Hạnh phúc không ở nơi hoàn cảnh của chúng ta nhưng ở nơi bản thân chúng ta. Nó không phải là điều chúng ta nhìn thấy, như cầu vồng chẳng hạn, hoặc là điều chúng ta cảm nhận, như sức nóng của một ngọn lửa chẳng hạn. Hạnh phúc là chính chúng ta.x

John B. Sheerin (1906-1992)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15377
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Sức Khoẻ
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 25/05/2013 9:12:14 SA)
A  A  A
9 điều "không nên" khi uống nước
1. Nước vừa đun sôi uống liền
 
Uống nước đun sôi là thói quen tốt, nhưng bạn có biết không thể uống nước ngay khi nó vừa được đun sôi? Bởi nước sinh hoạt chúng ta dùng hằng này đều đã thông qua khử trùng bằng clo, mà clo kết hợp với chất hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất gây ung thư như halogen hoá hydrocacbon, chloroform.

Khi đun nước, bạn nên chú ý 3 điều:

- Sau khi lấy nước vào ấm nên để một lúc rồi hãy đun

- nước sắp sôi thì mở nắp ra

- cuối cùng, đợi nước sôi sau 3 phút mới tắt bếp

Làm đúng quy trình này sẽ giúp lượng clo trong nước giảm đạt mức tiêu chuẩn an toàn. Đấy mới gọi là nước sôi "chính hiệu" bạn ạ.

2. Không bao giờ rửa bình lọc nước

Nước đóng bình hay bình lọc nước vốn được sử dụng rất nhiều không chỉ trong gia đình mà còn ở các nơi công cộng, nhưng thường mọi người chỉ uống chứ ít khi nghĩ đến chuyện... cọ rửa chúng cho sạch định kỳ. Nước trong bình lọc nhìn tưởng là sạch nhưng thực tế, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng.

Lời khuyên của các chuyên gia là tốt nhất bạn nên rửa bình lọc nước mỗi tháng 1 lần, mùa hè 2 tuần 1 lần.

3. Uống nước đun lại nhiều lần

Ngày nay, các gia đình dùng nước đun bằng ấm điện ngày càng nhiều, có những gia đình do đun nước sôi, nhưng uống một lần không hết, đến lúc nguội lại tiếp tục đun sôi để uống tiếp mà không hề biết rằng, nước đun sôi lại nhiều lần đặc biệt không nên uống.

4. Thích dùng nước đóng chai

Nước đóng chai khá thuận tiên, mở nắp là có thể uống, nên ngày càng được mọi người ưa dùng. Tuy nhiên, vỏ chai đóng nước có chất liệu là nhựa PET, thường có chứa chất dễ khiến cơ thể bị nhiễm độc mãn tính. Đặc biệt là khi nước đóng chai để ở nhiệt độ cao, hoặc sau khi mở nắp không uống hết kịp thời. Vì vậy, nếu bạn vẫn thích uống nước đóng chai, bạn nên nhớ không được để nước ở môi trường nhiệt độ cao, phơi dưới ánh sáng mặt trời, hoặc để ở cốp xe.

5. Đợi khát mới uống

Đợi đến khi khát khô cổ họng mới bắt đầu tiếp nước cho cơ thể thì lúc ấy cơ thể của bạn đã bị mất 1% nước rồi. Uống nước không phải chỉ để thoả mãn cơn khát, mà còn để góp vào quá trình tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.

Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản.

Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, cơ thể người sẽ ngày càng khô. Cho nên bất kể khát hay không, bạn đều cần kịp thời thêm nước cho cơ thể.

6. Uống nước có ga thay nước

Nước trắng không có vị, chi bằng uống các loại nước khác thích hơn, rất nhiều người vì thế đã chọn các loại nước uống có ga, chứa chất kích thích để dùng thay thế nước, vô tình tốn tiền mua bệnh vào người.

Nước có ga không có tác dụng thêm nước cho cơ thể, mà nó còn làm giảm sự ngon miệng, giảm ham muốn uống nước, ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hoá. Nếu nhất định phải uống nước có vị, bạn cũng cần tuân theo thể chất cơ thể để có những thay đổi thích hợp.

Như người bị táo bón nên uống nước mật ong hoặc nước ép rau quả, để tăng sự họat động của ruột; còn người bị dạ dày, lạnh bụng, cần ít uống trà tính lạnh, hoa quả, nên uống nhiều trà ấm, như trà gừng chẳng hạn….

7. Ngủ dậy không uống nước, đến già mới hối hận

Mỗi sáng ngủ dậy việc đầu tiên bạn cần làm là uống một cốc nước. Thực sự, cốc nước buổi sáng có ý nghĩa "cứu mạng" rất lớn, mọi người nên hết sức chú ý.

Cơ thể sau một đêm trao đổi, chất thải trong cơ thể cần được rửa sạch. Hơn nữa, một cốc nước sẽ làm giảm độ đặc của máu, giúp tăng cường khả năng lưu thông máu của cơ thể.

8. Ăn mặn xong không uống nước ngay

Ăn quá mặn sẽ dẫn đến huyết áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù nề… Nên sau khi ăn mặn, bạn cần uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng đơn thuần hoặc nước chanh, không nên uống sữa và nước uống có đường, bởi thành phần đường cũng sẽ làm tăng khát. Sữa đậu nành cũng là sự lựa chọn khá tốt, bởi trong đó có trên 90% là nước.

9. Trước khi đi ngủ không uống nước

Trước khi ngủ không cần phải uống quá nhiều nước, nhưng nên uống một hai ngụm nhỏ. Khi ngủ, do thành phần nước trong cơ thể mất đi, khiến cho nước trong máu giảm, độ dính của máu tăng cao. Ngoài ra, vào những ngày khô, nước còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, giúp bạn ngủ ngon hơn.

Nguồn: Sưu tầm

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

9 điều "không nên" khi uống nước

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   113 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Sức Khoẻ
  Nước mưa ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều không an toàn để uống | Trà Vân
  Mỹ thử nghiệm thuốc trị khỏi 100% bệnh ung thư | Phan Anh
  Vitamin D: Sự thật bị cáo buộc về sự ‘che đậy’ Covid | TT
  Trái hồng tốt cho sức khoẻ chúng ta như thế nào? | Kiên Tín biên dịch
  Nghiên cứu: Phụ nữ sống hạnh phúc và thọ hơn khi trồng cây trong nhà | Ngọc Quỳnh biên dịch
  Thử nghiệm phòng thí nghiệm: 2 loại nước súc miệng phá vỡ virus corona | Mộc Lan
  Mọi thứ trên bãi biển đều tốt cho sức khoẻ của bạn | Minh Minh
  Nấu cơm bằng nước trà sẽ tốt hơn dùng nước lọc gấp bội, ngăn ngừa được cả lão hoá lẫn ung thư, tim mạch
  19 loại thực phẩm được chứng minh làm giảm huyết áp | Tân Dân biên dịch
  10+ loại thực phẩm giúp lấy lại năng lượng nhanh nhất khi bạn mệt mỏi |
  9 công dụng hữu ích của bia không phải ai cũng biết | Minh Khuê
  9 loại thuốc và thực phẩm không nên dùng chung với nhau | Minh Khuê
  Nghiên cứu: COVID-19 là loại bệnh tự miễn | Phan Anh
  Tại sao những người phụ nữ mạnh mẽ nhất lại dễ kiệt sức nhất | Nancy Colier - Hạo Nhiên dịch
  Làm thế nào thoát khỏi những mối lo của bản thân | MyMy
  Yêu nước | Bs. Hồ Ngọc Minh
  Khi bị cảm cúm nên ăn uống ra sao? | BS. Hồ Ngọc Minh
  Ăn bao nhiêu trứng một tuần là đủ? | Hà An
  Câu chuyện y học: Đục thuỷ tinh thể | Bs. Nguyễn Văn Đức
  Người ta có thể sống khoẻ ở lứa tuổi 90 và vẫn hạnh phúc? | Cao Nguyên
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10-2024
Cầu nguyện cho sứ mạng được chia sẻ
Chúng ta hãy cầu nguyện để Giáo Hội được tiếp tục nâng đỡ bằng tất cả những phương thức có thể, một lối sống công nghị, việc đồng trách nhiệm, thúc đẩy sự tham gia, sự hiệp thông và chia sẻ sứ mạng giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
For a shared mission
When bishops and laypeople meet for the second part of the Synod on Synodality during October, the faithful are asked to pray that “the Church continues to sustain a synodal lifestyle in every way.”
SUY NIỆM TIN MỪNG
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@