Hạnh phúc thật sự hiện hữu nơi những phẩm chất thuộc về tinh thần: tình yêu, cảm thông, kiên nhẫn, chịu đựng, tha thứ và còn nhiều điều khác nữa. Vì những phẩm chất ấy mang đến hạnh phúc cho chúng ta và cả những người khác.

Dalai Lama XIV (1935 TCN)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15388
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-

Thánh Phêrô Đamianô, giám mục, tiến sĩ

Lễ ngày 21 tháng 2

Vị tu sĩ và hồng y sẽ nắm giữ một vai trò hàng đầu trong Kitô giáo này chào đời năm 1007 tại Ravenne, trong một gia đình nghèo túng, đến nỗi một trong số các anh ngài đã phải thốt lên khi Ngài sanh ra: “Chỉ còn thiếu nỗi bất hạnh này nữa thôi. Sao lại phải có nhiều người thừa hưởng cái di sản nhỏ nhoi này vậy”.

Và người mẹ kiệt sức đã không muốn cho đứa trẻ sơ sinh bú sữa mà thất vọng bỏ mặc nó. Một bà hàng xóm giảng giải cho bà rằng: “Những con báo con hùm không bỏ con chúng, trong khi chúng ta là những người Kitô hữu lại bỏ rơi con cái mình sao? Đứa trẻ mà người ta xua đuổi này, một ngày kia biết đâu lại chẳng là niềm hân hạnh của gia đình?”

Người đàn bà can đảm này không tin lời mình nói lắm, nhưng đã cung ứng những săn sóc đầu tiên cho đứa bé nghèo khổ. Người mẹ mắc cỡ nên âu yếm ẵm lấy đứa trẻ. Bà đặt tên là Phêrô.

Năm năm sau, Phêrô mồ côi cha mẹ, người được trao cho người anh đã giận dữ đón nhận cuộc sinh hạ của ngài. Bị đối xử như người làm thuê ngài phải chăn heo, ngủ chuồng của súc vật, mặc rách rưới và ăn bánh đen. Một ngày kia nhặt được đồng tiền, của trời ơi ngạc nhiên đối với đứa trẻ không hề ăn hàng, ngài mang tiền đi xin lễ cho cha mẹ. Chính vì vậy mà dường như cha mẹ đã chúc lành cho cả đời đứa trẻ, con mình.

Đamianô, người anh cả của ngài đã làm linh mục đưa ngài về Ravenna ở với mình. Anh cho ngài ăn học và Phêrô đã tỏ ra thông minh, đến nỗi ngài đã sớm trở thành giáo sư. Đứa trẻ bị khinh miệt ngày trước, bây giờ dạy học tại Parma rồi tại Ravenna. Để bày tỏ lòng biết ơn với người anh cả, ngài nhận tên mình là Phêrô Đamiano. Ngài được may mắn về mọi mặt. Nhiều gia đình quý, phải gọi ngài tới ở. Song những thành công không làm cho ngài thôi cầu nguyện ăn chay. Dưới bộ áo ngoài, ngài mặc một chiếc áo nhặm.

Trước danh tiếng ngày càng gia tăng, ngài tự nhủ: Ích lợi gì nếu tôi dính bén vào được của cải chóng qua này? Bởi vì một ngày kia, tôi sẽ phải giã từ tất cả, tại sao ngay từ bây giờ tôi không hiến dâng chúng cho Thiên Chúa?

Thế là ngài từ bỏ cuộc sống dễ dãi và gia nhập dòng Camaldules, ngài chọn cái gì nặng nhọc nhất và lui vào vô tịch ở nhà dòng Phonte Avellna. Đời khổ hạnh và cầu nguyện sắp biến ngài thành một vị thánh lớn. Ngài chỉ muốn khiêm tốn vâng phục và thống hối, nhưng trong khi ẩn mình đi, thì năm 1043, vì vâng lời, ngài đã được đặt làm tu viện trưởng. Khi đó, ngài tăng số các tu sĩ, lập nhiều tu viện, giúp đỡ các dòng khác. Ý kiến của ngài luôn hướng thượng, đến nỗi người ta nói rằng: ngài được Thánh Thần soi sáng.

Giáo hội đang trải qua một thời u buồn và người tu sĩ nghèo khổ hôm qua sắp giữ một vai trò lớn lao làm giảm bớt đau đớn của Roma. Những nết xấu bỉ ổi đè nặng trên triều đại Giáo hoàng. Lời nói của Thánh Thần lẫn sự hiện diện của ngài chưa đủ, ngài viết một tác phẩm, “cuốn sách về thành Gomorrha”, để lột trần những lạm dụng đang làm cho Giáo Hội phải tủi hổ. Còn chính ngài, để làm cân bằng cho sự yếu đuối của những giám mục bất xứng, đã tự mình đền tội đánh đòn hằng ngày đến độ chảy máu, dành giờ để hát 10 thánh vịnh như ngài đã khuyên nhủ các tu sĩ. Ngài ăn chay 3 ngày mỗi tuần.

Phêrô Đamianô đã muốn là một tu sĩ rốt cùng suốt đời. Nhưng năm 1057, Đức Stêphanô IX đã đặt ngài làm Hồng y Giám mục Ostia. Ngài phản đối, nhưng Đức Thánh Cha khi giảng giải cho ngài đã cầm tay xỏ nhẫn và đeo thánh giá cho ngài. Trách vụ giao phó cho ngài thật lớn lao. Phêrô Damianô hiến trọn tâm hồn cho gia đình mới rộng lớn này. Ngài đón nhận mọi khó khăn, chiến đấu chống các lạc giáo, chấm dứt các xáo trộn của Giáo hội Milanô dẹp tan những bất đồng với xã hội giáo hoàng. Những lo lắng mệt nhọc không cản trở ngài sẵn sàng hiến dâng đời mình, dù chỉ cho một linh hồn thôi.

Dù kiệt sức, ngài vẫn dậy sớm để giải tội, không nản lòng, ngài săn sóc những người bất hạnh, phân phát áo mặc bánh ăn cho họ, thăm viếng các bệnh nhân. Mỗi ngày để nhắc lại tình yêu của Chúa Kitô, ngài rửa chân cho 12 người nghèo. Đối với những người về quê lập nghiệp, ngài gửi đồ trợ giúp họ, ngài nhân hậu đồng đều đối với những người giàu có, những người cũng gặp khó khăn và cố gắng làm cho họ sống bác ái vị tha hơn. Thư từ còn làm cho ảnh hưởng của ngài lan rộng hơn.

Sau bao nhiêu nhọc mệt và phục vụ, Phêrô trở nên già nua, Đức Thánh Cha cho phép ngài trở lại với nếp sống nhà dòng, ngài đã muốn căn phòng xấu nhất, ăn thứ bành dành cho heo, hành hạ mình bằng dây lưng sắt, tìm đền bù cho các tội nhân và thánh hoá mình hơn nữa. Ngài nói:

- Một chiến sĩ của Chúa Kitô phải biết mình có thể tiến đến đâu trên đường nhân đức.

Phêrô Đamianô đã định ngày thứ sáu phải được thánh hiến bằng chay tịnh và thống hối, để kính nhớ Chúa Giêsu đã chịu chết trên thánh giá, và ngày thứ bảy kính Đức Mẹ, Đấng mà ngài đã soạn một bản kinh Nhật tụng để chúc khen.

Tuy đã cao niên, nhưng khi Đức Thánh Cha xin ngài làm đại diện cho mình tại Pháp. Thánh nhân lên đường ngay. Ngài viếng thăm nhiều địa phận, dẹp tan nhiều cuộc cãi vã, đi tới tận nước Đức, hoà giải nhà vua với vợ mình là hoàng hậu Berthe, mẹ vua xin được ngài hướng dẫn. Rồi ngài tiêu diệt các bè rối tại Florence và mang an bình lại cho Ravenna. Phêrô Đamianô lên cơn sốt ở Faenza. Tu viện Nữ Vương các thánh thiên thần tiếp đón ngài.

Ngài qua đời năm 1072 đang khi xin các tu sĩ vây quanh mình đọc kinh nhật tụng. Chính ngài đã trước tác mộ bia của mình như sau: “Mọi cái hôm nay đều phải qua đi để cho điều tồn tại mãi mãi tới gần. Hãy mộ mến những sự trên trời hơn những sự dưới đất, mộ mến điều tồn tại hơn cái rữa tàn. Ước gì tinh thần bạn đạt tới những đỉnh cao, tới được những nơi phát ra sự sống bạn”.
 
Trích trong Theo Vết Chân Người (Chân dung các thánh nhân)

Tiểu sử các thánh trong tháng

    NgàyKính Thánh
1/10/2024 Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh (1873-1897)
2/10/2024 Các Thiên thần Bản mệnh
4/10/2024 Thánh Phanxicô Assisi (1181-1226)
6/10/2024 Thánh Brunô, Linh mục (1035-1101)
6/10/2024 Thánh Phanxicô Trần Văn Trung, cai đội
7/10/2024 Đức Mẹ Mân Côi
9/10/2024 Thánh Đionysiô, giám mục và các bạn, tử đạo
9/10/2024 Thánh Gioan Leonarđô, linh mục
11/10/2024 Thánh Phêrô Lê Tuỳ, linh mục (+1833)
14/10/2024 Thánh Callistô I, giáo hoàng, tử đạo (+222)
15/10/2024 Thánh Têrêxa Avila, trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh (1515-1585)
16/10/2024 Thánh Hedviga, nữ tu (1174-1243)
16/10/2024 Thánh Margarita Maria Alacoque, trinh nữ
17/10/2024 Thánh Inhaxiô Antiokia, giám mục, tử đạo (+107)
18/10/2024 Thánh Luca, Thánh sử
19/10/2024 Thánh Gioan Brébeuf, Thánh Isaac Jogues, linh mục, và các bạn, tử đạo
19/10/2024 Thánh Phaolô Thánh Giá, linh mục
22/10/2024 Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II (1920-2005)
23/10/2024 Thánh Gioan Capistranô, linh mục (1386-1456)
23/10/2024 Thánh Phaolô Tống Viết Bường, quan thị vệ
24/10/2024 Thánh Antôn Maria Claret, giám mục
24/10/2024 Thánh Giuse Lê Đăng Thị, cai đội
28/10/2024 Thánh Giuđa Tađêô, Tông đồ
28/10/2024 Thánh Gioan Đạt, linh mục
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10-2024
Cầu nguyện cho sứ mạng được chia sẻ
Chúng ta hãy cầu nguyện để Giáo Hội được tiếp tục nâng đỡ bằng tất cả những phương thức có thể, một lối sống công nghị, việc đồng trách nhiệm, thúc đẩy sự tham gia, sự hiệp thông và chia sẻ sứ mạng giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
For a shared mission
When bishops and laypeople meet for the second part of the Synod on Synodality during October, the faithful are asked to pray that “the Church continues to sustain a synodal lifestyle in every way.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@