Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những người hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ, hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15808
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 29/04/2025 11:25:18 CH)
A  A  A
Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn ĐTC Phanxicô - Ngày II trong Tuần Cửu Nhật
Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn ĐTC Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô. Ngày thứ II trong Tuần Cửu Nhật.



THÁNH LỄ NGÀY THỨ HAI TRONG TUẦN CỬU NHẬT
CẦU NGUYỆN CHO LINH HỒN ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
Ngày 27 tháng 4 năm 2025


Bài giảng của ĐHY Pietro Parolin

Anh chị em thân mến,

Chúa Giêsu Phục Sinh đã hiện ra với các môn đệ khi họ đang tụ họp trong nhà Tiệc Ly với cửa đóng then cài vì sợ hãi (Ga 20,19). Tâm trạng họ bối rối, lòng tràn ngập nỗi buồn, vì vị Thầy và Mục Tử mà họ từng theo, khi bỏ lại tất cả, đã bị đóng đinh trên thập giá. Họ đã trải qua những giờ phút kinh hoàng và giờ đây cảm thấy mình như những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, lạc lối, bị đe doạ và bất lực.

Hình ảnh đầu tiên mà Tin Mừng hôm nay gợi lên cũng có thể phản ánh tâm trạng của tất cả chúng ta, của Giáo Hội và toàn thế giới lúc này. Vị Mục Tử mà Chúa đã ban cho dân Người, Đức Thánh Cha Phanxicô, đã kết thúc hành trình trần thế và ra đi về với Chúa. Nỗi đau vì sự ra đi của ngài, cảm giác buồn sầu tràn ngập, sự xao xuyến trong tim, cảm giác lạc lối: chúng ta đang trải qua tất cả những điều này, như các tông đồ năm xưa đau buồn vì cái chết của Chúa.

Thế nhưng, Tin Mừng nói với chúng ta rằng chính trong những giây phút tăm tối này, Chúa đến với chúng ta trong ánh sáng Phục Sinh, để soi sáng tâm hồn chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta điều này ngay từ khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng và thường xuyên lặp lại, đặt niềm vui Tin Mừng làm trung tâm của triều đại giáo hoàng – như ngài viết trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng: “niềm vui ấy tràn đầy trong tâm hồn và cuộc sống của những ai gặp gỡ Chúa Giêsu. Những ai để cho Người cứu độ sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, nỗi buồn, sự trống rỗng nội tâm và cô đơn. Với Chúa Giêsu Kitô, niềm vui luôn được sinh ra và tái sinh” (số 1).

Niềm vui Phục Sinh, nâng đỡ chúng ta trong giờ thử thách và sầu buồn, hôm nay dường như có thể chạm đến được tại quảng trường này; niềm vui ấy hiện rõ trên khuôn mặt của các con , những người trẻ và thanh thiếu niên đã đến từ khắp nơi trên thế giới để cử hành Năm Thánh. Các con  đến từ nhiều nơi: từ các giáo phận tại Ý, từ Châu Âu, từ Hoa Kỳ đến Châu Mỹ Latinh, từ Châu Phi đến Châu Á, từ các Tiểu Vương quốc Ả Rập... với các con tại Quảng trường thánh Phêrô sáng nay cả thế giới hiện diện ở đây!

Cha gửi đến các con  lời chào đặc biệt, tôi cũng chào các giám mục đồng hành, các linh mục, các giáo lý viên, những linh hoạt viên các nhóm chúng con. Một lời chào đặc biệt với mong muốn để các con  cảm nhận được vòng tay của Giáo Hội và tình yêu thương của Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã mong muốn được gặp gỡ các con , nhìn vào mắt các con , đi giữa các con  để chào hỏi.

Trước bao thách thức mà các con  được mời gọi đối diện – cha nhớ đến, chẳng hạn, thách thức của công nghệ và trí tuệ nhân tạo, đặc trưng của thời đại chúng ta – đừng bao giờ quên nuôi dưỡng cuộc sống mình bằng niềm hy vọng đích thực mang khuôn mặt của Chúa Giêsu Kitô, Sống và Sống Lại trong Giáo hội của Người. Không gì là quá lớn lao hay quá khó khăn với Người! Với Người, các con  sẽ không bao giờ cô đơn hay bị bỏ rơi, ngay cả trong những giây phút đen tối và khó khăn nhất theo cái nhìn của mình! Người đến gặp các con  ngay tại nơi các con  đang ở, để ban cho các con  can đảm sống, chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ, tài năng, ước mơ của mình, để nhìn thấy nơi khuôn mặt của người gần hay xa một người anh em cần được yêu thương, những người các con có nhiều điều để trao tặng và cùng lúc đó cũng có nhiều điều để đón nhận, giúp các con sống quảng đại, trung tín và trách nhiệm trong cuộc sống phía trước, để hiểu rõ điều gì là giá trị nhất trong cuộc đời: tình yêu bao dung và luôn hy vọng (x. 1Cr 13,7).

Hôm nay, Chúa Nhật II Phục Sinh, Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót, chúng ta cử hành ngày lễ của Lòng Thương Xót.

Chính lòng thương xót của Chúa Cha, vượt trên mọi giới hạn và tính toán của chúng ta, là điều đã đặc trưng cho giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô và hoạt động tông đồ nhiệt thành của ngài, cùng với khát vọng loan báo và chia sẻ lòng thương xót ấy với tất cả mọi người – loan báo Tin Mừng, công cuộc truyền giáo – đó là chương trình của triều đại giáo hoàng của ngài. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng “thương xót” chính là tên gọi của Thiên Chúa, và vì thế, không ai có thể đặt giới hạn cho tình yêu thương xót của Người, Đấng luôn muốn nâng chúng ta dậy và biến đổi chúng ta thành những con người mới.

Thật quan trọng để đón nhận như một kho báu quý giá lời chỉ dẫn mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh. Và – xin cho phép tôi nói – tình yêu của chúng ta dành cho ngài, đang được bày tỏ trong những giờ phút này, không nên chỉ là một cảm xúc thoáng qua; chúng ta phải đón nhận di sản của ngài và biến nó thành cuộc sống thực, bằng cách mở lòng đón nhận lòng thương xót của Chúa và trở nên thương xót với nhau.

Lòng thương xót đưa chúng ta trở về trọng tâm của đức tin. Nó nhắc nhở chúng ta rằng không được diễn giải mối tương quan với Thiên Chúa và bản chất của Giáo Hội theo những tiêu chuẩn trần tục, bởi Tin Mừng trước hết là khám phá rằng chúng ta được yêu thương bởi một Thiên Chúa giàu lòng thương xót và dịu dàng với từng người chúng ta, bất kể công trạng của chúng ta; nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống chúng ta được dệt nên bởi lòng thương xót: chúng ta chỉ có thể đứng dậy sau những vấp ngã và nhìn về tương lai nếu có ai đó yêu thương chúng ta vô điều kiện và tha thứ cho chúng ta. Vì thế, chúng ta được mời gọi sống các mối tương quan không còn theo tiêu chuẩn tính toán hay bị che mắt bởi ích kỷ, nhưng mở lòng đối thoại với tha nhân, đón tiếp những người chúng ta gặp trên đường đời và tha thứ cho những yếu đuối và lỗi lầm của họ. Chỉ có lòng thương xót mới chữa lành và tạo dựng một thế giới mới, dập tắt ngọn lửa của nghi ngờ, hận thù và bạo lực: đó là bài học lớn lao từ Đức Thánh Cha Phanxicô.

Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy khuôn mặt thương xót của Thiên Chúa qua lời giảng dạy và hành động của Người; và như chúng ta đã nghe, khi hiện ra trong nhà Tiệc Ly sau Phục Sinh, Người ban tặng bình an và nói: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,23). Như thế, Chúa Phục Sinh thiết lập rằng các môn đệ của Người, Giáo Hội của Người, phải là khí cụ của lòng thương xót cho nhân loại, cho những ai khao khát đón nhận tình yêu và ơn tha thứ của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô đã là chứng nhân sáng ngời của một Giáo Hội biết cúi xuống với dịu dàng trước những vết thương và chữa lành bằng dầu thơm của lòng thương xót; ngài nhắc nhở chúng ta rằng không thể có hoà bình nếu không nhìn nhận tha nhân, không quan tâm đến người yếu thế, và nhất là, không bao giờ có hoà bình nếu chúng ta không học cách tha thứ cho nhau, sử dụng cùng một lòng thương xót mà Thiên Chúa dành cho cuộc đời chúng ta.

Anh chị em thân mến, trong Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót, chúng ta nhớ đến Đức Thánh Cha Phanxicô yêu quý của chúng ta với tình yêu mến. Kỷ niệm này đặc biệt sống động trong lòng các nhân viên và tín hữu của Thành Vatican, nhiều người trong số họ hiện diện ở đây, và tôi muốn cảm ơn họ vì sự phục vụ hằng ngày của họ. Đức Thánh Cha Phanxicô từ Thiên Đàng gửi đến tất cả chúng ta, và đến toàn thế giới, vòng tay yêu thương của ngài.

Chúng ta phó thác cho Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà ngài gắn bó sâu đậm đến mức chọn nơi an nghỉ trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Xin Mẹ bảo vệ chúng ta, cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, đồng hành với Giáo Hội, và nâng đỡ hành trình của nhân loại trong hoà bình và tình huynh đệ.


Vatican News
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn ĐTC Phanxicô - Ngày II trong Tuần Cửu Nhật

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   6603 tin bài trong TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
  Mật nghị bầu Giáo hoàng sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025 | Vatican News
  Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta và các bài giảng của ĐTC Phanxicô | Vatican News
  Sứ điệp video của Đức cố Giáo hoàng gửi các bạn trẻ: “Hãy học cách lắng nghe người khác” | Vatican News
  Đức Hồng y Becciu sẽ không tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng | Vatican News
  Phiên họp thứ 5: Các Hồng y suy tư về Giáo hội và thế giới và những phẩm chất của Đức Giáo hoàng mới | Vatican News
  Các Hồng y và các tín hữu cầu nguyện tại mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô | Vatican News
  Cơ quan Hỗ trợ Tị nạn Dòng Tên tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô | Vatican News
  Đức Hồng y của Philippines: Không chính trị hoá Mật nghị bầu Giáo hoàng | Vatican News
  ĐHY Reina: Các Hồng y phải chọn một Giáo hoàng có thể hướng dẫn, nâng đỡ thế giới | Vatican News
  ĐTC Phanxicô và thế giới Hồi giáo: Di sản của đối thoại và tình huynh đệ | Vatican News
  Tang lễ ĐTC Phanxicô: Một làn sóng tình cảm thực sự, không chỉ là một sự kiện truyền thông | Vatican News
  Thủ đô Buenos Aires tiễn biệt Đức Thánh Cha Phanxicô | Vatican News
  Nghi thức Phó dâng và Từ biệt và An táng Đức Thánh Cha Phanxicô | Vatican News
  Các tín hữu xếp hàng thâu đêm để tham dự Tang lễ ĐTC Phanxicô | Vatican News
  Giáo hội Hoa Kỳ đã thấy nơi ĐTC Phanxicô khuôn mặt lòng thương xót của Chúa | Vatican News
  Thánh lễ An táng Đức Thánh Cha Phanxicô | Vatican News
  Nghi lễ niêm phong và đóng nắp linh cữu của Đức Thánh Cha Phanxicô | Vatican News
  Khoảng 40 người di cư, người nghèo, tù nhân sẽ từ biệt Đức Thánh Cha lần cuối tại Đền thờ Đức Bà Cả | Vatican News
  Phiên họp thứ 3 của Hồng y đoàn; 50 nguyên thủ và 10 quốc vương đã xác nhận tham dự tang lễ ĐTC Phanxicô | Vatican News
  Những khoảnh khắc đáng nhớ 12 năm Triều đại Đức cố Giáo hoàng Phanxicô
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2025
Cầu cho việc sử dụng các công nghệ mới.
Chúng ta hãy cầu nguyện rằng việc sử dụng các công nghệ mới sẽ không thay thế các mối quan hệ giữa con người, sẽ tôn trọng phẩm giá của con người và sẽ giúp chúng ta đối mặt với các cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@