6. Th. ALEXANDER I (105 - 115) người Roma, môn đệ của Plutarch. Việc sử dụng nước phép trong Giáo Hội, ở tư gia và việc chỉ định bánh thánh phải được làm bằng bánh không men được phát xuất từ triều đại ngài.
7. Th. SIXTUS I (115 - 125) người Roma. Ngài truyền lệnh dùng khăn thánh và chỉ thừa tác viên có chức thánh mới được cầm trực tiếp các đồ thánh.
8. Th. TELESPHORUS (125 - *136) người Hy Lạp. Ngài sáng tác Kinh Vinh Danh và thiết lập Bảy Tuần Mùa Chay trước lễ Phục Sinh. Ngài truyền mỗi linh mục nên cử hành 3 thánh lễ trong đêm Chúa Giáng Sinh. Ngài thêm những kinh nguyện mới vào thánh lễ.
9. Th. HIGINUS (136 - *140) người thành Athens, Hy Lạp. Ngài đã xác định các đặc quyền khác nhau của hàng giáo sĩ và ấn định các cấp bậc trong phẩm trật Giáo Hội; đặt ra tục lệ phải có người đỡ đầu khi lãnh bí tích Rửa tội, để giúp đỡ những người tân tòng; và ấn định tất cả nhà thờ phải được thánh hiến.
10. Th. PIUS I (140 - *155) sinh tại Aquileia, Ý. Giả thuyết cho rằng ngài đã ấn định lễ Chúa Phục Sinh vào Chủ nhật I sau trăng tròn tháng 3 Âm lịch. Những quy tắc của ngài đối với các dự tòng người Do Thái được coi là quan trọng.
11. Th. ANICETUS (155 - *166) sinh tại Syria. Ngài ra chỉ dụ cho hàng giáo sĩ không nên để tóc dài.
12. Th. SOTERUS (166 - *175) sinh tại Fondi, Campania, Ý. Ngài được mô tả là vị giáo hoàng của lòng bác ái. Ngài cấm phụ nữ dâng hương trước mặt cộng đồng tín hữu. Ngài xác định hôn nhân là một bí tích nếu được linh mục cử hành.
13. Th. ELEUTHERIUS (175 - *189) sinh tại Nicopolis, Hy Lạp. Ngài sai Fulgatius và Damian đi truyền giáo ở Anh, huỷ bỏ một số tập tục của người Do Thái liên quan đến đồ ăn sạch và không sạch vẫn còn tồn tại ở một số Kitô hữu.
14. Th. VICTOR (189 - *199) sinh tại châu Phi. Ngài cho phép dùng bất cứ thứ nước nào để rửa tội trong trường hợp khẩn cấp. Điều đáng nhớ là ngài đấu tranh chống lại các giám mục Á Châu và Phi Châu để lễ Phục Sinh được cử hành theo nghi thức Roma, không theo nghi thức Do Thái.
|