Đừng đợi khi gặp một nỗi đau rồi mới nhớ đến một lời ước nguyện!
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
NEWS - TTCG
S  M  L
(Cập nhật: 25/05/2008 - 03:44:19)
 
Bài giảng Lễ Chúa Ba Ngôi

BÀI GIẢNG LỄ CHÚA BA NGÔI

Tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Houston, Texas, Hoa Kỳ, ngày 18-5-2008

Dẫn nhập

Anh chị em thân mến, ngay sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Giáo Hội mừng Lễ Chúa Ba Ngôi để mời gọi tín hữu tin vào mầu nhiệm cao cả và rất đặc biệt của Kitô giáo. Mầu nhiệm này cũng mời gọi chúng ta đồng tâm hợp lực trong đời sống để noi gương Chúa Ba Ngôi.

1. MẦU NHIỆM ĐẶC BIỆT CỦA KITÔ GIÁO

1.1. Đây là mầu nhiệm đặc biệt cao cả vì tôn giáo khác không thể nào biết được hay nghĩ đến khi con người nhận ra và muốn giải thích những hoạt động đa dạng và kỳ diệu của Thiên Chúa trong xã hội loài người và vũ trụ vạn vật. Nào là việc tạo dựng nên muôn loài, muôn vật. Nào là việc làm thế nào giải thoát tất cả khỏi đau khổ và chết chóc. Nào là con người biết suy tư, muốn mỗi ngày được hiểu biết hơn, yêu thương hơn, nhất là muốn được trẻ mãi, đẹp mãi, sống mãi, và quyền năng như thần linh hay như chính Thiên Chúa.

1.2. Câu giải thích đầu tiên là có nhiều thần linh và mỗi vị thần cai quản một lĩnh vực riêng. Đó cũng là giải thích của những tôn giáo đa thần trong lịch sử văn minh của con người, như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thần giáo ở Nhật Bản, đạo B’Hai ở Ba Tư, hay các thần thoại Hy Lạp và Rôma. Tuy nhiên, nếu có nhiều thần linh như thế, các thần có thể tranh chấp, ghen tuông vì nhiều lĩnh vực trộn lẫn và liên kết với nhau: thí dụ làm sao con người có thể làm thơ do thần Minerva thúc đẩy mà không có học ngôn ngữ do một thần khác cai quản. Thế là cuộc chiến tranh giữa các thần đã xảy ra. Ta có câu truyện con ngựa thành Troa với thần Hercules, thần Mars. Ai đã từng xem phim hay đọc truyện Tây Du Ký đều có thể hiểu điều này. Con người yếu đuối trở thành đồ chơi cho các vị thần bất tử!

1.3. Một vài tôn giáo lại giải thích tất cả mọi hoạt động của con người và vũ trụ đều quy về một vị thần tối cao, duy nhất là nguồn của mọi hiện hữu. Đó là câu giải thích độc thần của Do Thái giáo với Chúa Giavê (Yaweh), của Hồi giáo với Đức Thánh Alah.

Tuy nhiên, nếu chỉ có một thần linh như thế thì làm sao vị này lại vừa sáng tạo, vừa có thể trở thành người để đền tội cho môn loài, vừa là đấng luôn hiện diện để thần hoá mọi người mọi vật. Người ta không thể tưởng tượng được một Thiên Chúa bất tử, vĩnh hằng, cao cả tuyệt đối, quyền năng vô biên lại vừa là một con người hữu hạn có thể đau khổ và chết đi để đền tội cho muôn loài và nhờ đó được hoà giải với Thiên Chúa.

1.4. Chính Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi để giải đáp cho những vấn nạn khó khăn đó của con người. Ba Ngôi có cùng một bản tính Thiên Chúa, cùng một uy quyền và vinh quang như nhau. Nhưng mỗi Ngôi lại có một hoạt động riêng biệt dù cả Ba cùng làm chung với nhau. Hoạt động sáng tạo quy về Chúa Cha; hoạt động cứu độ trở thành người được quy về Chúa Con là Ngôi Lời Thiên Chúa; hoạt động thánh hoá bằng ân sủng tình yêu được quy về cho Chúa Thánh Thần.

Bài Tin Mừng hôm nay không nhắc gì đến Chúa Thánh Thần dù rằng trong sách Tin Mừng có nhiều đoạn Chúa Giêsu trực tiếp nói đến Ba Ngôi với sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, như khi Đức Giêsu chịu phép rửa có Chúa Thánh Thần ngự đến với hình chim bồ câu, hoặc Người sai các môn đệ làm phép rửa nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; hay trong các lời cầu nguyện ở bữa Tiệc Ly theo Thánh Gioan. Dù không được nhắc đến nhưng Chúa Thánh Thần vẫn hiện diện cách rõ rệt trong bài Tin Mừng này vì Ngài chính là Tình Yêu thúc đẩy Chúa Cha ban Con Một để cứu độ ta: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình”. Chúa Thánh Thần lại cũng chính là tình yêu thúc đẩy mỗi người chúng ta tin vào Con Một Thiên Chúa “để ai tin vào Con của Ngài sẽ không phải chết nhưng được sống đời đời”.

Chính trong tình yêu liên kết của Ba Ngôi Thiên Chúa, mỗi người chúng ta cảm nghiệm được sự sống thần linh kỳ diệu của Thiên Chúa trong mình, phát huy sự sống đó ra ngoài để trở thành sự sáng tạo, sự cứu độ, ơn chữa lành, và hạnh phúc cho người khác.

2. BA NGÔI THÊN CHÚA LÀ GƯƠNG MẪU CỦA ĐOÀN KẾT YÊU THƯƠNG

2.1. Hiểu được như thế, chúng ta mới quả quyết Ba Ngôi Thiên Chúa là gương mẫu để chúng ta đoàn kết yêu thương nhau. Nơi Ba Ngôi, không có sự xung đột, tranh chấp như giữa các vị thần của các tôn giáo khác mà chỉ có sự hài hoà, cộng tác và kết hợp, dù mỗi Ngôi có một sắc thái và đặc tính khác nhau.

Quả thực, mỗi người chúng ta khác nhau về giới tính: nam - nữ, về tuổi tác: già - trẻ, về trình độ học vấn: cao - thấp, về điều kiện kinh tế giàu - nghèo, về chọn lựa chính trị, về ước mơ hay về cá tính… Nhiều người quá chú tâm vào sự khác biệt đó để ghen tỵ, buồn chán, để hận mình và thù người. họ cứ hỏi sao mình không đẹp như người này, tài giỏi như người nọ, giàu sang như người kia. Họ tốn bao nhiêu thời giờ, sức lực để suy nghĩ về những cái “có” của người khác mà quên đi “cái có của mình”. Họ quên rằng họ luôn là một con người độc đáo, không ai giống họ trong hơn 6,5 tỷ người đang sống trên mặt đất. Nếu họ khám phá ra ơn Chúa và tình yêu Chúa dành cho họ cách độc đáo thì họ sẽ phát huy ân sủng đó cách kỳ diệu để trở thành con người phi thường trước mặt Thiên Chúa cũng như trong xã hội loài người. Ba Ngôi Thiên Chúa hôm nay trở thành gương mẫu cho ta vì dù Ba Ngôi khác biệt nhau nhưng luôn kết hợp với nhau và cùng hành động để mang lại hạnh phúc cho muôn loài, như Thánh Phaolô diễn tả trong bài đọc 2 hôm nay.

2.2 Bản sắc của người Việt Nam về tình đoàn kết

Hơn nữa, với người Việt nam, chúng ta cần học ở Ba Ngôi Thiên Chúa bài học này, vì bản sắc của người Việt Nam đã mang một số nét đặc biệt do hoàn cảnh lịch sử văn hoá để lại.

Chúng ta thuộc dòng tộc Bách Việt với hàng trăm bộ lạc khác nhau, nhưng đã biết đoàn kết để dựng nên đất nước dưới các đời Vua Hùng, với truyền thuyết Mẹ Âu Cơ sinh một bọc có 100 trứng, nở ra trăm con. Nhưng từ năm 111 trước Chúa Giáng Sinh đến năm 938, trong suốt 11 thế kỷ, nước ta bị người Trung Hoa ở phương Bắc đô hộ. Họ luôn tìm cách chia rẽ, gieo nghi ngờ giữa bộ tộc này với bộ tộc khác, giữa cá nhân này với cá nhân khác để chúng ta không thể nào đoàn kết lật đổ ách thống trị của họ.

Vì thế, người Việt nam chỉ thích sống một mình, làm việc một mình vì sợ ai cũng có thể tố cáo mình với kẻ thù. Sống mãi trong tình trạng đơn độc, lo sợ như vậy từ thế hệ này sang thế hệ khác, nên nó trở thành một bản sắc tâm lý xã hội của người Việt Nam. Người Việt Nam làm cái gì một mình cũng giỏi, học cái gì một mình cũng hơn người, nhưng khi có 2, 3 người Việt Nam hợp lại là họ nghi ngờ, ngại ngùng với nhau và rất khó cộng tác với nhau. Các nhà khoa học xã hội Mỹ nghiên cứu thấy rằng, “1 người Việt Nam thì giỏi, 3 người Việt Nam thì có xung đột, 7 người Việt Nam thì hỏng việc”. Điều nhận xét này không biết có quá đáng không? Có lẽ quý vị có kinh nghiệm hơn tôi.

Từ năm 938, khi Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đến năm 1883, khi đất nước bị người Pháp đô hộ, thì dân tộc Việt Nam chúng ta sống trong nền tự chủ, độc lập với 4 đời vua chính: Lý, Trần, Lê, Nguyễn và 6 đời vua nhỏ. Vào thời kỳ này, người Việt đã biết đoàn kết để tạo sức mạnh chống ngoại xâm, nhưng mỗi đời vua, sau khi chiến thắng rồi chỉ biết đến dòng họ của mình, chỉ bảo vệ quyền lợi của tổ tiên mình và phá huỷ vết tích của các dòng họ khác. Họ chỉ tin tưởng những người cùng dòng tộc với mình nên mới có câu: “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Thậm chí người phụ nữ lấy chồng cũng phải theo con đường bảo vệ dòng họ đó: “Lấy chồng thì phải theo chồng. Lấy chồng phải gánh giang san nhà chồng”.

Dân tộc Việt Nam lại sống trong nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, mọi sinh hoạt chỉ quanh quẩn trong luỹ tre làng chứ không mở rộng ra bên ngoài. Vì thế, người Việt Nam rất nặng tình đồng hương. Ngay trong Giáo Hội, họ thường chỉ thân cận với người cùng giáo xứ, giáo phận chứ ít khi mở rộng tấm lòng để lo cho công việc chung của cả dân tộc, cả Giáo Hội. Bài học về Thiên Chúa Ba Ngôi hôm nay như mời gọi chúng ta giữ tình đồng hương, quý trọng sự khác biệt nhưng lại luôn biết mở rộng tâm hồn cho đại sự, cho chính nghĩa, và dám hy sinh tình riêng, tính cách riêng tư cho đại nghĩa được tôn trọng, cho đại sự được hình thành.

Kết luận

Tuy nhiên, để có thể hy sinh cái riêng tư của mình, của cộng đồng mình cho đại nghĩa như Ba Ngôi, ta phải cần đến Thánh Thần Tình Yêu. Chính Ngài thúc đẩy và nối kết chúng ta lại với nhau và với Thiên Chúa.

Lạy Chúa Ba Ngôi, xin liên kết tất cả chúng con lại trong tình yêu trong sáng, quảng đại và cao cả của Chúa. Xin Chúa chúc lành và ban ơn để chúng con luôn nhớ đến sự hiện diện của Chúa mỗi khi chúng con làm dấu thánh giá trên mình: “Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

 
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@