Hạnh phúc chỉ tồn tại khi chúng ta biết cách chia sẻ nó.

Christopher McCandless
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TÀI LIỆU
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 06/04/2015 1:51:49 SA)
A  A  A
Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 5
CHƯƠNG V

CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÔN GIÁO

I. PHẢI CHĂNG TÔN GIÁO LÀ THUỐC PHIỆN?

VẤN ĐỀ 17:
Tôn giáo chỉ là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, là sự gian dối, mị dân và mê tín dị đoan. Ai theo đạo là người ngu.

GIẢI ĐÁP:

A. TRÌNH BÀY


KARL MARX, một triết gia người Đức thuộc thế kỷ thứ 19 (1818-1883), đã tỏ ra bức súc bất mãn khi chứng kiến cảnh giai cấp tư bản Âu châu bóc lột sức lao động của giới thợ thuyền thời bấy giờ. Ông quyết định phải làm cách mạng để giành lại quyền làm chủ cho giai cấp công nhân, chấm dứt cảnh “người bóc lột người”. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh giai cấp ấy, K. Marx thấy những trở ngại lớn lao từ tôn giáo. Theo K. Marx: những giáo lý của Đạo Kitô dạy về cách ứng xử từ bi bác ái, nhẫn nại tha thứ, vâng phục quyền bính… sẽ làm nhụt nhuệ khí đấu tranh của giai cấp công nhân. Do đó, ông chủ trương: muốn tiêu diệt chế độ phong kiến thối nát và bất công thì trước hết phải tiêu diệt tôn giáo. Từ đó, ông mở ra một chiến dịch tuyên truyền chống lại tôn giáo, coi tôn giáo như thuốc phiện ru ngủ quần chúng, là sự gian dối, mị dân và mê tín dị đoan. Ông phi bác các mầu nhiệm của tôn giáo vì xem ra vô lý không thể chấp nhận được…

Vậy sự thật thế nào? Tôn giáo có phải là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, là sự gian dối, mị dân và mê tín dị đoan hay không? Những mầu nhiệm của Kitô giáo có đáng tin hay không?

1. Tôn giáo phải chăng là thuốc phiện ru ngủ quần chúng?

- Lập luận để chống đối tôn giáo của K. Marx không dựa trên cơ sở lý luận vững chắc, mà chỉ là một phương thế để đấu tranh, giúp cuộc cách mạng của giai cấp công nhân thành công mà thôi. Chính thái độ của một số giáo phẩm thời đó không chịu dấn thân vào thực tế đời sống, không chú trọng tới việc cải thiện xã hội theo tinh thần Tin Mừng… là nguyên nhân khiến K. Marx lên án Giáo Hội, coi tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc quần chúng. Tổng giám mục HELDER CAMARA đã lý giải về vấn đề này: “Nếu Marx đã thấy chung quanh mình một Giáo Hội nhập thể và tiếp tục công trình nhập thế của Chúa Kitô. Nếu ông đã sống với những giáo dân biết sống giới răn yêu thương bằng lời nói và hành động như Chúa mời gọi. Nếu ông đã sống vào thời Công đồng Vatican II, theo đó giáo lý về những thực tại trần gian được chính thức công nhận, thì chắc ông đã không coi tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng và đã không lên án Giáo Hội là phản động mê hoặc dân đen.” (Révolution dans la paix, tr. 31).

- Thực vậy, đức tin chân chính không phải là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, mà trái lại, chính nhờ tin có Thiên Chúa là Đấng tạo thành trời đất, là Đấng công minh vô cùng, thưởng kẻ lành trên thiên đàng và phạt kẻ dữ xuống hỏa ngục sau khi chết… mà người tín hữu sẽ cố gắng sống lương thiện ngay từ đời này, sẽ thương yêu giúp đỡ và quên mình phục vụ tha nhân, nhất là phục vụ những kẻ nghèo hèn bất hạnh và bị bỏ rơi… Họ làm những việc ấy không do ai ép buộc, nhưng hoàn toàn tự giác tự nguyện… Cũng chính vì có đức tin mà người tín hữu nhìn thấy Chúa Giê-su hiện thân trong những người nghèo, để phục vụ họ như phục vụ chính Chúa (x. Mt 25,40). Cũng vì có đức tin mà rất nhiều người đã chọn nếp sống tu trì khổ hạnh, để dành trọn thời giờ sức lực phục vụ cho người bất hạnh trong các trại mồ côi, dưỡng lão, trại cùi, trại nuôi người bị nhiễm HIV-AIDS… Như vậy thì tôn giáo ru ngủ quần chúng ở chỗ nào?

2. Đức tin phải chăng đồng nghĩa với mê tín?

- Mê tín là tin cách mù quáng và vô lý: còn đức tin là tin có cơ sở và hữu lý. Thực vậy, một viên chức điều tra vụ án, phải dựa vào các bằng chứng tìm thấy ở hiện trường rồi tìm hiểu suy luận mới hy vọng tìm ra thủ phạm còn giấu mặt. Cũng vậy, người tín hữu cũng áp dụng nguyên tắc nhân quả: dựa vào các bằng chứng xác thực, để tin có Thiên Chúa sáng tạo trời đất muôn vật và an bài cho chúng tồn tại và ngày càng tiến hoá nên tốt hơn. Tin như thế đâu phải mê tín, nhưng chứng tỏ là người khôn ngoan sáng suốt, từ cái đã biết có thể khám phá ra điều chưa biết.

- Trái lại, những ai cố chấp khi bịt tai nhắm mắt trước thực tế hiển nhiên, tiên thiên phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa mới là người mê tín thực sự. Mê tín vì tin theo một lý thuyết không hợp lý chút nào!

3. Về những mầu nhiệm trong tôn giáo: phải chăng các chân lý mầu nhiệm đức tin đều khó hiểu và khó chấp nhận, là sự dối trá nhằm lừa gạt những người nhẹ dạ dễ tin?

- Phải thừa nhận rằng: trong tôn giáo có những mầu nhiệm đức tin: Đây là những chân lý do Thiên Chúa vì tình yêu thương đã mặc khải cho loài người để họ tin và sống phù hợp  hầu được hưởng ơn cứu độ của Ngài. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã viết: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài.” (Dt 1,1-2). Đức Giêsu Kitô chính là Thánh Tử của Thiên Chúa, từ trời đến dạy loài người con đường lên trời. Người cũng mặc khải các điều mầu nhiệm vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta, và đến khi Thần Khí Sự Thật đến, các môn đề mới có thể lãnh hội được các chân lý mầu nhiệm ấy, như Đức Giêsu đã nói với các ông trước cuộc khổ nạn: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.” (Ga 16,12-13a). Sau đây là một số mầu nhiệm mà con người thời nay khó lòng lĩnh hội và khó chấp nhận tin theo như: Một Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm biến thể trong Bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm Đức Mẹ sinh con mà còn đồng trinh…

- Tuy nhiên, cũng như một em nhỏ trình độ tiểu học sẽ đánh giá các định lý toán học, công thức lý hóa của bậc trung học đại học là những mầu nhiệm khó hiểu, nhưng không vì thế mà các em có thể kết luận các định lý công thức ấy không có giá trị. Về sau, khi học lên cao em sẽ có thể lãnh hội được những điều khó hiểu ấy. Cũng vậy, những điều mầu nhiệm trong giáo lý Công giáo tuy vượt quá tầm hiểu biết của con người chúng ta, nhưng vẫn đáng tin vì do chính Thiên Chúa mặc khải để ban ơn cứu độ cho loài người. Một khi được ơn Thánh Thần tác động, chắc chắn chúng ta cũng sẽ lĩnh hội được những điều mầu nhiệm ấy và sống theo để được hưởng ơn cứu độ.

- Sở dĩ những mầu nhiệm đức tin có giá trị và đáng tin vì những lý do:

+ Khác với những chân lý khoa học không có sự bền vững: Hôm qua được mọi người công nhận, đến nay có thể bị phủ nhận nếu những khám phá khác có cơ sở hơn xuất hiện… Còn các chân lý đức tin do Thiên Chúa mặc khải sẽ luôn có giá trị bền vững mãi mãi.

+ Hơn nữa, Thiên Chúa là Đấng chân thật vô cùng nên sẽ không lừa dối chúng ta. Do đó, các chân lý đức tin mặc khải, tuy vượt quá tầm hiểu biết của con người, vẫn đáng tin và có giá trị cứu độ cho những ai tin nhận và sống theo các mầu nhiệm ấy.

+ Đàng khác, chính nhờ có những mầu nhiệm này, mà Thiên Chúa giáo được các triết gia đánh giá là một tôn giáo bắt nguồn từ trời, chứ không phải chỉ là sản phẩm của con người. Charles Nicolle đã phát biểu: “May mắn thay trong Thiên Chúa giáo có những điều mầu nhiệm, nếu không thì tôi sẽ hoài nghi tôn giáo ấy là do trí óc loài người tạo ra. Chính các chân lý mầu nhiệm đã làm cho tôi vững tâm vì mầu nhiệm là dấu hiệu của Thiên Chúa.”

TÓM LẠI

Do quan niệm sai lạc về tôn giáo: tưởng rằng tôn giáo chỉ bao gồm một số mục tử còn nhiều bất toàn, hoặc đánh giá thấp về đức tin tôn giáo: coi tôn giáo chỉ là một mớ lý thuyết mang tính giáo điều, là phương cách để các người hành nghề tôn giáo lợi dụng trục lợi từ các tín hữu mê tín… Hoặc do nhìn tôn giáo ở dạng thấp kém… cản trở con đường cách mạng đi lên của mình, nên K. Marx đã quyết liệt chống đối tôn giáo. Nhưng tất cả những điều Marx đả kích đều không chính xác. Tôn giáo chân chính hay Kitô giáo không phải là thuốc phiện ru ngủ quần chúng nhưng là động lực giúp các tín hữu quên mình phục vụ tha nhân. Đức tin tôn giáo gồm những điều cao siêu nhưng hợp lý chứ không mê tín cần phải dẹp bỏ; Mầu nhiệm đức tin là những chân lý mặc khải có cơ sở vững chắc chứ không phải là những điều huyền hoặc mê tín… Từ đó chúng ta có thể quả quyết như sau: Những lời đả kích tôn giáo của Karl Marx thực sự không phương hại đến Kitô giáo, là một tôn giáo chân chính nhằm phục vụ hạnh phúc con người.

B. PHÚT HỒI TÂM

1) LỜI CHÚA:
Đức Giêsu nói: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.” (Ga 16,12-13a).

2) LỜI CẦU

LẠY CHÚA GIÊSU! Xin cho con biết nhìn thấy Chúa đang bị bỏ rơi trong những con người bất hạnh, nhờ đó con sẽ năng đến viếng thăm và quảng đại chia sẻ tình thương cho họ, tận tình giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần đến đổi mới tâm hồn con và động viên con chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa và giúp nhiều anh em về làm con cái Chúa. AMEN.

II. VỀ CÁC MẦU NHIỆM TRONG ĐẠO CÔNG GIÁO

VẤN ĐỀ 18: Tôn giáo dạy nhiều điều khó hiểu, vô lý và không thể chấp nhận. Chẳng hạn: Một Thiên Chúa mà lại có Ba Ngôi, Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong tấm bánh nhỏ, Đức Mẹ sinh con mà còn đồng trinh… Tóm lại là những điều huyên hoặc không đáng tin!


GIẢI ĐÁP:

A. TRÌNH BÀY


Với trí khôn tự nhiên, lòai người chúng ta chỉ nhận biết có Đấng Tạo Hoá là Đấng tạo thành vũ trụ vạn vật trong thiên nhiên và an bài mọi sự có trật tự và ngày càng tiến hóa hòan thiện hơn. Tuy nhiên chính nhờ Lời Chúa mặc khải mà loài người chúng ta mới biết về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Vậy mặc khải nói gì về mầu nhiệm này? Vai trò của mỗi Ngôi thế nào trong công trình sáng tạo vũ trụ vạn vật và ban ơn cứu độ lòai người? Các nhà thần học đã dùng những hình ảnh nào để diễn tả về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi hầu giúp chúng ta lãnh hội được phần nào về mầu nhiệm quan trọng này? Cuối cùng các tín hữu chúng ta phải sống mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như thế nào?

1. MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI TRONG THÁNH KINH

1) Cựu Ước nhấn mạnh về một đức tin độc thần: Chỉ một Đức Chúa là Thiên Chúa độc nhất hiện hữu và là Đấng ban ơn cứu độ. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa chưa mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Điều răn trọng nhất trong mười điều răn được Đức Chúa ban cho Israel qua Môsê: “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.” (Xh 20,3). Ngôn sứ Isaia cũng tuyên sấm lời Thiên Chúa: “Trước Ta, chẳng có thần nào khác được hình thành. Và sau Ta cũng vậy. Chính Ta đây là Đức Chúa. Ngoài Ta ra, chẳng có ai cứu độ.” (Is 43,10-11).

2) Tân Ước mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi

- Tin Mừng Mátthêu thuật lại câu chuyện Đức Giêsu chịu phép Rửa của Gioan Tẩy Giả, trong đó có đề cập đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, thì các tầng trời mở ra. Người thầy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu ngự trên Người. Và kìa, có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.” (Mt 3,16). Tiếng phán từ trời là lời của Chúa Cha (Ngôi I), Đức Giêsu đang đứng dưới lòng sông là Chúa Con (Ngôi II) và chim bồ câu ngự trên Người là biểu tượng Chúa Thánh Thần (Ngôi III).

- Thánh Luca trong Công vụ Tông đồ đã thuật lại bài giảng của Tông đồ Phêrô nói về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi: “Thiên Chúa Cha (Ngôi I) đã ra tay uy quyền nâng Người lên (Ngôi II), trao cho Người (Ngôi II) Thánh Thần (Ngôi III) đã hứa, để Người (Ngôi II) đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe.” (Cv 2,33).

- Tin Mừng Gioan nhiều lần đề cập đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Thầy (Ngôi II) sẽ xin Chúa Cha (Ngôi I), và Ngài (Ngôi I) sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác (Ngôi III), đến ở với anh em luôn mãi (Ga 14,16)…

- Thánh Phaolô diễn tả về Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi trong lời chào: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô (Ngôi II), tình yêu của Chúa Cha (Ngôi I) và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần (Ngôi III) ở cùng tất cả anh chị em” (2 Cr 13,13)…

2) NỘI DUNG MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI

a- Chỉ có Một Thiên Chúa và “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,7), nhưng Ngài lại có Ba Ngôi: Ngôi thứ Nhất là Cha, Ngôi thứ Hai là Con, Ngôi thứ Ba là Thánh Thần. Vì Ba Ngôi cùng chung một bản tính và cùng một quyền năng, nên trong Ba Ngôi, không Ngôi nào lớn hơn.

b- Về vai trò của Ba Ngôi

- Chúa Cha sáng tạo: Khi sáng tạo vũ trụ vạn vật và loài người. Thiên Chúa Ngôi thứ Nhất xuất hiện như một người Cha. Ngài dùng Lời quyền năng (Ngôi Hai) làm cho vạn vật từ không xuất hiện (x. St 1,3), và tiếp tục quan phòng gìn giữ để các tạo vật ấy tồn tại, phát triển và tiến hóa ngày một hòan thiện hơn. Ngài cứu độ loài người bằng việc sai Con Một (Ngôi II) nhập thể cứu chuộc và ban Thánh Thần (Ngôi III) tiếp tục cứu độ lòai người qua Hội Thánh.

- Chúa Con cứu chuộc: Khi tới Giờ đã định, Chúa Cha (Ngôi I) sai Con Một là Chúa Con (Ngôi II) xuống thế làm người là Đức Giêsu Kitô (x. Ga 3,16). Người thi hành sứ vụ Thiên Sai bằng việc đi khắp nơi công bố Tin mừng Nước Trời, làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, và cuối cùng tình nguyện chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho loài người và sống lại để cứu độ loài người. Đức Giêsu chính là “Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống” (x. Mt 16,16), là “Con rất yêu dấu luôn làm hài lòng Cha” (Mc 1,11). Người là phản ảnh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa (x. Dt 1,3). Ai thấy Người là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9).

- Chúa Thánh Thần thánh hoá: Thánh Thần tuôn đổ Thần khí ân sủng xuống trên các Tông đồ và các môn đệ trong lễ Ngũ tuần, ban ơn soi sáng giúp lương dân gia nhập Hội thánh, tiếp tục trợ giúp Hội thánh chu toàn ba sứ vụ của Chúa Giêsu: một là làm ngôn sứ rao giảng Tin mừng; hai là làm tư tế thánh hoá loài người nhờ cử hành các phép bí tích do Chúa Giêsu lập; ba là làm vương đế phục vụ đoàn chiên được trao cho Hội Thánh… Đấng ấy là Chúa Ngôi Ba, hay Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Linh hay Thần Khí.

3) MỘT SỐ CÁCH DIỄN TẢ MẦU NHIỆM BA NGÔI KHI DẠY GIÁO LÝ

Một Chúa Ba Ngôi là chân lý đức tin do Đức Giêsu Con Thiên Chúa làm người đã dạy, nhưng lại khó hiểu đối với trí khôn hữu hạn của loài người. Nhằm giúp các tín hữu hiểu biết phần nào về mầu nhiệm này, các nhà thần học đã cố gắng diễn giải bằng các hình ảnh trong thực tế đời thường dù những hình ảnh này vẫn chưa diễn tả chính xác:

a- Thánh Patrick dùng hình ảnh lá cây “Tam diệp thảo”: tuy chỉ có một lá, nhưng do 3 lá nhỏ dính liền với nhau.    
        
b- Thánh Inhaxiô dùng hình ảnh một hợp âm trên dòng nhạc, gồm 3 nốt nhạc chồng lên nhau.

c- Ngoài ra, chúng ta có thể diễn tả Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi bằng mấy hình ảnh đời thường như:

- Nước tuy chỉ là vật chất nhưng có thể xuất hiện dưới 3 dạng là: thể hơi, thể đặc và thể lỏng.

- Hình tam giác đều tuy chỉ là một hình, nhưng có ba góc và ba cạnh bằng nhau.

- Một người đàn ông trong gia đình tuy chỉ là một người nhưng có 3 vai trò: là “cha” đối với con cái, là “con” đối với ông bố, là “chồng” đối với vợ.

- Một cây viết chì tượng trưng một Thiên Chúa. Phần thân cây có ba mặt đều nhau, mỗi mặt tượng trưng cho một Ngôi vị Thiên Chúa.

4) SỐNG HIỆP THÔNG VÀ YÊU THƯƠNG NOI GƯƠNG CHÚA BA NGÔI

a- Hiệp thông bằng việc tuyên xưng đức tin Một Chúa Ba Ngôi: Mỗi lần làm dấu thánh giá và đọc Kinh Sáng Danh, người tín hữu tuyên xưng đức tin vào Mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.

b- Hiệp thông bằng việc năng cầu nguyện với Chúa Ba Ngôi: Người tín hữu cần năng cầu nguyện với Thiên Chúa qua Kinh Lạy Cha như Chúa Giêsu đã dạy (x. Mt 6,9-13). Năng thưa chuyện với từng Ngôi là: Chúa Cha, Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần, ít nhất mấy lần mỗi ngày: buổi sáng khi vừa thức giấc, trước ba bữa ăn và trước lúc nghỉ đêm.

c- Nội dung những lời cầu nguyện với Thiên Chúa:

Đối với Chúa Cha chúng ta có thể cầu nguyện theo 5 nội dung:

- Một là ngợi khen chúc tụng Chúa Cha.
- Hai là tri ân cảm tạ Cha về những ơn lành hồn xác.
- Ba là sám hối xin lỗi Cha vì những sai phạm thiếu sót.
- Bốn là phó thác xin vâng ý Cha về mọi điều may rủi xảy đến.
- Năm là khiêm tốn cầu xin Cha ban ơn lành hồn xác cho mình cũng như tha nhân.

Đối với Chúa Giêsu, chúng ta có thể đặt mình vào hoàn cảnh của các nhân vật trong Tin Mừng để kêu cầu với Chúa Giêsu: “Lạy ông Giêsu, Con Vua Đavít! Xin thương xót tôi”; “lạy Thầy xin cứu vớt con”; “lạy Chúa xin hãy tránh xa con ra vì con là người tội lỗi”; “bỏ Thầy con biết đi với ai?”; “vì chỉ có Thầy mới có lời ban sự sống đời đời”; “lạy Thầy tôi tin, nhưng xin Thầy hãy trợ giúp lòng tin yếu kém của tôi”…

d- Sống yêu thương tha nhân noi gương Gia Đình Ba Ngôi Thiên Chúa: Người ta thường ví Chúa Ba Ngôi giống như một gia đình gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi yêu thương nhau làm khuôn mẫu cho các thành viên trong gia đình tín hữu, và tình yêu vị tha cho hết mọi người không trừ ai. Thánh Gio-an trong thư thứ nhất đã viết: “Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy.” (1 Ga 4,16b). “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối: Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình.” (1 Ga 4,20-21).

II. MẦU NHIỆM THÁNH THỂ

Đây cũng thực là một điều khó hiểu đối với tầm hiểu biết có giới hạn của con người: một tấm bánh và một chén rượu nho sau lời truyền phép “Này là mình Thầy”, “Này là chén Máu Thầy…” của linh mục chủ tế trong thánh lễ, sẽ không còn là bánh rượu nữa, mà đã thực sự biến đổi trở thành Thịt Máu Chúa Giêsu. Vậy Đức Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể để làm gì? Và đâu là bằng chứng cho thấy Người thực sự hiện diện trong hình bánh rượu sau lời truyền phép?

1) Mục đích lập Phép Thánh Thể

Phép Thánh Thể chính là một bằng chứng của tình yêu vô biên của Đức Giêsu. Khi yêu ai, người ta thích ở gần người ấy, muốn được nghe những lời tâm sự của người mình yêu, muốn kết hiệp nên một với người yêu và muốn cho người yêu tất cả những gì mình có. Đức Giêsu cũng yêu thương các môn đệ tới tột cùng (Ga 15,12-13), nên đã chứng tỏ tình yêu bằng việc thiết lập Bí tích Thánh Thể nhằm mục đích:

a) Để có thể ở cùng các tín hữu: Đức Giêsu đã nói: “Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20).

b) Để nghe những lời tâm sự và an ủi nâng đỡ những ai chạy đến với Người: Chúa phán: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái và gánh tôi nhẹ nhàng.” (Mt 11,28-30).

c) Trao ban chính thân mình Người làm của ăn nuôi sống linh hồn tín hữu: “Trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.” (1 Cr 23-24). “Đây là bánh bởi trời xuống, ai ăn bánh này sẽ không phải chết… nhưng sẽ được sống đời đời, và bánh tôi sẽ ban chính là Thịt tôi để cho thế gian được sống.” (Ga 6,51).

2) Những bằng chứng Đức Tin về phép Thánh Thể

Đây thuộc lĩnh vực đức tin nên không thể chứng minh được bằng khoa học. Chúng ta tin không phải vì xem thấy, sờ nếm thấy, nhưng vì biết Chúa là Đấng toàn năng và chính Chúa đã phán dạy như vậy trong Tin Mừng.

a) Chúa dọn lòng người ta trước: Đức Giêsu biết việc Người sắp thiết lập Bí tích Thánh Thể, để biến bánh rượu trở nên Mình Máu Thánh của Người, đối với loài người là điều không thể và rất khó chấp nhận, nên Người chỉ đề cập đến và thiết lập bí tích này sau khi đã làm nhiều phép lạ như: cho kẻ què được đi (x. Mt 9,6-8), kẻ câm nói được (x. Mt 9,32-33), kẻ mù được thấy (x. Mt 9,27-30), người chết sống lại (x. Ga 11,38-46)… Tất cả những phép lạ ấy chỉ chuẩn bị người ta đón nhận một phép lạ khác lớn lao hơn mà người ta không nghĩ đến. Đó là việc Người sẽ thiết lập Bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc Vượt Qua sau này.


b) Chúa tiên báo trước việc Ngài sẽ làm: Một hôm sau khi làm phép lạ nhân bánh ra nhiều nuôi 5.000 người ăn no tại một khu rừng vắng, Đức Giêsu bắt đầu hé mở về việc sẽ lập bí tích này: “Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn bánh thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” (Ga 6,48-51).

Đức Giêsu vừa nói như vậy thì đã có nhiều người tỏ vẻ phản đối, cho rằng lời đó chướng tai khó nghe. Có môn đệ còn bỏ Người mà đi. Thấy vậy Đức Giêsu không những không cải chính mà còn hỏi các Tông đồ: “Điều đó anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư?” Nếu không có ý định lập bí tích Thánh Thể, mà chỉ có ý nói theo nghĩa tượng trưng, khi thấy môn đệ hiểu sai ý mình và bỏ đi, thì Người đã phải cải chính. Nhưng ở đây, không những không cải chính mà Người còn nhấn mạnh hơn về bí tích Thánh Thể mà Người sắp thiết lập. Cuối cùng, Tin Mừng cho biết “nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa” (Ga 6,66).

c) Chúa lập thực sự: vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, khi Đức Giêsu biết sắp tới giờ Người phải xa lìa các môn đệ, Người đã thương yêu họ đến tột cùng, nên Người đã thực hiện ý định đã tiên báo trước đó là thiết lập Bí tích Thánh Thể để ở với họ luôn mãi. Tin Mừng Mátthêu thuật lại việc thiết lập Bí tích Thánh Thể: “Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: ‘Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy.’ Rồi Người cầm lấy chén dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: ‘Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy. Máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội.’” (Mt 26,26-28).

Để việc này đươc tiếp tục cử hành cách vững bền sau này, Đức Giêsu truyền cho các Tông đồ: “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy.” (Lc 22,19). Từ đó, các Tông đồ và các đấng kế vị đã thi hành lệnh cử hành Thánh Thể cho tới khi Chúa lại đến.

TÓM LẠI

Đây là một mầu nhiệm đức tin, một sự thật vượt quá giới hạn của giác quan con người. Tuy khó hiểu, nhưng không vô lý, vì Chúa là Đấng toàn năng và chân thật vô cùng. Người đã có thể biến nước lã thành rượu nho tại tiệc cưới Cana (x. Ga 2,1-11) và đã nhân năm chiếc bánh và hai con cá để nuôi năm ngàn người ăn no (x. Ga 6,11)… thì Người cũng làm được cho bánh rượu trở nên Thịt Máu của Người sau lời truyền phép trong Thánh lễ, và truyền Hội Thánh cử hành vào ngày Thứ Nhất hằng tuần để tưởng nhớ Mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Người (x. Lc 22,19).

III. MẦU NHIỆM ĐỨC MẸ SINH CON MÀ CÒN ĐỒNG TRINH

Theo thường tình, đứa con trong bụng mẹ là kết quả của tình yêu giao hợp vợ chồng. Nhưng nơi Thiên Chúa, Ngài muốn làm một công việc phi thường là dùng quyền năng để làm cho Đức Maria sinh con mà còn đồng trinh như lời Ngôn sứ Isaia tuyên sấm: “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai, đặt tên là Emmanuel” (Is 7,14). Khi truyền tin cho Trinh Nữ Maria, Sứ thần Gabriel còn nói về việc thụ thai cách đặc biệt: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà. Vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ là thánh, sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” (Lc 1,35).

1) Những bằng chứng về sự đồng trinh của Đức Maria

Về sự thụ thai đồng trinh của Đức Mẹ, Công đồng Latêranô đã khẳng định: “Đức Maria sinh nở chẳng nhơ nhớp, thân mình vốn tinh tuyền, và sau khi sinh nở vẫn đồng trinh trọn đời.” Đức Giáo hoàng Phaolô IV cũng nói: “Đức Mẹ vốn luôn tinh trong tuyền vẹn, nghĩa là đồng trinh trước, đang và sau khi sinh.” Vậy đâu là bằng chứng?

a) Bằng chứng về phía Đức Mẹ

- Đức Maria không sống theo thói trưng diện của người đời, trái lại Người luôn sống trầm lặng, ưa thích yên tĩnh, một mình ở nơi thư phòng vắng vẻ hầu dễ dàng kết hợp với Chúa (x. Lc 1,28). Người có thói quen chiêm niệm về các biến cố xảy ra như Tin Mừng đã ghi nhận: “Còn Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng.” (Lc 2,19).
- Ngoài ra, Maria còn chứng tỏ quí trọng nhân đức trong sạch qua thái độ “bối rối” khi thấy sự hiện diện đột ngột của Thiên sứ dưới hình dạng một nam nhân trong thư phòng của mình. Sự bối rối đó là dấu chứng tích cực về một tâm hồn có lòng yêu quý đức trinh khiết.

b) Bằng chứng về phía Thiên Chúa

Tin Mừng thuật lại việc Đức Maria đã thụ thai Hài Nhi Giêsu cách lạ lùng do quyền năng của Chúa Thánh Thần: Việc Chúa Cứu Thế giáng sinh xảy ra: “Bà Maria Mẹ Người đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần.” (Mt 1,18; x. Lc 1,26-38). Thiên Chúa là Đấng toàn năng, đã có thể sáng tạo mọi sự từ hư không, thì cũng có thể bảo toàn sự đồng trinh của Đức Maria khi sinh con như lời sứ thần đã nói: “Vì đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được.” (Lc 1,37).

Nhưng có người thắc mắc:Tại sao Thiên Chúa lại làm công việc ngược đời: cho Đức Maria thụ thai mà còn đồng trinh làm chi?
Các nhà thần học Công giáo đã lên tiếng:

- Để chứng tỏ Đấng Cứu Thế có 2 bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại. Là con Thiên Chúa toàn năng, nên Người không phải theo cách đầu thai thông thường như loài thụ tạo.

- Để bản tính nhân loại của Đức Giêsu khỏi mắc tội tổ tông truyền, vì Người không đầu thai giống như người phàm, không bị lệ thuộc theo dòng máu tội lỗi của con cháu Ađam Evà như bao người khác.

2) Một số nghi vấn về sự đồng trinh của Đức Maria

a) Nếu Đức Maria đã sinh con thì sao còn có thể đồng trinh được?


Bình thường, theo khoa học thì người nữ không thể vừa sinh con lại vừa đồng trinh được. Nhưng trong trường hợp của Đức Maria do chịu thai và sinh con cách đặc biệt nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần nên ngài vẫn còn đồng trinh sau khi sinh con, như lời sứ thần đã giải thích với Maria: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà. Vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ là thánh, sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” (Lc 1,35). Chính vì sinh con cách đặc biệt, nên Maria sinh con mà không cần phải có bà đỡ, và ngay sau đó đã tự mình bọc con trong khăn vải rồi đặt nằm trong máng cỏ (x. Lc 2,7).

b) Dựa vào Tin Mừng, một số người cho rằng: sau khi sinh Chúa Giêsu, Đức Maria đã ăn ở với ông Giuse nên đã sinh ra nhiều người con khác: “Khi tỉnh giấc, Ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu.” (Mt 1,24-25). - “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ.” (Lc 2,7). - “Ông không phải là con bác thợ mộc sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria; anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Giôxép, Simon và Giuđa sao? Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?” (Mt 13,55-56).

- “Cho đến khi”: Thoạt mới nghe, người ta có cảm tưởng Đức Maria đã không giữ đức đồng trinh nữa, sau khi sinh Hài Nhi Giêsu. Nhưng nếu xét kỹ, thì mấy chữ “cho đến khi” ở đây chỉ diễn tả một sự việc đang xảy ra, chứ không đặt ra giới hạn nào cả. Thánh Mátthêu mô tả sự việc xảy ra: Sau khi được sứ thần hiện ra trong giấc mơ và giải thích về thai nhi do Maria đang cưu mang là do quyền năng Thánh Thần. Rồi sứ thần truyền cho Giuse làm 3 điều: một là tiến hành làm lễ cưới để đón vợ về nhà; hai là cho biết Mari-a đã được thánh hiến cho Thiên Chúa qua việc Thánh Thần tác động cho Maria thụ thai cách đặc biệt, giống như một nữ tu khấn trọn để thuộc về Chúa; ba là Giuse sẽ trở thành cha của hài nhi khi đứng ra đặt tên cho con trẻ là Giêsu. Sau khi thức dậy, Giuse đã thi hành đúng ba lệnh truyên ấy: Ông tổ chức lễ cưới để đón Maria về nhà mình (Điều 1), Ông không ăn ở với bà như các đôi vợ chồng khác (Điều 2). Cho đến khi Maria sinh con trai đầu lòng thì Giuse đặt tên cho con trẻ là Giêsu (Điều 3). Tin Mừng không viết: cho đến khi Ma-ri-a sinh con trai thì Giuse lại ăn ở với Maria như có người lầm tưởng.

- “Con trai đầu lòng”: Tiếng “con đầu lòng” theo ý nghĩa của La ngữ: Primogenitus nghĩa là “được sinh ra trước hết”. Đức Giêsu được gọi là Con Đầu Lòng không phải vì Đức Maria Mẹ Người sẽ sinh thêm nhiều người con khác nữa. Ở đây, sở dĩ Luca nhăc đến “con đầu lòng” vì muốn chuẩn bị sẽ tường thuật tiếp việc dâng con trong Đền Thờ theo Luật Môsê ấn định: “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa” (Lc 2,23). Đàng khác: có “con đầu lòng” không nhất thiết phải có đứa con thứ hai, thứ ba. Chẳng hạn: bà X mới sinh một cậu con trai, một bà bạn hỏi: “Đứa này là con thứ mấy của chị?” – Bà ta trả lời: “Nó là con đầu lòng của tôi đấy.” Rõ ràng bà X chưa có đứa con thứ hai mà cũng nói đưa con đó là con “đầu lòng” của mình. Vậy tiếng “đầu lòng” ở đây chỉ có nghĩa là “đầu tiên”, chứ không hàm ý sẽ còn nhiều người con khác nữa.
- “Anh em” Chúa Giêsu: Có nhiều thứ anh em như anh em cùng lý tưởng, anh em họ hang bà con… chứ không nhất thiết phải là anh em ruột thịt. Về các anh em Đức Giêsu được nói tới trong Tin Mừng Mátthêu cũng chỉ là những anh em họ hàng, giống như “anh em con chú con bác” theo tục lệ người Việt Nam chúng ta.

Theo Tin Mừng thì về họ nội, Đức Giêsu có 4 anh em là các ông: Giacôbê, Giôxép, Simon và Giuđa (tất cả là anh con ông bác). Còn bên họ ngoại thì Tin Mừng cho biết Đức Giêsu có anh họ là ông Gioan Baotixita (x. Lc 1,36.59-63).

Đàng khác, chúng ta đừng quên Tin Mừng đã đề cao nhân đức của Thánh Giuse: “Ông Giuse chồng bà là người công chính.” (Mt 1,19). Công chính nghĩa là luôn tuân phục thánh ý Thiên Chúa, ăn ở theo đường lối của Ngài. Vậy một khi biết Maria đã được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng Cứu thế, đã thuộc trọn về Thiên Chúa như một nữ tu khấn trọn, thì chẳng lẽ Giuse lại không tôn trọng điều ấy. Và nếu thực sự Đức Maria còn có mấy người con khác ngoài Đức Giêsu, thì tại sao khi sắp chết trên thập giá, Đức Giêsu lại trối Mẹ của Người cho môn đệ Gioan để phụng dưỡng thay mình như Tin Mừng viết “kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,26)?

TÓM LẠI

Với những bằng chứng rõ ràng trong Thánh Kinh, những người có đức tin đều chấp nhận sự thật này là Đức Maria đã được Thiên Chúa toàn năng ban cho đặc ân: Sinh con mà vẫn bảo toàn được đức khiết tịnh: “Đồng trinh trước khi, đang khi và sau khi sinh con.”

B. PHÚT HỒI TÂM

1. LỜI CHÚA:
“Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, thì các tầng trời mở ra. Người thầy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu ngự trên Người. Và kìa, có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.” (Mt 3,16).

2. LỜI CẦU

Lạy Thiên Chúa Cha giàu long từ bi thương xót! “Chúa là Tình Yêu”, đã biểu lộ tình yêu vô cùng đối với loài người khi sáng tạo trời đất muôn vật “vì và cho” loài người. Chúa còn sai Con Một là Chúa Giêsu từ trời xuống thế làm người để dạy loài người con đương lên trời, và đã chịu chết để đền tội thay và sống lại để ban ơn cứu độ cho loài người. Xin cho chúng con vững tin nơi tình thương của Chúa, và quyết tâm sông mến Chúa yêu người để nên con thảo của Chúa và góp phần cứu rỗi anh em. AMEN.

III. VỀ VẤN ĐỀ GIÁO LÝ VÀ NHÂN ĐỨC CỦA TÔN GIÁO

VẤN ĐỀ 19:
Tôn giáo chủ trương những giáo thuyết phản tiến bộ, đi ngược lại quyền lợi của lớp người nghèo khổ. Tôn giáo giảng dạy sự hèn nhát, sự tự khinh, sự ti tiện, sụ sỉ nhục, sự phục tòng… là những tính nết của loài vật (Mega I,6, trang 278).

GIẢI ĐÁP:

A. TRÌNH BÀY


 Đây chẳng qua chỉ là những bài bác mang tính chủ quan, thiên kiến và sai lầm:

1) Kitô giáo không những không phản tiến bộ, mà còn chiếu ánh sáng văn minh cho nhân loại

Thực vậy, lịch sử các nước văn minh giàu mạnh ngày nay đã cho thấy: hầu như bất cứ ở đâu, khi người ta mở lòng đón nhận đức tin Kitô giáo, thì ở đó ánh sáng văn minh cũng ngự trị thay thế cho tình trạng tối tăm lạc hậu kém văn minh. Nhờ Thánh Kinh và giáo lý mới đem lại sự tiến bộ cho nhân loại về các lĩnh vực như khoa học, văn hoá, luân lý:

- Tiến bộ về khoa học: những phát minh khoa học, kỹ thuật tân tiến hiện đại hầu hết đều do các nhà bác học là tín đồ Ki-tô giáo cống hiến cho nhân loại. Trong số các khoa học gia thế kỷ 19, có tới 92% có đức tin vào Thiên Chúa là Đấng tạo thành vũ trụ vạn vật. Cũng nhờ ánh sáng đức tin soi dẫn, các vị này đã say mê tìm hiểu những kỳ công của Tạo Hoá và đã khám phá ra những định luật chi phối vũ trụ thiên nhiên, những máy móc phục vụ hạnh phúc con người theo lệnh truyền của Thiên Chúa sáng tạo như sách Sáng Thế đã ghi lại: “Thiên Chúa ban phúc lành cho họ và Thiên Chúa phán với họ: ‘Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất.’” (St 1,28).

- Tiến bộ về văn hoá: Mỗi khi Tin Mừng loan truyền đến đâu, thì cũng tác động về phong hóa đến đó. Những hủ tục lạc hậu của các dân tộc bán khai như: Tảo hôn, giết người tế thần… đã dần dần bị đào thải khi họ được tiếp xúc với các nhà thừa sai truyền giáo và được học hỏi giáo lý đức tin. Nền văn minh Kitô giáo cũng đã cống hiến cho kho tàng nghệ thuật của nhân loại những tác phẩm sáng giá nhất về mọi phương diện: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, văn chương, thi phú, âm nhạc… và rất nhiều tác phẩm nghệ thuật thánh của tôn giáo hiện nay vẫn đang được lưu giữ trưng bày tại hầu hết các viện bảo tàng nổi tiêng nhất thế giới như: Vatican, Louvre, Metropolitan, Prado, Smithsonitan…

- Tiến bộ về luân lý: Giáo lý tình thương của Kitô giáo đề cao công bằng vị tha bác ái đã ảnh hưởng rất nhiều đến cách ứng xử giữa người với người, đến các chủ nghĩa tốt đẹp trên thế giới, đến các luật pháp quốc gia và các hiến chương tuyên ngôn quốc tế…

Như vậy, có thể nói, hầu như mọi lãnh vực của nền văn minh nhân loại đều bắt nguồn từ người tín hữu hoặc đều chịu ảnh hưởng sâu đậm của giáo thuyết Kitô giáo.

2) Giáo lý Kitô giáo không những không đi ngược lại quyền lợi của người nghèo, trái lại: chính giáo lý này đã mạnh mẽ bênh vực những người xấu số cách hữu hiệu nhất.

Thực vậy, Thánh Kinh Kitô giáo là một thông điệp của tình thương. Trong bản Hiến Chương Nước Trời do Đức Giêsu công bố, người nghèo khổ được quan tâm và ưu tiên nhận ơn cứu độ:

a) Thái độ của Đức Giêsu về vấn đề của cải và sự giàu nghèo

- Trong Tám Mối Phúc, Đức Giêsu đề cao người nghèo: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” (Mt 5,3). Tin Mừng Luca đã ghi lại lời Đức Giêsu quyết liệt hơn: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc 6,20); và “khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi” (Lc 6,24).
- Đức Giêsu đã dạy môn đệ về thái độ phải có đối với của cải tiền bạc: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao! Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại tiếp: “Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.” Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau: “Thế thì ai có thể được cứu?” Đức Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói: “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được.” (Mc 10,23-27).

- Đức Maria trong kinh Ngợi Khen cũng đã ca tụng tình thương cứu độ của Thiên Chúa dành cho người nghèo: “Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư, người giàu có lại đuổi về tay trắng.” (Lc 1,58).

- Thánh Giacôbê cũng cho biết Chúa sẽ bù đắp những thiệt thòi mà người nghèo phảỉ chịu bằng việc ưu tiên ban đức tin và ơn cứu độ: “Nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin và thừa hưởng vương quốc Người đã hứa cho những ai yêu mến Người hay sao?” (Gc 2,5).

b) Đức Giêsu cổ vũ sự công chính và dạy các môn đệ phải tha thứ

- Cần ăn ở công bình ở đời này, để tránh khỏi phải đền trả ở đời sau: “Thầy bảo thật cho anh biết: Anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.” (Mt 5,26).

- Cần chu toàn cả hai bổn phận với Thiên Chúa và tha nhân: “Thế thì của Xêda trả về Xêda; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa.” (Mt 22,21).

- Cần biết quảng đại tha thứ: Trong Kinh Lạy Cha, Đức Giêsu dạy môn đệ cầu xin Thiên Chúa tha tội với điều kiện họ phải sẵn sàng tha lỗi cho anh em: “Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Người cũng giải thích thêm: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.” (Mt 6,12).

c) Đức Giêsu bênh vực quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội

- Phụ nữ được Thiên Chúa dựng nên ngang hàng với nam giới khác với lập trường cho rằng phụ nữ thấp hơn nam giới và phải lệ thuộc vào nam giới: Đức Giêsu nói: “Các ông không đọc thấy điều này sao? Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ, và người đã phán: “Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt”. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mt 19,4-6).

- Người cũng rút lại luật cho phép ly hôn trong thời Cựu Ước: Khi ấy, những người biệt phái đến gần vá hỏi thử Chúa Giêsu: Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng?” Người đáp: Môsê đã truyền cho các ông thế nào? Họ thưa: “Môsê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị.” Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: “Chính vì sự cứng lòng của các ông, mà Môsê đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mc 10,2-9).

d) Đức Giêsu chống lại những bất công xã hội và đề cao sự khiêm nhường phục vụ cùng sự quảng đại chía sẻ cơm áo cho người nghèo

- Người nói với các người Pharisêu tranh giành chỗ ngồi phải biết khiêm tốn khi được mời tham dự liên hoan: “Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” (Lc 14,11).

- Người cũng yêu thương chàng thanh niên giàu có muốn nên trọn lành và dạy anh ta sự quảng đại chia sẻ: “Anh chỉ thiếu có một điều là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” (Mc 10,21).

e) Đức Giêsu khuyên dạy môn đệ phải có lòng bác ái, thương yêu những người nghèo khổ, khuyết tật, bất hạnh và bị bỏ rơi, vì ý thức rằng phục vụ họ là phục vụ chính Chúa. Sau đây là một số lời Đức Giêsu dạy đức yêu người:

- Yêu người như yêu mình: “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.” (Mt 22,39).

- Yêu thương lẫn nhau là dấu hiệu môn đệ thực sự của Chúa: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau. Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 13,34).

- Yêu người nghèo khổ vị họ là hiện thân của Chúa: Đến ngày tận thế, Chúa Giêsu sẽ tái lâm trong vai trò Vua Thẩm Phán đến phán xét chung mọi người về như sau: Bấy giờ Đức Vua sẽ bảo họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25,40).

3) Những điều tôn giáo đề cao như: Khiêm tốn phục vụ tha nhân; làm chủ các dục vọng xấu và các thói hư; lấy đức báo oán: đối xử khoan dung nhân hậu với những kẻ thù ghét làm hại mình, để biến thù thành bạn; can đảm chịu đựng những đau khổ gặp phải trong cuộc sông; vâng phục quyền bính hợp pháp trong đạo ngoài đời… Tất cả những điều này đêu không phải là những điều tiêu cực, là những tính nết của loài vật… như có người đả kích. Trái lại, đây còn là những nhân đức anh hùng mà những kẻ tầm thường không thể thực hiện được, nhưng chỉ những ai có đức tin mạnh mẽ can đảm, vững tâm bền chí, thánh thiện nhân ái… mới có thể làm được mà thôi.

Còn những người tự cao tự đại, thiếu sự kiên nhẫn chịu đựng, dễ bất mãn nổi loạn do lòng tham lam bất chính thôi thúc… Đó mới thực là những lý thuyết phản tiến bộ, đi ngược lại quyền lợi của lớp người nghèo khổ, và mới cần được kiềm chế loại trừ.

TÓM LẠI

Kitô giáo không những không phản tiến bộ, trái lại đã đem ánh sáng văn minh đến cho nhân loại về mọi phương diện: khoa học, văn hoá, luân lý… Giáo lý Kitô giáo dạy không những không đi ngược lại quyền lợi của người nghèo, mà trái lại còn bênh vực lớp người xấu số bất hạnh một cách mạnh mẽ và hữu hiệu nhất. Những điều tôn giáo đề cao như: sự khiêm tốn phục vụ, hãm dẹp các dục vọng thói hư, lấy thiện báo ác, nhẫn nhịn chịu đựng các khó khăn gặp phải, vâng phục quyền bính đạo đời... Tất cả đều đươc mọi người công nhận là tốt và cần được thực hiện. Như vậy, những lời chỉ trích tôn giáo nói trên đều sai lầm, chủ quan và đầy thiên kiến… nên các tín hữu chúng ta không cần phải quan tâm.

B. PHÚT HỒI TÂM

1) LỜI CHÚA:
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau. Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: Là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13,34-35).

2) LỜI CẦU

Lạy Chúa Giêsu! Xin cho mỗi tín hữu chúng con biết giới thiệu khuôn mặt khiêm tốn hiền hòa của Chúa cho tha nhân chua nhận biết Chúa. Xin cho chúng con biết sông yêu thương phục vụ Chúa trong mọi người như lời Chúa dạy, được Thánh Phanxicô tóm lại trong Kinh Hoà Bình, để chúng con tích cực làm chứng cho Chúa và xứng đáng trở thành môn đệ thức sự của Chúa như lời Chúa dạy hôm nay: “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: Là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13,35).

IV. TÔN GIÁO VÀ CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

VẤN ĐỀ 20: Tôn giáo chính là công cụ của bọn phong kiến tư bản dùng để củng cố chế độ và yên tâm bóc lột dân nghèo. Muốn tiêu diệt chế độ, trước hết phải tiêu diệt tôn giáo.

GIẢI ĐÁP:

A. TRÌNH BÀY

1) Quan hệ giữa tôn giáo và các chế độ chính trị

Trong các xã hôi phong kiến và tư bản, tôn giáo thường được tôn trọng và tự do phát triển. Đây cũng là điều hợp lý: Các tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng đều nhằm mục đích giúp con người hướng thiện. Tôn giáo nào cũng dạy tín đồ phải noi gương Đấng giáo chủ để ăn ngay ở lành, cũng dạy tín đồ làm điều tốt và tránh điều xấu, dạy mọi người thực thi công bình bác ái, sông hòa hợp với tha nhân, vâng phục quyền bính hợp pháp, cùng hợp tác xây dựng một xã hội ấm no hạnh phúc ngay từ trần gian để sẽ được hưởng hạnh phúc thiên đàng mai sau… Đó là những điều thiện hảo mà tôn giáo mang lại cho nhân loại, nên thường bất cứ chế độ chính trị nào nếu muốn tồn tại và bền vững, cũng đều công nhận tôn giáo và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân ghi trong hiến pháp và luật pháp. Vì đây là quyền căn bản của con người hay nhân quyền: Mọi người đều có quyền tin hoặc không tin theo một tôn giáo.

2) Về sứ vụ thiên sai của Đức Giêsu

Israel là một dân tộc nhược tiểu nên thường bị các nước lớn xâm lược đô hộ hoặc bị bắt đi lưu đày, nên họ luôn ước mong về một Đấng Thiên Sai sẽ đến để giải thoát họ khỏi ách thống trị của ngoại bang và biến dân Dothái thành một dân tộc hùng cường giống như trong triều đại của Vua Đavít và Salômon.

Qua các ngôn sứ, Thiên Chúa hứa ban một Đấng Cứu Thế dòng dõi Đavít, được sinh ra tại Bêlem do một trinh nữ (x. Mt 1,20-23). Người được trao sứ vụ cứu nhân loại bằng sự hy sinh mạng sống, tình nguyện chết trên cây thập giá để đền tội thay và sống lại để phục hồi sự sống cho loài người (x. Mt 1,21).

Khi ra giảng đạo, Đức Giêsu đã được xức dầu thiêng liêng để tấn phong làm Đấng Thiên Sai (x. Mt 3,16). Rồi Người đã công bố tại hội đường Nazareth chương trình cứu thế của Người theo lời tuyên sấm của Isaia về sứ vụ của Đấng Thiên Sai: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan Tin Mừng cho người nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho những người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4,18-19).

Tuy nhiên các đầu mục là các tư tế đền thờ, kinh sư và biệt phái đã không công nhận Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai. Lý do vì nội dung lời dạy của Người mang tính hiếu hoà như: Hãy lấy ơn báo oán, tha thứ luôn luôn (x. Mt 18,22), nhẫn nhịn chịu đựng tha nhân, yêu thương cả kẻ thù của mình… (x. Mt 5,38-48) là những điều họ không thể chấp nhận. Đức Giêsu cũng nhiều lần vi phạm luật nghỉ việc ngày hưu lễ Sabát của Môsê (x. Mt 12,1-8), Người đả kích lối sống đạo đức giả dối bề ngoài của các luật sĩ biệt phái (x. Mt 23,13-36). Nhất là Người tự cho mình là Đấng Cứu Thế và là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa, điều mà các đầu mục Do Thái cho là phạm thượng! (x. Mt 26,63-66). Nên cuối cùng các đầu mục Dothái đã liên kết với chính quyền Dothái bắt bớ, kết án tử hình cho Người, và còn áp lực đòi Tổng trấn Philatô của đế quốc Rô-ma xử tử Người trên cây thập tự (x. Mt 27,20-26). Nhưng sau khi bị giết chết, đến ngày thứ ba Người đã từ cõi chết sống lại (x. Mt 28,5-8) và đã đổ ơn Thánh Thần xuống trên Hội Thánh (x. Cv 2,1-13), làm cho đạo Công giáo lan truyền đi khắp nơi bắt đầu từ thủ đô Giêrusalem, khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất (x. Cv 1,8).

Đức Giêsu thực sự là Vua Thiên Sai, nhưng không như dân Dothái trông mong. Người là Vua hoà bình ngồi trên lừa khải hoàn vào thành Giêrusalem (x. Lc 19,35-40). Người thiết lập một Nước Trời, nhưng Nươc Người không thuộc về thế gian này. Những ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng của Người (x. Ga 18,33-36). Người chính là Vua Mục Tử yêu thương đoàn chiên và sẵn sàng thí mạng mình vì đoàn chiên (x. Ga 10,11). Người mời gọi những ai muôn theo Người phải khiêm hạ rửa chân cho nhau, bỏ mình vác thập giá mình mà theo Người (x. Lc 9,23-24).

3) Về việc lợi dụng tôn giáo

Đọc lịch sử thế giới, dường như trong quá khứ, tại một số nước Âu châu như Nga, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… tôn giáo đặc biệt đạo công giáo xem ra đã từng được đề cao và có lúc đã trở thành chỗ dựa vững chắc của chính quyên phong kiến: Các nhà lãnh đạo cao cấp trong tôn giáo như hồng y, giám mục… rất được trọng vọng và có một vị trí cao trong triều đình… Do đó khi chế độ phong kiến suy đồi do tham nhũng thối nát, dân chúng dù có bất mãn, vẫn không dám mạnh dạn đứng lên làm cách mạng lật đổ. Vì thế, trong cuộc cách mạng vô sản, K. Marx cho rằng tôn giáo chính là công cụ của bọn phong kiến tư bản dùng để củng cố chế độ và yên tâm bóc lột dân nghèo. Muốn tiêu diệt chế độ, trước hết phải tiêu diệt tôn giáo.

Tuy nhiên, cho dù thực sự có bị vua quan lợi dụng đi nữa, tôn giáo cũng không vì thế mà trở nên xấu và cần phải loại trừ. Cũng giống như người ta không thể nại vào lý do: vì lưỡi dao sắc bén đã từng làm đứt tay người sử dụng, nên phải loại bỏ dao sắc; hay do xe hơi tốc độ quá nhanh đã gây nhiều tai nạn nghiêm trọng làm chết nhiều người, nên cần phải cấm dùng xe hơi… Cũng vậy, tôn giáo có giá trị giúp con người nên tốt trong mọi thời đại và dưới bất kỳ chế độ chính trị nào. Sở dĩ trong quá khứ, đôi khi tôn giáo đã bị lợi dụng, là do đã có sự lẫn lộn giữa thế quyền và giáo quyền.

Ngày nay, để khỏi đi vào vết xe cũ và không trở thành công cụ phục vụ thế quyền, tôn giáo cần phải tách biệt khỏi các chế độ chính trị. Giáo hội Công giáo tuy luôn khuyến khích giáo dân chu toàn nghĩa vụ công dân và tham gia các hoạt động đảng phái chính trị để phục vụ đất nước và đấu tranh bảo vệ quyền lợi người nghèo, bảo vệ các quyền tự do công dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng… Nhưng giáo luật lại cấm các giáo sĩ tham gia nắm giữ các chức vụ trong bộ máy chính quyên. Nhờ tách biệt khỏi các chế độ chính trị mà Giáo Hội có thể mạnh dạn lên tiếng bảo vệ công lý và bênh vực quyền lợi chính đáng của người nghèo như lời Chúa dạy.

TÓM LẠI

Cho dù trong quá khứ, tại một số nước phong kiến, tôn giáo có thể đã bị lợi dụng để bảo vệ chế độ. Nhưng tôn giáo chân chính không bao giờ đồng hóa với cường quyền bạo lực, với nếp sống xa hoa ích kỷ, với chính sách bóc lột bất công của bất cứ chế độ chính trị nào. Ngày nay, ai cũng nhìn nhận: muốn thi hành đúng vai trò của mình, tôn giáo cần phải tách biệt khỏi thế quyền, để không bị đồng hóa với thế quyền, dễ dàng nói lên tiếng nói trung thực của lẽ phải, bênh vực quyền lợi của đại đa số dân nghèo theo thánh ý Thiên Chúa.

B. PHÚT HỒI TÂM

1) LỜI CHÚA:
Khi ấy Đức Giêsu mở sách Ngôn sứ Isaia, gặp đoạn chép rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4,18-22).

2) LỜI CẦU

Lạy Chúa Giêsu! Hôm nay mỗi tín hữu chúng con quyết tâm tiếp nối công việc cứu thế của Chúa bằng sự chia sẻ niềm vui và ánh sáng, nâng đỡ những người đau khổ cả về thể xác cũng như tinh thần, loại trừ các nỗi sợ hãi, giải thoát những người đang bị áp bức, xoa dịu các đau khổ, an ủi những kẻ cô đơn, biểu lộ Chúa qua những công việc bác ái của mình. Xin cho chúng con biết thực thi sứ vụ người môn đệ của Chúa, tích cực góp phần để làm cho lời tuyên sấm của Ngôn sứ Isaia về triều đại Thiên sai sớm được ứng nghiệm, để công bố một năm hồng ân và làm cho Nước Chúa hiện diện giữa lòng xã hội hôm nay. AMEN.

V. TÔN GIÁO VÀ VẤN ĐỀ KINH TẾ

VẤN ĐỀ 21: Về kinh tế, tôn giáo chỉ sản xuất ra những chuyện tưởng tượng, thay vì sản xuất ra vật chất có thực để phục vụ con người (Mega I,5, trang 29).


GẢI ĐÁP:

A. TRÌNH BÀY

1) Phân biệt tôn giáo và chính quyền

1) Chính quyền là một cơ chế gồm một số người có quyền, điều hành quốc gia theo hiến pháp và luật pháp qui định. Chính quyền có nhiệm vụ làm cho dân giàu nước mạnh, phải bao quát mọi vấn đề trong nước như: chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội, thông tin, giáo dục, kinh tế… và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, đặc biệt trước quốc hội, là đại diện của nhân dân về những vấn đề ấy.

2) Còn tôn giáo là một tổ chức tinh thần của các tín hữu. Khác với chính quyền, các nhà lãnh đạo tôn giáo có nhiệm vụ hướng dẫn các tín hữu chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa và tha nhân, làm cho gia đình và xã hội ngày một an bình hạnh phúc hơn…

Do đó, đòi hỏi tôn giáo phải sản xuất ra cơm bánh vật chất… là không phù hợp với mục đích của tôn giáo và lẫn lộn với công tác của chính quyền.

2) Những đóng góp của tôn giáo về kinh tế

Tuy không có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất kinh tế để làm ra cơm bánh tiền bạc vật chất cho dân chúng như chính quyền, nhưng tôn giáo cũng có phần nào trách nhiệm trong việc kiến tạo một cuộc sống tươi đẹp hơn cho các tín hữu của mình, nên cũng đã góp phần trong lĩnh vực này cách gián tiếp.

a) Tôn giáo khuyến khích việc lao động chân tay bằng giảng dạy và gương sáng

- Đức Giêsu, mẫu gương tuyệt hảo của người Kitô hữu cũng đã chia sẻ thân phận của một người lao động trong suốt thời gian 30 năm ẩn dật tại Nazareth: Sinh ra trong cảnh nghèo khó (x. Lc 2,7), sống như một người nghèo (x. Lc 9,58), và chịu chết trên cây thập tự không một manh áo che thân như một người nghèo nhất (x. Mt 27,35).

- Trong thời gian giảng đạo gần 3 năm, Đức Giêsu không ngừng khuyên dạy mọi người: Phải tránh thói ích kỷ chỉ tìm cách hưởng thụ một mình. Trái lại, phải biết nghĩ đến người khác, chấp nhận đi con đường gian khổ leo dốc là khiêm nhường phục vụ tha nhân. Người dạy: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16,24). “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy.” (Lc 6,31). “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em, thì phải làm đầy tớ anh em.” (Mt 20,26-27).

- Đức Giêsu cũng mời gọi những người lao động chài lưới theo làm môn đệ của Người như Người đã kêu gọi các môn đệ đầu tiên: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” (Mt 4,18-19).

- Tông đồ Phaolô cũng khẳng định lập trường của Kitô giáo về việc lao động như sau: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn.” (2 Tx 3,10). Chính ngài cũng nêu gương lao động: dù bận rộn với bao công việc truyền giáo, nhưng ngài vẫn dành ra thời giờ làm việc dệt vải để mưu sinh, không dám cậy nhờ hoàn toàn vào sự trợ giúp vật chất của các tín hữu, dù ngài có quyền làm như thế (x. 1 Cr 9,4-14).

- Ngoài ra, trong Giáo hội cũng có nhiều dòng tu coi trọng công việc lao động theo châm ngôn “Ora et labora” (Cầu nguyện và làm việc).

b) Tôn giáo đã cộng tác trong việc xây dựng một xã hội trật tự, an ninh… là điều kiện cần để mọi người an tâm sản xuất: Hoàng đế Napoleon người Pháp (1769-1821)  đã quả quyết về giá trị của tôn giáo trong việc duy trì an ninh trật tự xã hội: “Một dân tộc không tôn giáo phải được cai trị bằng súng đạn, nhà tù và bạo lực.” Chính trị gia François-René de Chateaubriand 1768-1848) cũng đồng quan điểm khi tuyên bố: “Tiêu huỷ việc thờ tự theo Tin Mừng, thì mỗi làng phải xây nhiều nhà ngục và phải có nhiều đao phủ thủ.”

TÓM LẠI

Về lĩnh vực kinh tế, tuy tôn giáo không trực tiếp sản xuất làm ra của cải vật chất như cơm bánh, quần áo, đồ dùng… vì không phải nhiệm vụ chính, nhưng tôn giáo cũng đã gián tiếp đóng góp công sức trong việc tạo lập một xã hội ấm no hạnh phúc. Chính nhờ lời giảng dạy và gương lành của các vị mục tử và tu sĩ nam nữ, mà xã hội đã nên tốt hơn, con người bớt làm điều xấu hơn. Cũng nhờ giáo lý về sự công bình bác ái của Đức Giêsu, mà hòa bình giữa các quốc gia trên thế giới đã được duy trì. Tất cả những điều ấy là điều kiện cần để xã hội có thể phát triển kinh tế.

B. PHÚT HỒI TÂM

1) LỜI CHÚA:
Sau đó, Ðức Giêsu và các môn đệ đến thành Caphácnaum. Khi về tới nhà, Ðức Giêsu hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rồi Ðức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." (Mc 9,33-35).

2) LỜI CẦU

Lạy Chúa Giêsu! Xưa Chúa đã dạy các môn đệ: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” Chúa đã hạ mình từ khi nhập thể và không ngừng khiêm tốn phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo đói, bệnh tật, đau khổ và bị bỏ rơi. Cuối cùng Chúa còn nêu gương khiêm hạ bằng việc quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ để dạy bài học khiêm nhường yêu thương phục vụ cho các ông. Xin cho chúng con hôm nay biết luôn tự hạ quan tâm phục vụ người bên cạnh. Nhờ đó nhiều người sẽ nhận biết Chúa, tin theo Chúa và cùng hợp tác với chúng con xây dựng “Trời mới Đất mới” tốt đẹp hơn, công bình nhân ái hơn. AMEN.

VI. TÔN GIÁO VÀ GIAI CẤP XÃ HỘI

VẤN ĐỀ 22:
Về xã hội, tôn giáo  tán dương chế độ nô lệ, nông nô, cố duy trì sự bất công giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị đàn áp để dễ bề lợi dụng.

GIẢI ĐÁP:

A. TRÌNH BÀY

Trong quá khứ, tại một vài nơi trên thế giới, nếu thực sự đã có những nhà lãnh đạo tôn giáo cấu kết với vua chúa quan quyền và để mặc cho bọn người này đàn áp bóc lột dân đen nghèo khổ, thì đó cũng chỉ là một thiểu số nhỏ bé, giới hạn trong một thời gian, và ở một vài địa phương mà thôi, chứ không phải là chủ trương của Hội Thánh.

Thực vậy, Hội thánh Công giáo cả về giáo thuyết cũng như hành động không bao giờ tán dương chế độ nô lệ, nông nô bất công như có người đã chỉ trích phê phán. Trái lại, Hội Thánh luôn nỗ lực góp phần với mọi người thiện chí xoá bỏ giai cấp, tạo lập công bình bác ái xã hội.

1. GIÁO LÝ CÔNG GIÁO VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Đọc Thánh kinh cũng như giáo huấn Công đồng và thông điệp của các Đức Giáo hoàng xưa nay, chúng ta thấy: Giáo hội Công giáo luôn có một lập trường nhất quán là bênh vực lớp người nghèo khổ, và san bằng mọi giai cấp trong xã hội.

1) Lời Chúa trong Thánh Kinh

a) Mọi người đều là anh em con cùng một cha chung trên trời là Thiên Chúa

- Đức Giêsu phán: “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "rabbi", vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời.” (Mt 23,8-9).

- Người cũng dạy môn đệ cầu nguyện với Thiên Chúa như với người cha thân yêu của mình: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” (Mt 6,9-13).

b) Người lãnh đạo không được lợi dụng quyền thế để hà hiếp bóc lột người dưới

- Đức Giêsu nói: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10,45).

-Tin Mừng Gioan thuật lại hành động phục vụ của Đức Giêsu: Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giêsu mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là “Thầy” là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật Thầy là “Thầy” là “Chúa”. Vậy nếu Thầy là “Chúa” là “Thầy”, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.  Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13,12-15).

c) Thái độ của Đức Giêsu và Đức Maria đối với người nghèo kẻ giàu

- Đức Maria trong kinh Ngợi khen đã tán dương Thiên Chúa: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư, người giàu có lại đuổi về tay trắng.” (Lc 1,52-53).

- Đức Giêsu hứa ban Nước Trời cho những người nghèo khó đang chịu thiệt thòi, và phàn nàn về những người giàu có mà ích kỷ bất nhân: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.” (Lc 6,20). – “Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi dã được phần an ủi của mình rồi.” (Lc 6,24). Người cũng cảnh báo những kẻ giàu có: “Thầy còn nói cho anh em biết: Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.” (Mt 19,24).

2) Giáo huấn của Hội Thánh Công giáo

a) Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI ngày 29/06/2009 đã ra Thông điệp “Caritas in Veritate” (Bác ái trong Chân lý) trình bày giáo huấn của Hội Thánh về công bằng xã hội. Thông điệp này tiếp nối Thông điệp “Populorum Progression” (Phát triển các Dân tộc) của Ðức Phaolô VI năm 1968 ngay sau Công đồng Vatican II với nội dung: Giáo Hội khi rao giảng và cử hành Bí tích Thánh Thể, cũng như trong mọi hoạt động trần thế của mình phải nhắm vào việc phát triển toàn vẹn con người. Mới đây vào ngày 05/07/2013, Ðức Thánh Cha Phanxicô sau lễ nhậm chức Giáo hoàng, đã công bố Thông điệp đầu tiên của ngài “Lumen fidei” (Ánh sáng Ðức tin). Trong đó, ngài cho biết chương trình hành động là sẽ tập trung xây dựng một “Giáo hội nghèo, cho người nghèo”. Rồi sau đó ngài luôn quan tâm đến “những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, ít quan trọng nhất” bằng việc nhắc đi nhắc lại hằng tuần, đồng thời kêu gọi các tu sĩ và mọi tín hữu hãy đến với những người nghèo khổ đang sống bên lề xã hội.

b) Công đồng Vatican II trong Hiến chế “Giáo hội trong thế giới ngày nay” (Gaudium et Spes, số 8-9) cũng cổ vũ cho sự bình đẳng giai cấp giàu nghèo, bình đẳng giữa các dân tộc và các quốc gia: “Dưới tất cả những đòi hỏi đó, tàng ẩn một ước vọng sâu xa và đại đồng hơn: mọi cá nhân và tập thể đều khao khát một cuộc sống đầy đủ và tự do xứng đáng với phẩm giá con người.”

TÓM LẠI, từ vài thập niên qua, những câu “Giáo Hội của người nghèo”, “ưu tiên phục vụ người nghèo"… là những khẩu hiệu đặc trưng của Giáo hội Công giáo. Hội nghị các Giám mục Á châu cũng đã khẳng định quyết tâm phục vụ người nghèo của mình: “Giáo hội trước tiên phải là Giáo hội của người nghèo.”

3) Giáo Hội tiến hành việc san bằng giai cấp

Giáo hội Công giáo không phải chỉ rao giảng lý thuyết suông, nhưng còn kèm theo những hành động tích cực để xoá bỏ sự cách biệt giữa các giai cấp, và kiến tạo một xã hội công bằng và đầy tình yêu thương như Đức Giêsu đòi hỏi.

a) Trong các lễ nghi phụng vụ: Khi hội họp cầu nguyện, trong các lễ nghi phụng tự công cộng, mọi người không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội, giàu nghèo… đều có quyền bình đẳng ăn cùng một tấm bánh và uống chung một chén rượu. Cần tránh phân biệt giai cấp giàu nghèo sang hèn như Thánh Phaolô đã phê bình Hội thánh ở Côrintô (x. 1 Cr 11,18-22).

b) Hoạt động của các dòng tu: Trong Giáo hội có nhiều dòng tu nam nữ đã chọn lối sống nghèo khó, lao động chân tay vất vả như mọi người, hoặc chuyên tâm săn sóc, phục vụ người nghèo sống tốt hơn… như dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô khó khăn, Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu, Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa Calcutta…

c) Cũng có những phong trào, đoàn thể quan tâm phục vụ người lao động, tranh đấu cho quyền lợi người lao động, thăng tiến đời sống cho người nghèo cả về tinh thần lẫn vật chất như: Thanh Lao Công, Bác ái Vinh Sơn, Caritas… Các Hội đoàn Công giáo Tiến hành khác như Hiệp hội Thánh Mẫu, Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm, Các Bà Mẹ Công Giáo… cũng khuyến khích hội viên sống đức tin bằng việc thực thi đức cậy và đức ái qua các công tác bác ái hằng tuần hằng tháng như: thăm viếng người nghèo, bệnh tật và bị bỏ rơi… để chia sẻ cơm bánh, an ủi phục vụ họ hầu giới thiệu “Thiên Chúa là Tình Yêu” cho họ.

Ngoài ra, còn có rất nhiều những người con ưu tú của Hội Thánh, trong đó có các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân… đã tận hiến cuộc đời phục vụ người lao động nghèo khổ. Các ngài tình nguyện làm việc vất vả như một người thợ… với tinh thần hiến thân phục vụ cao độ.

TÓM LẠI, Giáo hội Công giáo trong giáo lý cũng như hành động, không chủ trương duy trì những bất công xã hội để dễ bề lợi dụng như có người đã chỉ trích. Trái lại, Hội Thánh không ngừng giảng dạy, cổ võ, thực hành sự bình đẳng giữa mọi người trong xã hội. Nếu trong quá khứ, có một ít phần tử nào đó đã đi sai đường lối chung, thì cũng không thề nại vào đó để quy chụp đổ thừa trách nhiệm cho Hội Thánh được.

B. PHÚT HỒI TÂM

1) LỜI CHÚA:
Thánh Giacôbê viết như sau: “Thưa anh em, anh em đã tin vào Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Chúa vinh quang, thì đừng đối xử thiên tư. Quả vậy, giả như có một người bước vào nơi anh em hội họp, tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy, đồng thời có một người nghèo khó, ăn mặc tồi tàn, cũng bước vào, mà anh em kính cẩn nhìn người ăn mặc lộng lẫy và nói: "Xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này", còn với người nghèo, anh lại nói: "Ðứng đó!" hoặc: "Ngồi dưới bệ chân tôi đây!", thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ thị và trở thành những thẩm phán đầy tà tâm đó sao?” (Gc 2,1-4).

2) LỜI CẦU

Lạy Chúa Giêsu! Chúa đã được Chúa Cha sai đến làm Đấng Cứu Thế để ưu tiên cứu độ những ai có tinh thần nghèo khó. Chúa đã nhập thể làm người trong thân phận một người nghèo nhất khi sinh ra trong máng cỏ bò lừa, sống bằng nghề thợ mộc vất vả, để đồng cảm với người nghèo khổ bệnh tật và bất hạnh. Chúa thiết lập Nước Trời ưu tiên mời gọi người nghèo hay ít là những ai có tinh thần nghèo khó gia nhập. Chúa đồng hoá với người nghèo khổ đói khát rách rưới tù tội, bệnh tật đau khổ để mời gọi mọi tín hữu chúng con biết quan tâm yêu thương, chia sẻ và phục vụ những người nghèo khổ bất hạnh. Xin cho mỗi người chúng con hôm nay biết tôn trọng mọi người không phân biệt giàu nghèo, và ưu tiên giúp đỡ người nghèo nhiều hơn để bù đắp những bất công thiệt thòi họ đã phải gánh chịu, noi gương Chúa khi xưa. AMEN.

VII. TÔN GIÁO VÀ THIÊN ĐÀNG

VẤN ĐỀ 23: Tôn giáo hứa hẹn một thiên đàng xa xôi không tưởng. Lẽ ra phải xây dựng một thiên đàng thực tế phục vụ cơm áo bệnh tật cho con người hiện tại mới đúng.

GIẢI ĐÁP:

A. TRÌNH BÀY


1) Trước hết, cần phải xác định: công việc xây dựng cho dân chúng một đời sống vật chất ấm no hạnh phúc không phải là nhiệm vụ trực tiếp của tôn giáo, mà là trách nhiệm hàng đầu của chính quyền. Tuy nhiên, tôn giáo là một con đường giúp con người hướng thượng, vươn tâm hồn lên cao để đạt tới “chân thiên mỹ” là Thiên Chúa. Một khi đạt tới Thiên Chúa thì đương nhiên con người cũng sẽ đạt được hạnh phúc vĩnh cửu. Thiên đàng không chỉ là một thứ hạnh phúc tưởng tượng, nhưng thực sự hiện hữu và là phần thưởng cho những người biết tuân giữ các giáo huấn của tôn giáo ở đời này.

2) Người ta không thể đòi hỏi tôn giáo phải dẫm thân lên chính quyền, dành lấy cho mình công việc của chính quyền, vì những bất lợi đã từng xảy ra trong quá khứ.

a) Trong thời giáo hội sơ khai: Các Tông đồ đã ý thức được sự bất tiện khi ôm đồm công việc: vừa lo rao giảng Tin Mừng lại vừa lo phục vụ bàn ăn cho các tín hữu. Cuối cùng, các Tông đồ đã lập chức vụ phó tế để chuyên lo phục vụ cộng đoàn và quản lý tài sản vật chất của Hội Thánh, để các ngài chuyên lo nhiệm vụ chính yếu là rao giảng Lời Chúa. Sách Công vụ thuật lại: “Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các tín hữu Dothái theo văn hoá Hylạp, kêu trách những tín hữu Dothái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà goá trong nhóm họ bị bỏ quên. Bởi thế, Nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa.” (Cv 6,1-4).

b) Đến thời Trung Cổ: Khi hầu hết các nước ở châu Âu đã theo đạo thì Giáo hội trở nên có quyền thế rất lớn. Một số các nhà lãnh đạo tôn giáo vì không lường trước được hậu quả tai hại, nên đã lẫn lộn hai quyền bính đạo đời. Vì thế, Giáo hội đã bị mang tiếng và bị vạ lây khi các vua chúa làm điều sai quấy. Sau này Giao Hội đã quyết định tách lìa tôn giao khỏi chính trị, để các mục tử của Giáo Hội chỉ chuyên lo công việc rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa và giới hạn công việc phục vụ về phạm vi đức tin mà thôi.

3) Tuy không trực tiếp lo cơm áo cho dân chúng nhưng tôn giáo cũng đã gián tiếp góp phần cho việc xây dựng cuộc sống vật chất cho nhân loại:

a) Chính Đức Giêsu đòi các môn đệ phải quan tâm và góp phần giải quyết vấn đề bánh ăn vật chất cho dân chúng: Tin Mừng Luca thuật lại dấu lạ nhân bánh ra nhiều: “Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giêsu thưa Người rằng: ‘Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.’ Đức Giêsu bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.” Quả thật có tới chừng 5.000 đàn ông. Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.” Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống. Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy 5 cái bánh và 2 con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.” (Lc 9,12-17).

b) Các vị chủ chăn không ngừng khuyên dạy giáo dân thực thi công bằng bác ái như Tin Mừng đòi hỏi. Nhiều mục tử đã can đảm bênh vực giai cấp thợ thuyền nghèo khổ, đòi hỏi lương bổng công bằng cho người lao động, chấm dứt cảnh “người bóc lột người”. Các ngài còn công khai bênh vực quyền lợi người nghèo tại các diễn đàn quốc tế nữa…

c) Rất nhiều tổ chức Công giáo như tổ chức CARITAS đã có những hành dộng cụ thể, tích cực trong việc kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn: bằng cách nâng cao đời sống vật chất của giai cấp nghèo khổ, phát triển các dân tộc kém mở mang. Rất nhiều trung tâm huấn nghệ, tìm việc làm cho người thất nghiệp, nhiều trường trung tiểu học miễn phí, nhiều bệnh viện, cô nhi viện, dưỡng lão viện, trại câm điếc, trại phong cùi… đã dược các tín hữu thiết lập nhằm phục vụ người bị xã hội bỏ rơi. Ngoài ra, còn nhiều đoàn thể công giáo đứng về phía người nghèo để đấu tranh như thánh lao công của Đức Hồng y Giuse Cardin, nhiều tổ chức cứu trợ cấp thời những rủi ro, thiên tai cho những người bị nạn như tổ chức Caritas quốc tế… đã chứng tỏ một cách hùng hồn sự đóng góp hữu hiệu của Giáo hội trong việc kiến tạo cho xã hội một đời sống ấm no hạnh phúc hơn ngay tại trần gian này.

TÓM LẠI

Dù nhiệm vụ chính của tôn giáo là hướng dẫn tinh thần của con người, giúp họ sống xứng đáng với phẩm giá của con người, tỏ lòng hiếu thảo với Thiên Chúa để sau này được hưởng hạnh phúc đời đời trên thiên đàng. Nhưng tôn giáo, đặc biệt là Kitô giáo cũng không quên xây dựng cho con người một cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn ngay tại trần gian này cách gián tiếp bằng lời giảng dạy cũng như bằng các hành động cụ thể tuỳ theo nhu cầu và phù hợp với khả năng của mình.

B. PHÚT HỒI TÂM

1) LỜI CHÚA:
Đức Giêsu nói: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.” (Lc 6,20).

2) LỜI CẦU

Lạy Chúa! xin cho con nhìn thấy những người nghèo đang sống bên con, ngay trong gia đình ruột thịt của con và đang cần đến được con quan tâm giúp đỡ: một nụ cười, một ánh mắt, một lời động viên an ủi, một cái bắt tay thân ái, một sự sẻ chia tình người. Xin cho con nhận ra chính con cũng là người nghèo, và cũng cần được người khác giúp đỡ.

Tạ ơn Chúa vì Chúa đã dựng nên loài người chúng con ai cũng những thiếu sót, ai cũng nghèo về một phương diện nào đó và cần được người khác trợ giúp. Và như thế mọi người đều được mời gọi quan tâm đên nhau và trợ giúp cho nhau. Tạ ơn Chúa vì chính Chúa cũng tự hạ nên nghèo khó giống như chúng con và cần sự cộng tác của chúng con để có thể hoàn tất chương trình cứu độ loài người. Xin giúp chúng con nhận ra sự nghèo khó của mình, để khiêm tốn đón nhận ơn Chúa ban và sự trợ giúp của người khác. Xin cho chúng con nhận ra những anh chị em chung quanh đang nghèo khó cần sự trợ giúp để quảng đại chia sẻ cơm bánh và tình thương cho họ. Amen.

VIII. THIÊN ĐÀNG ĐỨC TIN VÀ THIÊN ĐÀNG TRẦN GIAN

VẤN ĐỀ 24:
Chỉ có Thiên Đàng không có cảnh người bóc lột người ở trần gian, ngoài ra không còn Thiên Đàng nào khác ở đời sau?

GIẢI ĐÁP:

A. TRÌNH BÀY


1. Thiên đàng là một thực tại

1) Phù hợp với sự khôn ngoan và đức công bình vô cùng của Thiên Chúa, và đó cũng chính là cùng đích mầu nhiệm cứu chuộc của Đức Giêsu: Người đến để trả lại cho loài người chúng ta sự sống mà nguyên tổ Ađam Evà xưa đã đánh mất khi phạm tội vì bất phục tùng, để phục hồi địa vị làm con Thiên Chúa cho chúng ta bắt đầu từ trần gian, và kéo dài mãi trên thiên đàng đời sau (x. Rm 5,12-21).

2) Một chân lý đức tin mặc khải

a) Đức Giêsu nhiều lần đề cập đến thiên đàng trong các bài giảng của Người:

- “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” (Mt 5,2).
- “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” (Mt 5,8).
- “Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” (Mt 5,12).
- “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không đào ngạch và lấy đi được.”  (Mt 6,19-20).

-Trong dụ ngôn “Những nén bạc”, ông chủ nói với người đầy tớ biết làm lợi thêm những nén bạc ông đã trao: “Khá lắm, hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” (Mt 25,21).

b) Đức Giêsu cũng nói với các Tông đồ về thiên đàng: “Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi. Vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó.” (Ga 14,2-3).

c) Đến ngày tận thế, Đức Giêsu Vua Thẩm Phán sẽ tái lâm để phán xét chung. Tin mừng Mát-thêu tường thuật: “Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.” (Mt 25,34).

d) Tin Mừng Lu-ca đã ghi nhận sự kiện Đức Giêsu lên trời: “Chúa Giêsu được đem lên Trời.” (Lc 24,51). Trời đây không phải trời xanh, mà là Thiên đàng, nơi Ba Ngôi Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần ngự trị muôn đời.

e) Thánh Phaolô cũng quả quyết có thiên đàng vĩnh cửu sau cuộc đời trần gian hôm nay: “Quả thật, chúng ta biết rằng: Nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất  là chiếc lều này bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra.” (2 Cr 5,1).        

2. Hạnh phúc thiên đàng ra sao?

1) Những quan niệm sai lạc về hạnh phúc thiên đàng: Một số người có những ý nghĩ không đúng về thiên đàng. Chẳng hạn:

a) Chỉ là phần thưởng của Thiên Chúa: Chúa hứa ban hạnh phúc thiên đàng để khuyến khích các tín hữu tin Chúa và ăn ngay ở lành, giống như cha mẹ hứa cho con cái mình bánh kẹo để khích lệ chúng chăm chỉ học tập. Như thế chẳng lẽ người ta chỉ tin Chúa và làm các việc lành chỉ vì lòng ích kỷ, để tìm lợi ích riêng cho bản thân mình mà thôi hay sao?

Thực ra, thiên đàng tuy là một phần thưởng (x. Mt 5,12), nhưng trước hết, thiên đàng là hậu quả tất yếu của cuộc sống đức tin thể hiện qua đức cậy và đức mến  của mỗi người chúng ta. Con người chúng ta được Thiên Chúa dựng nên hướng về Chúa và chúng ta sẽ còn xao xuyến mãi cho tới khi nào được nghỉ yên trong Chúa là được về thiên đàng, như Thánh Augustinô đã nói. Sống mà không hướng về Thiên Chúa thì cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa. Chúng ta làm lành không phải chỉ để được thưởng công trên thiên đàng, nhưng để biểu lộ lòng yêu mến Thiên Chúa. Hạnh phúc thiên đàng là hậu quả tất yếu, giống như người nông dân gieo hạt giống tốt, và nếu chăm chỉ làm việc thì đương nhiên sẽ gặt hái được hoa trái là hạnh phúc thiên đàng đời sau.

b) Một số người lại tưởng tượng ra hạnh phúc thiên đàng theo sở thích của mình: Là nơi không còn phải ưu phiền thử thách, khỏi bị đau khổ, nhưng được sung sướng khoái lạc, được nhìn thấy những phong cảnh đẹp chưa từng được thấy, được nghe những điệu nhạc du dương chưa từng được nghe ở trần gian…

Thực ra, hạnh phúc Thiên Đàng trước hết là hạnh phúc siêu nhiên tinh thần, thoả mãn được những như cầu của linh hồn chúng ta, được hưởng kiến tôn nhan Thiên Chúa “diện đối diện” như lời Thánh Phaolô dạy: “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt.” (1 Cr 13,12).

c) Có người lại quan niệm thiên đàng theo kiểu tình cảm trần gian: Theo họ: khi lên thiên đàng chúng ta sẽ được gặp lại những người thân của mình khi còn sống, được nối lại tình xưa nghĩa cũ, vợ chồng con cái, cha mẹ anh em sẽ sống quây quần bên nhau như ở trần gian…

Thực ra, thiên đàng không phải chỉ là nơi để gặp gỡ các người thân của mình. Thiên Đàng tuy là một gia đình, nhưng là một đại gia đình thiêng liêng, là nhà của Thiên Chúa là Cha chung, trong đó mọi người đều là anh chị em với nhau.

2) Vậy hạnh phúc thiên đàng thực sự thế nào? Hiện nay chúng ta không thể diễn tả hạnh phúc Thiên Đàng như thế nào, vì chưa có ai được lên đó. Muốn hiểu hạnh phúc ấy, ta nên dựa vào Lời Chúa:

a) Theo sách Khải huyền: “Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: “Ðây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên Chúa ở cùng họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ biến mất.” (Kh 21,3-4).

b) Thánh Phêrô cũng khuyên các tín hữu: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em sẽ được vui mừng hoan hỷ.” (1 Pr 4,13).

c) Thánh Phaolô đã viết về hạnh phúc Thiên Đàng: “Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới. Đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người.” (1 Cr 2,9).

3) Sự tiếp nhận hạnh phúc thiên đàng nhiếu ít là do phấn đấu của mỗi người

a) Ơn cứu độ được ban cho hết mọi người: Trong dụ ngôn “Những người thợ đi làm vườn nho”, nhiều người đi làm vườn nho vào những thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng đến cuối ngày, mọi người đều được chủ trả lương một đồng bằng nhau (x. Mt 20,1-15). Qua đó cho thấy: Người ta được ơn cứu độ là do tinh thương bao dung của Thiên Chúa, hơn là do công sức riêng của bản thân mình.

b) Tuy nhiên, mọi người không được hạnh phúc bằng nhau: Mỗi người được hưởng kiến tôn nhan Thiên Chúa nhiều ít tùy theo công việc tốt đã làm khi còn sống ở trần gian. Ai yêu mến và làm các việc lành theo thánh ý Thiên Chúa nhiều thì ở đời sau sẽ được hưởng hạnh phúc nhiều hơn. Còn người yêu mến ít và làm ít việc lành khi còn sống, nên đương nhiên sẽ được hưởng hạnh phúc ít hơn trên thiên đàng.

c) Đây cũng là điều hợp lý và phù hợp với đức công bằng vô cùng của Thiên Chúa. Thánh Kinh đã đề cập về vấn đề này:

- Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: “Lòng anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở. Nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi. Vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó.” (Ga 14,1-3).

- “Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.” (Mt 5,19).

- Thánh Phaolô trình bày mức độ hạnh phúc thiên đàng khác nhau: “Ánh mặt trời thì khác, ánh mặt trăng thì khác, ánh tinh tú thì khác, bởi vì ánh sáng tinh tú này khác với ánh sáng tinh tú kia. Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí.” (1 Cr 15,39-44).

- Về sau, Công đồng Florence (1414 -1418) cũng đã khẳng định: “Các Đấng Thánh tuỳ theo công trạng khác nhau sẽ được thấy Chúa khác nhau, người này hoàn hảo hơn người kia.”

- Tuy không bằng nhau, nhưng sẽ không có phân bì ganh ghét, vì mỗi người đều được tràn đầy hạnh phúc, đều ý thức rõ ràng tình yêu và sự công bằng vô cùng của Thiên Chúa. Ta có thể ví hạnh phúc Thiên Đàng giống như nước được đổ vào các đồ chứa mỗi người mang theo lên thiên đàng. Ai ở trần gian làm được nhiều việc lành giống như người sắm cho mình một chiếc chậu to, đang khi người khác làm ít việc lành lại chỉ có được một chiếc tô hay chén nhỏ... Vì ai nấy đều được Chúa đổ đầy ân sủng, nên tuy được hưởng hạnh phúc nhiều ít khác nhau, nhưng không phân bì ganh ghét lẫn nhau.

4) Thiên đàng là nước tình yêu của Thiên Chúa

a) Sống trên trần gian người tín hữu hướng về Thiên Chúa bằng 3 nhân đức đối thần là Tin, Cậy, Mến

Đức Tin làm cho ta thấy Chúa hiện diện trong mọi tạo vật để ngợi khen cảm tạ Chúa.
Đức Cậy làm cho ta vững lòng cậy trông để cầu xin Chúa ban ơn cứu độ.
Đức mến làm cho ta yêu mến Chúa trên hết mọi sự và tìm cách đáp lại tình yêu ấy.

b) Nhưng ở trên Thiên Đàng thì khác

Đức tin không còn cần thiết vì ta đã được nhìn thấy Thiên Chúa “diện đối diện” (1 Cr 13,12).

Đức cậy cũng không còn, vì ta luôn có Chúa và không sợ phải lìa xa Chúa bao giờ.

Chỉ có đức mến sẽ tồn tại mãi mãi và là nhân đức trọng nhất (1 Cr 13,13).

Các thánh trên thiên đàng sẽ luôn yêu mến Thiên Chúa vả yêu mến nhau, nên các ngài luôn được hưởng hạnh phúc viên mãn.

c) Thiên Đàng là Nước Tình Yêu: Các Thánh sẽ không ngừng yêu mến Thiên Chúa, và nhờ tình yêu sẽ có tất cả như Thánh Phaolô đã viết: “Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại. Nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.” (1 Cr 13,13). Các tín hữu đang sống ở trần gian vẫn có thể được hưởng hạnh phúc thiên đàng khi biết loại khỏi lòng trí các tội lỗi và các thói hư, để luôn sông tình mến Chúa yêu người. Khi sống trong tình yêu thương là chúng ta sẽ  được sống trong Thiên Chúa, hưởng được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn, được hưởng hạnh phúc ngay từ đời này và sẽ kéo dài hạnh phúc ấy mãi mãi trên thiên đàng đời sau.

B. PHÚT HỒI TÂM

1) LỜI CHÚA:
Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: “Lòng anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở. Nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi. Vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó.” (Ga 14,1-3).

- Đức Giêsu nói với người gian phi có lòng sám hối: “Tôi bảo thật anh: Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23,43).

2) LỜI CẦU

Lạy Chúa Giêsu! Chúa đã được Chúa Cha sai đến để dạy loài người chúng con nhận biết tôn thờ Thiên Chúa Cha và ban ơn cứu độ cho loài người chúng con. Chúa đã mở ra cho chúng con con đường lên trời hưởng hạnh phúc đời đời. Chúa đã trải qua cuộc khổ nạn và phục sinh vinh quang, lên trời và hứa sẽ trở lại vào ngày tận thế để đón chung con lên trời hưởng hạnh phúc với Chúa. Chúa chỉ đòi chúng con tin Chúa là Đấng Thiên Sai và thành tâm sám hối tội lỗi, quyết tâm vâng đi theo con đường hẹp, leo dốc là “qua đau khổ vào trong vinh quang”. Chúa đòi chúng con “phải bỏ mình đi, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa”, phải cùng chịu chết và cùng chịu mai táng với Chúa thì sẽ cùng được phục sinh vinh quang với Chúa. Xin cho chúng con tin theo Chúa và noi gương mẫu và sống theo lời Chúa dạy, hầu ngày một nên môn đệ thực sự của Chúa và cùng được chia sẻ hạnh phúc Nước Trời đời đời với Chúa trên Thiên Đàng đời sau. AMEN.

IX. VẤN ĐỀ TỘI LỖI ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA VÀ VỚI XÃ HỘI

VẤN ĐỀ 25:
Không có tội lỗi theo nghĩa tôn giáo. Chỉ có những lỗi lầm đối với xã hội như lười biếng, hèn nhát, ích kỷ… mà thôi.

GIẢI ĐÁP:

A. TRÌNH BÀY

1. Thế nào là tội lỗi theo nghĩa tôn giáo?

Giáo lý Công giáo dạy rằng: Tội là khi cố tình lỗi giới răn của Thiên Chúa, hay lỗi các điều răn Hội Thánh dạy biểu lộ thánh ý của Thiên Chúa.

Lỗi giới răn Thiên Chúa là tội thực sự vì:

- Là một hành động phản nghịch: một người cố ý không tuân giữ luật lệ của quốc gia hoặc gia nhập các phe nhóm bạo loạn có tội với quốc gia thế nào, thì một người cố tình lỗi giới răn Thiên Chúa hoặc theo ma quỷ để chống lại Thiên Chúa và Nước Trời do Chúa Giêsu thiết lập cũng có tội phản nghịch Thiên Chúa và chống lại thánh ý Ngài là muốn ban ơn cứu độ cho loài người.
- Là một hành vi bất hiếu: cũng như con cái không vâng lời cha mẹ… là một đứa con bất hiếu thế nào, thì một người cố tình không tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa cũng là đứa con bất hiếu với Ngài như vậy.

2. Những hành vi nào là có tội?

Đức Giêsu đã thâu tóm tất cả mọi giới răn của Thiên Chúa trong hai điều này: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn ấy, là:  Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điểu răn ấy.” (Mt 22,37-40).

Do đó, tất cả những hành vi nào cố tình lỗi hai giới răn mến Chúa yêu người nói trên đều có tội: Những lỗi lầm đối với xã hội như: lười biếng, hèn nhát, ích kỷ, gian dối bất công… là những tội lỗi giới răn “yêu người thân cận như chính mình”, nên đều có tội và đáng bị trừng phạt. Tội cứng lòng tin, cố tình nhắm mắt bịt tai để khỏi nhận biết những kỳ công của Ngài và không muốn tin thờ Ngài cũng là tội bất hiếu nặng nề nữa.

3. Tội lỗi và ơn tha thứ

Có hai thứ tội là tội trọng và tội nhẹ.

Tội trọng hay nhẹ tùy theo ba yếu tố cấu thành tội này:

Một là giống tội ta phạm tức là phạm điều luật của Thiên Chúa hay luật Hội thánh, là luật  cấm hay luật buộc, cấm buộc nặng nhẹ ra sao, tội phạm ấy đã gây ra thiệt hại nhiều hay ít cho Chúa, cho Hội thánh hay cho bản thân và tha nhân.

Hai là ta có biết có luật cấm hay luật buộc đó không?

Ba là ta phạm trong tình trạng ý thức hay vô thức? Nếu phạm trong tình trạng vô thức bị mất lý trí (bị mộng du, bị say rượu) thì trước đó có đặt căn nguyên gây ra tội đó hay không?

Tội trọng dù nặng đến đâu cũng sẽ được Chúa tha thứ nếu có lòng ăn năn sám hối, vì Thiên Chúa là Đấng từ bi nhân hậu không chấp nhất những tội nhân thật lòng sám hối. Chẳng hạn trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện: Người thu thuế tuy đầy tội lỗi nhưng do thành tâm sám hối thể hiện qua lời cầu nguyện khiêm nhường nên được tha; Còn người Pharisêu do phô trương công đức và chỉ có lòng đạo đức giả hình bề ngoài nên đã không được ơn tha thứ (x. Lc 16,9-14). Ngoài ra, những ai cứng lòng không tin Đức Giêsu và nói Người bị quỷ ám đều “mắc tội đến muôn đời” (x. Mc 3,28-29; Mt 12,32).

4. Tội phạm đến Thánh Thần không bao giờ được tha là tội nào?

Đó là tội phản nghịch Thiên Chúa của ma quỷ và các người nào đi theo làm tay sai cho nó:

- Tội của kẻ không tin nhận Thiên Chúa là Cha giầu lòng từ bi thương xót, sẵn sàng tha thứ cho các tội nhân thực lòng sám hối ăn năn; hoặc không tin Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa, nên họ đã tìm giết Người như các đầu mục dân Do thái xưa đã được Đức Giêsu cảnh báo: “Thật vậy, nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.” (x. Ga 8,24).

- Tội của kẻ kiêu ngạo tự mãn, cho mình là tốt lành thánh thiện, nên không nhận tội đã phạm và cố chấp không xin Chúa tha thứ để được hưởng ơn cứu độ. Đây là các đầu mục dân Dothái đã bị Đức Giêsu cảnh báo theo lời Ngôn sứ Isaia tuyên sấm tội cố chấp của dân Dothái: “Lòng dân này đã ra đần độn, chúng đã nặng tai, còn mắt thì chúng nhắm lại, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.” (Is 6,9-10; Mt 13,15).

- Tội của kẻ cứng lòng tin không tin nhận những chân lý đã được Thần Khí Sự Thật mặc khải trong Thánh Kinh và qua các giáo huấn chính thức của Hội Thánh.

- Tội của kẻ quyết tâm phản nộp Thầy như Giuđa Ítcariốt, một trong nhóm Mười Hai đã được Đức Giêsu khuyến cáo: “Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người. Nhưng khốn cho người nào nộp Con Người: thà người đó đừng sinh ra thì hơn!” (Mt 26,24).

5. Những kẻ cứng lòng tin và không chịu sám hối sẽ bị phạt hỏa ngục muôn đời

Đến ngày tận thế, khi mọi người được sống lại và chịu phán xét chung, những người cố tình không tin Thiên Chúa và Đấng Ngài sai đến là Đức Giêsu sẽ không tránh khỏi hình phạt cân xứng với tội cứng lòng của họ như lời Đức Giêsu đã nói với các người Pharisêu trong Đền thờ: “Các ông chớ ngạc nhiên về điều này vì “Giờ” đã đến. “Giờ” mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng người Con và sẽ ra khỏi đó. Ai đã làm điều lành thì sẽ sống lại để được sống. Ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án.” (Ga 5,28-29). Đức Giêsu cũng cảnh báo về các hình phạt những kẻ cứng lòng tin sẽ phải chịu: “Tôi đã nói với các ông là: các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. Thật vậy, nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.” (Ga 8,24). Chết ở đây là cái chết do bị mất ơn cứu độ và phải chịu hình phạt đời đời trong hỏa ngục, chung số phận với ma quỷ như lời Đức Vua Giê-su tái lâm phán với những kẻ không chịu làm điều thiện ở bên tay trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta, mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó.” (Mt 25,41).

TÓM LẠI

Những ai cố tình làm điều xấu hoặc nhất quyết không chịu làm điều tốt cho tha nhân đều phạm tội, không những đối với xã hội mà cả đối với Thiên Chúa nữa. Họ sẽ phải chịu hình phạt cân xứng như lời Chúa Giêsu trong ngày phán xét chung nhân loại: “Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25,45). “Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sông muôn đời.” (Mt 25,45-46).

B. PHÚT HỒI TÂM

1) LỜI CHÚA:
Chúa Giêsu nói: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được. Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho, và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi.” (Ga 15,5-6).

2) LỜI CẦU

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nói rằng: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy, để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.” Xin mở lượng hải hà xoá bỏ các tội của con. Xin tạo cho con quả tim trong sạch và gìn giữ con đừng cố tình phạm tội, để tâm hồn con luôn thanh sạch, hầu xứng đáng là đền thờ của Thiên Chúa và luôn được ở trong tình thương của Ngài. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. AMEN.

X. VỀ GIÁ TRỊ CỦA SỰ CẦU NGUYỆN

VẤN ĐỀ 26:
Bạn là người tin có Thiên Chúa. Vậy khi bạn đau ốm mà chỉ cầu khẩn suông thì có được Chúa cho khỏi bệnh không? Hoặc khi bạn đói mà chỉ cầu nguyện thì Chúa có ban cho bạn cơm bánh không? Còn tôi, tôi chẳng cần phải tin có Chúa hay thần Phật nào cả, thế mà tôi đâu có thua gì bạn? Khi đau ốm, tôi chẳng cần cầu xin ai, mà chỉ cần uống thuốc cũng khỏi. Khi đói tôi cũng chẳng cầu khấn ai mà chỉ cần làm việc là có ăn. Như vậy, tin thờ Thiên Chúa là hành động vô ích và ngu ngốc.

Hơn nữa, cầu xin Thiên Chúa ban ơn phúc còn là một thái độ nô lệ, mất tự do, bị vong thân, và mất quyền làm chủ đời mình.

GIẢI ĐÁP:

A. TRÌNH BÀY


Một số người đã quan niệm sai lầm về đức tin tôn giáo: Theo họ thì đức tin chính là một phương thế để con người dễ dàng thoả mãn các nhu cầu mà không phải vất vả nhiều. Khi muốn được Thiên Chúa ban ơn, họ chỉ cần dâng ít hoa trái, nhang đèn, tiền bạc, kèm theo lời khấn nguyện giống như niệm thần chú, là hy vọng sẽ được thỏa mãn yêu cầu. Bên cạnh những người mê tín nói trên, một số khác lại dựa vào khoa học để phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa và phi bác việc cầu nguyện. Theo họ, không có Thiên Chúa hay thần linh nào cả. Muốn thỏa mãn các nhu cầu, người ta chỉ cần tuân theo quy luật tự nhiên là đủ. Chẳng hạn: Muốn có lương thực, không cần phải cầu xin ai, chỉ cần lao động theo kỹ thuật và hợp thời vụ là đủ; Khi bị bệnh không cần phải cầu khấn ai mà chỉ cần uống thuốc theo toa bác sĩ sẽ khỏi… Từ đó họ đi đến kết luận: tin thờ Thiên Chúa là việc làm vô ích ngu ngốc, bị vong thân và mất quyền làm chủ đời mình…

Vậy ý nghĩa đích thực của cầu nguyện là gì? Thái độ cầu xin Thiên Chúa phải chăng là một việc làm vô ích, ngu ngốc, bị vong thân và mất quyền tự chủ?

1) Cầu nguyện là gì?

Sách Giáo Lý của Giáo hội Công giáo cho biết, cầu nguyện là “một sự liên lạc sống động giữa cá nhân mỗi người với Thiên Chúa hằng sống... mối tương quan sống động của con cái Thiên Chúa với Cha trên trời” (số 2558, 2565). Cầu nguyện chính là một hành vi của người có đức tin. Là một cuộc nói chuyện tâm sự giữa con người với Thiên Chúa như con cái thưa chuyện với cha mình. Qua đó, họ ngợi khen những kỳ công Thiên Chúa đã làm, cảm tạ những ơn lành Ngài đã thương ban, ăn năn sám hối tội lỗi đã trót phạm, phó thác cậy trông vào tình thương cứu độ của Chúa, và cầu xin Chúa ban các ơn lành hồn xác cho mình và tha nhân.

2) Giá trị của sự cầu nguyện

Cầu nguyện là một hành vi cao quý và khôn ngoan của con người có lý trí. Cầu nguyện không làm cho con người bị vong thân, mất quyền làm chủ đời mình như có người lầm tưởng.

a) Một hành vi cao quý

Cao quí vì là thái độ nhân linh: chỉ con người mới có khả năng suy luận, mới biết đặt câu hỏi “tại sao” trước mọi vấn đề… Triết gia Blaise Pascal (1623-1662) trong tác phẩm Suy tư (La Pensees) đã đề cao giá trị của con người biết suy tư: “Con người chỉ là một cây sậy yếu đuối trong tự nhiên… Chỉ cần một chất hơi, một giọt nước cũng đủ kết liễu cuộc sống của nó. Tuy nhiên, con người vẫn cao quý vô cùng, vì con người biết suy nghĩ, đang khi vũ trụ tuy to lớn nhưng lại chẳng biết gì…”

Cao quý vì là thái độ hiếu thảo: Chỉ con người mới có lòng hiếu thảo biết ơn Thiên Chúa thể hiện qua lời cầu nguyện, giống như con cái tỏ lòng hiếu kính qua việc năng thưa chuyện với cha mẹ của mình.

b) Một hành động khôn ngoan

Khôn ngoan khi biết tự lượng sức mình và biết tiên liệu: Thực vậy, trong đời sống thường ngày, mỗi khi đứng trước một công việc lớn lao, người khôn ngoan sẽ biết suy nghĩ và sẵn sàng nhờ cậy người khác trợ giúp. Cũng thế, người tín hữu khi đứng trước một công việc trọng đại vượt quá sức tự nhiên, sẽ biết khôn ngoan xin ơn Chúa giúp như Đức Giê-su đã dạy môn đệ phải biết cậy nhờ vào sự trợ giúp của Người: “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15,5c).

3) Những điều nên làm và nên tránh khi cầu nguyện 

a) Cần tránh thói lười biếng ỷ nại nhưng biết cộng tác với Thiên Chúa để làm mọi việc phù hợp với quy luật thiên nhiên do Thiên Chúa đã an bài:

- Tuy ý thức Thiên Chúa toàn năng có thể làm được mọi sự, nhưng các tín hữu phải tránh thái độ lười biếng ỷ nại khi chỉ biết cầu khấn suông mà không chịu khó làm việc để đạt mục đích. Thiên Chúa đã dựng lên loài người có trí khôn và tay chân… không phải để họ khoanh tay đứng nhìn, nhưng để họ cộng tác với Ngài làm chủ thiên nhiên, như Ngài đã truyền cho nguyên tổ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất.” (St 1,28).

- Loài người phải tuân theo những định luật thiên nhiên do Chúa đã an bài. Chẳng hạn: khi đau ốm phải biết tìm phương thế chữa trị; muốn có lương thực phải biết gieo trồng đúng thời vụ và dựa theo luật tự nhiên do Thiên Chúa đã an bài. Thiên Chúa chỉ làm phép lạ trong một vài trường hợp thật đặc biệt nhằm để biểu lộ quyền năng hoặc củng cố đức tin để ban ơn cứu độ cho con người mà thôi.

b) Cần tránh đòi Thiên Chúa phải đáp ứng mọi nhu cầu theo ý riêng mình, nhưng phải sẵn sàng tuân theo ý Chúa

- Vì sẽ là điều vô lý: Giả như một người xin Chúa cho trời mưa để ruộng mới gieo giống có thể nẩy mầm, đang khi người khác lại xin Chúa cho nắng ráo để sân lúa đang phơi được mau khô… Hoặc một người bán hòm người chết xin Chúa cho bán đắt hàng, đang khi người có thân nhân đau nặng lại cầu xin Chúa cho mau lành bệnh và khỏi phải chết… thì khi ấy không biết Thiên Chúa sẽ phải nghe lời cầu xin của ai?

- Vì sẽ gây mất trật tự: Nếu Thiên Chúa phải đáp ứng mọi lời cầu để thoả mãn theo nhu cầu riêng tư của con người thì mọi sự sẽ trở nên hỗn loạn: Các quy luật thiên nhiên như thời tiết nắng mưa, mùa màng… sẽ thay đổi liên tục và xã hội chắc chắn sẽ mất an toàn trật tự.

- Trong thực tế người tín hữu sẽ năng cầu xin Thiên Chúa ban ơn theo thánh ý Thiên Chúa thay vì đòi Chúa phải thoả mãn theo ý riêng mình, noi gương Đức Giêsu trong vườn Ghếtsêmani đã cầu nguyên: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” (Mt 26,39). Khi đau ốm các tín hữu chúng ta hãy cầu xin Chúa cho được “gặp thầy gặp thuốc” và sẵn sàng uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

3) Giải đáp vấn đề

a) Phải ưu tiên tuân theo quy luật thiên nhiên của Thiên Chúa: Con người dù tin hay không tin Thiên Chúa cũng đều phải tuân theo các quy luật tự nhiên do Thiên Chúa đã an bài: Muốn có lương thực phải gieo trồng đúng thời vụ hợp với khoa học kỹ thuật. Muôn khỏi bệnh cần chữa trị tại bệnh viện và uống thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Ngoài ra, người tín hữu cần cầu xin Chúa cho được gặp thày gặp thuốc để mau khỏi bệnh thay vì chỉ cầu khấn suông hoặc uống nước suối Đức Mẹ thay thuốc chữa bệnh để đòi được hưởng phép lạ…

b) Thiên Chúa muốn các tín hữu vừa phải cầu xin, lại vừa phải theo các quy luật thiên nhiên: Thiên Chúa chỉ can thiêp làm phép lạ khi muốn chứng tỏ quyền năng của Ngài, hoặc để củng cố đức tin của các tín hữu hầu giúp họ được hưởng ơn cứu độ mà thôi.

- Trong Tin Mừng, Đức Giêsu đã làm nhiều phép lạ nhằm mục đích ấy như sau: Người biến nước lã thành rượu nho tại tiệc cưới thành Cana để “bày tỏ vinh quang của Người, và các môn đệ đã tin vào Người” (Ga 2,11); người truyên cho sóng gió Biển Hồ yên lặng để các môn đệ nhận biết quyền năng Thiên Chúa của Người, như các ông đã ngạc nhiên nói với nhau: “Người này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?” (Mt 8,27); Người đi trên mặt Biển Hồ trong đêm tối để mặc khải Thần tính của Người qua lời Người trấn an các môn đệ: “Chính Thầy đây, đừng sợ!” (Ga 6,19-20); Người nhân bánh ra nhiều nuôi năm ngàn người ăn no chỉ với năm cái bánh và hai con cá để chứng minh sứ vụ Thiên Sai khiến dân chúng đã thốt lên: “Hẳn ông này là vị Ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian.” (Ga 6,14).

- Đức Giêsu làm phép lạ để chứng minh sứ vụ Thiên Sai đã được các ngôn sứ tiên báo. Chẳng hạn: Để các đầu mục Dothái biết Người có quyên tha tội dưới đất, Người nói với kẻ bất toại: “Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà.” (Mc 2,11). Tin Mừng Mátthêu cũng viết: “Có những đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành. Khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của Israel.” (Mt 15,30-31).

c) Còn những ai vô tín: cố tình nhắm mắt trước những thực tại chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa và không chịu bày tỏ lòng hiếu thảo biết ơn Ngài, cũng đừng vội tự mãn về thái độ vô ơn bất nghĩa của mình. Sở dĩ họ không bị thua kém những người có đức tin về phạm vi vật chất là do Thiên Chúa nhân từ vẫn đang nhẫn nại chờ đợi họ hồi tâm. Nhưng lòng nhân từ cũng có giới hạn: sẽ đến ngày vào lúc họ không ngờ, vào giờ họ không biết, Ngài sẽ gọi linh hồn họ ra trước tòa phán xét, bấy giờ họ sẽ không thể bào chữa về thái độ vô ơn bất hiếu, cố tình ngoảnh mặt làm ngơ trước tình thương cứu độ của Thiên Chúa. Trong dụ ngôn “Mười cô trinh nữ”, chàng rể Giêsu đã nói với năm cô trinh nữ khờ dại không mang theo dầu đức tin: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!” (Mt 25,12). Những kẻ vô tín, chỉ lo tìm kiếm của cải vật chất ở đời này sẽ phải nghe lời quở trách của Thiên Chúa: “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó, sẽ về tay ai?” (Lc 12,16-21). Thái độ vô tín ấy mới thực là ngu ngốc, bị vong thân và mất quyên làm chủ đời mình.

B. PHÚT HỒI TÂM

1) LỜI CHÚA:
“Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối." (Mc. 14,38).

2) LỜI CẦU

Lạy Chúa Cha từ bi nhân ái, chúng con nguyện xin cho Danh Cha luôn cả sáng và Nước Cha trị đến. Xin cho chúng con được bình an và gặp mọi sự an lành. Xin đừng để chúng con rơi vào cạm bẫy của ma quỷ. Xin ban sức mạnh để chúng con kiên tâm vững bước theo chân Chúa Giêsu đến cùng. AMEN.

Lm. Đan Vinh
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 5

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   734 tin bài trong TÀI LIỆU
  Có thể lưu giữ tro cốt người quá cố ở đâu? Câu trả lời của Bộ Giáo lý Đức tin | Vatican News
  Tóm tắt Tông huấn mới của ĐTC về Thánh Têrêsa Hài Đồng "Chính sự tin tưởng" | Vatican News
  Kinh nguyện chính thức của Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất | Vatican News
  Lịch sử thành hình Công giáo nghi lễ Chanđê và Công giáo nghi lễ Syriac
  Toàn văn bài diễn văn của Đức Giáo hoàng tại Nhà thờ Đức Mẹ Cứu Rỗi ở Baghdad | Cao Nguyên
  Diễn từ của ĐTC trước Chính quyền Dân sự và Ngoại giao đoàn tại Iraq | TT
  Phải dạy Giáo lý theo Công đồng Vatican II | Vũ Văn An
  Hướng đi tổng quát và các sáng kiến trong Năm “Gia đình Amoris Laetitia”
  Hướng dẫn của Bộ Phụng tự cử hành ngày Chúa Nhật Lời Chúa | Hồng Thuỷ
  Kinh nguyện Gia đình |
  Giới thiệu vài trang đầu Tông huấn Amoris Laetitia - Niềm vui của Tình yêu | VP. HĐGM Việt Nam
  Tài liệu dành cho Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm 2016 |
  Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 6 | Lm. Đan Vinh
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 4 | Lm. Đan Vinh
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 3 | Lm. Đan Vinh
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 2 | Lm. Đan Vinh
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 1 | Lm. Đan Vinh
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Giới thiệu | Lm. Đan Vinh
  Tài liệu chuẩn bị cho Đại hội thường lệ lần thứ 14 Thượng Hội đồng Giám mục
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@