Lưỡi dài thu ngắn đời sống.

Ngạn ngữ Ba Tư
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15457
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
NEWS - TTCG
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 08/02/2012 12:00:00 SA)
A  A  A
"1 chiêu 8 thức!"

                                                                                    Tân Phú, 27/3/2008  

Kính gửi “Cha Sở Trẻ”,

Thưa cha, có một cha sở trẻ khác cũng hỏi tôi như cha vậy:

"Làm cha sở 13 năm ở họ đạo Tân Phú vùng sâu, bố có thể cho tụi con một vài nét về mục vụ, coi như già chia sẻ cho trẻ vậy mà". Cha còn thêm: "Bố cứ viết như kiểu nhật ký của cha Piô Hậu ấy!".

- Tôi vội buột miệng: "Trời ạ! mình đâu có biết viết!".

- "Thì bố kể đại vài kinh nghiệm thôi".

- Nếu kể đại thì được. Các cậu trẻ mà chịu nói chuyện với mấy ông già thì dĩ nhiên đám già khoái rồi. Tuy thế, nhưng chỉ lần này thôi nhá!

Tớ phải nói trước với các cậu rằng góp ý này có thể chỉ dành riêng cho "bối cảnh Tân Phú", một họ đạo "miệt vườn" vùng sâu vùng xa thôi. Họ Tân Phú giáp ranh 3 tỉnh Hậu Giang, Minh Hải và Kiên Giang, có 1.490 giáo dân với 348 gia đình.

Tớ về đây, đến nay đã bước vào năm thứ 14 được 4 tháng, suốt thời gian ở miệt vườn hầu như chỉ xài có một chiêu cho bối cảnh này từ đầu tới cuối với hài hoà và kiên trì dài lâu.

Một chiêu nhưng biến hoá nhiều thức. Cũng như các cậu, hồi mới về đây, tớ chưa biết trời trăng gì, bèn:

- Biến hoá thứ nhất: "Tôi không chọn anh chị em, anh chị em cũng chẳng chọn tôi, nhưng Đức Cha lại sai tôi về đây sống với anh chị em, thôi thì dù muốn hay không muốn, chúng ta ráng chấp nhận nhau và nâng đỡ nhau để mà sống", thế là cha sở với giáo dân đều OK, và cha sở bắt đầu nhận nơi này làm quê hương.

- Biến hoá thứ hai: "Đã OK bắt tay nhau thì tôi nói thật, đối với  tôi, thì giàu nghèo như nhau, Việt Nam Việt kiều  như nhau", thế là giáo dân khoái lắm, và cha già giữ đúng như vậy để tạo uy tín.

- Biến hoá thứ ba: Cha sở đi đâu vắng, ngày nào về, đều thông báo vào ngày Chúa Nhật, 4 năm nay từ ngày có cha phó, thì cũng thông báo như vậy, cả họ đạo đều biết, ai muốn đến gặp cha nào thì không bị hụt hẫng.

Lâu lâu cha sở nhắc lại việc giữ nghiêm chỉnh của mình để họ đạo tin tưởng hơn: "5... 10... 13 năm nay tôi chưa sai hứa sai hẹn với anh chị em một lần nào, kể cả trong thời gian 2 năm rưỡi làm nhà thờ, nói thì làm, làm thì nói trước", như anh chị em đã thấy.

- Biến hoá thứ tư:  Tạo uy tín cho Hội đồng Giáo xứ (HĐGX)

1. "Cha sở có giỏi mà không có HĐGX sẽ không thành công. Cũng vậy, HĐGX có giỏi mà không có cha sở, chẳng đi tới đâu. Vì vậy, cha sở và HĐGX phải liên kết vơi nhau, HĐGX là cánh tay phải khoẻ mạnh của cha sở, phải lo giữ gìn kẻo tai biến thì rách việc".

2. "Anh chị em có chửi, cứ chửi tôi, đừng chửi HĐGX của tôi. Lý do: anh chị em không lựa chọn tôi, có chửi tôi, tôi chịu đựng được. Còn HĐGX, anh chị  em đã bầu người ta lên thì đừng chửi họ, kẻo thiên hạ cười chê".

3. Lo hôn phối cho con cái, phải có Ông khu trưởng hay khu phó dắt tới, cha sở mới chấp nhận làm thủ tục. "Khu trưởng hay khu phó dù là con cháu, anh chị em cũng không kêu họ bằng thằng... trước cộng đoàn, trước công chúng, vì khi đến việc lo hôn phối cho con em mình thì lại phải nhờ người ta dắt tới cha sở".

4. Sau lễ sáng Chúa Nhật (lễ người lớn), cha sở mời HĐGX và các dì phước vào nhà cha sở uống cà phê hay ăn mì gói, rồi họ đạo có công việc gì thì trao đổi luôn; nhờ vậy mà tạo được sự gần gũi và thân thiết giữa cha sở và HĐGX. Chỉ khi nào có công việc lớn, HĐGX mới có phiên họp mở rộng có đủ các ban ngành chuyên trách. (Điểm này mới thi hành được 7 năm).

- Biến hoá thứ năm: Tạo mối liên hệ tập thể, tinh thần đại gia đình họ đạo

Lễ bổn mạng họ đạo ngày 7/10, lễ "Đức Mẹ Mân Côi", các gia đình làm cơm đưa đến nhà thờ, gia đình tự do kiếm chỗ ngồi ,chờ 11 giờ cha sở hay cha phó làm phép ăn chung 1 lượt. Các cha ,các thầy, các Dì phước mang tô và muỗng đi xin ăn, giống như cắm trại vậy, gia đình nào cũng kêu cho đồ ăn um xùm (thường là liên hoan vào ngày Chúa Nhật). Họ đạo hưởng ứng đi đông vui lắm, có khi thiếu chỗ họ tràn vào phòng khách các cha. 

Sau mấy năm thấy nhiều gia đình ăn 'bèo', nhiều gia đình ăn 'sang'... Để tránh mặc cảm giàu nghèo, họ đạo sửa đổi như sau: dọn cơm theo đầu ngành, dùng cơm theo đầu ngành, để trong ngành, gia đình giàu nâng đỡ gia đình nghèo, dọn chung ăn chung, xoá được mặc cảm hình thức giàu nghèo, ai nấy thoải mái hơn.

- Biến hoá thứ sáu: Giúp cha sở, cha phó hiểu rõ gia cảnh từng người, và giáo dân gần gũi hơn với các cha (mới thi hành 7 năm nay): "Ăn Cơm Hiệp Thông"

"Tôi về đây đã 6, 7 năm, mà nếu các ông các bà đứng chung chừng vài chục người, tôi không biết cặp nào với cặp nào, vì Tết tôi đi thăm mỗi gia đinh chừng 5 phút chẳng ăn thua gì, nên từ nay tôi góp ý thế này: ở nhà ăn cơm cũng phải mất tiền, tôi lấy tiền đó "hùn" ăn cơm với gia đình anh chị em mỗi gia đình 1 bữa. (Hết lượt này tới lượt khác).

Tôi ăn cơm ở tiệm, một hộp cơm 5.000Đ (năm 2001) thấy cũng được, tôi hùn 10.000Đ, nếu có ông thầy thì 20.000Đ, gia đình giàu hay nghèo cũng phải nhận tiền hùn, ăn uống bình thường, không mua lave nước ngọt, không mời ai, kể cả cha mẹ để tránh "kỳ đà cản mũi" lúc chia sẻ, tâm sự gia đình.

Ngày giờ gia đình lựa chọn, khi nào gia đình nhắm chừng đông đủ nhất, gia đình cho khu trưởng hay, khu trưởng chuyển tiền hùn đến gia đình trước vài ngày để gia đình dễ bề đi chợ. Ai không muốn nhận tiền hùn thì cứ cầm lấy, Chúa Nhật bỏ tiền két nhà thờ càng nhiều càng tốt". Bữa cơm này gọi là ĂN CƠM HIỆP THÔNG. Mỗi ngày, cha thầy chỉ “ăn cơm hiệp thông” 1 bữa thôi, ăn 2 bữa dễ "kẹt bắc" lắm.

Từ khi có cha phó (4 năm nay), ngày Chúa Nhật, các cha thầy không ăn cơm ở đâu hết, dù có đám tiệc mời, vì ngày Chúa Nhật là ngày cha sở, cha phó “ăn cơm hiệp thông” tại nhà xứ với các dì phước cộng đoàn Tân Phú (sáng trưa chiều), lý do nêu lên rất cụ thể là, cũng có thể có cộng đoàn cha sở cha phó không vui, nhất là cộng đoàn các dì, 2,3 dì  sống chung kế bên nhau mà xa lạ, lạnh như tiền. Trong một dịp tĩnh tâm tháng, có các dì, các thầy, các cha trong hạt và Đức cha, tôi chia sẻ về hiệp thông giữa các linh mục và những người cộng tác, giữa những người cộng tác với nhau, tôi gọi trường hợp băng giá đó là chiến tranh lạnh, và cả cộng đoàn tủm tỉm cười, có vị cười ra tiếng.

- Biến hoá thứ bảy: Đạo đức

1. Họ đạo tĩnh tâm 1 năm 2 lần:  Mùa Vọng, Mùa Chay

Tĩnh tâm với 6 bài giảng (giảng trong thámh lễ sáng, chiều)

Cố gắng mời được 3 cha khách, mỗi cha giảng cho 2 bài sáng chiều tức là 1 ngày, mỗi bài chừng 20 - 25 phút trong thánh lễ.

Trưa mời cha giảng 1 ăn cơm trọng thể, chiều dâng lễ và giảng, sáng hôm sau dâng lễ và giảng, trưa dùng cơm trọng thể với cha giảng 2... Mỗi khu bao nấu cơm cho cha giảng 1 ngày, các cha nhà và các dì phước ăn ké cha giảng thoải mái.

Mỗi dịp tĩnh tâm như vậy, cha sở chuẩn bị trước và thông báo cho giáo dân vào Chúa Nhật mấy tuần trước, họ mới nhớ và tham dự đông đảo. (Giảng chung cho các giới, đề tài tuỳ cha giảng lựa chọn).

Xưng tội Mùa Vọng - Mùa Chay: Mời 6,7 cha "lối xóm" và thân quen giải tội một buổi sáng nào đó, từ 8g30 đến 11g là dứt điểm, phỏng chừng 500 hay 550 giáo dân xưng tội, các em thiếu nhi đi học sáng thì chiều đi xưng tội, (các) cha nhà giải tội.

Cha sở xin trước với các cha khách cho thêm việc đền tội: đi lễ ngày thường 1 lần, ngày nào cũng được. Có ý tập cho họ đi lễ.

Dĩ nhiên, bắt đầu vào Mùa là phải chuẩn bị trước, rồi thông báo trước ít là 2 Chúa Nhật.

Dâng Thánh Lễ:

** Sám hối có 3 kiểu thì thứ hai + thứ năm kiểu 1; thứ ba + thứ sáu kiểu  2; thứ tư + thứ bảy kiểu 3.

Lý do:  1- Chúng ta có dự lễ ở giáo xứ khác vẫn không lạ lẫm.

           2- Cha sở ý thức hơn.

** Giọng đọc: Trừ ngày Chúa Nhật, tuần còn 6 ngày: ngày lẻ (ba, năm, bảy), cha sở đọc giọng thường; ngày chẵn (hai, tư, sáu), cha sở đọc giọng nói.

Lý do: 1- Anh chị em nghe đỡ nhàm chán.

          2- Cha sở lưu ý kẻo lộn, chừng nào anh chị em thấy cha sở không nhớ, đọc lộn xộn là dấu cho thấy cha sở đã lẩm cẩm rồi, anh chị em cho biết để cha sở xin về hưu là vừa, lẩm cẩm mà ở mãi làm khổ anh chị em.

2. Các giới: Gia trưởng, Hiền mẫu, Giới trẻ và Thiếu nhi mỗi năm có 1 ngày sinh hoạt (mời cha phụ trách hay 1 cha khách).

- Hiền mẫu và Thiếu nhi sinh hoạt có cắm trại, thường vào kỳ hè có các thầy chủng viện giúp đỡ.

- Giới Gia trưởng sinh hoạt nhưng không cắm trại.

- Giới trẻ sinh hoạt mỗi tháng 1 lần, từ khi có cha phó thì 2 tuần 1 lần (60 phút) vào 7 giờ tối thứ tư, có dì phước phụ giúp cha phó.

Em nào không đi thì ghi tên, cha sở sẽ thông báo vào Chúa Nhật kế đó, rao tên và nói con ai, để cha mẹ biết, kẻo trốn đi chơi.

Vắng 3 lần không có phép thì khi lập gia đình, cha sở cầm lại 3 tháng + nêu lý do cho mọi người biết. Ai cũng biết cha sở nói thì làm và làm thì nói trước, nên các em đi dự rất đông trừ những em xa trên 3 cây số.

Giới trẻ sinh hoạt và cắm trại chung 1 lần vào ngày 29 Tết Nguyên Đán vì trong năm có nhiều em đi làm xa, đi học xa, dịp Tết mới tụ về đông đủ. Ai vắng cũng áp dụng như trên.

- Biến hoá thứ tám: Lễ Gia đình và Lễ Chữ hiếu

1. Lễ Gia đình

Sáng thứ tư sau Chúa Nhật cuối tháng, cha chủ tế dâng lễ cầu nguyện cho các gia đình. Gia đình nào tới thì lên cắm hương, rồi xuống kiếm chỗ ngồi, gia đình nào ngồi với gia đình đó, ít thì 1 ghế, đông thì 2 ghế. 6, 7 năm đầu giáo dân đi đông như lễ sáng Chúa Nhật, bây giờ giảm đi đến 25%, thường là 2 người, có khi 3 người cho rước lễ. Lễ Gia đình đã có 13 năm. Dựa vào lễ này, cộng đoàn chọn 5-10 gia đình để tuyên dương vào Lễ Tất Niên. Trong Lễ Tất Niên có phần xin lỗi Chúa và xin lỗi anh em. Cha sở xin lỗi giáo dân: "Trong năm qua, nhiều khi cha sở đã làm cho anh chị em buồn, cha sở thành thật xin lỗi, chúng ta bỏ lỗi cho nhau để mai bắt đầu Năm Mới tốt hơn".

2. Lễ Chữ hiếu (cũng gọi là Lễ Người Cao Tuổi, từ 65 tuổi trở lên, nếu ông hay bà xã chưa tới tuổi cũng được ăn theo)

Sáng thứ năm sau Chúa Nhật cuối tháng tức là sau lễ Gia đình, cha chủ tế nhắc cho con - cháu họ cầu nguyện cho Ông Bà, Cha Mẹ, còn sống và đã qua đời. Sau lễ, cha sở mời  HĐGX, ca đoàn, giúp lễ, các dì phước vào nhà xứ liên hoan với các vị cao tuổi (một bữa ăn đạm bạc: cháo rẻ tiền hay mì ăn liền, các ông có cà phê, các bà có đi qua hàng sữa Ông Thọ).

Mới thực hiện được 5 năm. Các vị cao tuổi khoái lắm, vì chưa bao giờ có ai nhắc con cái cháu chắt cầu nguyện cho họ như vậy.

** NB: Tiền: Chi tiêu rất rõ ràng, thỉnh thoảng thông báo.

In danh sách từng khu, trao cho khu truởng 10 bản rõ ràng. Dịp Lễ, quyên góp theo khu, 2 người đi, 1 người ghi, 1 người nhận. Tổng cộng, ghi ở cuối danh sách. Sau đó, dán tờ danh sách xin tiền lên bảng kiếng treo ở cuối nhà thờ.

Đi chợ cũng phải 2 người, 1 nguời mua, 1 người trả tiền, không mua thiếu người ta. Đi chợ về, tổng kết tiền chi ngay trên giấy, đê dễ bề báo cáo.

“Cha Sở trẻ” ơi!, tớ nhắc lại với các cậu rằng một chiêu biến hoá 8 thức này áp dụng cho một họ đạo "miệt vườn" vùng sâu vùng xa Tân Phú thì thấy có kết quả bởi vì qua 3 nhiệm kỳ HĐGX và nhiệm kỳ 4 này, cha sở và HĐGX (42 người kể cả các ban chuyên trách) vẫn êm ấm đều rang và giáo dân chưa thấy có người nào chống đối, họ đạo tương đối ổn định.

Deo Gratias!

Cha già rệu giàn gửi các cậu mấy nét, ai lượm được gì thì lượm, vì nó dành cho bối cảnh Tân Phú vùng sâu.

                         

Già Rệu Giàn

Giuse Phạm Văn Phán

Cha sở Họ Tân Phú

Giáo phận Cần Thơ

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

"1 chiêu 8 thức!"

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ngày 23 tháng 10 năm Giáp Thìn
Thánh Columbanô, viện phụ; Thánh Clementê I, giáo hoàng, tử đạo
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@