Cứ mỗi lúc sân hận, bạn làm mất đi 60 giây hạnh phúc.

Ralph Waldo Emerson
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15606
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-

Thánh Phaolô Miki và các bạn, tử đạo (1597)

Lễ ngày 6 tháng 2

Thánh Phanxicô Xavier là nhà truyền giáo đã đem Tin Mừng cho nước Nhật. Nửa thế kỷ sau, các Kitô hữu vẫn còn giữ đức tin của mình, khi năm 1597, một cuộc bách hại bùng nổ dữ dội. Lúc ấy, Hideyeshi, một viên chức có thế lực, đã dựa vào tiếng la hét điên khùng của một thuyền trưởng Tây Ban Nha rằng các thừa sai đang dọn đường cho cuộc chinh phục Nhật Bản của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để khích động cuộc bách hại. Vua Taicosme tin điều đó. Sáu linh mục dòng Phanxicô bị bắt giữ cùng với những người Nhật thuộc dòng ba Phanxicô giúp việc truyền giáo.

Trong số những người Nhật này có 3 trẻ em tuổi thừ 12 tới 15 là Luy, Antôn và Toma Cosaki. Người ta đề nghị Luy nên trốn đi nhưng Luy từ chối. Em nói với cha mẹ đang khẩn khoản xin em chạy trốn cái chết: Chúa sẽ cho con đầy đủ can đảm để chiến đấu.

Khi vị quan xét hứa ban cho em của cải, nếu em bỏ đạo. Em khinh bỉ tuyên bố: Thánh giá tôi không sợ, vì tình yêu Chúa tôi còn ao ước nữa là khác.

Ba tu sĩ dòng tên góp vào sổ các vị tử đạo là: Phaolô Miki, Gioan Gottô và Giacôbê Kissi. Họ bị dẫn tới công trường Mêaco. Nhà vua truyền lệnh cắt mũi, cắt tai các tù nhân và chở xe qua các thành phố chính rồi đóng đính vào thập giá tại Nagasaki. Nhìn ba chị em máu me bê bết, nhưng vẫn thản nhiên tươi cười, dân chúng cảm động. Các Kitô hữu phủ phục xin ban phép lành và trong cơn nhiệt hành, có người còn xin lính gác cho được lên chung một chiếc xe nữa mà không được. Phaolô Miki và Gioan tẩy giả, bề trên dòng Phanxicô, vẫn rao giảng suốt dọc đường xe đi qua. Cuộc du hành thảm khốc chiếu toả ánh sáng tình yêu. Các vị tử đạo không ngừng cùng gọi các linh hồn trở về với Chúa.

Cuối cùng các vị đã tới đỉnh Calvê, nơi họ được đồng hoá với Đức Kitô, chính vì Ngài mà họ chịu chết. Trên một ngọn đồi quay ra biển, các cây thập tự đang chờ đợi họ.

Bé Luy hỏi xem cây thánh giá nào của mình. Em hăm hở chạy tới. Khi chịu đóng đinh. Em không dứt nụ cười.

Người ta nghe rõ một giọng nói nhiệt thành lặp lại lời người trộm lành: “Lạy Chúa xin nhớ đến con”.

Một tu sĩ dòng Tên từ trên thánh giá, đã giảng bài cuối cùng và thêm: Tôi tha thứ cho những người chủ mưu gây nên cái chết của tôi. Tôi khấn nguyện cho họ được lãnh phép rửa tội.

Bạn trẻ Antôn cố gắng dùng sức tàn để hát lên lời ca: Hỡi trẻ em hãy ca tụng Chúa. Nhưng Ngài đã không đủ thời gian để ca hết bài. Một lưỡi đòng đã đâm thủng tim Ngài.

Tất cả 26 vị được tôn phong hiển thánh năm 1862.
 
***
 
THÁNH PHAOLÔ MIKI VÀ CÁC BẠN

Tử đạo tại Nhật Bản năm 1597


Hoa quả đầu mùa các xứ truyền giáo

Lễ nhớ: ngày 6 tháng 2

 26 cây thập giá trên một ngọn đồi ở thành phố Nagasaki đầu năm 1597: đó là lễ dâng hoa trái đầu mùa của Hội Thánh Nhật Bản. Dòng Tên góp phần vào hiến tế ấy ba anh em người bản xứ: thánh Phaolô Miki, 33 tuổi, lúc ấy đang chuẩn bị chịu chức linh mục; thánh Giacôbê Kisai, 64 tuổi, tu huynh; Thánh Gioan Soan, 19 tuổi, giáo lý viên đang tìm hiểu Dòng Tên. Các vị còn lại gồm 6 thừa sai dòng Thánh Phanxicô và 17 giáo dân mà người trẻ nhất mới 11 tuổi.

Người đầu tiên loan báo Tin Mừng Đức Kitô cho Nhật Bản là Thánh Phanxicô Xavier. Khu vực truyền giáo này thu hút nhiều thừa sai và lớn mạnh nhanh chóng. Chỉ trong vòng 50 năm, số tín hữu đã lên đến 200.000. Dòng Tên cũng thành lập một tỉnh Dòng riêng với hơn 120 anh em mà đa số là người Nhật Bản. Vào cuối thế kỷ XVI, chế độ quân phiệt ở trung ương đang cố gắng buộc các sứ quân ở các địa phương phải phục tùng để thống nhất quyền lãnh đạo đất nước trong tay một vị tướng, nhờ đó có thể phản ứng hữu hiệu khi các đế quốc Châu Âu có ý đồ xâm lăng. Người Nhật Bản vốn thích cái gì mới, lại thấy người Châu Âu chế tạo được tàu vượt đại dương, súng bắn xa hàng loạt, nên kính nể và dễ dàng đón nhận tôn giáo do các thừa sai Châu Âu đem tới. Điều này làm cho giới cầm quyền quân phiệt lo ngại. Họ sợ người Công giáo sẽ nghe theo các sứ quân địa phương, hoặc sẽ ủng hộ các nước Châu Âu mà chống lại họ. Để cảnh cáo và ngăn chặn, họ cho bắt mấy thừa sai cùng với một số tu sĩ và giáo dân bản xứ đem đi xử tử.

Thánh Phaolô Miki được rửa tội cùng với cả gia đình lúc ngài mới 5 tuổi, và gia nhập Dòng Tên lúc ngài 22 tuổi. Trong thời gian học hành, ngài đã cho thấy tài năng của một nhà giảng thuyết đầy triển vọng. Vào những tháng nghỉ học, ngài đã từng đi giảng ở những tỉnh miền nam cũng như tại kinh đô Myako. Cuối năm 1596, ngài đang học tại nhà Dòng ở thành phố Osaka thì bị bắt cùng với tu huynh Kisai và ứng sinh Gioan Soan. Ngày nay nhiều sử gia vẫn thắc mắc tại sao nhà cầm quyền lại bắt 3 tu sĩ Dòng Tên này. Riêng Thánh Phaolô Miki, ngài không hề thắc mắc, trái lại cảm thấy hết sức hân hoan: “Tôi sung sướng được giống Chúa phần nào”. Cùng với cả nhóm 26 chứng nhân, ngài được dẫn lên kinh thành Myako, và cùng bị cắt tai, cắt mũi, rồi bị đem đi diễu hành cho mọi người đều thấy.

Nhà cầm quyề chọn Nagasaki làm pháp trường hẳn là có ý đe doạ người Công giáo và người nước ngoài, vì đó là thành phố cảng đông người Công giáo và người nước ngoài nhất. Trên một đỉnh đồi, người ta dọn sẵn 26 cây thánh giá. Đoàn người bị kết án tử hình chẳng những không hề tỏ ra sợ hãi mà còn luôn miệng ca hát. Người ta buộc chân tay và bụng mỗi người vào một cây thánh giá, rồi dựng lên. Hôm ấy, dân chúng đến dự rất đông. Từ trên thánh giá, 26 chứng nhân đồng thanh hát vang: “Chúng con ca ngợi Chúa là thượng đế, chúng con tuyên xưng Chúa là chúa tể…”. Rồi Thánh Phaolô Miki hùng hồn nói về Đức Kitô, kêu gọi tín hữu vững tin và mời gọi lương dân tìm hiểu đạo. Khi được lệnh, lý hinh lấy giáo đâm mỗi vị hai nhát chéo xuyên qua ngực. Thánh Phaolô Miki và các bạn đã chết trên thập giá, giống Chúa Kitô, như ngài mong ước.

Chế độ quân phiệt Nhật Bản qua đi mà không ai thương tiếc. Trái lại, 26 cây thánh giá trên ngọn đồi thành phố Nagasaki sẽ vượt mọi thử thách của thời gian, nhắc nhở mọi người về tình yêu của Con Thiên Chúa xuống trần để cứu đời.
 
Trích trong Theo Vết Chân Người (Chân dung các thánh nhân)

Tiểu sử các thánh trong tháng

    NgàyKính Thánh
2/2/2025 Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh
2/2/2025 Thánh Gioan Thêôphan Vénard (Ven), linh mục
3/2/2025 Thánh Blasiô, giám mục, tử đạo
3/2/2025 Thánh Ansgariô, giám mục
5/2/2025 Thánh Agatha, trinh nữ, tử đạo
6/2/2025 Thánh Phaolô Miki và các bạn, tử đạo (1597)
8/2/2025 Thánh Hiêrônimô Emilianô, Linh mục (1481-1537)
8/2/2025 Thánh Josephina Bakhita, trinh nữ
10/2/2025 Thánh Scôlastica, Đồng trinh (480-543)
11/2/2025 Đức Mẹ Lộ Đức
13/2/2025 Thánh Laurentiô Nguyễn Văn Hưởng, linh mục (1802–1856)
13/2/2025 Thánh Phaolô Lê Văn Lộc, linh mục
14/2/2025 Thánh Cyrillô, đan sĩ, và Thánh Mêthôđiô, giám mục
17/2/2025 Bảy Thánh lập Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ
21/2/2025 Thánh Phêrô Đamianô, giám mục, tiến sĩ
22/2/2025 Thành lập Tông Toà Thánh Phêrô
23/2/2025 Thánh Polycarpô, giám mục, tử đạo
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 2-2025
Cầu cho ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Chúng ta hãy cầu nguyện để cộng đồng giáo hội có thể chào đón những ước muốn và nghi ngờ của những người trẻ cảm thấy được kêu gọi phục vụ sứ mệnh của Chúa Kitô trong chức linh mục và đời sống tu trì.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@