Hạnh phúc không tuỳ thuộc vào bề ngoài của sự việc, nhưng tuỳ thuộc vào cách bạn nhìn chúng.

Leo Tolstoy (1828-1910)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TƯ LIỆU » GIÁO HỘI TOÀN CẦU » Các Vị Giáo Hoàng
S  M  L
(Cập nhật: 09/03/2008)
 
THẾ KỶ VIII

85. JOANNES VI (30-10-701 - 11-1-705) sinh tại Ephesus, Hy Lạp. Trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn của Kitô giáo, vừa loại trừ quân Saracens ở phía Đông và ở Tây Ban Nha, ngài vẫn bảo vệ các quyền lợi của Giáo Hội chống lại hoàng đế và chuộc lại nhiều nô lệ.

 

86. JOANNES VII (1-3-705 - 18-10-707) sinh tại Rossano di Calabria. Ngài không chấp nhận mưu đồ đen tối của hoàng đế Justinianus II là kẻ đã khởi xướng những cuộc tàn sát khiến cho các dân tộc La Tinh ngày càng xa cách nhau và xa cách với Đông Phương.

 

87. SISINNIUS (15-1-708 - 4-2-708) sinh tại Syria. Triều đại giáo hoàng của ngài rất ngắn ngủi. Ngài lo tu sửa các bức tường thành Roma đã bị quân Lombard và Saracens đe doạ thường xuyên.

 

88. CONSTANTINUS (25-3-708 - 9-4-715) sinh tại Syria. Dù bị bắt đưa tới Constantinople, ngài đem lại bình an phần nào cho Giáo Hội và đế quốc. Ngài khích lệ các Kitô hữu ở Tây Ban Nha chiến đấu chống lại những kẻ vô đạo. Ngài cổ vũ việc hôn chân Thánh Phêrô như một hành động phục tùng.

 

89. Th. GREGORIUS II (19-5-715 - 11-2-731) sinh tại Roma. Phản ứng lại sắc lệnh của triều đình ở Constantinople nghiêm cấm việc tôn kính ảnh tượng thánh. Các tỉnh của Ý nổi dậy chống lại quân đội của hoàng đế Leo III; nước Ý đã trục xuất được bè phái Phá Huỷ Tượng Thánh.

 

90. Th. GREGORIUS III (18-3-731 - 11-741) sinh tại Syria. Ngài cầu viện vua nước Pháp, Charles Hammer, chống lại quân Lombard. Sự kiện này dẫn tới việc các hoàng đế Pháp nhận danh xưng “Kitô hữu tối ưu”. Các tiền bác ái góp về được gọi là “những đồng xu của Thánh Phêrô”.

 

91. Th. ZACHARIUS (10-12-741 - 22-3-752) sinh tại Calabria. Ngài mạnh mẽ phản đối Rachis, quận công xứ Friuli, toan thôn tính cả nước Ý, nhưng về sau lại trở thành đan sĩ. Ngài xức dầu thánh hiến Pépin, vua nước Pháp; đây là lần đầu tiên giáo hoàng Roma chủ sự lễ tấn phong hoàng đế.

 

92. STEPHANUS II hoặc III (26-3-752 - 27-4-757). Có hai vị giáo hoàng mang cùng một tên này. Vị trước chấp chính chỉ một ngày 23-3-752. Vị sau người Roma, mới được công nhận chính thức. Cuộc bầu chọn ngài tạo nên sự nồng nhiệt đến độ dân thành Roma công kênh ngài lên vai họ; chiếc “kiệu” (sedia gestatoria) có từ thời đó.

 

93. Th. PAULUS I (29-5-757 - 28-6-767) sinh tại Roma. Ngài cổ vũ sự liên kết sâu xa hơn với Giáo hội Hy Lạp. Ngài đi thăm các nhà tù và giúp đỡ những tù nhân bị kết án vì nợ nần.

(CONSTANTINUS, 28-6, 5-7-767 - 769 và PHILIPPUS 31-7-768).

 

94. STEPHANUS III hoặc IV (7-7-768 - 24-1-772) sinh tại Sicili. Nhậm chức sau hai giáo hoàng giả, ngài lập tức sửa chữa những sai lầm của hai vị này. Ngài sửa đổi cách sống của Charlemagne và khích lệ các Kitô hữu sống ở Palestine.

 

95. ADRIANUS I (9-2-772 - 25-12-795) sinh tại Roma. Ngài phục hồi các bức tường thành Roma và các hào luỹ cổ xưa. Ngài cho đúc bức tượng bằng vàng trên mộ Thánh Phêrô và lót sân bằng bạc ở phía trước bàn thờ Toà Cáo Giải. Ngài triệu tập Công đồng Chung VII.

 

96. Th. LEO III (27-12-795 - 12-6-816) sinh tại Roma. Ngài đã đội vương miện cho Charlemagne trong Đền thờ Thánh Phêrô đêm lễ Giáng Sinh năm 800. Ngài thành lập trường Palatine, tiền thân của đại học Paris.

THẾ KỶ VII <<
THẾ KỶ IX >>
 
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@