Hạnh phúc nào bằng nếu trên đời có một người đồng hành hợp ý.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15457
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TƯ LIỆU » GIÁO HỘI TOÀN CẦU » Giáo Hội Hiệp Thông
S  M  L
(Cập nhật: 09/03/2008)
 
II. CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG TÁCH BIỆT

Giáo hội Chính Thống

   Đây là một nhóm Giáo hội Đông Phương thuộc truyền thống Byzantine vốn ở trong sự hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội Roma suốt thiên niên kỷ thứ nhất, và tất cả các giáo hội này đều nhìn nhận Thượng phụ Constantinople là giám mục Chính Thống thứ nhất. Bất chấp sự chia rẽ giữa Công giáo và Chính Thống, mà biểu hiệu rõ nhất là sự kiện tuyên vạ tuyệt thông lẫn nhau vào năm 1054, Giáo hội Công giáo vẫn tự xem mình ở trong mối hiệp thông hoàn toàn với các Giáo hội Chính Thống. Theo Vatican II, các Giáo hội Chính Thống “vẫn liên kết với chúng ta một cách hết sức mật thiết” về nhiều phương diện khác nhau, nhất là trong chức giám mục và bí tích Thánh Thể. Các Giáo hội Chính Thống chỉ nhận bảy Công đồng Chung đầu tiên là chuẩn mực cho đức tin của mình, cùng với Thánh Kinh và các Công đồng địa phương khác đã diễn ra trong các thế kỷ sau.

 

   Các Giáo hội Chính Thống được tổ chức trong khoảng 15 giáo hội độc lập, phần lớn tương ứng với những quốc gia hay từng nhóm sắc tộc. Thượng phụ Constantinople có thế giá ưu việt so với các thượng phụ khác, nhưng thẩm quyền thật sự của ngài chỉ giới hạn trong giáo khu thượng phụ của mình mà thôi. Trong tư cách là lãnh đạo tinh thần của các tín hữu Chính Thống toàn thế giới, ngài đóng vai trò như một đầu mối hợp nhất, và ngài có quyền triệu tập những hội nghị toàn thể các Giáo hội Chính Thống. 

 

   Mối quan hệ cấp cao nhất giữa các giáo hội đã có những bước cải thiện trong những năm gần đây qua các cố gắng của Thượng phụ Athenagoras I, Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI và Thượng phụ Dimitrios I. Đức Phaolô VI đã gặp gỡ Thượng phụ Athenagoras 3 lần trước khi vị Thượng phụ này qua đời vào năm 1972. Hành động có ý nghĩa nhất của hai vị lãnh đạo tinh thần này là việc rút vạ tuyệt thông mà hai bên đã áp đặt lên nhau kể từ năm 1054. Việc phát triển mối quan hệ với Chính Thống là ưu tiên hàng đầu của Đức Gioan Phaolô II ngay từ khi bắt đầu triều giáo hoàng của ngài. Cả Đức Gioan Phaolô II lẫn Thượng phụ Chính Thống Bartholomew đều nêu rõ quyết tâm cải thiện mối quan hệ, bất chấp những tranh cãi giữa Công giáo Đông Phương và các Giáo hội Chính Thống về những vấn đề phát sinh tại những nơi mới thoát khỏi sự áp đặt của chính quyền trước đây.  

 

Các Giáo hội Chính Thống Độc lập

Giáo khu thượng phụ Constan-tinople (ở Thổ Nhĩ Kỳ, Crete, Dodecan, Hy Lạp).

Giáo khu thượng phụ Alexandria (ở Ai Cập, Kenya, Uganda).

Giáo khu thượng phụ Antiochia (ở Syria, Lebanon, Iraq, Australia, Hoa Kỳ).

Giáo khu thượng phụ Jerusalem (ở Israel và Jordan).

Giáo hội Chính Thống Nga (ở Nga, Ukrain, Belarus, Esthonia, Moldova, Latvia).

Giáo hội Chính Thống Serbia (ở Nam Tư, Tây Âu, Bắc Mỹ và Australia).

Giáo hội Chính Thống Romania (ở Romania, Tây Âu và Bắc Mỹ).

Giáo hội Chính Thống Bulgaria (ở Bulgaria, Tây Âu và Bắc Mỹ).

Giáo hội Chính Thống Georgia (ở Georgia).

Giáo hội Chính Thống Cyprus (ở Cyprus).

Giáo hội Chính Thống Hy Lạp (ở Hy Lạp, Hoa Kỳ).

Giáo hội Chính Thống Ba Lan (ở Ba Lan).

Giáo hội Chính Thống Albania (ở Albania).

Giáo hội Chính Thống Cộng Hoà Czech và Slovak (ở Cộng Hoà Czech và Slovak).

Giáo hội Chính Thống Hoa Kỳ (ở Hoa Kỳ).

 

Các Giáo hội Đông Phương cổ

   Các Giáo hội Đông Phương cổ không phải là các Giáo hội Chính Thống như kể trên, mà bao gồm: Giáo hội Assyria phía Đông (trước đây gọi là Giáo hội Nestoria), Giáo hội Tông truyền Armenia, Giáo hội Chính Thống Coptic, Giáo hội Chính Thống Ethiopia, Giáo hội Chính Thống Syria (đôi khi gọi là Giáo hội Jacobite) và Giáo hội Chính Thống Syria-Malankara ở Ấn Độ.

 

   Sau Công đồng Ephesus (431), Giáo hội Assyria phía Đông không duy trì mối hiệp thông với thế giới Kitô giáo còn lại. Có lẽ chủ yếu vì lý do chính trị hơn là vì lý do giáo thuyết, Giáo hội này đã không chấp nhận giáo huấn của Công đồng về Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (đối ngược với quan điểm của Nestorius). Điều đáng ghi nhận rằng vào thế kỷ XVI, một bộ phận lớn các tín hữu của Giáo hội này đã hiệp thông hoàn toàn với Toà Thánh Roma và tạo thành giáo khu thượng phụ Chaldea ngày nay. Đức Mar Dinkha IV, thượng phụ của Giáo hội Assyria phía Đông, trong chuyến viếng thăm của ngài tại Toà Thánh từ 7 đến 9-11-1984, đã nêu yêu cầu rằng người ta đừng gọi Giáo hội của ngài là “Nestoria” nữa, và ngài bày tỏ hy vọng rằng sẽ có một tuyên ngôn chung giữa ngài và Giáo hoàng Roma để diễn tả đức tin chung của hai giáo hội vào Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Nhập Thể, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria.

 

   Các Giáo hội Đông Phương cổ khác (ngày nay được gọi là các Giáo hội Chính Thống Đông Phương), trong một thời gian rất lâu, đã bị gán là “các giáo hội nhất tính thuyết”. Thật ra, trong thông điệp Sempiternus Rex, Đức Piô XII đã tuyên bố về các anh em tín hữu thuộc các giáo hội này như sau: “Các anh em ấy chỉ đi lạc về phương diện thuật ngữ, khi họ giải thích chi tiết giáo thuyết về sự nhập thể của Chúa. Người ta có thể nhận ra điều này từ các sách phụng vụ và thần học của họ”.

 

   Cũng trong thông điệp nói trên, Đức Piô XII nhận định rằng sự ly khai về giáo thuyết đã xảy ra “chỉ vì có một sự ngộ nhận về thuật ngữ ngay từ đầu”. Sau đó, hai tuyên bố quan trọng khác đã lần lượt được đưa ra song song với những nỗ lực đại kết của Giáo Hội tại Công đồng Vatican II và những nỗ lực của các nhà thần học. Một tuyên bố được ký bởi Đức Phaolô VI và Thượng phụ Coptic Shenouda III vào ngày 10-5-1973; tuyên bố khác được ký bởi Đức Gioan Phaolô II và Thượng phụ Syria Ignatius Zakka II vào ngày 23-6-1984. Trong cả hai văn bản này, hai bên đều tuyên xưng cùng một đức tin như nhau về Mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Sau những tuyên bố đó, người ta không còn gọi các giáo hội này là “nhất tính thuyết” nữa. Ước tính hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 10 triệu tín hữu thuộc các Giáo hội Đông Phương cổ.

I. CÁC GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ĐÔNG PHƯƠNG <<
III. CÁC GIÁO HỘI CẢI CÁCH >>
 
Ngày 23 tháng 10 năm Giáp Thìn
Thánh Columbanô, viện phụ; Thánh Clementê I, giáo hoàng, tử đạo
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@