Hạnh phúc không ở nơi hoàn cảnh của chúng ta nhưng ở nơi bản thân chúng ta. Nó không phải là điều chúng ta nhìn thấy, như cầu vồng chẳng hạn, hoặc là điều chúng ta cảm nhận, như sức nóng của một ngọn lửa chẳng hạn. Hạnh phúc là chính chúng ta.x

John B. Sheerin (1906-1992)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15808
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 29/04/2025 11:43:41 CH)
A  A  A
Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta và các bài giảng của ĐTC Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta (Vatican Media)
Chỉ 10 ngày sau khi được bầu chọn làm Giáo hoàng vào ngày 13/3/2013, và chỉ một tuần sau Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô vào ngày 19/3/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu cử hành Thánh lễ mỗi sáng tại Nhà nguyện Thánh Marta như trong một giáo xứ, nghĩa là có cộng đoàn tham dự. Ngài là một Giáo hoàng gần gũi với mọi người, và các bài giảng của ngài trong các Thánh lễ này đã cho thấy chân dung tinh thần và mục vụ của ngài và sức mạnh của một ngôn ngữ sáng tạo, đặc trưng cho giáo huấn của ngài.

Những chủ đề chính trong giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô, được thể hiện trong các diễn văn hay các tài liệu của ngài, như hy vọng, tình huynh đệ, những người bị gạt ra bên lề, lòng thương xót, hoà bình,... đã được ngài bắt đầu suy tư trong các bài giảng trong các Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta trong 7 năm - từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 5 năm 2020. Đó là những đề tài mà ngài yêu thích, ngài quan tâm, những chủ đề gần gũi nhất với trái tim ngài và sau đó được phát triển thành hình thức hoàn chỉnh trong các bài diễn văn và các tài liệu.

Vị Giáo hoàng gần gũi

Từ tháng 3/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ như trong khung cảnh của một “giáo xứ” tại Nhà nguyện Thánh Marta. Ngài là một Giáo hoàng gần gũi, thể hiện qua việc cử hành Thánh lễ nhiều lần trong tuần, cho cộng đoàn là những người dân thường, kết thúc bằng lời chào và cái bắt tay dành cho tất cả những người hiện diện, từng người một khi họ rời khỏi nhà nguyện. Và điều này còn được chứng minh bằng những bài giảng với ngôn ngữ rất tự nhiên, gần gũi với người dân nhưng không hề mơ hồ về mặt khái niệm, và thường được thêm thắt một số thuật ngữ mượn từ tiếng mẹ đẻ của ngài.

Những người rốt cùng trở thành những người đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô

Hoàn toàn phù hợp với vị Mục tử mang “mùi” chiên của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu những Thánh lễ ban sáng ở Nhà nguyện Thánh Marta trước hết với những người mà bình thường khó có thể được mời vào những chỗ đầu tiên. Vào lúc 7 giờ sáng ngày 22/3/2013, khi trời Roma vẫn còn tối, những người làm vườn và người dọn dẹp đường phố làm việc tại Vatican đã đến Nhà nguyện Thánh Marta và lắng nghe bài giảng đầu tiên của ngài.

Ngày hôm sau có những người làm việc khác từ Toà Thánh, các nhân viên, các nữ tu… Và cứ thế, tuần này qua tuần khác, cho đến khi ngài đón tiếp đông đảo các tín hữu từ các giáo xứ ở Roma. Trong nhiều năm, Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta, một sự kiện bên lề trong chương trình nghị sự của Giáo hoàng, đã sớm trở thành một cuộc hẹn của hàng trăm người “bình thường”, những người chưa bao giờ nghĩ đến việc có một ngày được gặp trực tiếp Đức Giáo hoàng.

Những từ ngữ chưa từng được nghe


Trong các bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô có những thành ngữ mà trước đây các tín hữu chưa từng được nghe. Ngài nói: Thiên Chúa “không có chiếc đũa thần” nhưng cứu rỗi bằng sự kiên trì, “Chúa Giêsu không loại trừ bất kỳ ai”, “Giáo hội không phải là người giữ trẻ” hay thậm chí là “một tổ chức phi chính phủ” mà là “một câu chuyện tình yêu”, Chúa Thánh Thần “không thể bị thuần hoá” và “đức tin không phải là trò lừa đảo” (ngay cả khi có “những nhà tư tưởng làm sai lệch Phúc Âm”), những mục tử “tìm công danh” đôi khi “trở thành sói”, những Kitô hữu là những người vui tươi chứ không phải những khuôn mặt u sầu “như ớt ngâm giấm”, những cộng đồng khép kín “không biết sự dịu dàng nhưng chỉ biết bổn phận”, và cả lời mời gọi tránh xa chuyện phiếm và “hóa trang cho cuộc sống”, “ân sủng của nước mắt”, sự bình an “vô giá”, những tòa giải tội “không phải là tiệm giặt khô” nhưng là nơi chúng ta đến với “sự hổ thẹn được chúc lành”.

Đây là những khái niệm và từ ngữ sẽ trở thành dấu ấn theo thời gian trong giáo huấn của Đức cố Giáo hoàng, phát triển mạnh mẽ mà không có ngoại lệ trong những tuần đầu tiên sau cuộc bầu cử. Một Phúc Âm “theo Đức Phanxicô” trở nên sống động, dễ hiểu, linh động và gần gũi. Điều đó gợi lên suy nghĩ và chạm đến trái tim. Chinh phục được cả những đôi tai thờ ơ. Tiếng vọng của những Thánh lễ đó gây ngạc nhiên, xúc động, giống như một cái đục, từng nét một phác hoạ hình ảnh tinh thần của vị Giáo hoàng đến từ tận cùng trái đất.

Từ Đài phát thanh của Đức Giáo hoàng đến thế giới

Từ thời điểm đó, Radio Vatican – Vatican News đã được trao một trách nhiệm quan trọng: theo ý muốn của Đức Giáo hoàng, mỗi lần, các phóng viên của ngài sẽ chọn ba đoạn âm thanh từ bài giảng, một trong số đó sẽ được đưa vào video, sau đó sẽ phát sóng tới các phương tiện truyền thông thế giới, với sự đồng ý trước của Phủ Quốc vụ khanh. Và vì thế, hoàn toàn phù hợp với một Giáo hoàng thích khởi xướng các tiến trình, Nhà nguyện Thánh Marta nổi bật như điểm tựa thiết yếu và được mong đợi từ lâu để hiểu về triều đại Giáo hoàng. Và sau đó, như sự cách ly do Covid gây ra sẽ chứng minh, đây sẽ là “ngôi nhà” thoải mái cho hàng triệu người kết nối từ khắp nơi trên thế giới, những người mà đại dịch đã tước đi mọi sự an toàn.

Hiệu quả của sự tức thời


Do đó, những gì xuất hiện trong các bài giảng tại Nhà nguyện Thánh Marta là một “thần học về cuộc sống thường ngày”. Đức Thánh Cha Phanxicô đưa Phúc Âm vào cuộc sống hằng ngày, giải thích cách sống Lời Chúa trong thực tế của những điều nhỏ nhặt, bằng cách sử dụng các sự kiện hoặc giai thoại đây đó. Các bài giảng của ngài thường ngắn gọn, như ngài vẫn thường khuyến cáo, không dài dòng, nhàm chán, mang tính hùng biện. Với ngài, Lời Chúa phải đến trực tiếp với con người, là kim chỉ nam trên hành trình sống. Đây là lý do tại sao lời văn của ngài sống động, giàu ẩn dụ lấy từ những sự kiện cụ thể. Đây là lời khuyên của một mục tử hiểu rõ cách chăm sóc đàn chiên, đã sống cả đời ở Buenos Aires, chia sẻ mọi thứ, ngay cả việc sử dụng phương tiện giao thông chung như tàu điện ngầm.

Sự khiêm nhường và chủ nghĩa giáo sĩ

Vào tháng 6/2013, khi nói về việc cần phải khiêm nhường, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố rằng nếu không có nó, người ta không thể “rao giảng về Chúa Kitô hoặc làm chứng nhân của Người” và điều này, ngài nói thêm với phong cách thẳng thắn thường thấy của mình, “cũng áp dụng cho các linh mục”: ngài nhấn mạnh rằng ân sủng của Thiên Chúa “là một kho tàng cần được giữ trong những chiếc bình bằng đất” và không ai có thể chiếm đoạt nó “cho chương trình giảng dạy cá nhân của mình”. Trong nhiều bài giảng, Đức cố Giáo hoàng Phanxicô đã phác thảo căn tính của người Kitô hữu. Theo ngài, người có đức tin sẽ đi theo con đường “mở ra với người khác” và do đó loại bỏ ý tưởng “cảm thấy mình quan trọng” vì mình là một Kitô hữu. Ngài chống lại “thái độ giáo sĩ” của linh mục-ông hoàng, người “nói một đằng làm một nẻo”.

Những “câu chuyện phiếm gây nên tội ác”


Chủ đề về lòng thương xót, chủ đề trở thành nền tảng của Năm Thánh, thường xuyên vang vọng giữa các mái vòm của Nhà nguyện. Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định vào tháng 12/2015, và vào năm 2017, “Thiên Chúa tha thứ mọi sự, nếu không thì thế giới đã không tồn tại”, để nhấn mạnh đến lòng thương xót vô biên của Người. Ngài khẳng định rằng “Chúa Giêsu ban lòng thương xót cách rộng rãi cho mọi người”.

Nói về cầu nguyện, trong bài giảng đầu năm 2016, Đức cố Giáo hoàng đã định nghĩa cầu nguyện là động lực thực sự của đời sống Giáo hội và vào năm 2018, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu cầu nguyện không bao giờ mệt mỏi với lời mời gọi này: “Trong cầu nguyện, hãy can đảm”. Một chủ đề khác sẽ xuất hiện trong hàng ngàn bài phát biểu nhưng lại được chú ý đầu tiên ở Nhà nguyện Thánh Marta, đó là chuyện ngồi lê đôi mách. Ngài cảnh báo rằng chúng gieo rắc lòng đố kỵ, ghen ghét và ham muốn quyền lực. Những điều có thể khiến bạn giết chết một người: “Buôn chuyện là tội ác vì nó giết chết Thiên Chúa và tha nhân”.

Hoà bình và “miếng bánh bẩn” của tham nhũng

Đức Thánh Cha Phanxicô luôn kêu gọi hoà bình; đặc biệt là trong những năm cuối triều đại, nhiều lần ngài nhấn mạnh đến tính cấp thiết của hoà bình, được định nghĩa là "công việc hằng ngày". Trong bài giảng năm 2017, khi nhắc đến ông Nôê, ngài nhắc lại rằng cành ô liu là “dấu hiệu của điều Chúa mong muốn”, một giá trị mạnh mẽ mà chúng ta chấp nhận “với sự yếu đuối”. Ngài nói thêm rằng có một sự cám dỗ chiến tranh nằm trong “tinh thần của Cain”, trong khi trong một dịp khác, ngài nói về tinh thần của Adam và Eva cho thấy rằng ma quỷ “là một kẻ lừa đảo”.

Đức cố Giáo hoàng thường nói về “kẻ nói dối vĩ đại”, là ma quỷ “hứa hẹn với bạn mọi thứ và bỏ bạn lại trần trụi”, là kẻ mà bạn bị cấm “đối thoại”. Bước đi tới kẻ thù lớn thứ hai, sự tham nhũng, là rất gần. Vào năm 2013, Đức Giáo hoàng đã gọi đó là “bánh mì bẩn”, “xảo quyệt” thúc đẩy tính thế tục, thường bắt đầu “bằng một điều nhỏ nhặt” và “dần dần, người ta rơi vào tội lỗi”.

Covid, cơn bão “bất ngờ và dữ dội”

Và rồi trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô có khoảnh khắc khi tình phụ tử của ngài, được tạo nên từ sự chăm sóc, gần gũi, quan tâm, đã được thể hiện một cách mạnh mẽ. Sự kiện này bắt đầu chính xác vào ngày 9/3/2020, ngày mà theo yêu cầu của ngài, phương tiện truyền thông Vatican phát sóng Thánh lễ lúc 7 giờ sáng được cử hành tại Nhà nguyện Thánh Marta, để an ủi một thế giới đang lạc lối, khép kín, sợ hãi vì đại dịch Covid-19 đang gây kinh hoàng, đặc biệt là ở Ý; trên thực tế, có gần một ngàn người chết mỗi ngày. Đức Thánh Cha hiểu những cảm xúc đó, biết con thuyền bị cơn bão “bất ngờ và dữ dội” đánh trúng khiến các tông đồ hoảng sợ, như ngài sẽ nhắc lại vào ngày 27/3/2020 trong giờ cầu nguyện đặc biệt tại Quảng trường Thánh Phêrô. Một chiếc thuyền mà chúng ta “đều mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời cũng quan trọng và cần thiết, tất cả đều được kêu gọi cùng nhau chèo lái, tất cả đều cần được an ủi lẫn nhau”.

Gần gũi với nhân loại trong thời gian phong toả

Thói quen cử hành Thánh lễ buổi sáng cho đến lúc đó đã thay đổi. Nếu cho đến lúc đó, sự kiện này chỉ được tường thuật tóm tắt trên các phương tiện truyền thông của Vatican, nhưng chỉ dành cho một số nhóm người nhất định, thì từ ngày đó trở đi, sự kiện này đã trở thành khoảnh khắc dành cho tất cả mọi người. Việc Đức cố Giáo hoàng cử hành Thánh lễ trực tiếp trên truyền hình, ngay lập tức cho thấy ý nghĩa của sự lựa chọn đó. Ngài giải thích: “Trong những ngày này, tôi sẽ dâng Thánh lễ cầu nguyện cho những người đang bị bệnh vì dịch virút corona này, cho các bác sĩ, y tá, những người tình nguyện đã giúp đỡ rất nhiều, cho các thành viên gia đình, cho những người già đang ở viện dưỡng lão, cho những tù nhân đang bị giam giữ. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện trong tuần này, lời cầu nguyện mạnh mẽ này với Chúa: 'Lạy Chúa, xin cứu độ con và thương xót con. Chân con bước trên đường ngay chính. Giữa lòng đại hội, con sẽ chúc tụng Chúa."

Tiếng vọng thế giới


Tóm lại, Đức Thánh Cha Phanxicô ôm lấy những vết thương của nhân loại đang kinh hoàng và tê liệt này. Những người lắng nghe cảm thấy “được quan tâm”, được để ý trong nỗi đau thường trải qua trong sự cô đơn, trong sự bất khả thi của việc chia sẻ, của việc ôm người thân, của việc tạm biệt ông bà, cô dì, hàng xóm, bạn bè mà ngày này qua ngày khác không còn được gặp nữa. Trong bi kịch chung này, giờ hẹn buổi sáng trở thành khoảnh khắc cầu nguyện, tôn thờ Thánh Thể ngay cả qua màn hình. Như vậy, Đức Thánh Cha đã nắm lấy tay đàn chiên lạc lối của mình và sự lựa chọn này có tiếng vang đáng kinh ngạc, và ngay cả ở Trung Quốc, các tín hữu theo dõi các Thánh lễ được cử hành hằng ngày tại Nhà nguyện Thánh Marta. Mỗi ngày, trong trái tim Đức Thánh Cha Phanxicô, những khuôn mặt, câu chuyện và cuộc sống của những người dân bình thường bị đại dịch nhấn chìm lại hiện lên.

Di sản còn lại


Những bài giảng tại Nhà nguyện Thánh Marta giờ đây sẽ được lưu giữ trong lịch sử của triều đại giáo hoàng và của Giáo hội. Có những người đã trân trọng chúng, có những người muốn đọc chúng, và có những người vẫn chưa biết đến chúng. Cũng chính Nhà nguyện mà trong nhiều năm Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích Phúc Âm đã chào tạm biệt ngài lần cuối, nhưng trong không gian đó vẫn còn lưu giữ di sản của những lời nói, cử chỉ, sự im lặng tôn thờ, và lĩnh cữu của ngài, được đặt dưới chân bàn thờ ngay sau khi ngài qua đời, gợi lại lời ngài nói: “Lý tưởng của Giáo hội là luôn ở cùng mọi người và với các Bí tích. Luôn luôn.”


Vatican News
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta và các bài giảng của ĐTC Phanxicô

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   6603 tin bài trong TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
  Mật nghị bầu Giáo hoàng sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025 | Vatican News
  Sứ điệp video của Đức cố Giáo hoàng gửi các bạn trẻ: “Hãy học cách lắng nghe người khác” | Vatican News
  Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn ĐTC Phanxicô - Ngày II trong Tuần Cửu Nhật | Vatican News
  Đức Hồng y Becciu sẽ không tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng | Vatican News
  Phiên họp thứ 5: Các Hồng y suy tư về Giáo hội và thế giới và những phẩm chất của Đức Giáo hoàng mới | Vatican News
  Các Hồng y và các tín hữu cầu nguyện tại mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô | Vatican News
  Cơ quan Hỗ trợ Tị nạn Dòng Tên tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô | Vatican News
  Đức Hồng y của Philippines: Không chính trị hoá Mật nghị bầu Giáo hoàng | Vatican News
  ĐHY Reina: Các Hồng y phải chọn một Giáo hoàng có thể hướng dẫn, nâng đỡ thế giới | Vatican News
  ĐTC Phanxicô và thế giới Hồi giáo: Di sản của đối thoại và tình huynh đệ | Vatican News
  Tang lễ ĐTC Phanxicô: Một làn sóng tình cảm thực sự, không chỉ là một sự kiện truyền thông | Vatican News
  Thủ đô Buenos Aires tiễn biệt Đức Thánh Cha Phanxicô | Vatican News
  Nghi thức Phó dâng và Từ biệt và An táng Đức Thánh Cha Phanxicô | Vatican News
  Các tín hữu xếp hàng thâu đêm để tham dự Tang lễ ĐTC Phanxicô | Vatican News
  Giáo hội Hoa Kỳ đã thấy nơi ĐTC Phanxicô khuôn mặt lòng thương xót của Chúa | Vatican News
  Thánh lễ An táng Đức Thánh Cha Phanxicô | Vatican News
  Nghi lễ niêm phong và đóng nắp linh cữu của Đức Thánh Cha Phanxicô | Vatican News
  Khoảng 40 người di cư, người nghèo, tù nhân sẽ từ biệt Đức Thánh Cha lần cuối tại Đền thờ Đức Bà Cả | Vatican News
  Phiên họp thứ 3 của Hồng y đoàn; 50 nguyên thủ và 10 quốc vương đã xác nhận tham dự tang lễ ĐTC Phanxicô | Vatican News
  Những khoảnh khắc đáng nhớ 12 năm Triều đại Đức cố Giáo hoàng Phanxicô
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2025
Cầu cho việc sử dụng các công nghệ mới.
Chúng ta hãy cầu nguyện rằng việc sử dụng các công nghệ mới sẽ không thay thế các mối quan hệ giữa con người, sẽ tôn trọng phẩm giá của con người và sẽ giúp chúng ta đối mặt với các cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@