Tôi không nói điều gì xấu về bất cứ ai, và nói về tất cả những điều tốt đẹp tôi biết về mọi người.

Benjamin Franklin (1706-1790)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15606
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 05/02/2025 11:24:44 CH)
A  A  A
Phỏng vấn ĐHY Koovakad, tân Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn
ĐHY George Jakob Koovakad cùng với ĐTC Phanxicô trong một chuyến tông du
Trong một cuộc phỏng vấn sau khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ phụ trách các tôn giáo ngoài Kitô giáo, Đức Hồng y Koovakad cho biết ngài “ngạc nhiên, vui mừng và rất lo lắng trước trách nhiệm lớn lao khi kế nhiệm một người khôn ngoan và tốt bụng như Đức Hồng y Ayuso, và một người có đức tin sâu sắc và là người không mệt mỏi xây dựng hoà bình như Đức Hồng y Tauran”.

Sáng ngày 24/1 vừa qua, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Hồng y người Ấn Độ George Jacob Koovakad, người chịu trách nhiệm về các chuyến Tông du nước ngoài của Đức Thánh Cha, làm Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn kế nhiệm Đức Hồng y Ayuso Guixot, qua đời vào tháng 11 năm ngoái. Đức Hồng y Koovakad cũng tiếp tục đảm nhận vai trò điều phối viên các chuyến tông du của Đức Thánh Cha.

Đức Hồng y Koovakad, 51 tuổi, sinh ngày 11 tháng 8 năm 1973 tại Chethipuzha, Ấn Độ. Ngài gia nhập ngành ngoại giao của Toà Thánh, được bổ nhiệm làm Thư ký tại Toà Sứ thần Toà Thánh ở Algeria. Kể từ đó, ngài đã phục vụ tại nhiều Toà Sứ thần khác nhau: từ năm 2009 tại Hàn Quốc, từ năm 2012 tại Iran, từ năm 2015 tại Costa Rica với vai trò Tham tán, và từ năm 2018 tại Venezuela.

Từ năm 2020, Đức Hồng y Koovakad làm việc tại Phủ Quốc vụ Khanh Toà Thánh, trong phân bộ Các Vấn đề Tổng quát. Năm 2021, Đức Thánh Cha đã giao cho ngài trách nhiệm tổ chức các chuyến tông du. Vào ngày 25 tháng 10 năm 2024, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục hiệu toà Nisibi thuộc Giáo hội Chaldea, và được thụ phong giám mục vào ngày 24 tháng 11 cùng năm. Ngài được thăng Hồng y tại Công nghị Hồng y ngày 7 tháng 12 năm 2024, thuộc Đẳng Phó tế với Nhà thờ hiệu toà Thánh Antôn Padua tại Circonvallazione Appia.

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn Đức Hồng y Koovakad:

** Thưa Đức Hồng y, ngài đón nhận đề cử của Đức Thánh Cha như thế nào?

- Với lòng biết ơn sâu sắc Đức Thánh Cha Phanxicô. Trước đây chưa đầy hai tháng, ngài đã bất ngờ chọn tôi vào Hồng y đoàn, bổ nhiệm tôi làm tổng giám mục và hiện giao phó cho tôi một Thánh bộ mà không lâu trước đây được lãnh đạo bởi một người khôn ngoan và tốt bụng như Đức Hồng y Miguel Ángel Ayuso Guixot và trước ngài là Đức Hồng y Tauran, một người có đức tin sâu sắc và là người, cho đến cuối đời, không mệt mỏi xây dựng hoà bình. Và tôi thú nhận rằng điều này khiến tôi rất lo lắng và cảm thấy mình không đủ năng lực. Đồng thời, tôi rất tin tưởng vào lời cầu nguyện của tất cả những người không ngừng mơ ước về một thế giới mà sự đa dạng tôn giáo không chỉ cùng tồn tại trong hòa bình với nhau mà còn là yếu tố không thể thay thế trong việc xây dựng hoà bình giữa các dân tộc. Tôi tin tưởng vào sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha và con đường mà những người đi trước tôi đã vạch ra với sự khôn ngoan sâu sắc. Và trên hết, tôi tin tưởng vào sự trợ giúp của các cộng tác viên của Bộ, những người mà tôi đã gặp trong những giờ qua và đã chào đón tôi với tình thân hữu và khiến tôi cảm thấy như ở trong gia đình.

** Đức Hồng y chào đời cách đây 51 năm tại Chethipuzha, Kerala. Là một người Ấn Độ, mặc dù đã sống xa quê hương nhiều năm, ngài vẫn mang trong “máu” mình chủ đề sự chung sống giữa các tín ngưỡng tôn giáo rất khác nhau...

- Đúng vậy, tôi sinh ra và lớn lên trong một xã hội đa văn hoá và đa tôn giáo, nơi mọi tôn giáo đều được tôn trọng và đảm bảo sự hòa hợp. Sự khác biệt chính là sự phong phú! Tôi muốn nhấn mạnh rằng ở Ấn Độ, theo truyền thống, đối thoại liên tôn gắn liền với đời ẩn tu. Ngay từ năm 1500, tu sĩ Dòng Tên Roberto De Nobili đã mặc quần áo và trang phục của các tu sĩ Ấn Độ, học ngôn ngữ địa phương và cố gắng tiếp thu mọi thứ có thể được đánh giá cao của những truyền thống này. Nỗ lực này không phải là không có rủi ro, ngay cả khi, như Đức Giáo hoàng đã dạy chúng ta, đi ra khỏi chính mình và bước đi, chúng ta sẽ mạo hiểm điều gì đó. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh là thái độ cởi mở, thông cảm và gần gũi với các truyền thống khác. Đức tin Kitô giáo có khả năng hội nhập văn hoá: Người Kitô hữu được kêu gọi trở thành hạt giống của tình huynh đệ cho tất cả mọi người. Tất cả những điều này không có nghĩa là từ bỏ căn tính của mình mà là nhận thức rằng căn tính không phải là hoặc không bao giờ nên là lý do để dựng lên những bức tường hoặc phân biệt đối xử với người khác, mà luôn là cơ hội để xây dựng những cây cầu. Đối thoại liên tôn không chỉ đơn thuần là đối thoại giữa các tôn giáo, mà còn giữa những tín đồ được kêu gọi làm chứng trên thế giới về vẻ đẹp của niềm tin vào Thiên Chúa và thực hành tình bác ái huynh đệ và sự tôn trọng.

** Một trong những nhiệm vụ của Bộ mới của Đức Hồng y là tương quan với thế giới Hồi giáo. Ngài có thể cho biết thêm về điều này không?

- Công đồng chung Vatican II đã mở ra một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ với các tôn giáo khác và do đó cả với Hồi giáo. Tôi muốn nhắc lại những lời nói và cử chỉ mang tính ngôn sứ, chẳng hạn như lời của Thánh Phaolô VI, khi hành hương đến Uganda năm 1969, đã tỏ lòng tôn kính những vị tử đạo Kitô giáo đầu tiên ở Châu Phi bằng cách so sánh các tín đồ Hồi giáo với các vị tử đạo đã chịu đau khổ dưới bàn tay của các vua chúa của các bộ lạc địa phương. Tôi cũng nhớ lại những lời mà Thánh Gioan Phaolô II đã nói với những người Hồi giáo trẻ tuổi ở Casablanca, Morocco, vào năm 1985, khi ngài nói với họ: “Chúng ta tin vào cùng một Thiên Chúa, Thiên Chúa duy nhất, Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa Đấng tạo dựng thế giới và hoàn thiện các thụ tạo của Người.” Mười sáu năm sau, chính vị Giáo hoàng này, trong chuyến thăm Syria, đã lần đầu tiên bước qua ngưỡng cửa của một đền thờ Hồi giáo khi bước vào đền thờ Hồi giáo của người Umayyadi ở Damasco. Hình ảnh Đức Biển Đức XVI lặng lẽ bên trong Đền thờ Hồi giáo Xanh ở Istanbul năm 2006 vẫn còn sống mãi trong ký ức của chúng ta. Và làm sao chúng ta không nhắc đến nhiều bước đi của Đức Thánh Cha Phanxicô, chẳng hạn như việc ký kết văn kiện về Tình huynh đệ nhân loại cùng với Đại Imam của Al-Azhar Ahmad Al-Tayyeb vào ngày 4 tháng 2 năm 2019 tại Abu Dhabi, và vào năm sau đã công bố Thông điệp Fratelli Tutti.

** Hầu hết các sự kiện ngài trích dẫn đều liên quan đến các cuộc hành hương của các Giáo hoàng và điều này khiến con liên tưởng đến những gì đã nói cho đến nay với vai trò của ngài là người tổ chức các chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô...

- Đúng thế! Các chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha hầu như luôn có ý nghĩa liên tôn, các cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của các tôn giáo khác, những khoảnh khắc sống động của tình huynh đệ: Tôi chỉ nghĩ đến chuyến viếng thăm mới đây tại Châu Á và Châu Đại Dương, vào tháng 9 năm ngoái, khi Đức Thánh Cha Phanxicô làm phép “Đường hầm Hữu nghị” nối đền thờ Hồi giáo với nhà thờ chính tòa ở Jakarta, Indonesia. Tôi rất cảm động trước cử chỉ hữu nghị của Đại Imam Nasaruddin Umar. Cùng với Sứ thần Toà Thánh và các cộng tác viên của Văn phòng tổ chức các chuyến Tông du thuộc Phủ Quốc vụ khanh – những người mà tôi cảm ơn vì công việc họ đã làm – chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, trong cuộc đối thoại với các nhà chức trách Hồi giáo, chuyến thăm Dubai được dự kiến ​​vào đầu tháng 12 năm 2023 nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu Cop28. Chuyến đi này sau đó bị huỷ vài ngày trước khi khởi hành do Đức Thánh Cha cần nghỉ dưỡng. Và tôi cũng muốn đề cập đến trải nghiệm tuyệt vời mà tôi đã có vài tháng trước ở Mông Cổ, nơi chỉ có 1,3 phần trăm dân số là Kitô hữu. Không thể không kể đến các chuyến tông du tới Kazakhstan và Bahrain. Bối cảnh của Bộ Đối thoại Liên tôn hoàn toàn mới đối với tôi, nhưng tôi tin rằng những kinh nghiệm mà tôi đã có cho đến nay và sẽ tiếp tục có tại Văn phòng tổ chức các chuyến Tông du thuộc Phủ Quốc vụ khanh đã và sẽ hữu ích cho tôi. Cũng như tôi hy vọng việc phục vụ tại các Toà Sứ thần Toà Thánh ở Algeria, Hàn Quốc và Iran sẽ hữu ích với tôi: vào năm 2021, tôi vẫn chưa tham gia vào các chuyến đi của Đức Thánh Cha, nhưng những hình ảnh về cuộc đối thoại của Đức Thánh Cha với Đại Giáo chủ Hồi giáo Sayyid Ali al-Sistani ở Najaf trong chuyến thăm lịch sử của ngài tại Iraq vẫn còn in sâu trong ký ức của tôi.


Vatican News
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Phỏng vấn ĐHY Koovakad, tân Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   6432 tin bài trong TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
  ĐTC Phanxicô: Tôi sẽ soạn thảo một Tông huấn về trẻ em | Vatican News
  Đức Thánh Cha: Không gì giá trị hơn sự sống của một đứa trẻ, quyền của các em bị chà đạp mỗi ngày | Vatican News
  Chủ đề của Ngày Ông Bà và Người Cao tuổi sắp tới: “Phúc thay ai không đánh mất hy vọng” | Vatican News
  UNICEF cảnh báo về vấn đề an ninh, phân biệt đối xử và sức khoẻ tâm thần đối với thanh thiếu niên di cư | Vatican News
  Kinh Truyền Tin ngày 2/2: Thiên Chúa là chủ sự sống | Vatican News
  Đức Thánh Cha: Trong việc xét hôn nhân vô hiệu, hãy lắng nghe nỗi đau và hy vọng của những người tìm kiếm sự thật | Vatican News
  Năm Thánh 2025: Hợp tác giữa Vatican và Liên đoàn Bóng bầu dục Ý | Vatican News
  Đức Thánh Cha: Hãy thay đổi cách nhìn theo giấc mơ của Thiên Chúa | Vatican News
  ĐTC Phanxicô chia buồn về vụ tai nạn máy bay tại Washington D.C. | Vatican News
  Hội nghị Thế giới về Quyền Trẻ em – mang lại nụ cười cho những trẻ em đang đau khổ | Vatican News
  Công bố những người đoạt Giải thưởng Zayed vì Tình Huynh đệ Nhân loại | Vatican News
  Hàng ngàn trẻ em lần chuỗi mân côi qua Zoom | Vatican News
  Tiếp kiến chung 29/1: Biến giấc mơ thành hiện thực | Vatican News
  Toà Thánh: Trí tuệ nhân tạo là cơ hội, nhưng con người có thể trở thành nô lệ của máy móc | Vatican News
  ĐTC Phanxicô: Đối thoại và ngoại giao là con đường xây dựng hoà bình bền vững | Vatican News
  Đức Thánh Cha viết lời tựa cho cuốn sách về Di sản Kitô giáo ở Iraq | Vatican News
  Sứ điệp cho Ngày Thế giới Bệnh nhân: Hy vọng củng cố chúng ta trong lúc gặp thử thách | Vatican News
  Toà Thánh: Ngăn chặn viện trợ nhân đạo trong vùng chiến sự là xâm phạm phẩm giá con người | Vatican News
  Đức Thánh Cha: Loan báo điều tốt lành, cùng chống lại tuyệt vọng và thông tin sai lệch | Vatican News
  Đức Thánh Cha là nhân vật công chúng đáng tin cậy nhất của Ý | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 2-2025
Cầu cho ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Chúng ta hãy cầu nguyện để cộng đồng giáo hội có thể chào đón những ước muốn và nghi ngờ của những người trẻ cảm thấy được kêu gọi phục vụ sứ mệnh của Chúa Kitô trong chức linh mục và đời sống tu trì.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@