Giá như chúng ta ngừng cố gắng để cảm nhận hạnh phúc, chúng ta có thể có được thời gian tốt đẹp.

Edith Wharton (1862-1937)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Bảo Vệ Sự Sống
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 17/10/2012 12:00:00 SA)
A  A  A
Các bác sĩ kêu gọi toà án xem xét luật phá thai liên quan đến sự đau đớn của thai nhi
Thai nhi 20 tuần tuổi
(Washington DC, 17-10-2012, CNA) - Một nhóm các bác sĩ kêu gọi toà án phúc thẩm xem xét về khả năng cảm nhận được sự đau đớn của thai nhi trong việc cân nhắc luật bang Arizona nhằm ngăn chặn việc phá thai sau 20 tuần của thai kỳ.

“Bằng chứng về hoóc môn, hành vi và sinh lý hỗ trợ kết luận của cơ quan lập pháp cho thấy một thai nhi 20 tuần tuổi sẽ cảm nhận được sự đau đớn”, đó là phần tóm tắt trong bản nhận định nộp cho Toà án Phúc thẩm Quận 9 của Hoa Kỳ. Bản nhận định lập luận rằng nhà nước cần có sự quan tâm trong việc loại bỏ hoặc giảm các hành động gây đau đớn”.

Bản tóm tắt đã được nộp hôm 10-10 nhân danh “Các Bác sĩ đồng ý về sự Đau đớn của Thai nhi”, một hiệp hội các bác sĩ và những nhà nghiên cứu y học tìm cách nâng cao nhận thức về bằng chứng cho thấy khả năng thai nhi cảm nhận được sự đau đớn.

Vụ kiện - Isaacson kiện Horne - yêu cầu luật của bang Arizona cấm phá thai sau 20 tuần của thai kỳ, ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp về mặt y tế. Khi đưa ra luật này, các nhà lập pháp của tiểu bang đã dựa vào bằng chứng khoa học và y tế chỉ ra rằng thai nhi có thể cảm nhận được sự đau đớn vào thời điểm phát triển này.

Trong khi những người chống đối đạo luật cho rằng khả năng thai nhi cảm nhận đau đớn không liên quan đến pháp lý, bản tóm tắt giữ lập trường rằng “vấn đề thai nhi cảm nhận đau đớn vào điểm nào là điều quan trọng cần phải được nhận thức trước hết trong việc hành nghề y khoa.”

Một toà án quận hồi tháng 7 đã ủng hộ các quy định của ngành lập pháp. Ngay sau đó, toà phúc thẩm tạm thời ngăn chặn việc thực hiện đạo luật trong khi toà án đang cứu xét. Bản tóm tắt kêu gọi toà phúc thẩm khẳng định phán quyết của toà án cấp dưới, cho rằng đạo luật này là “hợp hiến cho phép đưa ra các quy định trong việc phá thai.”

“Việc đưa ra giới hạn về phá thai hơn 20 tuần tuổi, cơ quan lập pháp bang Arizona trích dẫn bằng chứng và tài liệu chính đáng, rằng một thai nhi ít nhất là 20 tuần tuổi có khả năng cảm nhận đau đớn trong quá trình phá thai”, toà án quận phán quyết.

Bằng chứng này bao gồm sự phát triển sinh học của thai nhi, sự thật là “khi thai nhi được 7 tuần tuổi, những cảm nhận về đau đớn đã phát triển trên khuôn mặt của bé, và khi thai nhi được 20 tuần tuổi, các cảm giác đó phát triển trên cả cơ thể và đứa bé có đầy đủ các cơ quan cảm nhận sự đau đớn.”

Thêm vào đó, toà sơ thẩm đã nhận xét rằng “khi bị kích thích gây đau đớn, chẳng hạn một cây kim chích, đứa trẻ có phản ứng, đo được bằng lượng hoóc môn căng thẳng, nhịp tim và huyết áp của đứa bé tăng lên.” Những phản ứng này giảm xuống khi đứa bé bị gây mê, việc mà các bác sĩ thường làm trong khi phẫu thuật thai nhi (phá thai).

Với những lý do này, toà án quận kết luận rằng chính phủ phải chứng tỏ sự quan tâm chính đáng trong việc hạn chế nạo phá thai hơn 20 tuần tuổi. Hiệp hội “Các Bác sĩ đồng ý về sự Đau đớn của Thai nhi” đã đồng ý với lập luận này, giải thích rằng sự đau đớn của thai nhi là một cân nhắc có liên quan trong việc hình thành đạo luật về phá thai của tiểu bang.

Mặc dù các toà án đã nhận được các ý kiến khác nhau về “sự tồn tại và mức độ đau đớn của thai nhi trong quá trình phá thai”, họ công nhận rằng “sự đau đớn của thai nhi là hợp pháp liên quan đến quy định phá thai”, bản tóm tắt lưu ý.

Bản tóm tắt nêu ra một phán quyết của toà án vào năm 2007 rằng các nhà lập pháp cần “xem xét sâu rộng trong việc thông qua đạo luật liên quan đến các lĩnh vực không chắc chắn về y tế và khoa học”.

“Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất và được chấp nhận rộng rãi về trách nhiệm chính trị là Nhà nước chỉ được coi là ngay chính trong việc ban hành luật để bảo vệ các cá nhân không bị làm tổn hại bởi các cá nhân khác”, tài liệu cho biết. Chỉ được công nhận, cả về luật trong nước và luật quốc tế, khi nào quyền bảo vệ chống lại tác hại vật lý bao gồm “tất cả các sinh vật sống”, như đã từng được nhìn nhận trong đạo luật đã có từ lâu về việc chống lại sự tàn ác đối với động vật.

Hơn nữa, các toà án đã nhận ra rằng việc phá thai không chỉ liên quan đến người phụ nữ, mà còn liên quan đến “toàn bộ con người riêng biệt, độc đáo, đang sống” mà thai phụ đang cưu mang trong dạ, bản tóm tắt nhận định.

Điều này đúng cho dù thai nhi chỉ mới bắt đầu sự sống - bản tóm tắt giải thích - dựa vào phán quyết năm 2007 của Toà án Tối cao rằng “bào thai là một cá thể sống trong cung lòng người mẹ, dù bào thai đó có thể sống được ở bên ngoài dạ con hay không”.

Vì những lý do này, sự cân nhắc của cơ quan lập pháp bang Arizona về sự đau đớn của thai nhi “nên được lượng định” khi xem xét trường hợp này, bản tóm tắt lập luận. “Toà án cần khẳng định phán quyết của toà án cấp quận rằng bang Arizona có một sự quan tâm hợp hiến được công nhận trong việc hạn chế việc gây nên đau đớn cho thai nhi.”
Cao Nguyên
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Các bác sĩ kêu gọi toà án xem xét luật phá thai liên quan đến sự đau đớn của thai nhi

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   72 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Bảo Vệ Sự Sống
  Bệnh viện của Vatican đề nghị điều trị cho em bé bị từ chối hỗ trợ sự sống ở Anh | Hồng Thuỷ
  680 em bé được cứu sống trong chiến dịch Mùa Chay | Ngọc Yến
  Các Giám mục Liên minh Châu Âu khẳng định: "Không có cái gọi là quyền phá thai" | Hồng Thuỷ
  Hơn 100.000 người tham gia Cuộc Tuần hành vì Sự sống ở Tây Ban Nha | Hồng Thuỷ
  Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đảo ngược phán quyết Roe v. Wade | Vũ Văn An
  Thánh lễ dành cho phụ nữ mang thai dẫn đến việc mang thai "kỳ diệu" | TT
  Các phương tiện truyền thông cuối cùng đã chú ý đến những người trẻ tuổi tại Cuộc Tuần hành vì Sự sống | Cao Nguyên
  Đây có thể là Cuộc Tuần hành vì Sự sống cuối cùng? | Jeffrey Bruno & Philip Kosloski
  Các Giám mục Anh quốc hoan nghênh việc rút lại dự thảo cực đoan sửa đổi luật phá thai | Hồng Thuỷ
  Chuông - biểu tượng bảo vệ sự sống - hành hương khắp Ba Lan | Ngọc Yến
  Các Giám mục Ba Lan: Phá thai không thể được xem là dịch vụ y tế thiết yếu | Hồng Thuỷ
  Bác sĩ lái xe qua bão tuyết để cứu mạng một em bé sơ sinh trong cơn nguy cấp | Louise Bevan
  Các Giám mục Châu Âu khẳng định con người không có quyền phá thai | Ngọc Yến
  Hàng ngàn người tham dự cuộc Tuần hành vì Sự sống ở Croatia | Hồng Thuỷ
  Các Giám mục Hoa Kỳ phản đối dùng tiền thuế tài trợ cho phá thai | Hồng Thuỷ
  Đức cha Hee-jong của Hàn Quốc tái khẳng định sự thánh thiêng của sự sống | Ngọc Yến
  Hội đồng Giám mục Brazil lên tiếng bảo vệ sự sống | Ngọc Yến
  Các Giám mục Canada lên án luật mới về trợ tử | Hồng Thuỷ
  Giáo hội Pháp chống lại dự luật hợp pháp hoá an tử | Hồng Thuỷ
  Giáo hội Tây Ban Nha phản đối luật trợ tử mới được thông qua | Ngọc Yến
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@