Lưỡi dài thu ngắn đời sống.

Ngạn ngữ Ba Tư
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15439
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Tình Yêu - Hôn Nhân - Gia Đình
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 23/06/2021 5:37:31 CH)
A  A  A
Đạo đức hôn nhân và gia đình thời Hoa Kỳ lập quốc
Ảnh trong phim “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”

Ngày nay, tỷ lệ ly hôn ở Hoa Kỳ cao đến mức đáng kinh ngạc, lên tới 60% và sự hoàn thiện của gia đình chỉ là một mớ hỗn độn. Một số người nghĩ rằng điều này là do Hoa Kỳ là xã hội cởi mở tự do, nên tỷ lệ ly hôn cũng tăng. Kỳ thực trong nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ, các nhà lập quốc đã cho rằng gia đình là cốt lõi quyết định sự ổn định của toàn bộ xã hội, vì vậy chính phủ nên khuyến khích và bảo vệ sự toàn vẹn của gia đình.

Năm 1831, khi luật sư người Pháp Tocqueville tới Hoa Kỳ, ông đã ghi lại về cuộc sống hôn nhân và gia đình tại đây. Ông cho rằng không một quốc gia nào trên thế giới tôn trọng hôn nhân và trân trọng hạnh phúc trong mối quan hệ giữa vợ và chồng như ở Hoa Kỳ.

Tocqueville nhìn nhận rằng rất nhiều điều bất ổn tại Châu Âu thời đó đều bắt nguồn từ gia đình. Bởi vì mọi người không hài lòng với cuộc sống vợ chồng, họ tìm kiếm sự hưởng lạc ở bên ngoài, sau đó gặp rắc rối ở nhà và làm xáo trộn xã hội. Qua các tác phẩm văn học châu Âu thời đó, chúng ta cũng có thể thấy được điều này. Trong “Lão Goriot” của Balzac chẳng hạn, giá trị gia đình trở thành hư không, cái gọi là “thế giới thượng lưu” chỉ còn hưởng thụ vật chất và sự tàn nhẫn mà không còn thấy được “tinh thần quý tộc” chân chính nữa.

Tại Hoa Kỳ, bên kia đại dương, Tocqueville kể rằng, người Mỹ trở về với gia đình sau cuộc sống cộng đồng bận rộn, tìm kiếm hạnh phúc giản đơn, yên bình, tự nhiên, và thuần khiết. Ngôi nhà là bến đỗ, là nơi tĩnh lặng mà những người thân có thể cùng nhau tận hưởng niềm vui tĩnh lặng. Sau khi nghỉ ngơi ở nhà, tâm trạng của con người cũng được cân bằng, tràn đầy sức sống. Người Mỹ thời ấy cho rằng cuộc sống có trật tự mới là cuộc sống hạnh phúc, và họ mang tình yêu từ trật tự gia đình này quay ngược trở lại với cuộc sống cộng đồng.

Khái niệm hôn nhân và gia đình được những nhà lập quốc Hoa Kỳ ủng hộ gọi là: cuộc sống hôn nhân hợp pháp và phù hợp với đạo đức.

Theo nguyên tắc bảo vệ gia đình của những nhà lập quốc, một khái niệm quan trọng là đàn ông và phụ nữ đều bình đẳng. Tuy nhiên khái niệm bình đẳng này không giống với khái niệm bình đẳng mà ngày nay người ta nhìn nhận. Đây là sự bình đẳng với những đặc điểm khác biệt.

Chúa tạo ra đàn ông và phụ nữ, đàn ông và phụ nữ vốn dĩ đã khác nhau, sự khác biệt đó là gì? Chính là đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Vì vậy mỗi người sẽ đóng một vai trò khác nhau. Vai trò của đàn ông là bảo vệ và nuôi sống gia đình. Trong khi vai trò của phụ nữ là xây dựng cuộc sống gia đình bền chặt, êm ấm, tạo dựng môi trường sống tốt cho chồng và các con.

Benjamin Franklin nói rằng một người đàn ông chỉ là một người hoàn chỉnh khi anh ta kết hợp với một người phụ nữ. Phụ nữ có được sức mạnh và lý trí từ đàn ông, đàn ông có được sự dịu dàng và nhạy cảm từ phụ nữ. Trong gia đình, người chồng nên yêu thương và tôn trọng vợ, cung cấp cho họ tài chính để chăm sóc gia đình và cho vợ có quyền quản lý gia đình. Người vợ cũng yêu thương chồng, và để chồng được nghỉ ngơi, hồi phục, để có thể tiếp tục nỗ lực vì gia đình.

Theo trật tự này, người đàn ông là chủ gia đình. Nếu gia đình phải đưa ra quyết định, thì người đàn ông sẽ quyết định thay cho vợ con. Đây không phải là bất bình đẳng giới, không phải chủ nghĩa gia trưởng, mà là vai trò trao cho người đàn ông theo quy luật tự nhiên.

Khái niệm tiếp theo của các nhà lập quốc Hoa Kỳ về gia đình là về mối quan hệ tam nguyên trong gia đình: cha, mẹ và con cái. Trong mối quan hệ tam nguyên này, quyền hạn của cha mẹ với con cái là quy luật tự nhiên. Mặt khác, trẻ em phải tôn trọng và vâng lời cha mẹ, đó cũng là quy luật tự nhiên. Trẻ em nên tôn trọng cha mẹ và làm theo sự dạy bảo của cha mẹ.

Cha mẹ có quyền quản giáo con cái, cho đến khi chúng đủ tuổi thành niên. Khi đứa trẻ trưởng thành, cả cha mẹ và con cái, hai bên, đều được tự do. Vào thời điểm đó, tiêu chuẩn tuổi trưởng thành là 21 tuổi. Khi đứa trẻ đã trưởng thành, chúng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và cha mẹ không phải chịu trách nhiệm về hành vi của đứa trẻ. Nhưng trước đó, thẩm quyền của cha mẹ đối với con cái là quy luật tự nhiên, và trách nhiệm của họ là dưỡng dục, dạy dỗ và quy phạm chúng.

Có thể thấy rằng, chỉ mới hơn 100 năm trước thôi, nền tảng gia đình tại Mỹ vẫn còn chưa bị phá vỡ. Sức mạnh và sự ổn định của nó là cột trụ căn bản cho sự tồn tại của văn hóa Hoa Kỳ chân chính. Chỉ tiếc là sự tuột dốc của người dân và chính phủ, cùng quá trình tả hóa của nước Mỹ đã hủy diệt nền tảng quan trọng này, khiến nó trở thành vết thương ngầm có sức đe dọa mãnh liệt nhất đối với xã hội Mỹ.

Thiên Cầm

Nguồn: Theo Sound Of Hope

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Đạo đức hôn nhân và gia đình thời Hoa Kỳ lập quốc

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ngày 22 tháng 10 năm Giáp Thìn
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@