Không ai được hạnh phúc mà không cảm nhận rằng mình hạnh phúc.

Marcus Aurelius
Truyen-Tin.NET - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lời Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TƯ LIỆU » GIÁO HỘI VIỆT NAM » Giám Mục Việt Nam
 
GM GIUSE TRƯƠNG CAO ĐẠI, OP
Giáo phận:
Hải Phòng
Ngày sinh:
05/06/1913
Thụ phong LM:
18/05/1940
Thụ phong GM:
19/03/1953
Ngày mất:
29/06/1969
Khẩu hiệu:
XIN THÁNH HOÁ CHÚNG TRONG SỰ THẬT
Sơ lược tiểu sử:

ĐỨC CHA GIUSE TRƯƠNG CAO ĐẠI

Giám mục thứ 22 của Giáo phận Hải Phòng

* (Theo Linh mục Đaminh Nguyễn Thanh Thảo, Lich sử Địa phận Đông Đàng Ngoài hay Giáo phận Hải Phòng,Toà Giám mục Hải Phòng xuất bản năm 2007)

Đức cha Giuse Trương Cao Đại, OP, đã được Toà Thánh bổ nhiệm làm giám mục cai quản Địa phận Hải Phòng, thay thế Đức cha Gomez về hưu năm 1952. Ngài là vị Giám mục người Việt đầu tiên của Địa phận. Trong đời ngài, Chúa đã để xảy ra những biến cố lịch sử rất quan trọng, như hiệp định Genève, và tiếp theo là phân đôi đất nước Việt Nam. Vì tình hình chiến cuộc, ngài phải rời Địa phận, đem theo một phần lớn linh mục và giáo dân vào Nam. Với việc Đức cha Giuse Trương Cao Đại di cư vào Nam, từ đây chấm dứt việc cai quản truyền thống Địa phận Đông Đàng Ngoài của các vị Giám mục và tu sĩ dòng Đaminh, suốt 278 năm (1676-1954), từ đời Đức cha Juan de Santa Cruz (Thập) đến Việt Nam.

1. Tiểu sử Đức cha Giuse Trương Cao Đại, OP

Cậu Đại sinh ngày 5-6-1913 tại xứ An Lập, thuộc xã Tiên Môn, tỉnh Thái Bình, lúc đó còn thuộc Địa phận Bùi Chu. Khi còn nhỏ, cha mẹ đặt tên là Lộ. Sau lớn lên đi tu giúp cha già Đô, mới được Cha già cải tên là Đại.

Cậu Đại vào Tiểu Chủng viện Ninh Cường, cùng lớp với một cậu bạn học, Hoàng Văn Đoàn, sau này làm Giám mục Bắc Ninh, rồi di cư vào Nam làm Giám mục Qui Nhơn. Năm 1932, thầy Đại lên Đại Chủng viện, tức Giáo hoàng Chủng viện Thánh Alberto Nam Định. Hết 3 năm triết, thầy gia nhập dòng Đaminh và mặc áo dòng tại Quần Phương. Rồi được bề trên gửi sang học thần học tại học viện Saint Albert tại Rosaryhill, Hongkong. Thầy được khấn trọn đời ngày 31-8-1939 và thụ phong Linh mục ngày 18-5-1940. Sau Cha Đại còn được cử sang học Đại học Saint Thomas tại Manila và đậu tiến sĩ Giáo luật.

Vì đại chiến thứ hai tiếp diễn, Cha Đại không thể về Việt Nam, nên bề trên cử cha làm giáo sư tại học viện Rosaryhill, kiêm chức thẩm phán toà án Địa phận Hong Kong. Nhưng năm 1942, quân đội Nhật chiếm Hong Kong, lấy học viện làm bệnh viện, các tu sĩ phải chia tay trở về quê hương. Các cha và các thầy Việt Nam phải về nước năm 1953. Ngày 24-1-1953, khi Đức cha Gomez từ chức, Toà Thánh đã bổ nhiệm Cha làm Giám mục Hải Phòng. Lễ tấn phong cho Ngài được cử hành long trọng tại Nhà thờ Chính toà Hongkong ngày 19-3-1953, do Đức Khâm sứ John Dooley chủ phong, với hai Đức cha Ngô Đình Thục và Lê Hữu Từ phụ phong. Ngày 21-3-1953, Đức cha về Việt Nam nhận Địa phận.

Công việc đầu tiên của Đức cha là tấn phong linh mục cho 7 cha lớp cha Giuse Trần Văn Bình tại Chủng viện Nam Định ngày 3-5-1953, cử 4 cha du học tại Hoa Kỳ và Canada: Giuse Chu Công, Giuse Chu Văn Oanh, Giuse Phạm Văn Long và Đaminh Đào Công Roanh. Bốn linh mục này đều gốc Kẻ Sặt. Ngày 10-1-1954, Đức cha khánh thành Tiểu Chủng viện Chân Phúc Liêm tại số 9 đường Bonard Hải Phòng. Ngày 14-1-1954, ngài tổ chức trường Thầy Giảng tại Yên Trì, Quảng Yên. Đức cha đặt Cha Phêrô Vũ Trọng Thư là Tổng Đại diện, Cha Joachim Nguyễn Hữu Hoá làm giám đốc chủng viện và Cha JB Nguyễn An Hoà là Thư ký Toà Giám Mục. Đức cha lo cải tổ nữ tu dòng Ba Đaminh và bắt đầu đi kinh lý các Giáo xứ trong Địa phận.

Khi Đức cha về Địa phận, nhân sự của Địa phận Hải Phòng được thống kê như sau: 90 linh mục triều, 7 linh mục dòng, 16 đại chủng sinh, độ 60 tiểu chủng sinh lúc đó từ Ba Đông trốn sang Hải Pòng, 525 nhà thờ lớn nhỏ và 135.000 giáo dân trong tổng số dân Hải Phòng (9%).

Nhưng Thánh ý Chúa xếp đặt không ai ngờ trước được. Công việc mục vụ Địa phận của Đức cha vừa mới khởi đầu, thì Hệp định đình chiến Genève xảy tới và đất nước phải chia đôi, làn sóng di cư vào Nam ồ ạt diễn ra.

Đức cha vì đau yếu và công việc mục vụ chưa quen, nên lên đường di cư vào Nam cùng với số giáo dân là 65.000 và khoảng 80 linh mục, toàn thể chủng sinh, thầy giảng và dì phước.

Vì lý do bệnh tật, sức khoẻ Đức cha mỗi ngày suy yếu. Ngài xin xuất ngoại để điều dưỡng tại tu viện San Pedro ở Madrid (Tây Ban Nha) và qua đời đột ngột ngày 29-6-1965, trong khi đang giảng và chủ lễ phong chức Linh mục cho một số tu sĩ dòng. Đức cha được 52 tuổi, 12 năm Giám mục, trong khi 10 năm phải xa cách Địa phận (trang 278-281).

2. Những công việc Đức cha thực hiện ở Miền Nam

Riêng Đức cha, vào hồi tháng 8, với một vài cha, vào Nam quan sát các nơi, nói là tìm chỗ cho con chiên Địa phận. Khi trở về, chỉ thấy ngài nói, đi thăm nhiều nơi và được các cơ quan đặc trách giành cho Địa phận nhà một vùng đất rộng và tốt lắm, nhưng không nói là tỉnh nào (Sđd trang 285).

Tháng 11-1954, Đức cha Đại, sau khi trao cho Cha già Bùi Khắc Hiệp làm Cha Chính Địa phận, lên máy bay vào Sài Gòn. Vào đến Tân Sơn Nhất, cũng như mọi hành khách, Đức cha phải tìm một chỗ tạm trú. Vì thành phố Sàigòn lúc ấy còn phạm vi hẹp, các cơ sở tôn giáo còn ít. Các đấng các bậc còn phải tự túc. Như Đức cha  Phạm Ngọc Chi phải trú ngụ tại tư gia của bà nghiệp chủ có đạo, bà Maria Hồng Thị Cúc ở Cây Xăng, Cây Mai, Chợ Lớn cùng với một số thầy giảng. Đức cha Santos Ubierna Ninh, Địa phận Thái Bình, tạm trú tại một căn nhà trệt tại đường Trần Bình Trọng, Chợ Lớn. Các cha Đaminh và Phước Lý ở nhà bà tám Trịnh thị Dung cũng trên con đường này. Nên các cha Địa phận phải tậu hai căn nhà ở hẽm số 306 Trần Bình Trọng. Một nhà rộng hơn, nhưng hơi tối và ẩm thấp, cho các cha làm trụ sở đi lại ở Sàigòn. Căn nhà thứ hai nhỏ hơn, nhưng khang trang, sáng sủa, ở sâu hơn một chút, dành cho Đức cha và Cha quản lý Felices Lý cư ngụ. Ngụ tạm ở đó, Đức cha có thể đi thăm viếng các trại định cư gốc Hải Phòng, các cha các nơi, vận động các nơi giúp đỡ cho giáo dân Địa phận và đi ban bí tích Thêm sức cho các xứ.

Đến tháng 10-1955, được Cha xứ Bà Chiểu mời về cư ngụ tại cơ sở ngài mới cất. Về đó, Đức cha dựng một căn nhà gỗ 2 tầng 3 căn, để các cha có chỗ trú ngụ, khi đi lại thành phố Sàigòn.

Tại đây Đức cha được cử đứng ra cải tổ các nữ tu Đaminh Hố Nai và phụ trách các linh mục Tuyên Uý Quân Đội (Trang 293-294).

Đức cha giới thiệu có một gia đình người Pháp muốn tặng cho dân di cư một khu ruộng ở Sóc Trăng. Vì vậy cha Huy với cha Học xuống thăm, rồi đưa các dân Ngọc Lý, Cựu Viên, Quỳnh Côi và một số gia đình xuống lập trại mới, có các cha Đào Huy Chung, Đỗ Đức Hoàng, Nguyễn Đức Cần, Phạm Đức Quán xuống cộng tác. Trại mới đặt tên là Đại Hải, còn tồn tại đến ngày nay (Giáo xứ Đại Hải thuộc Địa phận Cần Thơ. Đại là tên Đức cha, còn Hải là Hải Phòng) (trang 291).

Năm 1957, Đức cha cũng đi Hoa Kỳ thăm viếng các Địa phận bên Mỹ và xin các Giám mục Mỹ giúp đỡ cho đồng bào di cư (trang 293).

Tiểu chủng viện Chân Phúc Liêm được thành lập ở Hải Phòng. Nhưng chỉ hoạt động được 8 tháng thì di cư. Tháng 9-1954 Đức cha di chuyển các chủng sinh vào Nam, độ 70 chủng sinh.

Đức cha tỏ ý với Bà Nhất tu viện Mến Thánh Giá Chợ Quán, mượn khu sở làm savon (xà-phòng) của ông Jacques Lê Văn Đức mới hiến cho tu viện, ở xã Bình Đức (nay là Bình Tạo) cách Mỹ Tho 2 cây số (trang 294).

Khu đất này rất rộng, không biết bao nhiêu mẫu, cho các gia đình nghèo có đạo ở chung quanh, mỗi tháng trả góp cho nhà dòng.

Còn khu giữa, có nhà mồ của ông bà Phủ Mẫu và các mộ chôn các thân nhân, làm việc ở đó. Dinh cơ còn một biệt thự 2 tầng và 2 dẫy nhà bằng cây rộng lớn. Chung quanh trồng các thứ cây ăn trái: đu đủ, xoài, chuối, mít… Cây cối um tùm rậm rạp, nên lúc nào cũng mát mẻ, dễ chịu. Xung quanh còn các ao lớn nuôi cá tạo một phong cảnh rất đẹp.

Bà Nhất vui lòng nhường cơ sở này cho Đức cha làm chủng viện, và đưa các bà về Chợ Quán; mượn thời gian bao lâu không nói, chỉ xin Đức cha góp cho 2.000 đồng mỗi tháng, để hưởng các hoa lợi trong vườn.

Trong khi đó, Đức cha cho Ban Quản Trị Địa Phận mua lô đất lò gạch, rộng 12.260m2, cách thị xã Mỹ Tho gần 2 cây số trên đường Mỹ Tho- Sàigòn, thuộc xã Đạo Thạnh, tỉnh Định Tường. Ban Quản Lý khởi công xây cất 2 dẫy nhà lầu, theo kiểu kiến trúc tân kỳ, mỗi dẫy dài độ 60m, kề đầu vào nhau thành chữ T. Tầng trên là nhà ngủ cho chủng sinh và nhà nguyện. Tầng dưới là lớp học, nhà chơi và nhà ăn. Tổng phí tất cả là 6.400.000 $.

Năm 1959, Đức cha xuống ở Chủng viện Chân Phúc Liêm ở Đạo Thạnh, Mỹ Tho. (Đức cha dạy tiếng Latinh cho các chủng sinh Hải Phòng mãn Tiểu Chủng viện Phanxicô Bùi Chu, chuẩn bị lên Giáo hoàng Học viện Alberto, Đaminh Phú Nhuận).

Khi Toà Thánh ra lệnh sáp nhập các chủng viện và các tổ chức di cư vào các Địa phận địa phương, thì chủng viện Đạo Thánh cũng đóng cửa. Các chủng sinh, một phần nhập vào các Chủng viện Sài Gòn, một phần theo Cha Hiến xuống Long Xuyên.

Khu nhà chủng viện, Ban Quản trị nhường cho Địa phận Mỹ Tho với số tiền 5.000.000$, nhưng Đức cha Trần Văn Thiện không nhận. Sau này BQT cho quân đội Hoa Kỳ mướn, mỗi tháng 150.000 $. Quân đội Mỹ làm cháy nhà nguyện, BQT tu sửa. Khi được trả lại thì năm 1975 chế độ mới đến xung công (Trang 300-302).

* (Theo Linh mục Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam T.III, Calgary-Canada)

Năm 1951, Đức cha Gomez Lễ cảm thấy mình già yếu, mệt mỏi, chính trị mỗi ngày thêm rối ren, đức cha lên đường đi Roma bái yết Đức Thánh Cha, rồi trở về Tây Ban Nha nghỉ. Biết không thể trở lại giáo phận được nữa, năm 1952 đức cha xin từ nhiệm, để được sống yên tĩnh và cầu nguyện. Đức cha từ trần ngày 3-4-1962, thọ 75 tuổi. Trước ngày đi khỏi giáo phận, Đức cha đã trao quyền cho  cha Perez Hiển, chính xứ Hải Dương. Thời gian cai quản địa phận cho tới khi có Giám mục mới.

Cha bề trên tổng quyền địa phận tậu đất ở Hải Phòng, xây cất Chủng viện Chân Phúc Liêm thay thế cho Ba Đông, bị kẹt trong vùng kháng chiến, đặt cha Gioakim Nguyễn Hữu Hoá (du học Manila hồi hương 1948) vào chức giám đốc. Cha bề trên giáo phận còn khởi công xây dựng trường Thầy giảng, mang tên Tu viện Nguyễn Duy Khang ở Quảng Yên, đồng thời cho hai linh mục trẻ du học Roma.

Ngày 24-1-1953, Cha Giuse Trương Cao Đại, phó tu viện trưởng St Albert Rosaryhill Hồng Kông, nhận được sắc Toà Thánh phong giám mục, kế vị Đức cha Gomez Lễ.

Cha Giuse sinh năm 1915, quê An Lập (Thái Bình), thụ phong linh mục tại Hồng Kông năm 1940. Sau đó cha sang Manila học và đậu tiến sĩ giáo luật. Đại chiến còn tiếp diễn, cha ở lại Phi Luật Tân, chứng kiến những trận ác liệt. Tháng 12-1946, cha sửa soạn về nước tăng cường cho ban giáo sư Giáo hoàng Chủng viện Nam Định, thì nghe cuộc chiến Pháp Việt khai diễn và Giáo hoàng chủng viện giải tán, cha phải tạm lánh sang Hồng Kông, gia nhập ban giáo sư học viện Rosaryhill.

Đức cha Trương Cao Đại được tấn phong Giám mục hiệu toà Sila, tại thánh đường Chính toà Hồng Kông ngày lễ thánh Giuse 19-3-1953. Đại lễ do Đức Khâm sứ Doley chủ phong, hai Đức cha Ngô Đình Thục và Lê Hữu Từ phụ phong, với sự tham dự của nhiều Giám mục Việt Nam, đông đủ đại diện hàng giáo sĩ và giáo dân giáo phận Hải Phòng.

Ngày 21-3-1953, Đức cha về Việt Nam nhận quyền. Cuộc đón rước long trọng vị Giám mục người Việt tiên khởi của giáo phận. Hai cha dòng Tây Ban Nha sang thêm giúp Hải Phòng năm 1954, nhưng rồi cũng chính năm ấy phải bỏ đi nơi khác.

Vừa nhận quyền Đức cha bắt tay vào việc ngay, truyền chức cho nhiều tân linh mục, tuyển chọn 7 linh mục trẻ cho du học Hoa Kỳ, Canada và Pháp, lập hội đồng giáo phận, đặt cha Vũ Trọng Thư làm bề trên giáo phận, thay thế cha Giuse Chất qua đời ngày 9-8-1953, đặt cha Nguyễn Hữu Hoá làm thư ký Toà Giám mục, kiêm giám đốc chủng viện.

Ngày 10-1-1954 khánh thành Chủng viện Chân Phúc Liêm, Hải Phòng, rất long trọng, có mở đại hội văn hoá và diễn kịch, 4 ngày sau khánh thành trường Thầy giảng Quảng Yên, chuẩn bị cải tổ Nhà Phước để lập Hội Nữ Đaminh…

Đầu năm 1954, GP. Hải Phòng có những con số sau đây: Đức cha Trương Cao Đại ở Hải Phòng, cha chính Phêrô Vũ Trọng Thư ở Đồng Giới, 90 linh mục giáo phận, 7 cha dòng, 16 đại chủng sinh, 61 giáo xứ, 525 nhà thờ lớn nhỏ, 135.000 giáo dân trên tổng số 1.5 triệu (9%).

Giữa lúc Đức cha tận lực hoạt động và tính nhiều công việc mưu ích cho giáo phận, thì hiệp định Genève chia đôi đất nước, buộc Đức cha lên đường với 65.000 giáo dân vào Nam, cùng 80 linh mục, toàn bộ chủng sinh, và dì phước. Trước khi ra đi, Đức cha đặt Cha Giuse Hiệp, chính xứ Đào Xá và Kẻ Bùi, làm Bề Trên giáo phận (trang 287-289).

Sau gần 1 năm tạm trú tại một căn nhà tại một căn nhà nhỏ ở Chợ Quán, Đức cha đã đặt trụ sở ở Gia Định. Cha sở nhường cho Đức cha một ngôi nhà trong khuôn viên giáo đường, Đức cha xây cất thêm.

Tháng 9-1959 Đức cha dọn đến chủng viện Đạo Thạnh. Năm liền sau 1960, có chỉ thị của Giáo quyền “địa phương hoá” các chủng viện, Đức cha dọn về tu viện Đaminh ở Phú Nhuận, dạy học, viết sách. Đức cha dự đủ các khoá Đại Công đồng Vatican II (1962-1965). Sau khoá chót Công đồng, Đức cha sang Tây Ban Nha chữa bệnh.

Ngày 29-4-1969, Đức cha qua đời một cách đột ngột vì cơn đau tim, đang khi giảng trong thánh lễ người chủ sự phong chức một số tân linh mục tại Đaminh Học Viện ở Madrid, thọ 56 tuổi, 29 năm linh mục, 16 năm giám mục (trang 432).

Lm. Nguyễn Trung Thành

TGM Hải Phòng

Nguồn:  http://gphaiphong.org
 Họ tênNgày sinhLMGMChức vụGiáo phậnNgày mất
1G.B. Nguyễn Bá Tòng07/08/186819/09/189611/06/1933GMPhát Diệm11/07/1949
2Dom. Hồ Ngọc Cẩn03/12/187620/12/190229/06/1935GMBùi Chu27/11/1948
3Phêrô Ngô Đình Thục06/10/189720/12/192504/05/1938TGMHuế13/12/1984
4Gioan Phan Đình Phùng24/12/189105/04/192403/12/1940GMPhát Diệm28/04/1944
5Tađêô Lê Hữu Từ28/10/189723/12/192828/10/1945GMPhát Diệm24/04/1967
6Phêrô M. Phạm Ngọc Chi14/05/190923/12/193304/08/1950GMĐà Nẵng21/01/1988
7Giuse Maria Trịnh Như Khuê11/12/189901/04/193315/08/1950HYHà Nội27/11/1978
8Đôminicô Hoàng Văn Đoàn, OP05/11/191224/12/193903/09/1950GMQuy Nhơn20/05/1974
9G.B. Trần Hữu Đức24/06/189102/04/192716/09/1951GMVinh01/07/1971
10Giuse Trương Cao Đại, OP05/06/191318/05/194019/03/1953GMHải Phòng29/06/1969
11Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền23/03/190621/12/193530/11/1955GMĐà Lạt05/09/1973
12Phaolô Nguyễn Văn Bình01/09/191027/03/193730/11/1955TGMSài Gòn01/07/1995
13Phêrô Khuất Văn Tạo01/01/190210/06/193307/02/1956GMBắc Ninh19/08/1977
14Phaolô Bùi Chu Tạo21/10/190913/03/193726/04/1959GMPhát Diệm 05/05/2001
15Vincentê Phạm Văn Dụ14/10/192208/09/194805/03/1960GMLạng Sơn02/09/1998
16Dom. Định Đức Trụ15/10/190823/05/193825/03/1960GMThái Bình07/06/1982
17Phêrô Nguyễn Huy Quang03/12/191030/11/194023/04/1960GMHưng Hoá13/11/1985
18Giuse Phạm Năng Tĩnh31/07/191704/08/194510/11/1960GMBùi Chu11/02/1974
19Antôn Nguyễn Văn Thiện13/03/190620/02/193222/01/1961GMVĩnh Long13/05/2012
20Micae Nguyễn Khắc Ngữ02/02/190921/09/193522/01/1961GMLong Xuyên (hưu 1997)10/06/2009
* Thứ tự theo ngày thụ phong Giám mục
 
People Online Thành viên online:
Visitors Nối kết trực tuyến: 1023
Members RSS Feeders: 173
Total Users Tổng cộng: 1196
Last 7 days: 48,163,596
Số lượt truy cập:
24,318,976

WEBSITES KẾT NỐI


Đang sử dụng: Mozilla
Version: 0
 HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN

"vì Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin..." 1Pr 3:12

Nếu bạm muốn xin cầu nguyện, hoặc giúp lời cầu nguyện, xin nhấn vào:

» Hiệp thông Cầu Nguyện
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Ngày 11 tháng 3 năm Giáp Thìn
Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

LỊCH PHỤNG VỤ
Xem tin - bài theo ngày
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@