Ngày hôm qua đã tàn, ngày mai vẫn chưa tới. Nhưng tôi vẫn có một ngày hôm nay... Ngày mà tôi sẽ hạnh phúc!

Groucho Marx
Truyen-Tin.NET - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15439
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lời Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TƯ LIỆU » GIÁO HỘI VIỆT NAM » Giám Mục Việt Nam
 
GM G.B. NGUYỄN BÁ TÒNG
Giáo phận:
Phát Diệm
Ngày sinh:
07/08/1868
Thụ phong LM:
19/09/1896
Thụ phong GM:
11/06/1933
Ngày mất:
11/07/1949
Khẩu hiệu:
HÃY CHÂM RỄ SÂU TRONG DÂN TA CHỌN
Sơ lược tiểu sử:

Thân thế

Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng sinh ngày 7 tháng 8 năm 1868 (ngày 19 tháng 6 năm Mậu Thìn) tại Gò Công. Cha của Nguyễn Bá Tòng là Giacôbê Nguyễn Gia Tuấn, nguyên cựu sinh viên Chủng viện Pesnang (Malaysia), quê ở họ đạo Tân Hòa tỉnh Gò Công, làm thông ngôn tại Gò Công một thời gian, mẹ là Maria Mađalêna Nguyễn Thị Chi.

Sau một thời gian làm việc tại Gò Công, cha của Nguyễn Bá Tòng về Trà Vinh. Năm 1878, khi Nguyễn Bá Tòng được 10 tuổi, ông gửi con vào trường Tiểu học La San Mỹ Tho. Khi ngôi trường bị đóng cửa năm 1880, Nguyễn Bá Tòng được gửi về Sài Gòn theo học Collège d’Adran, và tại đây, cậu được gặp Linh mục Jean Dépierre (tên Việt: Để, 1855-1898) giáo sư Tiểu chủng viện Sài Gòn kiêm Tuyên úy trường La san d’Adran.

Năm 1883, Linh mục Dépierre đỡ đầu cho Nguyễn Bá Tòng vào học Tiểu chủng viện dưới quyền Giám đốc lúc bấy giờ là Linh mục Thiriet nổi tiếng là một người thông thái. Những năm học ở Tiểu chủng viện, Nguyễn Bá Tòng luôn là một chủng sinh xuất sắc [1]. Ngày 24 tháng 9 năm 1887 Nguyễn Bá Tòng vào học Đại chủng viện Sài Gòn và cho tới năm 1896 thì tốt nghiệp.

Sự nghiệp


Quản lý Toà Giám mục Sài Gòn

Ngày 19-9-1896, ngay sau khi Nguyễn Bá Tòng tốt nghiệp Đại Chủng viện Sài Gòn năm 28 tuổi, ông được Giám mục Jean Dépierre Giáo phận Sài Gòn (1895-1898) phong chức linh mục tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Linh mục Nguyễn Bá Tòng đảm nhiệm chức Quản lý Toà Giám mục Sài Gòn liên tục trong 21 năm.

Trong thời gian này, trên cương vị Quản lý Tòa Giám mục, Linh mục Nguyễn Bá Tòng đã từng biểu lộ sự thương yêu đùm bọc những người bạn linh mục người Việt Nam bị thực dân Pháp bắt đày nơi Côn Đảo. Đó là 3 linh mục Đậu Quang Lĩnh (1868?-1930), Nguyễn Thần Đồng (1867-1944), Nguyễn Văn Tường (1853?-?). Cả ba vị linh mục này hưởng ứng phong trào Đông Du của lãnh tụ Phan Bội Châu (1867-1940) và sau bị lưu đày ra Côn Đảo[1].

Quản xứ Bà Rịa và Tân Định


Sau nhiều năm giữ chức Quản lý Tòa giám mục Sài Gòn với nhiều trọng trách, do sức khỏe suy yếu nên ngày 02 tháng 04 năm 1917 Linh mục Nguyễn Bá Tòng được chuyển công tác đỡ vất vả hơn tại giáo xứ Bà Rịa với chức vụ Cha Sở (quản xứ). Tại Bà Rịa, Linh mục Nguyễn Bá Tòng đã đóng góp lớn trong các công tác xã hội như chỉ đạo cho xây cất trường học, nhà hát.

Đến tháng 9-1926, Giám mục Sài Gòn Isidore Dumortier (tên Việt: Đượm, 1869-1941) thuyên chuyển Linh mục Nguyễn Bá Tòng về làm Cha sở Giáo xứ Tân Định, một giáo xứ lớn bậc nhất Sài Gòn và kiêm Giám đốc Tân Định ấn quán, một nhà in lớn thành lập từ năm 1864, chuyên in phát hành sách báo đạo. Tại Giáo xứ Tân Định, Linh mục Nguyễn Bá Tòng cũng cho xây dựng kiến tạo nhiều công trình như mở rộng nhà thờ, xây tháp chuông cao 52 mét, với đồ án tháp do linh mục thiết kế[1].

Giám mục Giáo phận Phát Diệm


Ngày 10-1-1933, Đức Giáo hoàng Piô XI ra sắc lệnh bổ nhiệm Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng làm Giám mục Hiệu toà Sozopoli, giữ chức Giám mục phó với quyền kế vị Giáo phận Phát Diệm[1]. Trong buổi tấn phong giám mục tại Đền thánh Phêrô, Roma, ngày 11-6-1933, cùng Nguyễn Bá Tòng, còn có 4 giám mục khác đến từ châu Á là Đức cha Attipetty của Ấn Độ và ba giám mục Trung Hoa là Giuse Fan, Ts’oei và Mathêu Ly. Lần đầu tiên một người Việt được phong chức giám mục, là kết quả của một quá trình dài ngót nghét 4 thế kỷ từ khi công giáo du nhập vào Việt Nam.

Năm 1934, Giám mục Nguyễn Bá Tòng được bầu vào Ủy ban nghiên cứu về tài chính của Giáo hội Việt Nam.

Ngày 15-10-1935, nhân ngày kỷ niệm 40 năm làm giám mục, Giám mục Alexandre Marcou Thành lãnh đạo Giáo phận Phát Diệm từ giã Phát Diệm về Thanh Hoá nghỉ hưu. Giám mục Nguyễn Bá Tòng chính thức làm giám mục giáo phận này[1].

Ngày 3-10-1940, Khâm sứ Toà Thánh, Giám mục Antonin Drapier chủ lễ thụ phong Giám mục Nguyễn Bá Tòng tại Nhà thờ Chính toà Phát Diệm, Việt Nam. Trong buổi lễ này hai vị linh mục Phan Đình Phùng và Hồ Ngọc Cẩn cũng được thụ phong giám mục. Theo sau cuộc lễ tấn phong là lễ gắn huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh cho Đức cha Nguyễn Bá Tòng do quan Toàn quyền Decoux thay mặt Thống tướng Pétain, quốc trưởng Pháp kính tặng Đức cha Tòng với sự tham dự của các quan quyền các cấp.[1][2][3][4]

Vai trò trong Giáo hội Công giáo Việt Nam


Công giáo du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 16 do các giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, và tiếp đó là các giáo sĩ người Pháp. Các thế hệ linh mục Công giáo nước ngoài này đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển về nhiều mặt của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đương thời, không chỉ là việc hình thành các giáo phận, xây dựng hệ thống tổ chức của Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà còn là sự phát triển văn hoá. Trong đó có thể nói đến Linh mục Alexandre de Rhodes với công lao Latinh hoá hệ chữ viết tiếng Việt góp phần hình thành chữ quốc ngữ ngày nay[5].

Năm 1922, trong chuyến tháp tùng vua Khải Định sang Pháp và đến Roma, ông Nguyễn Hữu Bài (1863-1935) đã dâng thỉnh nguyện thư tới Giáo hoàng Piô XI xin lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam[1]. Toà Thánh đã cử đặc sứ sang Việt Nam mở nhiều hội nghị ở Phát Diệm, Sài Gòn. Kết quả là Giám mục Alexandre Marcou (tên Việt: Thành, 1857-1939), Giám mục Giáo phận Phát Diệm giai đoạn 1901-1935, đã từ Phát Diệm vào Huế, Sài Gòn tiếp xúc thăm dò và được giám mục Sài Gòn giới thiệu Linh mục Nguyễn Bá Tòng, khi đó đang quản xứ Tân Định.

Khi Giáo hoàng Piô XI ban hành thông điệp Sự việc Giáo hội (Rerum Ecclesiae) nhằm cổ vũ việc trao quyền cho hàng giáo sĩ địa phương, giám mục Alexandre Marcou Thành là người đầu tiên hưởng ứng, với việc đề cử linh mục Nguyễn Bá Tòng làm giám mục phó với quyền kế vị ở giáo phận Phát Diệm vào năm 1933[6]. Linh mục Nguyễn Bá Tòng đã trở thành người Việt Nam đầu tiên được thụ phong chức giám mục[7], sau đúng 400 năm công giáo truyền vào vào Việt Nam[5].

----------------------------------------------------------
1. a b c d e f g Giáo phận Phát Diệm
2. "Hội hè đình đám tác giả Toan Ánh lại ghi: ...cử hành lễ tấn phong do Đức Cha Drappier Khâm Sứ chủ sự. Hai vị Giám mục thụ phong là Đức Cha De Cooman, Giám mục Thanh Hóa và Đức Cha Nguyễn Bá Tòng.
3. Hội Hè Đình Đám, Toan Ánh, NXB Sài Gòn 1969, tái bản Orange Country, Hoa Kỳ 1987, tr. 285-294
4. Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Hoàng Linh Đỗ Mậu, chương 14
5. a b Đời sống tôn giáo Việt Nam hôm nay
6. Chương 9:Giáo phận Thái Bình
7. Hội nghị Cán bộ Trung ương Lần thứ 4
8. Vùng đất nhỏ nhưng nhiều nhân vật lạ lùng

Ý nghĩa huy hiệu:

Huy hiệu Giám mục
Nguồn:  http://vi.wikipedia.org/wiki/Gioan_Baotixita_Nguyễn_Bá_Tòng
 Họ tênNgày sinhLMGMChức vụGiáo phậnNgày mất
1G.B. Nguyễn Bá Tòng07/08/186819/09/189611/06/1933GMPhát Diệm11/07/1949
2Dom. Hồ Ngọc Cẩn03/12/187620/12/190229/06/1935GMBùi Chu27/11/1948
3Phêrô Ngô Đình Thục06/10/189720/12/192504/05/1938TGMHuế13/12/1984
4Gioan Phan Đình Phùng24/12/189105/04/192403/12/1940GMPhát Diệm28/04/1944
5Tađêô Lê Hữu Từ28/10/189723/12/192828/10/1945GMPhát Diệm24/04/1967
6Phêrô M. Phạm Ngọc Chi14/05/190923/12/193304/08/1950GMĐà Nẵng21/01/1988
7Giuse Maria Trịnh Như Khuê11/12/189901/04/193315/08/1950HYHà Nội27/11/1978
8Đôminicô Hoàng Văn Đoàn, OP05/11/191224/12/193903/09/1950GMQuy Nhơn20/05/1974
9G.B. Trần Hữu Đức24/06/189102/04/192716/09/1951GMVinh01/07/1971
10Giuse Trương Cao Đại, OP05/06/191318/05/194019/03/1953GMHải Phòng29/06/1969
11Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền23/03/190621/12/193530/11/1955GMĐà Lạt05/09/1973
12Phaolô Nguyễn Văn Bình01/09/191027/03/193730/11/1955TGMSài Gòn01/07/1995
13Phêrô Khuất Văn Tạo01/01/190210/06/193307/02/1956GMBắc Ninh19/08/1977
14Phaolô Bùi Chu Tạo21/10/190913/03/193726/04/1959GMPhát Diệm 05/05/2001
15Vincentê Phạm Văn Dụ14/10/192208/09/194805/03/1960GMLạng Sơn02/09/1998
16Dom. Định Đức Trụ15/10/190823/05/193825/03/1960GMThái Bình07/06/1982
17Phêrô Nguyễn Huy Quang03/12/191030/11/194023/04/1960GMHưng Hoá13/11/1985
18Giuse Phạm Năng Tĩnh31/07/191704/08/194510/11/1960GMBùi Chu11/02/1974
19Antôn Nguyễn Văn Thiện13/03/190620/02/193222/01/1961GMVĩnh Long13/05/2012
20Micae Nguyễn Khắc Ngữ02/02/190921/09/193522/01/1961GMLong Xuyên (hưu 1997)10/06/2009
* Thứ tự theo ngày thụ phong Giám mục
 
People Online Thành viên online:
Visitors Nối kết trực tuyến: 117
Members RSS Feeders: 159
Total Users Tổng cộng: 276
Last 7 days: 60,196,299
Số lượt truy cập:
26,034,860

WEBSITES KẾT NỐI


Đang sử dụng: Mozilla
Version: 0
 HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN

"vì Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin..." 1Pr 3:12

Nếu bạm muốn xin cầu nguyện, hoặc giúp lời cầu nguyện, xin nhấn vào:

» Hiệp thông Cầu Nguyện
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Ngày 21 tháng 10 năm Giáp Thìn
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

LỊCH PHỤNG VỤ
Xem tin - bài theo ngày
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@