Đôi khi việc làm một người bạn đồng nghĩa với việc khéo léo trong từng thời điểm. Có lúc cần thinh lặng. Có lúc cần buông và để cho mọi người dấn thân vào vận mệnh của chính họ. Và có lúc chuẩn bị tâm lý để trở lại lúc ban đầu sau khi mọi việc kết thúc.

Gloria Naylor (b. 1950)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15082
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-

Thánh Philipphê và Giacôbê (Hậu), Tông đồ

Lễ ngày 3 tháng 5

Giáo Hội tôn kính hai vị Tông đồ này trong cùng một ngày, vì vào thế kỷ thứ V, xác các thánh được đưa về Rôma với nhau và đặt ở đền thờ các Thánh Tông đồ. Ngày dời xác các ngài là ngày 1-5. Nhưng vì trùng với lễ Thánh Giuse Thợ, lễ kính các ngài được dời vào ngày 3-5.
 
Thánh Giacôbê Hậu
 
Chỉ có một chỉ dẫn Tân ước cung ứng cho chúng ta về vị Tông đồ thứ hai mang tên Giacôbê: Ngài “là con ông Alphêô” (Mt 10,3; Mc 3,18; Lc 6,15; Cv 1,13). Vậy không đáng ngạc nhiên gì, khi có nhiều cố gắng đồng hoá ngài với một hay nhiều người cùng mang tên là Giacôbê ở trong Tân ước. Có Giacôbê “người anh em của Chúa” (Cl 1,19).

Có lẽ ngài đã được thấy Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra (1 Cr 15,7) và chắc chắn ngài là thủ lãnh Giáo hội Giêrusalem (Cv 12,17; 15,13; 21,18). Sau cùng, người được đồng hoá với người anh em của Chúa được nhắc đến trong Phúc Âm (Mt 13,55; Mc 6,3). Đó là ý kiến của Thánh Hiêrônimô và được chấp nhận lại đời, nhưng các học giả ngày nay muốn phân biệt hai người khác nhau và Phúc Âm chỉ giản dị ghi lại tên ngài.

Dầu cho các sách Phúc Âm không nói nhiều tới thánh nhân nhưng ngài đã giữ được một địa vị sáng giá trong Giáo Hội sơ khai, Thánh Phêrô khi được cứu thoát khỏi tù đã nói: “Hãy đem tin cho Giacôbê và các anh em được biết” (Cv 12,17).

Khi tiếp xúc với các Tông đồ, Thánh Phaolô đã đến gặp Giacôbê. Sau này Thánh Phaolô nói: “Giacôbê, Kêpha (Phêrô) và Gioan, những vị có thế giá như cột trụ ấy đã bắt tay tôi và Barnaba tỏ dấu thông hiệp” (Ga 2,9).

Tại công đồng Giêrusalem, Giacôbê đã lên tiếng sau Phêrô, tóm kết diễn từ về việc rao giảng Phúc Âm cho dân ngoại (x. Cv 15,13-31). Lần sau cùng về Giêrusalem, Thánh Phaolô đã đến gặp Thánh Giacôbê đang họp với hàng niên trưởng (x. Cv 21,18).

Để diễn tả sự thánh thiện của Giacôbê, Thánh Eusêbiô và Hiêrônimô đã nói rằng: thánh nhân giữ mình đồng trinh suốt đời và con người hiến mình cho Thiên Chúa nay không uống rượu, kiêng thịt, đi chân không và chỉ có một chiếc áo. Quỳ cầu nguyện nhiều, đầu gối ngài chai cứng như da lạc đà.

Năm 62, các luật sĩ lo lắng vì sự rạng rỡ Giacôbê mang lại cho Kitô giáo. Họ triệu vời thánh nhân đến ở trước ông nghị để tra vấn xem ngài nghĩ gì về Chúa Kitô. Trên sân thượng ngoài đền thờ, họ bắt thánh nhân công khai nói lời bội giáo cho dân nghe, ngài nói: Chúa Giêsu là con người đang ngự bên hữu Thiên Chúa quyền năng và đến một ngày kia sẽ đến trên mây trời.

Dân chúng đồng loạt lên tiếng tôn vinh Chúa Giêsu trong khi các luật sĩ và biệt phái xông vào thánh nhân. Họ đã quyết định ném đá Ngài.
 
Thánh Philipphê
 
Thánh Philipphê là người Bethsaida (x. Ga 1,44). Trên đường đi Galilêa, Chúa Giêsu đã gọi ông. Đến lượt mình chính Philipphê lại giới thiệu Chúa Giêsu cho Nathanael: “Đấng mà Môisê trong lề luật cùng các tiên tri chép đến chúng tôi đã gặp rồi” (Ga 1,45).

Và ông còn khích lệ thêm: “Hãy đến mà xem” (Ga 1,46).

Khi hoá bánh ra nhiều Chúa Giêsu đã tin tưởng và ông hỏi: “Ta mua đâu được bánh cho họ ăn” (Ga 6,5).

Như vậy, Chúa Giêsu đã hiệp với ông trước hết trong việc chuẩn bị cho phép lạ này.

Dịp lễ vượt qua sau cùng Chúa Giêsu, các lương dân đã nhờ Philipphê xin Chúa cho họ được gặp Người: “Thưa ông, chúng tôi muốn gặp Chúa Giêsu” (Ga 12,21)

Sau cùng, trong cuộc đàm đạo thân mật sau bữa Tiệc Ly, Philipphê lên tiếng hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, thế là đủ cho chúng con rồi”.

Chúa Giêsu nói với ông: “Đã lâu rồi, Ta ở với các ngươi, thế mà, Philipphê, ngươi đã không biết Ta ư? Ai thấy ta là đã thấy Cha. Làm sao ngươi nói: Xin tỏ cho chúng con thấy Cha” (Ga 14,8-9).

Các Tông đồ chỉ hiểu được chiều kích rộng lớn của những lời này khi Chúa Thánh Thần soi sáng cho các ông.

Đó là tất cả những gì mà sách Tin Mừng nói với chúng ta về Thánh Tông đồ Philipphê. Sau này truyền thống cho chúng ta biết Thánh Philipphê đã đi rao giảng Phúc Âm ở Scythia và Phrygia. Nhưng rất có thể người ta đã lầm thánh nhân với vị phó tế cũng có tên là Philipphê. Về cái chết của ngài, không có gì là chắc chắn. Có tài liệu nói rằng ngài tử vì đạo. Có tài liệu lại cho rằng ngài chết già.
 
(Trích trong “Theo vế chân Người”)

Tiểu sử các thánh trong tháng

    NgàyKính Thánh
2/4/2024 Thánh Phanxicô Paola, Ẩn tu (1416-1507)
2/4/2024 Thánh Đôminicô Vũ Đình Tước, linh mục
4/4/2024 Thánh Isiđôrô,Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh (+636)
5/4/2024 Thánh Vincent Ferrio, Linh mục (1350-1419)
6/4/2024 Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, linh mục (+ 1857)
7/4/2024 Thánh Gioan La Salle, Linh mục (1651-1719)
7/4/2024 Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu, linh mục
11/4/2024 Thánh Stanislaô, Giám mục, Tử đạo (1030-1079)
13/4/2024 Thánh Martinô I, Giáo hoàng, Tử đạo (+656)
21/4/2024 Thánh Anselmô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh (1033-1109)
23/4/2024 Thánh Giorgiô, Tử đạo (+ 303)
24/4/2024 Thánh Phiđelê Sigmaringa, linh mục, tử đạo (1528-1622)
25/4/2024 Thánh sử Marcô
28/4/2024 Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo (1803-1841)
28/4/2024 Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, linh mục; Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, thầy giảng; Thánh Gioan Tẩy Giả Đinh Văn Thành, thầy giảng
29/4/2024 Thánh Catarina Siena, Đồng trinh, Tiến sĩ Hội Thánh (1347-1380)
30/4/2024 Thánh Piô V, Giáo hoàng (1504-1572)
30/4/2024 Thánh Giuse Tuân, linh mục
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@