của giáo phận, ông nhận lời với cha Lợi sang Singapore đón Đức cha Đaminh Lefèbvre Nghĩa, Cha Duclos Lộ và 3 chủng sinh về Sài Gòn. Như có linh cảm chuyến này khó thoát, nên ông đến từ giã cha mẹ nội ngoại, dặn dò vợ con kỹ càng ước vọng của mình rồi lên đường. Chuyến đi được êm xuôi. Ngày 23.05, thuyền nhổ neo quay về thì gặp bão tố, và mất thêm 4 ngày trốn chạy một tàu cướp biển, nên ông chễ hẹn. Ngày 06.06, ông Gẫm mới vào đến cửa Cần Giờ, ông trùm Huy họ Chợ Quán đã chờ ở đó sáu ngày để chuyển người mà không gặp, nên đã chở về nhà.


Vì biết mình là đối tượng bị theo dõi, ông Gẫm đã cẩn thận neo thuyền chờ thêm hai ngày, đến khi không thấy ai ra đón, mới quyết định đánh liều đi sâu vào Sài Gòn. Vừa thoát qua một đồn canh, ông gặp một chiếc thuyền tuần tiễu, ông nhanh trí hối lộ cho họ 10 nén bạc để thoát thân. Năm người lính trên thuyền này, sau một hồi tranh luận, sợ chuyện bị bại lộ, nên quay thuyền lại và rượt theo để trả tiền rồi bắt thuyền ông. Ông Gẫm kêu gọi các anh em trên thuyền hợp lực, định chống trả, nhưng Đức cha Nghĩa không đồng ý, vì cho rằng trái với tinh thân nhân hậu của Kitô giáo.


Khổ giá và vinh quang


Sáng ngày 08.06.1846, với sự yểm trợ của một số lính trên thuyền khác mới tới, quan lính nhà vua áp tải thuyền ông Gẫm về Bến Nghé. Đức cha Nghĩa và cha Lộ bị giam ở Công Quán. Cha Lộ qua đời trong tù ngày 17.07.1846, còn vị Giám mục thì được giải ra kinh đô Phú Xuân. Tại đây vua Thiệu Trị lên án xử trảm, sau đổi thành án trục xuất về Singapour, sau ngài lại tìm cách vào Việt Nam. Ông Matthêu Gẫm tự nhận là người chủ mưu nên bị biệt giam ở Sài Gòn.


Vài ngày sau, các quan đưa ông ra toà lấy khẩu cung và kêu gọi quá khóa. Dù bị đòn đánh đau đớn, ông Gẫm vẫn hiên ngang chịu đựng, không khai một ai, cũng không chịu bước qua Thánh Giá. Trước toà, ông khai tên là Lê Văn Bửu, còn bản án lại ghi tên Lê Văn Bối. Sau 20 ngày, các quan làm án gửi về kinh đô xin xử chém, nhưng nhà vua chần chừ đến năm sau mới quyết định.


Trong thời gian chờ vua phê án, ông Gẫm phải mang gông xiềng nặng nề, nhưng lúc nào cũng giữ được bình tĩnh vui vẻ. Ông nói: “Tôi có ăn trộm ăn cướp gì đâu mà sợ, mà buồn. Được chết vì đạo là điều tốt lắm”. Cha Thán ba lần cải trang vào thăm giải tội và trao Mình Thánh. Cha Phan Văn Minh (tử đạo ngày 03.07.1853) cũng vào thăm và khích lệ. Các tín hữu Chợ Quán, Thị Nghè, An Nhơn và họ Lăng (Chí Hoà) cũng rủ nhau đến thăm viếng người anh hùng của giáo phận. Thân phụ ông Gẫm và người em, ông đội Phaolô Bằng, vì liên hệ gia đình cũng bị bắt giam tại Biên Hoà. Thân mẫu ông và các em khác trốn tránh quanh vùng Thủ Đức cũng vào ngục thăm ông một vài lần.


Sau bảy tháng ông Gẫm bị giam, bản án được vua Thiệu Trị châu phê, nhưng vì trùng vào dịp cuối năm, vua ra lệnh dời qua tết mới thi hành. Sau tết, một vài viên quan ở trấn Gia Định có cảm tình với người thương gia hiền lành, viện cớ chính vị giám mục cũng không bị xử tử, làm đơn xin vua giảm án của ông Gẫm thành án lưu đày chung thân. Nhưng tháng 03.1847, khi quân đội triều đình giao tranh và thua quân Pháp ở Đà Nẵng, nhà vua quyết định không ân xá gì nữa.


Ngày 11.05.1847, ông Lê Văn Gẫm được đưa đến pháp trường “Da Còm”, tên một cây đa tróc gốc cằn cỗi ở đó (nay là xứ Chợ Đũi, khi đó còn thuộc xứ Chợ Quán), các vị tín hữu và lương dân hiện diện rất đông. Ba người em của vị anh hùng đức tin, là Tôma Trọng, Phaolô Bằng và Anrê Nguyện, cũng có mặt trong cuộc xử anh mình. Ông đội Bằng và ông Trùm Phước phải xô đẩy đám đông để đưa cha Thán đến gần giải tội lần cuối cùng cho anh mình. Ông đội cũng tặng đao phủ 3 quan tiền đề anh ta chém thật gọn, giúp anh mình đỡ đau đớn.


Thế nhưng nghe tiếng chiêng trống, và thấy thái độ thương tiếc của nhiều người tham dự, viên đao phủ không giữ được bình tĩnh phải chém đến ba nhát, đầu vị tử đạo đạo mới lìa khỏi cổ. Các người em vị tử đạo và các tín hữu ùa vào, ráp đầu vị chứng nhân với thân mình, khâu lại, thay áo trắng, lấy khăn xanh quấn quanh cổ ngài, rồi đặt lên võng khiêng về an táng tại họ Chợ Quán.


Năm 1870, bà nhiệm, thân mẫu vị tử đạo thuật lại ở toà điều tra phong thánh rằng: “Hai vợ chồng chúng tôi nghe con chết thì chẳng còn thảm thiết gì, một vui lòng mà rằng: chết vậy đặng làm thánh”.


Ngày 27-5-1900, Đức Giáo hoàng Lêo XIII suy tôn ông Matthêu Lê Văn Gẫm lên bậc Chân Phước. Ngày 19-6-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển Thánh.

Tiểu sử các thánh trong tháng

    NgàyKính Thánh
1/5/2025 Thánh Giuse Thợ
1/5/2025 Thánh Augustinô Đông (Schoeffler), linh mục, và thánh Gioan Aloisiô Hương (Bonnard), linh mục
2/5/2025 Thánh Athanasiô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh
2/5/2025 Thánh Giuse Nguyễn Văn Lựu, trùm họ
3/5/2025 Thánh Philipphê và Giacôbê (Hậu), Tông đồ
9/5/2025 Thánh Giuse Đỗ Quang Hiển, thầy giảng
11/5/2025 Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm, thương gia
12/5/2025 Thánh Nêrêô, Thánh Achillêô và Thánh Pancraxiô, tử đạo
14/5/2025 Thánh Mathia, Tông đồ
18/5/2025 Thánh Gioan I, Giáo hoàng, Tử đạo
20/5/2025 Thánh Bernadinô thành Siêna, Linh mục
22/5/2025 Thánh Rita ở Cascia
22/5/2025 Thánh Micae Hồ Đình Hy, quan thái bộc, và Thánh Laurentiô Ngôn, giáo dân
25/5/2025 Thánh Bêđa Venerabilis, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh
25/5/2025 Thánh Gregoriô VII, Giáo hoàng
25/5/2025 Thánh Maria Mađalêna Pazzi, trinh nữ
25/5/2025 Thánh Phêrô Đoàn Văn Vân, thầy giảng
26/5/2025 Thánh Philipphê Nêrô, linh mục
26/5/2025 Thánh Gioan Đoàn Trinh Hoan, linh mục, và Thánh Matthêu Nguyễn Văn Đắc (Phượng), trùm họ
27/5/2025 Thánh Augustinô Canterbury
28/5/2025 Thánh Phaolô Hạnh, giáo dân
31/5/2025 Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth
Ngày 14 tháng 4 năm Ất Tỵ
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 5-2025
Cầu cho điều kiện làm việc.
Chúng ta hãy cầu nguyện rằng thông qua công việc, mỗi người có thể tìm thấy sự viên mãn, các gia đình có thể được duy trì trong phẩm giá và xã hội có thể được nhân bản hóa.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@