Trong miền nam, công trình dâng kính Đức Mẹ lớn nhất là nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Công trình lớn lao này được trao cho kỹ sư Bournard từ Paris đến.
Ngày 7 tháng 10 năm 1877 đức cha Mỹ-Colombert đặt viên đá đầu tiên. Công trình được tiến hành rất mau lẹ, với kinh phí lên đến 2.500.000 phậtlăng lúc bấy giờ. Chỉ trong hai năm rưỡi ngôi thánh đường được khánh thành vào Chúa Nhật 11 tháng 4 năm 1880. Năm giờ chiều hôm trước, đức cha Mỹ cung hiến nhà thờ, sau đó là cuộc cung nghinh Thánh Thể vĩ đại đi qua nhiều đường phố. Thánh đường Sài Gòn được thiết kế kiểu Rôma pha Gôtíc theo mô hình của kiến trúc sư Amêđê Buyra (Amédée Burat, 1809-1883), một nhà chuyên về địa chất học nổi tiếng người Pháp. Tường xây gạch trần mầu hường không thể phai sắc, mà đến rêu bụi cũng không bám được mua từ Mácxây bên Pháp chở sang. Tòa nhà dài 91 mét, rộng 35,5 mét, vòm cao 21 mét, hai tháp vuông cao 36,6 mét. Một bộ sáu chuông hòa âm, nặng tổng cộng đến 23.850 kí. Phải nói bấy giờ cả Đông Á chưa đâu có, đến cả nhiều nhà thờ chính tòa ở Pháp cũng thua. Bên trong nhà thờ trang trí rất công phu, mỹ thuật và ý nghĩa. Một bộ kính ngũ sắc diễn tả hai đoàn thánh Cựu và Tân Ước đến chào mừng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (bổn mạng thánh đường), một pho tượng bằng đá trắng tinh, tác phẩm của nhà điêu khắc Cômpara (Comparat). Bàn thờ chính bằng đá cẩm thạch quí có sáu thiên thần chống đỡ. Đàng Thánh Giá trạm trổ trên đá hoa, mỗi nơi là một bàn thờ cạnh bằng đá.
Năm 1895, hai tháp nhọn 21 mét được xây nối tiếp trên hai cây tháp vuông, đưa thánh đường đến chỗ cao nhất thành phố lúc bấy giờ. Bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình đặt trong công viên trước thánh đường, được xây dựng từ ngày 8 tháng 12 năm 1958 đã được đức hồng y Agagianian, quyền tổng trưởng thánh bộ Truyền Bá Đức Tin, làm phép trong dịp ngài được Đức Gioan XXIII cử làm đại diện đến Việt Nam chủ tọa đại hội Thánh Mẫu toàn quốc năm 1959, kỷ niệm đệ nhất bách chu niên Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.
Ngày 9 tháng 12 năm 1959, đức cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền đã cử hành nghi thức cung hiến thánh đường.
Nhà thờ Ðức Bà Sài Gòn do người Pháp xây từ năm 1877, là Nhà thờ Công giáo lớn nhất và xưa nhất ở Việt Nam, mô phỏng Nhà thờ Ðức Bà ở Paris. Giám Mục người Pháp lúc đó là Ðức Cha Isidore Colombert , cai quản Ðịa phận Sài Gòn, đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên ngày 7.10.1877. Công trình sư thiết kế là Kỹ sư J. Bourad người Pháp.
Nền móng của Nhà thờ được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần kiến trúc Ngôi nhà thờ nằm bên trên. Chiều dài Nhà thờ: 93m, chiều ngang: 36m60, chiều cao: 21m. Một điều đặc biệt là Nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Ðịnh lúc bấy giờ.
Vì kiến trúc theo kiểu mẫu Notre Dame de Paris, nên hai gác chuông cũng cao ngang tầm nóc Nhà thờ. Bên trong tháp có treo sáu quả chuông lớn, trọng lượng 24.000kg. Lầu chuông bên Nam ( Từ công viên có tượng đài Ðức Mẹ, nhìn vào lầu chuông bên phải), được treo qủa chuông lớn nhất và 3 qủa chuông nhỏ hơn, lầu chuông bên Nữ ( nằm bên trái nhìn từ công viên tượng đài Ðức Mẹ). Năm 1920 Nhà thờ được xây thêm hai tháp từ hai gác chuông trở lên, cao 36m, mỗi nóc có dựng một Thánh Giá cao : 2m, , chiều ngang :3m50 , nặng : 600 kg . Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh Thánh Giá là 60m50. Giữa hai gác chuông còn có chiếc đồng hồ hiệu R.A với một bộ máy nặng trên 1.000kg, gắn vào một khung sắt, chiều ngang : 2m, cao 1m, và đặt trên bệ gạch. Mặt kim đồng hồ hướng ra đường Catina ( nay là đường Ðồng Khởi). Máy đồng hồ tuy đơn giản nhưng cho đến ngày nay vẫn chạy rất đúng giờ, và đổ chuông báo giờ rất chính xác. Ðồng hồ này được làm vào năm 1877, đến nay đã được 128 tuổi (2005).
Sau ba năm xây dựng, Nhà thờ Ðức Bà Sài Gòn được khánh thành vào dịp lễ Phục sinh 11.4.1880. Ðiều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng, từ xi măng, sắt, thép,gạch, ngói, đinh , ốc và cả 6 qủa chuông đều được vận chuyển từ Pháp sang. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, vẫn còn hàng chữ 1877 - 1880 - J Bourard ( ngày khởi công - Khánh thành và tên kỹ sư).
Sau năm 1962, Giáo hội Việt Nam đề nghị Toà thánh phong tước hiệu Vương Cung Thánh Ðường cho Nhà thờ Ðức Bà Sài Gòn , và đã được Tòa Thánh chuẩn y. Từ đó nhà thờ Ðức Bà Sài Gòn còn được gọi là Vương Cung Thánh Ðường Ðức Bà Sài Gòn.
Vào các dịp lễ : Phục Sinh, Giáng Sinh ... 6 qủa chuông của Vương Cung Thánh Ðường cùng đổ một lượt, âm thanh ngân vang trên 10km đường chim bay. Tiếng ngân của 6 qủa chuông tạo ra những thanh âm sắc lanh lảnh, nhưng êm dịu và rộn rã như tiếng reo vui của một đám đông từ xa vọng lại. Tiếng chuông đặc biệt của Nhà thờ Ðức Bà Sài Gòn
Ngoài những danh hiệu Giáo dân quen gọi là Nhà thờ lớn, Nhà thờ Chính Tòa Sài Gòn Nhà thờ này còn có thêm một danh hiệu nữa là Nhà thờ Ðức Bà. Nguyên nhân là do vào năm 1959, Linh mục Joseph Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục Phú Cường, nay đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn lúc bấy giờ, đi dự Ðại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt ở Roma một tượng Ðức Mẹ Hoà Bình bằng Ðá Cẩm thạch quý hiếm. Tượng cao 4m80, nặng trên 3.000 kg. Sau khi được vận chuyển tượng từ Roma sang Sài Gòn, Linh mục Joseph đã làm phép tượng và dâng tước hiệu Nữ Vương Hoà Bình, và tự chính tay Linh mục Joseph Phạm Văn Thiên viết câu kinh cầu nguyện "XIN ÐỨC MẸ CHO VIỆT NAM ĐƯỢC HOÀ BÌNH" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm đó. Nhiều người vẫn còn ghi nhớ câu kinh cầu nguyện hoà bình của Linh mục Joseph Phạm Văn Thiên cho đến ngày nay.
Hàng năm , vào đêm Noel, hàng trăm ngàn Ðồng bào và thanh niên Nam nữ tụ hội về Vương Cung Thánh Ðường sài Gòn tham dự Thánh lễ. Quảng trường chung Nhà thờ tràn ngập mọi người mừng đón Chúa Giáng Sinh.